Các Nghiên Cứu Về Thành Phần Kiểm Soát Nội Bộ


1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thành phần của KSNB; và mức độ ảnh hưởng thành phần của KSNB đến tính hữu hiệu của KSNB; qua đó đưa ra các khuyến nghị đối với các nhân tố nhằm phù hợp với thành phần của KSNB, và nâng cao tính hữu hiệu của KSNB với nghiên cứu điển hình trong các DNBHPNT.

Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, công trình này được thực hiện hướng đến các mục tiêu cụ thể sau:

Thứ nhất, tổng hợp những nội dung cơ bản về KSNB, tính hữu hiệu của KSNB, các nhân tố ảnh hưởng đến KSNB, và ảnh hưởng của các thành phần của KSNB đến tính hữu hiệu của KSNB trong doanh nghiệp.

Thứ hai, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thành phần của KSNB với nghiên cứu điển hình trong các DNBHPNT tại Việt Nam.

Thứ ba, xác định mức độ ảnh hưởng thành phần của KSNB đến tính hữu hiệu của KSNB, và sự khác biệt về tính hữu hiệu của KSNB theo quy mô doanh nghiệp, thời gian hoạt động của doanh nghiệp, và loại hình sở hữu của doanh nghiệp.

Thứ tư, đưa ra các khuyến nghị đối với các nhân tố ảnh hưởng để phù hợp với thành phần của KSNB, và nhằm nâng cao tính hữu hiệu của KSNB tại các DNBHPNT trong ngữ cảnh của Việt Nam.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Câu 1: KSNB và tính hữu hiệu của KSNB bao gồm những nội dung nào? Mối quan hệ giữa thành phần của KSNB và tính hữu hiệu của KSNB như thế nào trong doanh nghiệp?

Câu 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thành phần KSNB trong các DNBHPNT tại Việt Nam như thế nào?

Nghiên cứu kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam - 3

Câu 3: Mức độ ảnh hưởng thành phần của KSNB đến tính hữu hiệu KSNB trong các DNBHPNT tại Việt Nam? Có sự khác biệt về tính hữu hiệu của KSNB theo quy mô doanh nghiệp; thời gian hoạt động; và hình thức sở hữu?

Câu 4: Các khuyến nghị nào được đưa ra đối với các nhân tố để thích ứng với thành phần của KSNB, và nhằm nâng cao tính hữu hiệu của KSNB trong các DNBHPNT tại Việt Nam?


1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu này có đối tượng kiểm soát nội bộ trong các DNBHPNT; trong đó tập trung vào ảnh hưởng của các nhân tố đến thành phần của KSNB; và ảnh hưởng của thành phần của KSNB đến tính hữu hiệu của KSNB.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Nội dung nghiên cứu:

Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trước, cơ sở lý thuyết nền tảng liên quan đến chủ đề nghiên cứu; đề tài này đặc biệt tập trung vào cách tiếp cận theo lý thuyết ngẫu nhiên trong các tổ chức, khung tài liệu KSNB của COSO và các học giả nghiên cứu trên thế giới về KSNB. Từ đó, tác giả khám phá, xác định, thiết lập mô hình nghiên cứu và kiểm định các mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng mang đặc tính tổ chức đến thành phần của KSNB, và tính hữu hiệu của KSNB. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra các khuyến nghị đối với nhà quản trị và cơ quan quản lý nhà nước về KSNB trong các DNBHPNT tại Việt Nam.

+ Không gian nghiên cứu:

Nghiên cứu tập trung vào các đối tượng khảo sát là các DNBHPNT bao gồm: các DN trong nước, các DN nước ngoài hoạt động kinh doanh lĩnh vực BH phi nhân thọ tại Việt Nam. Việc thu thập, xử lý và lấy mẫu khảo sát theo phương pháp thuận tiện được thực hiện tại ba miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Việc lựa chọn ba miền có thể đại diện cho tổng thể nghiên cứu và đã được rất nhiều nghiên cứu trước đó thực hiện.

+ Thời gian nghiên cứu:

Dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu từ năm 2017 đến 2020. Dữ liệu sơ cấp, cả định tính và định lượng, được thực hiện trong năm 2019 và 2020. Tác giả tiếp tục thu thập dữ liệu qua phỏng vấn năm 2021 để làm rõ hơn về kết quả nghiên cứu.

1.5. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Cụ thể:

- Nghiên cứu định tính:

Với mô hình nghiên cứu sơ bộ được đề xuất qua nghiên cứu tổng quan và cơ sở lý thuyết. Tác giả thực hiện phỏng vấn sâu các chuyên gia, các nhà lãnh đạo, các trưởng phó phòng ban có liên quan đến KSNB, KTNB, kế toán, tài chính và kinh doanh của các DNBHPNT để đánh giá xem trong điều kiện hoàn cảnh thực tế của DN, ngành. Qua đó,



xem các nhân tố nào và giả thuyết nào phù hợp, cần điều chỉnh, hoặc loại bỏ khỏi mô hình đã đề xuất.

Kết quả bước nghiên cứu này là đưa ra được mô hình và các giả thuyết nghiên cứu có tính phù hợp với bối cảnh nghiên cứu; điều chỉnh được các thang đo, các biến làm cho chúng có độ tin cậy và giá trị cao hơn.

- Nghiên cứu định lượng:

Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính kết hợp với tổng hợp các tài liệu và công trình có liên quan đến chủ đề nghiên cứu, tác giả hoàn thiện mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. Với nghiên cứu định lượng, tác giả thực hiện phát phiếu điều tra/bảng hỏi để thu thập dữ liệu trên diện rộng, với quy mô mẫu lớn để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu tìm được sẽ là bằng chứng thực nghiệm, chứng cứ khoa học chứng minh cho mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đã đề xuất.

1.6. Đóng góp mới của đề tài

Đóng góp về lý luận:

(i) Nghiên cứu các các nhân tố ảnh hưởng đến thành phần của KSNB, tính hữu hiệu KSNB là một chủ đề tương đối quan trọng trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp. Các nhân tố mang đặc tính của tổ chức ở nghiên cứu trước chưa tính đến KSNB và có rất ít nội dung nghiên cứu về ảnh hưởng của các khía cạnh đặc tính của tổ chức đến cấu trúc hay thành phần của KSNB, và tính hữu hiệu KSNB, đây dường như thu hút được sự quan tâm của các học giả. Nghiên cứu này được thực hiện trong ngành BH tại Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm lĩnh vực nghiên cứu, và đóng góp vào nền tảng chung về ảnh hưởng của các nhân tố đến thành phần KSNB, và tính hữu hiệu của KSNB.

(ii) Qua tổng hợp các công trình trước các mối quan hệ các nhân tố, thành phần KSNB, tính hữu hiệu KSNB cũng được khá nhiều nghiên cứu cả định tính và định lượng đề cập. Tuy nhiên, đó là các nghiên cứu với mô hình đơn lẻ. Trong mô hình nghiên cứu này, tác giả đề xuất mô hình được kiểm chứng đồng thời tất cả các nhân tố. Mô hình này chưa được đề cập nhiều trong các nghiên cứu từ trước đến nay.

(iii) Nghiên cứu này bổ sung thêm cơ sở bằng chứng thực tiễn cho lý luận về thành phần KSNB, và tính hữu hiệu KSNB nhìn từ khía cạnh của nhà quản lý.

(iv) Phần lớn các nghiên cứu trước đây về chủ đề này, phương pháp phân tích thường được các tác giả sử dụng là phương pháp “hồi quy” (regression) để kiểm định đơn lẻ từng tác động của các nhân tố. Với mô hình có hơn một biến phụ thuộc, tác giả đã lựa chọn phương pháp phân tích “mô hình cấu trúc tuyến tính” để kiểm định đồng



thời các quan hệ. Theo đánh giá của các học giả nghiên cứu về định lượng cho rằng đây là phân tích ưu việt hơn, và chưa được sử dụng nhiều trong nghiên cứu ở Việt Nam.

(v) Mô hình nghiên cứu mà tác giả đề xuất được kiểm định trong bối cảnh mới, gắn với tính đặc thù của ngành bảo hiểm Việt Nam mà cụ thể hơn là bảo hiểm phi nhân thọ trong ngữ cảnh của Việt Nam.

(vi) Phần lớn các biến nghiên cứu định lượng được kế thừa từ các công trình nước ngoài có uy tín, có điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam thông qua nghiên cứu định tính.

Đóng góp về thực tiễn:

(i) Luận án đã cung cấp thông tin quan trọng và có ý nghĩa liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến thành phần KSNB và tính hữu hiệu của KSNB của các DNBHPNT. Bên cạnh đó, tác giả đã đánh giá thực trạng của thành phần KSNB và tính hữu hiệu KSNB trong các DNBHPNT tại Việt Nam hiện nay.

(ii) Với việc xác định được 77 biến quan sát phù hợp với mô hình đề xuất bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến thành phần KSNB, và tính hữu hiệu KSNB. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra được các nhân tố nào tác động trực tiếp, gián tiếp; đồng thời cũng cho biết chiều hướng tác động cùng và ngược chiều của các nhân tố đó. Từ đó, giúp các nhà quản lý của các DNBHPNT tại Việt Nam có cơ sở xem xét đối chiếu và có giải pháp phù hợp cho các doanh nghiệp.

(iii) Dựa trên kết quả nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố ảnh hưởng đến thành phần của KSNB, tính hữu hiệu của KSNB. Từ đó, tác giả đưa ra gợi mở hàm ý chính sách đối với cơ quan nhà nước và bản thân các DNBHPNT tại Việt Nam.

1.7. Kết cấu của đề tài

Nghiên cứu này được thực hiện gồm 5 Chương, cụ thể:

Chương 1: Giới thiệu về đề tài

Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Thảo luận kết quả và khuyến nghị


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT


2.1. Tổng quan nghiên cứu

2.1.1. Các nghiên cứu về thành phần kiểm soát nội bộ

Thành phần của KSNB hay cấu trúc KSNB (Internal control structure) là một khái niệm sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về lĩnh vực KSNB ở khu vực DN và khu vực hành chính công. Theo các nghiên cứu của các học giả trên thế giới đã công bố có 2 hướng xem xét về KSNB. Thứ nhất, thành phần KSNB hay cấu trúc được sử dụng tương tự như hệ thống KSNB cho nên có nhiều nghiên cứu sử dụng thay thế cho nhau giữa thành phần KSNB và hệ thống KSNB (Eisenberg, 1997; O’Leary và cộng sự, 2006; Johari và cộng sự, 2016). Thứ hai, theo khung tài liệu KSNB và nghiên cứu theo hướng định lượng thì thành phần của KSNB hay hệ thống KSNB bao gồm đồng thời 5 yếu tố cấu thành (Karagiorgos và cộng sự, 2011; Sultana và Haque, 2011; Gamage và công sự, 2014; COSO, 1992; COSO, 2013; Länsiluoto và cộng sự, 2016), nó có thể được coi là biến tiềm ẩn trong mô hình nghiên cứu (Jokipii, 2006).

INTOSAI GOV 9110 - Hướng dẫn cho báo cáo về tính hữu hiệu của KSNB, để xây dựng cấu trúc hay thành phần KSNB hiệu quả phải đạt được 6 yếu tố then chốt. Thứ nhất, về nền tảng của quy định (legislative underpinnings), việc có quy định phải thiết lập một yêu cầu chung và các mục tiêu để duy trì tính hữu hiệu của KSNB là rất hữu ích. Thứ hai, các tiêu chuẩn về KSNB, trong vấn đề ban hành tiêu chuẩn về thành phần KSNB, khi đưa ra quy định cụ thể nên có quy định trách nhiệm về việc ban hành và phát triển các tiêu chuẩn cần tuân thủ khi thiết kế KSNB. Thứ ba, trách nhiệm quản lý, tất cả các nhà quản lý nên nhận ra rằng một KSNB tốt là nền tảng cho kiểm soát đối với tổ chức và mục tiêu, hoạt động, cũng như các nguồn lực của nó. Đồng thời cũng nhấn mạnh là các nhà quản lý cần quan tâm đến trách nhiệm của họ về vận hành KSNB sao cho hiệu quả và liên tục duy trì môi trường kiểm soát mạnh. Thứ tư, tự kiểm tra đánh giá nội bộ, cần thiết phải ngăn ngừa sự đỗ vỡ của KSNB trước khi nó xảy ra, nhà quản lý được yêu cầu phải định kỳ tự đánh giá hoạt động của KSNB vì nó rất hữu ích trong việc đảm bảo các kiểm soát thuộc trách nhiệm của nhà quản lý là phù hợp và nó đang hoạt động theo kế hoạch đề ra. Thứ năm, về KTNB, một bộ phận KTNB thường được thiết lập trong quản lý, vai trò của các kiểm toán viên nội bộ rất quan trọng trong KSNB của tổ chức thông qua đưa ra các ý kiến, đánh giá về KSNB. Thứ sáu, là tổ chức kiểm toán tối cao được tham gia vào việc thiết lập và đánh giá KSNB, bộ phận kiểm toán tối cao nhấn mạnh vai trò của các kiểm toán viên, vai trò của bộ phận kiểm toán trong đánh giá sự



thích hợp về nguyên tắc và hiệu quả trong hoạt động đối với KSNB tại các đơn vị được kiểm toán.

Gần đây Länsiluoto và cộng sự (2016) cho rằng cấu trúc KSNB bao gồm 5 yếu tố cấu thành KSNB và tính hữu hiệu KSNB được đánh giá qua 3 mục tiêu dựa trên cảm nhận của nhà quản lý (COSO, 1992; Jokipii và cộng sự, 2010), thay vì dựa trên báo báo cáo điểm yếu KSNB. Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng thực nghiệm rằng các thành phần KSNB có mối quan hệ khác nhau với ba mục tiêu của KSNB.

Bên cạnh các nghiên cứu định lượng về thành phần KSNB còn có nghiên cứu định tính của Adamec và cộng sự (2002) với nghiên cứu “sự phản ánh nội bộ”. Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp định tính như lấy ý kiến chuyên gia là các nhà quản lý, kiểm toán viên nội bộ và kiểm toán viên độc lập. Trên cơ sở khảo sát 5 yếu tố cấu thành KSNB (COSO, 1992): môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, và giám sát, với bảng khảo sát likert 5 mức độ (từ rất không đồng ý đến rất đồng ý). Nghiên cứu đã công bố nội dung khảo sát về thành phần KSNB dùng để đánh giá về KSNB ở các đơn vị kiểm toán, nghiên cứu còn đề cập đến việc tự đánh giá kiểm soát.

Trong ngữ cảnh của Việt Nam, Hồ Tuấn Vũ (2016) cho rằng hệ thống hay thành phần KSNB gồm 5 yếu tố cấu thành (COSO, 1992). Trên cơ sở các thành phần cơ bản KSNB, nghiên cứu có phát hiện thêm một vài nhân tố mới để đánh giá đến sự hữu hiệu hệ thống KSNB của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đồng quan điểm trên, Võ Thu Phụng (2016) cho rằng hệ thống KSNB hay thành phần KSNB gồm 5 yếu tố cấu thành (COSO, 1992), và qua đó tác giả đánh giá hệ thống KSNB này đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Cũng theo hướng nghiên cứu này, Nguyễn Thị Hoàng Lan (2019) đánh giá cấu trúc KSNB hay thành phần KSNB có 5 yếu tố cấu thành và biến điều tiết mang đặc tính tổ chức đến tính hữu hiệu KSNB trong các đơn vị sự nghiệp công lập Việt Nam.

2.1.2. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ

2.1.2.1. Ủy ban kiểm toán

Collier (2009) nghiên cứu nguyên tắc cơ bản của quản lý rủi ro cho kế toán và quản lý. Tác giả cho rằng chức năng của Ủy ban kiểm toán là nhằm hỗ trợ hội đồng quản trị với cương vị là nhà quản lý thực hiện trách nhiệm đánh giá hệ thống KSNB, đánh giá tính độc lập của quá trình kiểm toán, các công việc của KTNB, đánh giá các thông tin tài chính cung cấp cho các cổ đông. Số lượng thành viên của ủy ban này ít nhất là ba



thành viên, không có ai nằm trong ban điều hành của DN. Phần lớn các thành viên của ban này kiểm toán nên độc lập.

INTOSAI 9100 cho rằng Ủy ban kiểm toán trực thuộc HĐQT với vai trò hỗ trợ HĐQT giám sát: tính trung thực của BCTC, việc tuân thủ pháp luật và các quy định của tổ chức, tính độc lập và công việc thực hiện của kiểm toán viên bên ngoài, và việc thực hiện chức năng của KTNB.

Krishnan (2005) nghiên cứu mối quan hệ chất lượng Ủy ban kiểm toán và KSNB bằng phân tích thực nghiệm. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với thời gian nghiên cứu từ năm 1994 đến 2000 với tổng số 128 DN ở các lĩnh vực khác nhau; với mô hình nghiên cứu có 21 biến tác động đến các yếu tố cấu thành KSNB. Trong số đó có các biến độc lập tác động đến chất lượng KSNB như: quy mô của Ủy ban kiểm toán (ACSIZE), tính độc lập của Ủy ban kiểm toán (ACINDEP), trình độ của Ủy ban kiểm toán (ACEXP)…, với biến phụ thuộc là chất lượng KSNB được đo lường bởi các yếu tố cấu thành KSNB. Trong mô hình nghiên cứu tác giả đã dùng hàm logistic để ước lượng các nhân tố tác động đến KSNB. Nghiên cứu cho thấy các biến liên quan quy mô, Ủy ban kiểm toán càng độc lập và chuyên nghiệp thì DN ít gặp vấn đề về KSNB. Theo hướng này, Zhang và cộng sự (2007) nghiên cứu chất lượng Ủy ban kiểm toán, tính độc lập của kiểm toán viên và điểm yếu KSNB. Nghiên cứu được thực hiện sau khi ban hành đạo luật Sarbanes-Oxley, các tác giả cũng sử dụng hàm logistic như trong nghiên cứu của Krishnan (2005) để chỉ ra mối quan hệ có ý nghĩa giữa chất lượng Ủy ban kiểm toán, tính độc lập của kiểm toán viên và các điểm yếu KSNB. Kết quả nhấn mạnh Ủy ban kiểm toán có nhiều chuyên môn kế toán và tài chính thì khả năng phát hiện các điểm yếu của KSNB tốt hơn. Ngoài ra các DN có nhiều thay đổi kiểm toán viên gần đây cho thấy có nhiều điểm yếu của KSNB. Theo đó, nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và việc tiết lộ điểm yếu của KSNB (Hoitash và cộng sự, 2009), đã phát hiện ra rằng đặc điểm của hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm toán có liên quan đến thành phần của KSNB, đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ giữa chuyên gia tài chính với tiết lộ điểm yếu của KSNB. Điểm yếu của KSNB sẽ ít nhận thấy ở các doanh nghiệp có những thành viên của Ủy ban kiểm toán có trình độ tài chính và kế toán cao. Trong các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới thì có đề cập thuật ngữ chất lượng KSNB được nhìn nhận ở tính hữu hiệu của các yếu tố cấu thành KSNB. Quan điểm này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Fadzil và cộng sự (2005) nghiên cứu mối quan hệ giữa thực hành KTNB và chất lượng KSNB. Họ đã sử thang đo chất lượng KSNB là 5 yếu tố cấu thành KSNB.



Tại Việt Nam, Đặng Thùy Anh (2017) với công trình “nghiên cứu KSNB trong các DN xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Nghiên cứu cho rằng chất lượng KSNB được đo lường thông qua 5 yếu tố cấu thành KSNB. Tác giả xem xét tác động của nhân tố UBKT/UBKS đến chất lượng KSNB. Do điều kiện thực tế ở Việt Nam, các DN xây dựng áp dụng mô hình ban kiểm soát là phổ biến cho nên biến UBKT thay bằng ban kiểm soát. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố này có tác động rất thấp đến chất lượng KSNB đối với các DN xây dựng niêm yết. Chính vì vậy, tác giả nhận thấy đây là nguồn dữ liệu bổ sung vào hướng nghiên cứu của đề tài.

2.1.2.2. Kiêm nhiệm Hội đồng quản trị và Giám đốc

Pi và Timme (1993) nghiên cứu kiểm soát DN và hiệu quả ngân hàng. Họ cho rằng việc chồng chéo của chủ tịch HĐQT và Giám đốc điều hành sẽ làm tăng xung đột người đại diện. Việc này có thể trở nên trầm trọng hơn bởi vì sự hợp nhất của quản lý và các quy trình kiểm soát quyết định. Kết quả cho thấy cấu trúc đội ngũ quản lý hàng đầu làm giảm thu nhập DN. Cũng cùng chung quan điểm này, Molz (1985) cho rằng chủ tịch của HĐQT làm tổng Giám đốc với chức năng giám sát sẽ khiến cơ chế giám sát của DN không hiệu quả. Lin và cộng sự (2014) nghiên cứu ảnh hưởng của các đặc điểm Giám đốc điều hành đến chất lượng KSNB ở Hoa Kỳ. Nghiên cứu này có mối quan hệ rất chặt với nghiên cứu trước đó Ashbaugh-Skaife và cộng sự (2007), mẫu khảo sát 4.374 công ty phi tài chính. Nghiên cứu sử dụng biến giả tính độc lập của Giám đốc và chủ tịch HĐQT là CEO_CHAIR (0,1) để phân tích hồi quy logistic về các đặc điểm của Giám đốc và các điểm yếu KSNB. Kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa các DN có điểm yếu và không có điểm yếu KSNB theo biến CEO_CHAIR (p=0,002<5%). Chen và cộng sự (2017) nghiên cứu tác động tính độc lập của HĐQT đến những điểm yếu của KSNB. Mẫu gồm 11.226 quan sát ở 5 công ty trong giai đoạn 2004–2012, họ đã phát hiện mối quan hệ tiêu cực mạnh với các DN hợp nhất hai vị trí (chủ tịch HĐQT và Giám đốc điều hành) so với các DN có tách biệt hai vị trí này. Hơn nữa, họ chỉ ra rằng tính độc lập của HĐQT gắn liền với việc khắc phục kịp thời các điểm yếu của KSNB. Cùng thời gian này, Hu và cộng sự (2017) nghiên cứu các Giám đốc độc lập có thể cải thiện chất lượng KSNB ở Trung Quốc. Họ đã dựa trên nghiên cứu chất lượng KSNB của Krishnan (2005), Hoitash và cộng sự (2009) và đưa ra khái niệm quyền lực giám sát của các Giám đốc độc lập. Trong đó họ sử dụng biến giả (0,1) xem xét tính độc lập của Giám đốc và chủ tịch HĐQT. Họ đã phát hiện khả năng giám sát các quyền lực của các giám độc lập có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng KSNB.

Gần đây Khlif và Samaha (2019) nghiên cứu mối quan hệ giữa tính độc lập của hội đồng quản trị và chất lượng KSNB ở Ai Cập. Sử dụng mẫu 86 DN phi tài chính của

Xem tất cả 245 trang.

Ngày đăng: 15/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí