Nếu xét về số lượng khách hàng thì:
- Khách hàng tập trung nhiều nhất ở hạng BBB(23,86%)
- Khách hàng tập trung ít nhất ở hạng C (0,41%)
- Khách hàng hạng D, khách hàng có độ rủi ro cao nhất, chiếm tỷ lệ 5,38% với tổng số 39 khách hàng. Các khách hàng này bao gồm các khách hàng trước đây đã được BIDV Quảng Bình xử lý bằng quỹ DPRR, khách bị âm vốn Chủ sở hữu và kinh doanh lỗ trong năm tài chính gần nhất, khách hàng có nợ quá hạn trên 360 ngày.
Bảng 2.14: Thực trạng khách hàng theo loại Nợ
Khách hàng | Dư Nợ (Triệu đồng) | |||
Số lượng | Tỷ trọng | Số tuyệt đối | Tỷ trọng | |
AAA | 53 | 7.31% | 36.300 | 4.25% |
AA | 90 | 12.41% | 122.360 | 14.34% |
A | 124 | 17.10% | 124.265 | 14.56% |
BBB | 173 | 23.86% | 236.521 | 27.72% |
BB | 106 | 14.62% | 184.890 | 21.67% |
B | 80 | 11.03% | 50.250 | 5.89% |
CCC | 29 | 4.00% | 37.621 | 4.41% |
CC | 28 | 3.86% | 25.654 | 3.01% |
C | 3 | 0.41% | 9.379 | 1.10% |
D | 39 | 5.38% | 25.960 | 3.04% |
Tổng cộng | 725 | 100% | 853.200 | 100.00% |
Có thể bạn quan tâm!
- Bài Học Kinh Nghiệm Đối Với Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
- Kết Quả Kinh Doanh Của Chi Nhánh Quảng Bình Từ Năm 2014 - 2016 Bảng 2.1: Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Bidv Quảng Bình
- Dư Nợ Cho Vay Khcn Theo Ngành Nghề Kinh Doanh (Năm 2014 - 2016)
- Phân Tích Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Thương Mại Đầu Tư Và Phát Triển Quảng Bình Thông Qua Số Liệu
- Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình - 10
- Kết Quả Và Hạn Chế Trong Công Tác Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
(Nguồn Báo cáo kết quả hoạt động kiểm tra nội bộ năm 2016 – BIDV
Quảng Bình)
Tổng hợp điểm:
Điểm cá nhân = Điểm cho chỉ tiêu nhân thân * 0,4 * Điểm cho chỉ tiêu về khả năng trả nợ * 0,6
Căn cứ vào tổng điểm đạt được đã nhân với trọng số để xếp hạng khách hàng cá nhân theo mười mức giảm dần từ AAA đến D với mỗi mức xếp hạng sẽ có cách đánh giá rủi ro tương ứng.
Bảng 2.15: Bảng xếp hạng khách hàng cá nhân tại BIDV Quảng Bình
Khách hàng
Đánh giá mức độ
Số lượng | Điểm Xếp loại rủi ro | |||
8.11% | 89 | 95-100 | AAA | |
6.75% | 74 | 90-94 | AA | Rủi ro thấp |
26.98% | 296 | 85-89 | A | |
18.87% | 207 | 80-84 | BBB | |
18.14% | 199 | 70-79 | BB | Rủi ro trung bình |
9.85% | 108 | 60-69 | B | |
3.74% | 41 | 50-59 | CCC | |
4.56% | 50 | 40-49 | CC | |
2.73% | 30 | 35-39 | C | Rủi ro cao |
0.27% | 3 | <35 | D |
100% 1097 Tổng cộng
(Nguồn Báo cáo kết quả hoạt động kiểm tra nội bộ năm 2016 – BIDV
Quảng Bình)
Kết quả xếp hạng đối với khách hàng cá nhân là cơ sở bổ sung cho việc đánh giá khách hàng, và quyết định cho vay. Hiện BIDV đang thử nghiệm kết quả chấm điểm khách hàng cá nhân để áp dụng các chính sách trong quá trình cấp tín dụng. Đồng thời việc phân loại nợ đối với khoản vay của khách hàng cá nhân vẫn được áp dụng theo điều 6 của quy định 493/2005/QĐ-NHNN (phân loại nợ theo tuổi nợ của khoản vay).
2.3.3 Phân cấp thẩm quyền phán quyết trong hoạt động tín dụng
Trên cơ sở tổ chức bộ máy hoạt động trong công tác tín dụng và kết quả xếp hạng tín dụng đối với khách hàng, theo hướng dẫn cụ thể của Hội sở chính, Chi nhánh Quảng Bình đã thực hiện việc phân cấp thẩm quyền phán quyết trong hoạt động tín dụng. Đây là nội dung quan trọng của công tác QTRRTD. Việc phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng được đánh giá là có hiệu quả tới việc QTRRTD khi
đáp ứng được đồng thời các tiêu chí: thống nhất mức thẩm quyền phán quyết của các cấp trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh; tách bạch và tăng cường trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận trong quá trình cấp tín dụng.
Các cấp có thẩm quyền phán quyết tín dụng tại BIDV Quảng Bình hiện nay gồm có Hội đồng tín dụng cơ sở; Giám đốc; Phó Giám đốc phụ trách Quản trị rủi ro; Phó Giám đốc QHKH; Trưởng phòng QHKHCN, và Trưởng các Phòng giao dịch. Đối với mỗi khoản vay trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tùy vào số tiền, đối tượng khách hàng, thời hạn và hình thức bảo đảm sẽ quyết định việc có phải chuyển qua phòng Quản lý rủi ro để thẩm định rủi ro hay không. Mức thẩm quyền phán quyết cao nhất của Chi nhánh sẽ được Hội sở chính xem xét và phân giao hàng năm, phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh, chất lượng tín dụng của Chi nhánh trong năm trước liền kề. Mức thẩm quyền phán quyết có thể bị giảm trừ nếu trong thời gian thực hiện Chi nhánh để xẩy ra nợ xấu tăng cao. Trên cơ sở mức thẩm quyền cao nhất được phê duyệt, Giám đốc Chi nhánh sẽ phân cấp thẩm quyền phán quyết cụ thể cho các cấp thấp hơn:
Phạm vi thẩm quyền | Mức thẩm quyền tối đa đối với một khách hàng | Thời hạn cho vay tối đa | Thời hạn bảo lãnh tối đa | |||
(Đơn vị: Tỷ đồng) | ||||||
Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | ||||
HĐTDCS | Tổng giới hạn tín dụng | 80 | 40 | 10 | 60 tháng | 60 tháng |
(Phê duyệt rủi ro tín dụng) | ||||||
Trong đó, giới hạn dự án | 32 | 8 | 10 | |||
HĐTDCS | Đối với một khoản tín dụng (Không khống chế giới hạn tín dụng) | 80 | 40 | 10 | ||
(Phê duyệt tín dụng đối với khoản cấp tín dụng có bảo đảm 100% bằng tiền gửi/STK/GTCG (trừ cổ phiếu) do BIDV phát hành) |
Tổng giới hạn tín dụng | 56 | 28 | 7 | 12 tháng | 60 tháng | |
(Phê duyệt rủi ro tín dụng) | ||||||
Giám đốc | Tổng giới hạn tín dụng | 16 | 8 | 3 | ||
(Phê duyệt tín dụng đối với khoản cấp tín dụng không qua thẩm định rủi ro) | ||||||
Giám đốc | Đối với một khoản tín dụng | 56 | 28 | 7 | ||
(Phê duyệt tín dụng đối với khoản cấp tín dụng có bảo đảm 100% bằng tiền gửi/STK/GTCG (trừ cổ phiếu) do BIDV phát hành) | ||||||
Tổng giới hạn tín dụng | 80 | 40 | 10 | |||
PGĐ QLRR | Tổng giới hạn tín dụng | 28 | 14 | 3.5 | 12 tháng | 60 tháng |
(Phê duyệt rủi ro tín dụng) | ||||||
PGĐ QLKH | Tổng giới hạn tín dụng | 16 | 8 | 3 | 12 tháng 12 tháng | 60 tháng 60 tháng |
(Phê duyệt tín dụng đối với khoản cấp tín dụng không qua thẩm định rủi ro) | ||||||
PGĐ QLKH | Đối với một khoản tín dụng | 56 | 28 | 7 | ||
(Phê duyệt tín dụng đối với khoản cấp tín dụng có bảo đảm 100% bằng tiền gửi/STK/GTCG (trừ cổ phiếu) do BIDV phát hành) | ||||||
Tổng giới hạn tín dụng | 80 | 40 | 10 | |||
PGĐTN | Đối với một khoản tín dụng | Phê duyệt giải ngân, phát hành bảo lãnh từng lần đến mức tối đa đối với các hợp đồng tín dụng, hợp đồng cấp bảo lãnh | ||||
(phê duyệt giải ngân, | Đối với khoản |
tín dụng của dự án trung dài hạn | đã được cấp thẩm quyền tại Chi nhánh ký kết, kể cả đối với các hợp đồng do cấp có thẩm quyền tại BIDV Trụ sở chính ký kết và giao Chi nhánh thực hiện giải ngân, phát hành bảo lãnh. | ||||
Giám đốc PGD | Tổng giới hạn tín dụng | 2 | 12 tháng | ||
(Phê duyệt tín dụng đối với khoản cấp tín dụng không qua thẩm định rủi ro) | |||||
Giám đốc PGD | Đối với một khoản tín dụng | 28 | 14 | 3,5 | |
(Phê duyệt tín dụng đối với khoản cấp tín dụng có bảo đảm 100% bằng tiền gửi/STK/GTCG (trừ cổ phiếu) do BIDV phát hành) | |||||
Tổng giới hạn tín dụng | 40 | 20 | 5 | ||
Giám đốc PGD | Đối với một khoản tín dụng | 2 | Theo thời hạn của từng hợp đồng tín dụng | ||
(phê duyệt giải ngân từng lần khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng của Phòng giao dịch) | Đối với khoản cấp tín dụng có bảo đảm 100% bằng tiền gửi/STK/GTCG (trừ cổ phiếu) do BIDV phát hành. | 28 | 14 | 3,5 | |
Giám đốc PGD | Đối với một khoản tín dụng, kể cả đối với khoản tín dụng dự án trung dài hạn | 2 | 2 | 2 | |
(phê duyệt giải ngân từng lần đối với hợp đồng tín dụng do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Chi nhánh ký kết). |
(Nguồn: Trích CV 1922/CV-QLRR về phân cấp thẩm quyền tại BIDV Quảng Bình)
Tại Công văn 1922/CV-QLRR, Giám đốc Chi nhánh cũng xác định rò những đối tượng khách hàng phải qua thẩm định rủi ro gồm:
Các khách hàng tại Chi nhánh có tổng giới hạn tín dụng lớn hơn mức thẩm quyền phán quyết không qua thẩm định rủi ro của Chi nhánh, cụ thể như sau:
+ Đối với một Khách hàng Nhóm 1: tổng giới hạn tín dụng trên 16 tỷ đồng;
+ Đối với một Khách hàng Nhóm 2: tổng giới hạn tín dụng trên 8 tỷ đồng;
+ Đối với một Khách hàng Nhóm 3: tổng giới hạn tín dụng trên 3 tỷ đồng.
Các khoản bảo lãnh cho khách hàng vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác.
Các khoản tín dụng vượt thẩm quyền phán quyết của Phòng Giao dịch quy
định tại Điều 9 Quy định này.
Các trường hợp khác theo quy định của Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc Chi nhánh.
- Ghi chú:
+ Khách hàng Nhóm 1: là các khách hàng doanh nghiệp được xếp loại rủi ro tín dụng AAA, AA, A và được xếp vào nợ nhóm 1 (theo quy định về phân loại nợ), trừ các khách hàng là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, các khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng dưới 6 tháng hoặc đã ngừng quan hệ tín dụng từ 6 tháng trở lên tại Chi nhánh.
+ Khách hàng Nhóm 2 là các khách hàng doanh nghiệp khác không phải là khách hàng Nhóm 1.
+ Khách hàng Nhóm 3 là các khách hàng cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã, đơn vị hành chính sự nghiệp có thu và các tổ chức không phải là doanh nghiệp.
2.3.4. Chính sách khách hàng
Đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình, hiện tại Chi nhánh đang thực hiện cấp tín dụng theo các dòng sản phẩm của BIDV như: cho vay sửa chữa nhà ở, kinh doanh, mua ô tô, du học, …. với cơ chế chính sách lãi suất theo quy định trong từng thời kỳ của Hội sở chính, phù hợp với đặc thù của Chi nhánh.
Chính sách cấp tín dụng
Đối với những khách hàng xếp loại khác nhau được BIDV áp dụng những
chính sách cấp tín dụng cụ thể khác nhau:
- Khách hàng AAA, AA, A được BIDV đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng trên cơ sở đảm bảo các giới hạn tín dụng cần thiết. Đối với những dự án cụ thể nhóm khách hàng này được BIDV đáp ứng tối đa 85% nhu cầu vốn của từng dự án.
- Khách hàng BBB được BIDV đáp ứng nhu cầu hợp lý của khách hàng trên cơ sở đảm bảo các giới hạn tín dụng cần thiết. Đối với những dự án cụ thể nhóm khách hàng này được BIDV đáp ứng tối đa 80% nhu cầu vốn của từng dự án.
- Khách hàng BB được BIDV duy trì quan hệ tín dụng ở mức cần thiết nhằm hỗ trợ hoạt động của khách hàng để giảm dần dư nợ, cho vay tối đa 75% nhu cầu đầu tư dự án nhưng không khuyến khích cho vay đầu tư dự án.
- Khách hàng B, CCC thì BIDV chỉ xem xét cấp tín dụng ở mức tối thiểu nhằm hỗ trợ khách hàng tạo nguồn thu trả nợ với mục tiêu rút giảm dần dư nợ. Không cho vay đầu tư dự án.
- Khách hàng C, D không được BIDV cấp tín dụng mới mà yêu cầu các chi
nhánh tích cực thực hiện các biện pháp để triệt để thu hồi nợ.
Chính sách về tài sản bảo đảm
Cũng như chính sách cấp tín dụng, chính sách tài sản bảo đảm cũng được áp
dụng khác nhau đối với từng loại khách hàng khác nhau. Cụ thể như sau:
- Khách hàng xếp hạng AAA nếu có hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu dưới 2,5 được BIDV cho vay không cần tài sản bảo đảm. Ngược lại, nếu khách hàng có hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu trên 2,5 thì tỷ lệ tài sản bảo đảm phải đạt tối thiểu 20% tổng dư nợ.
- Khách hàng xếp hạng AA được cho vay không có tài sản bảo đảm nếu hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu dưới 2,5. Ngược lại thì khách hàng sẽ phải đáp ứng tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm đạt 30%.
- Khách hàng xếp hạng A được cho vay khi tỷ lệ tài sản bảo đảm đáp ứng tối
thiểu 50% tổng dư nợ.
- Khách hàng xếp hạng BBB được cho vay khi tỷ lệ tài sản bảo đảm đáp ứng
tối thiểu 70% tổng dư nợ.
- Khách hàng xếp hạng BB chỉ được cho vay khi tỷ lệ tài sản bảo đảm đáp ứng 100% dư nợ được bảo đảm bằng tài sản.
- Khách hàng xếp hạng B, CCC, CC chỉ được xem xét cho vay khi đáp ứng 100% dư nợ được bảo đảm bằng tài sản và BIDV chỉ nhận một số tài sản nhất định có tính thanh khoản cao.
- Khách hàng xếp hạng C, D thì BIDV yêu cầu khách hàng hoàn thiện hồ sơ
pháp ý và bổ sung tối đa tài sản bảo đảm để xử lý thu hồi nợ khi cần thiết.
Về chính sách định giá tiền vay
Việc xác định giá cho các khoản tín dụng đối với một khách hàng dựa trên cơ sở khả năng sinh lời tổng thể của khách hàng theo nguyên tắc lãi suất cho vay phải tăng cùng với mức độ rủi ro của khách hàng. Tuy nhiên, hiện tại hệ thống định hạng khoản vay chưa cho phép BIDV tính toán được phần bù rủi ro đối với từng nhóm khách hàng và chưa phân tách, phân bổ được chi phí cho từng mảng kinh doanh khác nhau, nên việc định giá tiền vay trước mắt thực hiện theo công thức sau:
Lãi suất sàn cho vay = Lãi suất cơ sở + Mức phí sàn
Trong đó:
+ Lãi suất cơ sở: là lãi suất tiết kiệm trả sau do BIDV niêm yết phù hợp với
thời hạn vay vốn của khách hàng
+ Mức phí sàn bao gồm 03 cấu phần: (1) Chi phí vốn mang tính chất lãi (dự trữ bắt buộc, dự trữ tiền mặt và bảo hiểm tiền gửi); (2) Chi phí quản lý kinh doanh cho hoạt động tín dụng; (3) Chi phí trích dự phòng RRTD + Lợi nhuận mong muốn cho tín dụng.
Do chính sách định giá tiền vay của BIDV chưa thực hiện được nên các khoản vay hầu hết được định giá phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của chi nhánh căn cứ vào thông báo định kỳ của Hội sở chính BIDV về mức lãi suất huy động thực tế. Điều này không tạo được sự cạnh tranh khi cung cấp tín dụng cho các khách