Kết Quả Kinh Doanh Của Chi Nhánh Quảng Bình Từ Năm 2014 - 2016 Bảng 2.1: Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Bidv Quảng Bình

và các đơn vị trực thuộc; quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán, thực hiện

công tác hậu kiểm; thực hiện công tác tổ chức cán bộ và công tác hành chính.

- Khối trực thuộc:

Khối trực thuộc gồm có 06 phòng giao dịch, là các đơn vị trực thuộc chi nhánh và là đại diện theo ủy quyền của chi nhánh để thực hiện các hoạt động kinh doanh như: huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán và các hoạt động khác. Trong đó các Phòng giao dịch hoạt động như một Chi nhánh thu nhỏ trong chức năng và hạn mức thẩm quyền được phân cấp.

2.1.2.4 Kết quả kinh doanh của Chi nhánh Quảng Bình từ năm 2014 - 2016 Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Quảng Bình

Đvt: Tỷ đồng


TT

Tên chỉ tiêu

2014

2015

2016

2015/2014

2016/2015

I

Chỉ tiêu về quy mô






1

Tổng tài sản

4.041

4.431

5.452

10%

23%

2

Dư nợ tín dụng cuối kỳ

4.002

4.326

5.317

8%

23%

3

Trung dài hạn

2.286

2.143

2.704

-6%

26%

4

Dư nợ bán lẻ

328

372

556

13%

49%

5

Dư nợ tín dụng bình quân

3.834

4.200

4.567

10%

9%

6

Huy động vốn cuối kỳ

2.643

3.357

4.020

27%

20%

7

Huy động vốn bình quân

2.330

2.837

3.441

22%

21%

8

Định biên lao động

133

146

148

10%

1%

II

Chỉ tiêu về cơ cấu, chất lượng






1

Tỷ lệ dư nợ / Huy động vốn

151,42%

128,87%

132,26%

85%

102,63%

2

Tỷ trọng dư nợ TDH / Tổng DN

57,12%

49,53%

50,85%

87%

102,67%

3

Tỷ trọng DN bán lẻ / Tổng DN

8,20%

8,60%

10,4%

105%

120,93%

4

Tỷ lệ nợ xấu

0,23%

0,10%

0,47%

43%

470,00%

III

Các chỉ tiêu hiệu quả






1

Lợi nhuận trước thuế

85,4

134,8

163,3

58%

21%

2

LNTT bình quân đầu người

0,667

0,923

1,023

38%

11%

3

Thu dịch vụ ròng (Bg KDNT)

22,8

26,2

37,7

15%

44%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình - 6

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2014, 2015, 2016 BIDV Quảng Bình)

Mặc dù hoạt động trên địa bàn còn có nhiều khó khăn nhưng với truyền

thống hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, trong những năm qua BIDV Quảng Bình đã luôn phấn đấu vươn lên bằng nhiều biện pháp, giải pháp tích cực, năng động sáng tạo đổi mới toàn diện trên mọi phương diện hoạt động nên hàng năm các chỉ tiêu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của BIDV Quảng Bình đều đạt mức tăng trưởng khá ổn định, hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao.

Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn luôn đóng vai trò then chốt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại bởi vì đó là bước khởi đầu, là cơ sở cho các hoạt động khác. Do đó, công tác huy động vốn luôn được chi nhánh chú trọng và xem là một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của mình.

Trong những năm qua mặc dù hoạt động trên địa bàn còn có nhiều khó khăn do nền kinh tế tỉnh nhà chưa phát triển nên nguồn vốn tích lũy trong cộng đồng dân cư cũng như trong các doanh nghiệp không nhiều, trong khi đó trên địa bàn lại có nhiều ngân hàng hoạt động đã tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt trong công tác huy động vốn. Đồng thời để kiềm chế lạm phát Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt bằng các biện pháp như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín chỉ bắt buộc ... làm cho nguồn vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại giảm. Do đó các ngân hàng thương mại đã tìm mọi biện pháp để đẩy mạnh nguồn vốn huy động làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, tạo nên một cuộc đua về lãi suất và các chính sách khuyến mại giữa các NHTM. Trong bối cảnh đó với trách nhiệm của một NHTM Nhà nước lớn trên địa bàn, chi nhánh đã tiên phong trong việc can thiệp và hỗ trợ thị trường một cách toàn diện trên các mặt: tăng, giảm lãi suất phù hợp với chuyển biến của nền kinh tế; sử dụng linh hoạt các chính sách thu hút, chăm sóc khách hàng hợp lý, kết hợp với việc nghiên cứu, triển khai có kết quả nhiều sản phẩm huy động vốn mới nhằm đa dạng các hình thức huy động vốn để thích ứng với nhu cầu của khách hàng; tích cực tìm kiếm, phát triển khách hàng là các tổ chức kinh tế, các định chế tài chính ngoài địa bàn có lượng tiền gửi lớn, ổn định. Vì vậy, chi nhánh đã duy trì và đạt được tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao: Huy động vốn cuối kỳ năm 2014 đạt 2.643 tỷ đồng; năm 2015 đạt 3.357 tăng 714 tỷ đồng so với năm 2014; đến 31/12/2016 đạt 4.020 tỷ đồng.

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu về huy động vốn

Đơn vị: Tỷ đồng


TT

Chỉ tiêu

2014

2015

2016

2015/2014

2016/2015

1

Huy động vốn bình quân

2.330

2.837

3.441

22%

21%

2

Huy động vốn cuối kỳ

2.643

3.357

4.020

27%

20%

3

Huy động vốn BQ đầu người

21

19

27

-10%

42%

4

Cơ cấu huy động vốn







Theo kỳ hạn







- Ngắn hạn

2.046

2.398

2.342

17%

-2%


- Trung và dài hạn

597

959

1.678

61%

75%


Theo đối tượng khách hàng







- HĐV từ KH ĐCTC

717

932

951

30%

2%


- HĐV từ KH DN

235

264

524

12%

98%


- HĐV từ KH cá nhân

1.691

2.161

2.545

28%

18%

5

Thị phần trên địa bàn

24,86%

23,82%

23,70%

-4%

-1%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2014, 2015, 2016 BIDV Quảng Bình)

+ Đánh giá về quy mô nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng:

Nguồn vốn huy động cuối kỳ của Chi nhánh tăng trưởng qua các năm, năm 2016 tăng 19,7% so với năm 2015, đạt 4.020 tỷ đồng. Huy động vốn bình quân năm 2016 tăng trưởng 21,3% so với năm 2015 đạt 3.441 tỷ đồng.

Ngoài các nguồn vốn huy động từ các khách hàng doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn, Chi nhánh còn tích cực tìm kiếm các nguồn tiền gửi từ khách hàng ĐCTC ngoài địa bàn, góp phần vào việc gia tăng nguồn vốn. Năm 2016, Chi nhánh đã huy động được 500 tỷ đồng từ BHXH Việt Nam và 230 tỷ đồng từ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty TNHH Quản lý quỹ Bảo Việt,....

+ Đánh giá về thị phần huy động vốn:

- Nếu như năm 2014, thị phần huy động vốn của Chi nhánh trên địa bàn là 24,86% thì đến năm 2015 giảm còn 23,82% và năm 2016 là 23,7%. Ngoài nguyên nhân do bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thì một yếu tố không nhỏ tác động đến thị phần huy động vốn của Chi nhánh là sự ra đời và lớn mạnh của các chi nhánh ngân hàng TMCP khác trên địa bàn.

+ Đánh giá về cơ cấu nguồn vốn huy động:

- Xác định nguồn vốn huy động từ dân cư tương đối ổn định và bền vững, từ đó Chi nhánh tập trung huy động vốn từ dân cư. HĐV dân cư tăng bình quân gần 20%/năm, đạt 2.545 tỷ đồng năm 2015, chiếm 63,31%/tổng nguồn vốn huy động. Do nền kinh tế trên địa bàn còn khó khăn, các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu nhờ tiền vay, nên huy động vốn từ các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng thấp, đạt 13% năm 2016.

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng KH, kỳ hạn và theo loại tiền

Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

2014

2015

2016

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

KH ĐCTC

717

27,1%

932

27,8%

951

23,66%

KH DN

235

8,9%

264

7,9%

524

13,03%

KH cá nhân

1.691

64,0%

2.161

64,3%

2.545

63,31%

Ngắn hạn

2.046

77,4%

2.398

71,4%

2.342

58,25%

Trung và dài hạn

597

22,6%

959

28,6%

1.678

41,74%

VND

2.201

83,3%

3.028

90,2%

3.683

91,62%

Ngoại tệ

442

16,7%

329

9,8%

337

8,38%

Cộng

2.643

100%

3.357

100%

4.020

100%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2014, 2015, 2016 BIDV Quảng Bình)

- Nguồn vốn của Chi nhánh tập trung chủ yếu ở kỳ hạn ngắn (dưới 12 tháng) với tỷ trọng thường chiếm trên 70% tổng nguồn vốn. Huy động vốn trung dài hạn đã có dấu hiệu được cải thiện thể hiện ở mức độ tăng trưởng ngày càng cao và tỷ trọng cũng được nâng dần từ 22% năm 2014 lên 28,6% năm 2015 và 41,74% trong năm 2016. Điều này một phần là do trong thời gian gần đây Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động, vì vậy xu hướng khách hàng gửi tiền với kỳ hạn dài, chủ yếu là khách hàng dân cư.

- Nguồn vốn của Chi nhánh chủ yếu là tiền gửi VND (chiếm trên 90%), tiền gửi ngoại tệ có xu hướng giảm, do trong giai đoạn 2014 – 2016, lãi suất tiền gửi VND tương đối ổn định làm cho nhiều khách hàng chuyển tiền gửi ngoại tệ sang VND để gửi tại ngân hàng.

Hoạt động dịch vụ:

Năm 2014, trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, chi nhánh đã có các giải pháp, biện pháp điều hành hoạt động dịch vụ chặt chẽ, bài bản, chủ động, sáng tạo, triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ tích cực cho việc phát triển dịch vụ như: ban hành chính sách giá phí cho từng đối tượng khách hàng, cơ chế chia sẻ phí dịch vụ, cơ chế phối hợp... nên hoạt động kinh doanh dịch vụ đã có bước phát triển vượt bậc, trở thành ngân hàng có mức thu dịch vụ cao nhất trong hệ thống ngân hàng trên địa bàn. Thu dịch vụ ròng năm 2014 đạt xấp xỉ 23 tỷ đồng, và chiếm hơn 38% thị phần thu dịch vụ trên địa bàn. Tiếp tục đà tăng trưởng, năm 2015 chi nhánh đã nâng con số này lên 26 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 8%. Năm 2016 con số thu dịch vụ ròng tăng lên đến gần 37 tỷ, tăng 42% so với năm 2015. Đây là con số khả quan cho thấy tình hình kinh doanh, cung cấp dịch vụ của BIDV Quảng Bình đã có nhiều bước tiến đáng kể.

Tuy nhiên trong cơ cấu thu dịch vụ, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống vẫn tiếp tục phát huy lợi thế với mức thu ròng cao, chiếm trên 50% tổng thu dịch vụ của Chi nhánh. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại đã có bước phát triển, tuy nhiên mức phí thu được vẫn còn khiêm tốn.

Bảng 2.4: Cơ cấu thu dịch vụ theo dòng sản phẩm


Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

CHỈ TIÊU

Phí thu được

Tỷ trọng

Phí thu được

Tỷ trọng

Phí thu được

Tỷ trọng

Thanh toán trong nước và quốc tế

3.301

14,5%

3.509

13,3%

4.298

11,37%

WU

539

2,4%

579

2,2%

538

1,42%

Tài trợ thương mại

158

0,7%

201

0,8%

272

0,72%

Dịch vụ bảo lãnh

12.867

56,4%

15.226

57,9%

26.841

71,01%

Dịch vụ thẻ

677

3,0%

1.042

4,0%

1.787

4,73%

Dịch vụ ngân quỹ

50

0,2%

45

0,2%

73

0,19%

Thu ròng phí tín dụng

2.663

11,7%

2.641

10,0%

1.218

3,22%

BSMS

309

1,4%

513

2,0%

1.102

2,92%

Thu phí dịch vụ bảo hiểm

115

0,5%

33

0,1%

106

0,28%

Dịch vụ khác

29

0,1%

873

3,3%

499

1,32%

Kinh doanh ngoại tệ

2.101

9,2%

1.629

6,2%

1.063

2,81%

Tổng dịch vụ ròng

22.809

100%

26.291

100%

37.797

100%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm – BIDV Quảng Bình)


Hoạt động tín dụng:

Trong hoạt động tín dụng, BIDV Quảng Bình luôn bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và mục tiêu, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam để đầu tư tín dụng, tạo bước đột phá góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà phát triển. Tham gia đầu tư vốn với tỷ trọng lớn vào các công trình quan trọng trên địa bàn tỉnh, thực hiện mạnh mẽ việc cơ cấu lại nền khách hàng, khoản vay, tiến tới minh bạch hoạt động tín dụng.

Chi nhánh luôn thể hiện được vai trò tiên phong trên địa bàn trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, góp phần bình ổn thị trường tiền tệ, tuân thủ và thực hiện tốt các giải pháp của Chính phủ, NHNN, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Hoạt động tín dụng được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời, đảm bảo tuân thủ việc thực hiện chính sách tiền tệ, đồng thời phù hợp với diễn biến thị trường và tình hình nguồn vốn. Dư nợ tín dụng năm 2014 đạt 4.002 tỷ đồng, năm 2015 đạt 4.327 tỷ đồng và năm 2016 đạt

5.317 tỷ đồng. Tính trên địa bàn, dư nợ của Chi nhánh chiếm khoảng trên 25%.

Bảng 2.5: Thị phần các TCTD trên địa bàn tỉnh Quảng Bình


TT

Tên đơn vị

Huy động vốn (%)

Tín dụng (%)

Thu dịch vụ (%)

Năm

2014 2015 2016

2014 2015 2016

2014

2015

2016


1

Agribank

28,34

28,82

29,4

24,27

24,67

25,6

18,94

19,01

15,01

2

NH chính sách

0,34

0,47

0,5

12,2

12,17

12,15


0,01

0,00

3

BIDV.QB

24,86

23,82

23,7

25,29

25,73

26,7

38,23

40,28

49,25

4

Vietcombank

10,24

8,49

6,4

7,48

6,8

5,7

6,41

9,51

8,15

5

Vietinbank

5,98

5,15

5,3

6,12

7,2

6,9

6,56

6,86

6,77

6

BIDV.BQB

7,72

8,38

8,5

6,29

7,16

7,5

9,29

11,06

11,99

7

Sacombank

6,99

7,77

8,9

6,23

4,68

4,1

8,31

8,54

5,61

8

Vpbank

4,01

4,56

5,5

3,8

2,57

1,98

7,06

1,05

1,68


TT

Tên đơn vị

Huy động vốn (%)

Tín dụng (%)

Thu dịch vụ (%)

Năm

2014 2015 2016

2014 2015 2016

2014

2015

2016


9

Quỹ TD TW

3,95

5,68

2,4

4,77

3,74

4,28

4,83

2,53

0,42

10

21 Quỹ TDCS

5,18

2,74

6

3,23

4,5

4,2

0

0

0,00

11

Bac A bank

1,33

1,48

1,8

0,32

0,16

0,2

0,37

0,25

0,17

12

Hàng Hải

0,33

0,81

0,5

0

0,09

0,09

0

0,28

0,10

13

Á Châu

0,73

1,83

1,1

0

0,53

0,6

0

0,62

0,83


Tổng cộng

100

100

100

100

100

100

100

100

100

(Nguồn: Báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Bình)


2.2 Tình hình hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình

2.2.1 Tình hình dư nợ cho vay khách hàng cá nhân


Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về nguồn vốn, hoạt động cho vay của BIDV Quảng Bình ngày càng mở rộng và tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2014 - 2016 đạt 45%. Đây là mức tăng trưởng cao so với bình quân ngành ngân hàng, và đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay.

Bảng 2.6 - Tình hình nợ cho vay KHCN của BIDV Quảng Bình (Năm 2014 – 2016)

(ĐVT: tỷ đồng)



Chỉ tiêu


Năm

2014


Năm

2015


Năm


2016

Tăng trưởng 2015/2014

Tăng trưởng 2016/2015

Tổng dư nợ cho vay khách hàng

330

462

693

40%

50%

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV – Quảng Bình năm 2014 - 2016)

Bảng 2.6 cho thấy, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong 3 năm gần đây là kết quả của sự phát triển nguồn vốn huy động, chính sách tín dụng của BIDV, sự đa dạng hoá các sản phẩm cho vay, mở rộng mạng lưới khách hàng cũng như trình độ đội ngũ CBTD của BIDV được nâng cao đáng kể.

Năm 2016, tốc độ tăng trưởng tín dụng của BIDV đạt mức tăng trưởng 50% so với năm 2015 đạt 693 tỷ đồng. Nguyên nhân là trong năm 2016, BIDV Quảng Bình đã đẩy mạnh phát triển đối tượng KHCN có nhu cầu về mua nhà ở, đất ở, xây dựng nhà ở mới, cải tạo nhà ở, sửa chữa nhà ở. BIDV Quảng Bình đã triển khai thành công chiến lược phát triển các đối tượng khách hàng này với những chính sách và chỉ đạo hợp lý từ Ban lãnh đạo ngân hàng.

2.2.2 Tình hình cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

2.2.2.1 Dư nợ theo thời gian khoản vay

Bảng 2.7 dưới đây cho thấy, tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn qua các năm luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tỷ trọng dư nợ cho vay trung, dài hạn ( tỷ trọng trên 60%). Đây chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng đang kinh doanh theo các hình thức và lĩnh vực dịch vụ, đại lý bán hàng, kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh. Điều này càng khẳng định, BIDV Quảng Bình đang đẩy mạnh phát triển đối tượng khách hàng cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, đại lý bán hàng, kinh doanh thương mại, thị trường chiến lược của vùng.

Bảng 2.7 - Dư nợ cho vay KHCN theo thời gian khoản vay (Năm 2014 - 2016)

Năm

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Chỉ tiêu

Số dư

Tỷ trọng

Số dư

Tỷ trọng

Số dư

Tỷ trọng

(ĐVT: tỷ đồng)


dư nợ


(%)


(%)


(%)

Tổng dư nợ

330

100

462

100

693

100

Ngắn hạn

230.75

69.9

285.6

61.8

473.38

68.3

Trung, dài hạn

99.25

30.1

176.4

38.2

219.62

31.7

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV – Quảng Bình năm 2014 - 2016)

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí