Dư Nợ Cho Vay Của Các Tctd Trên Địa Bàn Tỉnh Bắc Giang Giai Đoạn 2016 -2020

39


80,000

70,000

60,000

50,000

40,000

30,000

20,000

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

10,000

0

Tổng nguồn vốn huy động

d. Hoạt động cho vay

Nhu cầu về vốn để phục vụ phát triển kinh tế rất lớn, trong khi nguồn vốn tự có, nguồn vốn đầu tư từ nhà nước không đủ để đáp ứng thì nguồn vốn vay các ngân hàng thương mại luôn là lựa chọn số một của các chủ thể kinh tế trên địa bàn. Do đó, bên cạnh việc huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, các TCTD trên địa bàn bám sát định hướng kinh doanh của ngân hàng cấp trên và mục tiêu phát triển KTXH của tỉnh để thực hiện các giải pháp để mở rộng cho vay, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh để cho vay đối với các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế trên địa bàn.

Trong những năm qua, các giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN đã được NHNN tỉnh Bắc Giang và các TCTD trên địa bàn nghiêm túc triển khai thực hiện, tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, cơ cấu tín dụng được điều chỉnh theo đúng chỉ đạo của NHNN, hoạt động của các TCTD vẫn giữ được ổn định và đảm bảo an toàn. Các TCTD trên địa bàn triển khai có hiệu quả chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, cho vay doanh nghiệp khởi nghiệp, chương trình cho vay bình ổn thị trường…

Số liệu về dư nợ qua các năm trên địa bàn tỉnh như sau:

40


Bảng 2: Dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 -2020

ĐVT: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm

2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020


Thực hiện


Thực hiện

Tăng giảm so với năm trước


Thực hiện

Tăng giảm so với năm trước


Thực hiện

Tăng giảm so với năm trước


Thực hiện

Tăng giảm so với năm

trước

Tổng dư nợ

31.265

38.830

24.20%

45.457

17.07%

52.748

16.04%

60.835

15.33%

1.Phân loại theo kỳ hạn vay










1.1. Ngắn hạn

16.333

21,151

29.50%

25,208

19.18%

29.702

17.83%

34.200

15.14%

1.2.Trung và dài hạn

14.932

17,679

18.40%

20,249

14.54%

23.046

13.81%

26.635

15.57%

2. Phân theo ngành kinh tế










2.1. Công nghiệp và xây dựng

5.774

6,819

18.10%

8,009

17.45%

8.624

7.68%

9.927

15.11%

2.2. Nông, lâm nghiệp

9.708

10,879

12.06%

11,977

10.09%

12.162

1.54%

13.755

13.10%

2.3. Khác

15.783

21,132

33.89%

25,471

20.53%

31.962

25.48%

37.153

16.24%

Tỷ lệ nợ xấu

0.87%

0.8%

-8.05%

0.75%

-6.25%

1.31%

74.67%

0.76%

-41.98%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang - 7

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐNH trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2016 đến năm 2020–NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Giang)


Tổng dư nợ cho vay giai đoạn 2016-2020

70,000

60,000

50,000

40,000

30,000

20,000

10,000

0

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

- Về quy mô dư nợ cho vay: Quy mô dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng qua các năm. Năm 2020 dư nợ cho vay tang gần gấp 2 lần so với năm 2016, tốc độ tăng trưởng của các năm 2017 đạt trên 24%; năm 2018,2019, 2020 đạt từ 15%- 17% có giảm so với 2 năm trước là do thực hiện theo chủ trương chung của Chính phủ, của NHNN là thắt chặt tín dụng. NHNN chỉ đạo các Hội sở chính các TCTDgiảm hạn mức tín dụng cấp cho từng NHTM và không được phép vượt mức, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tín dụngtrên địa bàn vẫn cao hơn mặt bằng chung trong cả nước.

- Có được những kết quả như trên là do sự chỉ đạo sát sao của NHNN Việt Nam. Trong 2 năm 2019, 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát, NHNN đã chỉ đạo các NHTM giảm sãi suất tiền vay, tích cực tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Lãi suất cho vay riêng trong năm 2020 đã giảm tới 3 lần, giảm 1,5% trần lãi suất cho vay ngắn hạn, cho vay các lĩnh vực ưu tiên đến năm 2020 còn 4,5%. Đối với cho vay thỏa thuận, mức lãi suất ngắn hạn phổ biến của các NHTM nhà nước trên địa bàn là 8-9%/năm, các NHTM CP khác là 8-10%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn của các NHTM nhà nước là 9,5- 10%/năm, của các NHTM CP khác là 10-11%/năm.

- NHNN tỉnh đã chỉ đạo các NHTM trên địa bàn tích cực tiếp cận khách hàng, tăng cường cải cách thủ tục hành chính liên quan đến việc cấp tín dụng, rút ngắn


thời gian giải quyết cho vay tạo điều kiện giúp khách hàng tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng với nguồn vốn ngân hàng.

- Chủ động nắm bắt tình hình, triển khai kịp thời, quyết liệt các giải pháp hỗ trợ Khách hàng khắc phục khó khăn, bằng các biện pháp như: Phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp, Hội doanh nhân tỉnh tổ chức các hội nghị tháo gỡ khó khăn cho khách hàng. Thiết lập đường dây nóng của NHNN và các TCTD để tiếp nhận thông tin, hướng dẫn khách hàng có khó khăn vướng mắc kịp thời giải quyết triệt để các thắc mắc của khách hàng.

- Chất lượng tín dụng của các TCTDtrên địa bàn ngày càng đượcnâng cao, hiệu quả: Bên cạnh việc mở rộng cho vay nhằm đáp ứng nhu vốn phát triển kinh tế, các TCTD trên địa bàn đãthận trọng hơn trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi nhằm hạn chế các rủi ro, nâng cao chất lượngtín dụng. Từ năm 2016-2018 tỷ lệ nợ xấu đều có xu hướng giảm; riêng năm 2019 tỷ lệ tăng 0,56% là do có một số ngân hàng có nợ xấu tăng cao, nguyên nhân do một số ngân hang thực hiện chuyển nợ về các Chi nhánh, một số khoản vay phải chuyểnnhóm nợ.

2.1.2.3. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển.

a. Thuận lợi, khó khăn

Với vai trò là NHTW đặt trên địa bàn tỉnh NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang đã chủ động triển khai chính sách tiền tệ và các chỉ đạo về hoạt động tới các TCTD trên địa bàn của Ngân hàng Trung ương.Bắc Giang là tỉnh không có hội sở chính của các NHTM nên khi triển khai các chính sách này Các NHTM cũng đồng thời triển khai đến các chi nhánh nên hoạt động của NHNN chi nhánh gặp nhiều thuận lợi.

Bên việc chỉ đạo các TCTD thực hiện nghiêm túc các cơ chế chính sách của ngành, là NHNN đặt tại địa phương nên cũng thường xuyên nhận được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc phối hợp thực hiện các cơ chế chính sách của tỉnh đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh Bắc Giang.

Bên cạnh những thuận lợi đó, hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh còn nổi lên một số tồn tại và khó khăn do các nguyên nhân chủ yếu như sau:


- Mặc dù tăng trưởng dư nợ qua các năm đạt khá cao song tốc độ tăng trưởng không đều. Nguyên nhân trực tiếp là do tình hình dịch bệnh Covid -19 bùng phát, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn.

- Một số ngân hàng có nguồn vốn huy động rất cao, tốc độ tăng huy động rất lớn nhưng cho vay còn hạn chế, một số ngân hàng có dư nợ còn thụt giảm qua các năm.

- Nợ xấu tuy có tăng giảm qua các năm nhưng ở một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao, từ nhiều năm nay vẫn chưa xử lý được. Hoạt động ở một số tổ chức tín dụng còn sai sót về nghiệp vụ, hoạt động của các QTDND còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, chạy theo lợi nhuận, chưa đúng theo tôn chỉ mục đích phục vụ thành viên phát triển kinh tế.

- Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt cũng như thanh toán dịch vụ công trên địa bàn còn thấp. Nguyên nhân do thói quen, tâm lý sử dụng tiền mặt của đại bộ phận người dân còn phổ biến, tỷ lệ người dân có tài khoản thanh toán tại ngân hàng còn thấp, nhất là các vùng nông thôn. Các đơn vị cung cấp dịch vụ công chưa hoàn thiện hệ thống CNTT, phần mềm dữ liệu để kết nối với các ngân hàng TM. Điểm giao dịch thanh toán ATM, POS chủ yếu ở khu vực đông dân cư, thành thị, khu vực nông thôn, miền nũi còn hạn chế.

b. Phương hướng phát triển

Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng, đảm bảo hoạt động ngân hàng trên địa bàn an toán, hiệu quả và phát triển bền vững. Thực hiện tốt dịch vụ thanh toán, ngân quỹ đảm bảo cân đối cung cầu vàng, ngoại tệ trên địa bàn.

Đảm bỏa đáp ứng đủ nguồn vốn vay phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, tích cực xử lý nợ xấu, phấn đấu tăng trưởng tín dụng hàng năm trên 10%.

2.2.THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG.

2.2.1. Nhiệm vụ QLNH của NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Giang.

Tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang, hoạt động ngoại hối của các TCTD được NHTW trực tiếp quản lý. Theo kế hoạch, đề cương thanh tra, kiểm


tra được NHTW giao, NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang thành lập đoàn Thanh tra tiến hành thanh tra theo các nội dung quy định (hoạt động mua bán ngoại tệ tiền mặt, trạng thái ngoại tệ, vấn đề về niêm yết, công khai tỷ giá trong giao dịch ngoại hối….). Việc thanh tra hoạt động ngoại hối của các TCTD được giao cho Thanh tra, giám sát chi nhánh thực hiện. Đối với các đơn vị hoạt động ngoại hối không phải là TCTD, NHNN chi nhánh chủ động xây dựng đề cương, chương trình, kế hoạch, nội dung kiểm tra. Hoạt động quản lý ngoại hối đối với các đơn vị không phải là TCTD được giao cho Phòng Tổng hợp, Nhân sự và Kiểm soát nội bộ quản lý, theo dõi, kiểm tra, phối hợp với Thanh tra, giám sát chi nhánh kịp thời xử lý đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực QLNH (nếu có).

Cụ thể, nhiệm vụ QLNH tại NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang chính là việc thực hiện các thủ tục hành chính theo quyết định số 2599/QĐ-NHNN ngày 28/12/2018 của NHNN Việt Nam về việc công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi QLNH của NHNN chi nhánh. Cụ thể bao gồm (Chỉ đề cập tới thủ tục hành chính phát sinh):

- Thủ tục đề nghị cấp/điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ (TSMN);

- Thủ tục tự nguyện chấm dứt hoạt động sản xuất vàng TSMN;

- Thủ tục cấp/điều chỉnh Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái sản xuất sản phẩm đối với doanh nghiệp có hợp đồng gia công vàng TSMN với nước ngoài;

- Thủ tục cấp Giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài;

- Thủ tục xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi đối với các khoản vay nước ngoài không được chính phủ bảo lãnh;

- Xác nhận đăng ký/đăng ký thay đổi đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài đối với nhà đầu tư không phải là Tổ chức tín dụng;

- Chấp thuận đăng ký/thay đổi, bổ sung đăng ký/gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ của TCKT;

- Thủ tục chấp thuận đăng ký/đăng ký thay đổi, bổ sung đăng ký/gia hạn đăng ký đại lý chi trả ngoại tệ của TCTD, TCKT;

- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký/đăng ký thay đổi đại lý đổi ngoại tệ;


- Thủ tục cấp giấy phép mang tiền của nước có chung biên giới vào các tỉnh nội địa;

Đối với các hoạt động ngoại hối do NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang cấp phép, chấp thuận và xử lý thì NHNN chi nhánh có trách nhiệm quản lý, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và xử lý vi phạm trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.

Bên cạnh đó, NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang còn phối hợp với NHNN Việt Nam giải quyết một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực QLNH như:

- Thủ tục cấp/cấp lại/gia hạn/chuyển đổi/điều chỉnh Giấy phép thu chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác đối với doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;

- Thủ tục cấp/cấp lại/gia hạn/điều chỉnh Giấy phép thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác đối với doanh nghiệp kinh doanh Casino;

- Thủ tục đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ;

- Thủ tục cấp/điều chỉnh Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng.

2.2.2. Cơ sở pháp lý và Công tác triển khai, chỉ đạo, điều hành hoạt động Quản lý ngoại hối trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Trong những năm qua, bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thực hiện các chỉ đạo của Thống đốc NHNN Việt Nam, NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang đã kịp thời triển khai đầy đủ, hiệu quả các văn bản chỉ đạo, các quy định pháp lý về QLNH cuỷa NHNN Việt Nam. Thực hiện theo dõi, kiểm tra hoạt động ngoại hối trên địa bàn, phát hiện các sai phạm và đưa ra các kiến nghị kịp thời. Hiện nay, hoạt động QLNH của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang diễn ra theo các quy định về quản lý hoạt động ngoại hối trên địa bàn:

- Pháp lệnh QLNH số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005: điều chỉnh các hoạt động ngoại hối tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Về hoạt động Đầu tư ra nước ngoài: Thông tư số 12/2016/TT-NHNN ngày 29/6/2016 của Thống đốc NHNN quy định về QLNH đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài;


- Quy định về hoạt động vay trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp: Thông tư số 12/2014/TT-NHNN ngày 31/3/2014 của NHNN Việt Nam quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh; Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 25/02/2016 của NHNN Việt Nam hướng dẫn môt số nội dung về QLNH đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, Thông tư này được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 05/2016/TT-NHNN ngày 15/4/2016 và Thông tư 05/2017/TT-NHNN ngày 30/6/2017 của NHNNViệt Nam.

- Về hoạt động sản xuất vàng TSMN: Nghị định số: 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ quy định về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng; Thông tư số: 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc NHNNViệt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng; Thông tư số: 38/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của Thống đốc NHNNViệt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012; Thông tư số: 03/2017/TT- NHNN ngày 06/6/2017 của Thống đốc NHNNViệt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012;

- Quy định về hoạt động nhận và chi trả ngoại tệ: Nghị định số 89/2016/NĐ- CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định điều kiện đối với hoạt động Đại lý đổi ngoại tệ, hoạt đông cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế; Thông tư số 34/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của Thống đốc NHNNViệt Nam hướng dẫn về hoạt động cung ứng nhận và chi trả ngoại tệ; Thông tư số: 11/2016/TT-NHNN ngày 29/6/2016 về việc sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ, hoạt động đại lý đổi ngoại tệ bàn đổi ngoại tệ cá nhân;

- Quy định về mua bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với TCTD được phép: Thông tư số: 20/2011/TT-NHNN ngày 29/8/2011 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định về việc mua bán, ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép, có hiệu lực từ ngày 15/10/2011 và được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số: 24/2018/TT-NHNN ngày 28/9/2018 và có hiệu lục kể từ ngày 15/11/2018.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 26/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí