Rủi Ro Tín Dụng Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại

PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ

RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN


1.1 Tổng quan về tín dụng và rủi ro tín dụng

1.1.1 Khái niệm tín dụng

Tín dụng là hoạt động truyền thống của các tổ chức tín dụng nói chung và của các NHTM nói riêng. Hoạt động tín dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn, mang lại nguồn thu chủ yếu cho các NHTM, đồng thời có vai trò hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động ngân hàng khác phát triển.

Tín dụng ngân hàng nói chung được hiểu là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay là ngân hàng và bên đi vay, trong đó ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn.

Trong quan hệ giao dịch giữa người cho vay và người đi vay thể hiện các nội dung sau:

- Tài sản trong quan hệ tín dụng ngân hàng là tiền.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

- Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, khi hết thời gian sử dụng theo thỏa thuận, người đi vay phải hoàn trả cho bên cho vay. Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy ngân hàng khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn. Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản lý tín dụng, là lý do mà ngân hàng phải thực hiện phân tích kỹ lưỡng trước khi quyết định cho vay.

- Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách

Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình - 3

khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài phần vốn gốc.

- Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện. Về khía cạnh pháp lý, những văn bản xác định quan hệ tín dụng như hợp đồng tín dụng, khế ước…thực chất là lệnh phiếu, trong đó bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán

1.1.2 Khái niệm tín dụng đối với khách hàng cá nhân

Khó có thể nêu lên một định nghĩa chính xác về cho vay khách hàng cá nhân, song theo cách hiểu cơ bản và đơn giản nhất: “Cho vay khách hàng cá nhân là quan hệ cho vay mà Ngân hàng thương mại chuyển giao về vốn trong một thời gian nhất định từ Ngân hàng thương mại tới các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng, đầu tư hay sản xuất kinh doanh”.

Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân

Về đối tượng

Với đặc điểm đối tượng vay vốn là các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có nhu cầu sử dụng vốn phục vụ mục đích tiêu dùng, đầu tư hay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình đó. Khác với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, khách hàng cá nhân thường có số lượng rất lớn, nhu cầu vay vốn rất đa dạng song không thường xuyên và chịu sự ảnh hưởng nhiều của môi trường kinh tế, văn hóa – xã hội. Chính vì vậy, ở mỗi khu vực khác nhau, nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân cũng rất khác nhau.

Thời gian vay vốn

Thời gian vay vốn của khách hàng cá nhân đa dạng, bao gồm các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Đối với những khoản vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh thì thời hạn chủ yếu là vay ngắn hạn. Còn đối vói những khoản vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình thì thời hạn vay thường là trung và dài hạn.

Quy mô vốn và số lượng các khoản vay

Thông thường thì các khoản cho vay khách hàng cá nhân có quy mô vốn thường nhỏ hơn cho vay đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, đối với các NHTM hoạt động theo định hướng là Ngân hàng bán lẻ thường có số lượng các khoản vay khách hàng cá nhân chiếm tỉ trọng lớn.

Chi phí cho vay

Chi phí mà NHTM bỏ ra đối với các khoản cho vay khách hàng cá nhân

thường lớn cả về chi phí nhân lực và công cụ. Bởi đối tượng cho vay khách hàng là

cá nhân có diễn biến phức tạp, số lượng các khoản vay là lớn, song quy mô mỗi

khoản vay lại tương đối nhỏ.

Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay của các khoản cho vay khách hàng cá nhân thường cao hơn so với các khoản cho vay khách hàng là doanh nghiệp. Nguyên nhân bởi vì chi phí cho vay khách hàng cá nhân tính trên mỗi đơn vị đồng vốn cho vay là lớn, mức độ rủi ro của khoản vay cao và kém nhạy bén với lãi suất.

Rủi ro tín dụng

Các khoản cho vay khách hàng cá nhân bao giờ cũng tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao. Bởi đối tượng cho vay là các cá nhân, hộ gia đình có tình hình tài chính dễ thay đổi tùy theo tình trạng công việc và sức khỏe của họ.Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các cá nhân và hộ gia đình thường có trình độ quản lý yếu, thiếu kinh nghiệm, trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu do đó khả năng cạnh tranh trên thị trường kém. Do vậy Ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro khi người vay bị thất nghiệp, gặp tai nạn, phá sản. Mặt khác việc thẩm định và quyết định cho vay khách hàng cá nhân thường không đầy đủ về thông tin cũng là một trong những lý do dẫn tới tình trạng rủi ro tín dụng đối với các khoản cho vay khách hàng cá nhân.

1.1.3 Rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại

Khái niệm rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Rủi ro tín dụng KHCN là loại rủi ro phát sinh do khách hàng là cá nhân không có khả năng hoàn trả hoặc không muốn hoàn trả một phần hoặc toàn bộ khoản tiền nợ của ngân hàng. Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu hồi được đầy đủ cả tiền gốc và tiền lãi của các khoản vay, hoặc việc hoàn trả của khách hàng không đúng kỳ hạn như đã định.

Tác động của rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

a) Đối với ngân hàng

Đối với ngân hàng, khi gặp rủi ro, có nghĩa là không thu hồi được vốn đã cấp và lãi của khoản vay, nhưng ngân hàng vẫn phải trả gốc và lãi cho các khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này làm ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, ảnh

hưởng đến lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh. Đồng thời khi gặp phải rủi ro cho vay, ngân hàng cũng thường rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của ngân hàng và lòng tin của khách hàng, là hoàn cảnh mà không một ngân hàng nào muốn rơi vào.

b) Đối với khách hàng cá nhân

Đối với bản thân khách hàng cá nhân không có khả năng hoàn trả vốn (lãi) cho ngân hàng thì họ gần như không có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng và thậm chí là cả những nguồn khác trong nền kinh tế do đã mất đi uy tín.

Cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng của các cá nhân đi vay khác cũng bị hạn chế hơn khi rủi ro tín dụng buộc các NHTM thắt chặt cho vay.

c) Đối với nền kinh tế

Đối với nền kinh tế, hoạt động nhịp nhàng của hệ thống ngân hàng là vô cùng quan trọng, liên quan đến các cá nhân, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp. Ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các cá nhân, doanh nghiệp cần vay vốn vì ngân hàng là một kênh dẫn vốn quan trọng, nền kinh tế cũng phải chịu hậu quả nặng nề, giá cả tăng, sức mua giảm, tình trạng thất nghiệp gia tăng mạnh, mất ổn định kinh tế và xã hội.

Tóm lại, tác hại của rủi ro tín dụng là rất lớn và phạm vi rất rộng. Do đó, việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là vấn đề được đặc biệt quan tâm không chỉ trong phạm vi các ngân hàng, mà cả trong toàn nền kinh tế. Một cách khác, việc quản trị rủi ro tín dụng nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong các ngân hàng là vô cùng quan trọng.

1.2 Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Hoạt động của ngân hàng chủ yếu là huy động tiền nhàn rỗi từ những chủ thể thừa vốn để cho những người thiếu vốn vay với mục đích thu hồi được tiền gốc và lãi cho vay vào một thời điểm nhất định trong tương lai.

Bên cạnh đó, rủi ro và lợi nhuận là hai mặt của một vấn đề, muốn có lợi

nhuận phải chấp nhận rủi ro, nếu không chấp nhận rủi ro sẽ không bao giờ thu được

lợi nhuận. Do đó, không phải có hay không có rủi ro, mà việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại NHTM là vấn đề bức xúc cả trên lý thuyết và thực tiễn. Mục đích của quản trị rủi ro tín dụng là nhằm tối đa hoá lợi nhuận và duy trì rủi ro tín dụng trong phạm vi ngân hàng có thể chấp nhận được.

Quản trị rủi ro tín dụng KHCN là quá trình tiếp cận rủi ro tín dụng một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát và những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro tín dụng.

1.2.2 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Ngân hàng muốn quản trị tốt rủi ro tín dụng đối với KHCN cần xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng thống nhất, mang tính logic và chặt chẽ, đáp ứng các nội dung sau:

a) Thiết lập một môi trường tín dụng thích hợp

Phê duyệt và xem xét chiến lược rủi ro tín dụng theo định kỳ, xem xét những

vấn đề như: mức độ rủi ro chấp nhận được, mức độ khả năng sinh lời.

Thực hiện chiến lược chính sách tín dụng. Xây các chính sách tín dụng, xây dựng các quy trình tín dụng cho các khoản vay riêng lẻ và toàn bộ danh mục tín dụng nhằm xác định, đánh giá, kiểm soát rủi ro tín dụng.

Xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong tất cả các sản phẩm và hoạt động

mới đều trải qua đầy đủ các thủ tục, các quy trình đã được phê duyệt.

b) Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng hợp lý

Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm: những biểu hiện của người vay, mục tiêu, cơ cấu tín dụng.

Thiết lập hạn mức tín dụng tổng quát cho từng khách hàng, từng nhóm

khách hàng.

Có các quy trình rò ràng được thiết lập cho việc phê duyệt các khoản tín

dụng mới.

Việc cấp tín dụng cần dựa trên cơ sở quản lý chặt chẽ các khoản vay, làm giảm bớt rủi ro cho vay đối với các bên có liên quan.

c) Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng

Thiết lập hệ thống xem xét tín dụng độc lập và liên tục, cần thông báo kết

quả cho Hội đồng quản trị và ban quản lý cấp cao.

Quy trình cấp tín dụng cần phải được theo dòi đầy đủ, cụ thể.

Có hệ thống quản lý đối với các khoản tín dụng có vấn đề.

1.2.3 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân

1.2.3.1 Nhận diện rủi ro tín dụng

Rủi ro luôn đi song hành với hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Vậy làm thế nào để Ngân hàng xác định nguy cơ rủi ro, nguyên nhân gây ra rủi ro, đối tượng gây rủi ro, mức độ rủi ro và tần suất xảy ra để từ đó có biện pháp hạn chế, giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất hoặc trong giới hạn cho phép mới đảm bảo an toàn và hiệu quả là điều quan trọng.

+ Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng:

Nhóm các dấu hiệu này còn được gọi với một tên khác là nhóm các dấu hiệu cảnh báo sớm, bao gồm các dấu hiệu cơ bản sau:

- Trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục.

- Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhiều lần không rò lý do hoặc thiếu các căn cứ thuyết phục mang tính khách quan về việc gia hạn hay điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.

Nhóm dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của khách hàng

Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức độ hoạt động của khách hàng, cụ thể: sự gia tăng đột biến tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu; tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời có dấu hiệu sụt giảm liên tục; giảm các khoản phải trả và tăng nhanh các khoản phải thu, hàng tồn kho với cường độ lớn; sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên, giảm quỹ tiền mặt; tăng

doanh thu nhưng giảm lợi nhuận hoặc không có, các tài khoản hạch toán vốn điều lệ không khớp, thay đổi theo chiều hướng xấu về tỷ lệ lãi gộp và lãi ròng trên doanh thu; lượng hàng hóa tăng nhanh hơn doanh thu, số lượng khách hàng nợ tăng nhanh và thời hạn thanh toán của các con nợ được kéo dài, làm đẹp bảng cân đối bằng cách tạo ra các tài sản vô hình, tăng giá trị quá cao thông qua đánh giá lại tài sản…

Thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị và ban điều hành. Xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn trong quản trị điều hành, tranh chấp trong quá trình quản lý.

+ Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng của ngân hàng:

- Sự đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng.

- Cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm của khách hàng về việc duy trì một khoản tiền gửi lớn hay các lợi ích do khách hàng đem lại từ khoản tín dụng được cấp;

- Soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ, không rò ràng; không xác định rò lịch hoàn trả đối với từng khoản vay; cố ý thỏa hiệp các nguyên tắc tín dụng với khách hàng mặc dù biết có tiềm ẩn rủi ro;

- Chính sách tín dụng quá cứng nhắc hoặc lỏng để kẽ hở cho khách hàng lợi dụng;

- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ không đầy đủ các quy định hiện hành về phê duyệt tín dụng;

+ Những dấu hiệu cảnh báo khác

Bên cạnh những dấu hiệu có nguồn gốc từ chính bản thân khách hàng còn một số dấu hiệu cảnh báo khác xuất phát từ chính sách tín dụng của Ngân hàng. Những dấu hiệu này cũng đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng đặc biệt lưu tâm để có ứng xử cho phù hợp. Nhóm các dấu hiệu cảnh báo này còn được gọi là nhóm dấu hiệu cảnh báo từ xa, bao gồm:

Cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm của khách hàng.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của ngân hàng.

1.2.3.2 Phân tích rủi ro tín dụng

Sau khi nhận diện và phân tích các nguyên nhân dẫn đến rủi ro, các Ngân hàng cần tiến hành đánh giá và lượng định rủi ro. Để xác định chính xác mức độ rủi ro của mỗi khoản cho vay, các ngân hàng phải có một hệ thống phân loại khoản vay đáng tin cậy dựa trên cơ sở rủi ro tín dụng. Ngân hàng thường áp dụng một số mô hình cụ thể để đánh giá rủi ro tín dụng. Có rất nhiều mô hình đo lường rủi ro tín dụng, bao gồm mô hình phân tích tín dụng cổ điển (định tính) và các mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng. Phương pháp định tính có nhược điểm là mất thời gian, tốn kém, lại mang tính chủ quan. Còn đối với mô hình lượng hoá thì có ưu điểm so với phương pháp truyền thống là nó cho phép xử lý nhanh chóng một khối lượng lớn hồ sơ xin vay, với chi phí thấp, khách quan và do đó góp phần tích cực trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng ngân hàng.

1.2.3.3 Kiểm soát và tài trợ rủi ro

a) Kiểm soát rủi ro:

Kiểm soát

trong khi cho

Kiểm soát

sau khi cho vay

Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu rủi ro. Căn cứ vào mức độ rủi ro đã được tính toán, các hệ số an toàn tài chính, và khả năng chấp nhận rủi ro mà có những biện pháp phòng chống khác nhau nhằm làm giảm mức độ thiệt hại. Các biện pháp cơ bản để kiểm soát rủi ro tín dụng như sau:


Kiểm soát trước khi cho




Hình 1.1 Các khâu kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2022