Ưu Nhược Điểm Của Công Tác Qlnh Tại Nhnn Chi Nhánh Tỉnh Bắc Giang.


vẫn làm sai, làm thiếu. Mặt khác, sau khi được NHNN Chi nhánh chấp thuận các giao dịch ngoại hối, các đơn vị không tìm hiểu các văn bản hướng dẫn để thực hiện đúng quy định, không chấp hành chế độ thông tin báo cáo với NHNN Chi nhánh. Có những đơn vị mặc dù đã được nhắc nhở rất nhiều lần vẫn cố tình không thực hiện, cố tình vi phạm.

2.3.4. Ưu nhược điểm của Công tác QLNH tại NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang.

a. Ưu điểm

Việc chấp hành các quy định của NHNNViệt Nam về hoạt động QLNH trên địa bàn tương đối tốt. Các ngân hàng hay các cơ sở chi trả ngoại tệ có hệ thống Camera an ninh, bảo vệ, có cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy đầy đủ đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động.

Các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp có thái độ phối hợp với đoàn kiểm tra, sẵn sàng cung cấp tài liệu liên quan khi cần đối chiếu, kiểm tra. Trong những năm qua không có đơn vị nào có hành vi chống đối, thái độ thiếu hợp tác với các đoàn kiểm tra của NHNN chi nhánh.

Công tác phổ biến, thông tin tuyên truyền những văn bản quy phạm pháp luật được NHNN chi nhánh tỉnh đặc biệt quan tâm. Thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị tiếp xúc các doanh nghiệp nhằm trả lời, giải đáp các thắc mắc liên quan đến các lĩnh vực khác thuộc quản lý của NHNN nói chung cũng như lĩnh vực QLNH nói riêng.

b. Nhược điểm

Thời gian gần đây do ảnh hưởng của dịch Covid-19 diễn ra trên phạm vi toàn cầu làm ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp trên toàn cầu nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến lượng kiều hối chuyển về tỉnh, hoạt động Chi trả ngoại tệ, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào tỉnh Bắc Giang, hoạt động đăng ký, đăng ký thay đổi các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp.

Nhân sự cho hoạt động QLNH ở chi nhánh mỏng, địa bàn rộng, nên việc quản lý, kiểm tra rất khó khăn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.


Công tác báo cáo vay trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp mới thành lập thực hiện chưa được tốt.Chủ yếu khi doanh nghiệp phát sinh thanh toán và bị các NHTM nơi các doanh nghiệp này mở tài khoản vốn từ chối, khi đó các doanh nghiệp phải đăng ký với NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang. Lúc đó các doanh nghiệp mới bắt đầu thực hiện việc báo cáo theo quy định.

Hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang - 10

Tuy có chức năng QLNH nhưng hiện tại ở chi nhánh tỉnh Bắc Giang chưa tiến hành thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp nào về việc thực hiện các quy định về QLNH của NHNNViệt Nam. Chưa thanh tra một đơn vị nào theo chuyên đề về QLNH.

Việc khai báo, thực hiện đăng ký trên trang điện tử của NHNN chưa thực sự thân thiện, các hướng dẫn khai báo còn chung chung, chưa rõ ràng dẫn đến nhiều khó khăn phiền hà cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp khi khai báo thông tin trực tuyến trên trang điện tử thì phải bổ sung thêm đơn đăng ký truyền thống do đơn trực tuyến không thể hiện được rõ ràng các thông tin mà doanh nghiệp đã ký kết trong các hợp đồng vay vốn.

Việc cải cách thủ tục hành chính chưa được đồng bộ, còn nhiều chồng chéo vẫn chưa thực hiện được việc đăng ký đăng ký thay đổi trực tuyến.Do hệ thống công nghệ thong tin chưa đáp ứng.


KẾT LUẬN CHƯƠNG2


Chương này đi sâu vào phân tích thực trạng quản lý ngoại hối của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang trong thời gian 5 năm từ 2016-2020.Từ những thực trạng này rút ra một số đánh giá về những kết quả đã đạt được của công tác QLNH tại NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang, trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý đối với hoạt động QLNH.

Quan trọng nhất vẫn là từ những phân tích đó nhìn nhận rõ những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động QLNH ở chi nhánh.Từ đó, đi đến việc giải quyết những vấn đề này như thế nào?

Những vấn đề này sẽ được giải quyết thông qua những giải pháp phù hợp để đổi mới, hoàn thiện công tác QLNH của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang ở Chương III.


CHƯƠNG3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚCCHI NHÁNH TỈNH BẮC GIANG


3.1. Định hướng công tác QLNH của NHNNChi nhánh tỉnh Bắc Giang.

3.1.1. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.

Chủ trương hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta đã được khẳng định tại các Nghị quyết của Bộ chính trị, của Ban chấp hành Trung ương Đảng, của Chính phủ. Trong những năm gần đây, Việt Nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với đó, Bắc Giang tích cực thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút các dự án đầu tư. Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang đã tiếp và làm việc với nhiều tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp lớn ở trong và ngoài nước; Tổ chức và tham dự các hội nghị, diễn đàn về xúc tiến đầu tư kêu gọi đầu tư vào tỉnh. Cùng với đó, công tác cải cách thủ, hành chính trên các lĩnh vực theo hướng công khai, minh bạch, đơn giản, thuận tiện và rút ngắn thời gian giải quyết công việc cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp nhằm góp phần đẩy mạnh việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo. Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang có sự quan tâm đặc biệt đến chỉ số CPI của tỉnh, thường xuyên chỉ đạo mạnh mẽ về cải cách, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, giải quyết các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp. Chính vì vậy, định hướng cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc xin cấp phép các thủ tục hành chính trong lĩnh vực ngoại hối như đầu tư nước ngoài hay vay trả nợ nước ngoài là nhiệm vụ của NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Giang nói riêng và NHNN Việt Nam nói chung, góp phần tiết kiệm chi phí, thời giancho cả các doanh nghiệp cũng như chi phí, thời gian quản lý của NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Giang.

Mặt khác, định hướng quản lý chặt chẽ về điều kiện vay, trả nợ nước ngoài nhằm đảm bảo hạn mức vay nước ngoài và các chỉ số an toàn nợ nước ngoài của quốc gia và ưu tiên tập trung vốn đầu tư kinh tế trong nước, từ đó hướng tới việc sử dụng vốn vay và vốn đầu tư có hiệu quả, không gây tổn thất cho Ngân sách nhà


nước và ảnh hưởng đến nền kinh tế địa phương cũng như của quốc gia. Trong hoạt động đầu tư nước ngoài, định hướng quản lý cần chú trọng đến quản lý dòng vốn thay vì quản lý các thủ tục hành chính.

3.1.2. Thực hiện nghiêm túc quy định của Nhà nước về QLNH, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đảm bảo hệ thống ngân hàng trên địa bàn hoạt động ổn định.

Tiến trình tự do hóa các giao dịch vãng lại và các giao dịch vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với vấn đề đảm bảo an ninh tiền tệ và kinh tế trên địa bàn tỉnh, đặt ra những thách thức trong công tác quản lý và đề xuất những biện pháp khắc phục, phòng ngừa nhằm tăng cường hơn nữa công tác phòng, chống, ngăn ngừa, hạn chế các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật về QLNH, ý thức trách nhiệm, của tổ chức và người dân trong việc thực hiện các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về QLNH; Xây dựng kênh tiếp nhận, xử lý thông tin trực tuyến để người dân có thể phản ánh, cập nhật các hành vi vi phạm pháp luật, các hành vi tội phạm như gian lận, giả mạo, lừa đảo, rửa tiền và tài trợkhủng bố.

3.1.3. Thực hiện nghiêm túc các cơ chế chính sách điều hành của NHNN Việt Nam về QLNH, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá.

Giữ ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát, là điều kiện tiên quyết, nền tảng cho việc chống đô la hóa, vàng hóa. Do đó, cần phải chú trọng đến các biện pháp quản lý và kiểm soát sự biến động của luồng vốn ngắn hạn mà không ảnh hưởng đến luồng vốn dài hạn. Nâng cao hiệu lực pháp lý của các quy định về QLNH, chú trọng công tác thống kê, điều tra các giao dịch ngoại hối trong và ngoài ngành Ngân hàng. NHNN chi nhánh cần chủ động theo dõi, nắm bắt thông tin và giám sát, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về QLNH đối với các đơn vị chi trả, thu đổi ngoại tệ trên địa bàn. Đồng thời, tích cực phối hợp với cơ quan công an trong công tác phòng chống buôn lậu và phát hiện xử lý kinh doanh và thu đổi ngoại tệ trái phép... Từ đó, thu hút tối đa nguồn ngoại tệ trong dân


chúng vào hệ thống ngân hàng, góp phần ổn định tỷ giá, ổn định thị trường ngoại hối và tăng dự trữ ngoại hối quốc gia.

3.2. Giải pháphoàn thiện công tác QLNH tại NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Giang.

3.2.1. Thực hiện nghiêm túc quy định về QLNH của NHNNViệt Nam, kịp thời phản ánh, kiến nghị với NHTW về các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn

NHNNViệt Nam cần xây dựng các văn bản quy định, điều chỉnh hoạt động QLNH, NHNN Chi nhánh là đơn vị thực thi nhiệm vụ, cần nghiêm chỉnh chấp hành Quy định trong từng lĩnh vực cụ thể. Do vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý ở cấp Chi nhánh, trong quá trình quản lý thực tế tại địa phương, khi phát sinh những tình huống chưa được quy định cụ thể, rõ ràng, Chi nhánh cần kịp thời, sát sao, phản ánh hoặc kiến nghị với NHNNViệt Nam để có hướng xử lý đúng đắn, đồng thời làm cơ sở tham mưu cho Vụ QLNH - NHNN Việt Nam trong việc sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản thay thế sao cho ngày càng hoàn thiện, hệ thống và toàn diện nhất. Từ đó, có tác động trở lại giúp cho hoạt động quản lý tại địa phương diễn ra thông suốt, dễ dàng, hiệu quả.

3.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng

Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để hiểu một cách đúng đắn, đầy đủ các chủ trương, quy định về QLNH của Chính Phủ, NHNNViệt Nam về QLNH, nắm bắt kịp thời, rõ ràng các quy định trong giải quyết thủ tục hành chính đối với lĩnh vực ngoại hối, từ đó nâng cao hiệu quả công việc.

Nâng cao đạo đức nghề nghiệp phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu trong phát triển đội ngũ cán bộ công chức của Chi nhánh. Điều đó được thể hiện qua tinh thần trách nhiệm trong công việc, bám sát định hướng QLNH của Nhà nước, thực hiện đúng thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ, vì sự lành mạnh của hoạt động ngoại hối trên địa bàn. Để làm được điều đó, NHNN Việt Nam cần tăng cường các buổi tập huấn chuyên đề nhằm bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về chuyên môn


nghiệp vụ, quy định cụ thể đối với việc tham gia các khóa đào tạo tập huấn về ngoại hối và QLNH đối với cán bộ chuyên viên, không riêng gì cán bộ được phân công làm công tác QLNH, quá trình đào tạo này phải diễn ra thường xuyên liên tục, hàng năm.

3.2.3. Tăng cường, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra vềngoại hối

Trong thời gian qua, NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang mới chỉ tổ chức kiểm tra ở phạm vi hẹp, đối với một số doanh nghiệp sản xuất vàng TSMN và một số đại lý chỉ trả ngoại tệ.Nội dung kiểm tra chủ yếu vào việc thực hiện các quy định của Nhà nước về chế độ thông tin báo cáo thống kê, những nội dung khác chưa đi sâu vào thanh tra, kiểm tra.

Các doanh nghiệp nước ngoài phát sinh vay trả nợ nước ngoài trên địa bàn ngày càng tăng về số lượng và giá trị khoản vay, trong khi việc tuân thủ quy định về việc sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không chưa được kiểm tra, phát hiện. Do đó, trong thời gian tới, các cuộc thanh tra, kiểm tra của NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Giang cần có sự phối hợp giữa Phòng Tổng hợp, Nhân sự và Kiểm soát nội bộ và Thanh tra giám sát chi nhánh thực hiện, nhằm nâng cao hiệu quả và có chiều sâu hơn.

Chỉ đạo việc phối hợp QLNH giữa 02 phòng chức năng là Phòng Tổng hợp, Nhân sự và Kiểm soát nội bộ, và Thanh tra giám sát Chi nhánh nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLNH ở NHNN Chi nhánh. Thành lập các đoàn thanh tra chuyên đề về công tác ngoại hối, kiểm tra có sự tham gia của cả hai phòng vào các Đoàn thanh, kiểm tra trong các cuộc thanh tra, kiểm tra vàng bạc và hoạt động ngoại hối trên địa bàn.

Kịp thời chỉ đạo các TCTD trên địa bàn nghiêm túc chấp hành quy định của Nhà nước về theo dõi, kiểm tra đối với các đại lý chi trả, đổi ngoại tệ, nhằm phát hiện, cảnh báo trong trường hợp phát sinh hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Thống nhất ý kiến chỉ đạo trong nội bộ Ban lãnh đạo chi nhánh trong việc thực hiện các quy định của NHNN Việt Nam về QLNH. Đối với những quy định chưa rõ ràng thì cần xây dựng mức cụ thể phù hợp với tình hình tại NHNN chi nhánh.


Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc tổ chức các đoàn kiểm tra thực hiện các cuộc kiểm tra liên ngành. Xây dựng cơ chế phối hợp chia sẻ thông tin với Cơ quan Công an trong việc xác minh các giao dịch đáng ngờ, dấu hiệu vi phạm pháp luật.

3.2.4. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hoạt động ngoại hối

Chủ động thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, chủ trương của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động ngoại hối nhằm giúp người dân biết để tiếp cận và giao dịch về ngoại hối. Từ đó, vận động tối đa các cá nhân và tổ chức kinh tế giao dịch mua bán ngoại tệ, nhân tiền kiều hối tại các TCTD.

Niêm yết, công khai, đầy đủ và cập nhật kịp thời các quy định bắt buộc và thực hiện, đảm bảo rõ ràng, công khai, minh bạch.

Chủ động nắm bắt thông tin về phương thức, thủ đoạn tội phạm để cảnh báo, đồng thời chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản cho tổ chức ứng dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ, thu đổi ngoại tệ; theo dõi thông tin phản ánh trên các phương tiện truyền thông, trên cổng thông tin điện tử của Chi nhánh.Chủ động tuyên truyền và phổ biến rộng rãi về hoạt động ngoại hối trên địa bàn.

Thành lập trang web của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang để kịp thời phổ biến các thông tin về các Quy định của pháp luật, công khai minh bạch quy trình xử lý các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, người dân và các đơn vị liên quan nắm bắt được.

3.2.5. Tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp có hiệu quả với các sở, ban, ngành trong tỉnh về QLNH nói riêng và tiền tệ ngân hàng nói chung

Sự phối hợp của các cơ quan, cấp hành chính trong hoạt động quản lý và thực thi công vụ là một nhu cầu tất yếu khách quan, vì không có bất cứ cơ quan, cấp hành chính nào thực hiện được chức năng quản lý, hoàn thành được nhiệm vụ của mình một cách biệt lập. Bởi vậy, việc nâng cao hiệu quả phối hợp trong hoạt động quản lý và thực thi công vụ của các cơ quan, cấp hành chính cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công cuộc cải cách hành chính các địa phương và cả nước.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/02/2023