Cơ Cấu Bộ Máy, Tổ Chức Quản Lý Của Nhnn Cn Tỉnh Bắc Giang.


hiện thực khi bước sang năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam ngày một tiến triển mạnh mẽ với những chiến thắng vang dội trên khắp các chiến trường, vùng giải phóng không ngừng được mở rộng. Sự chuyển biến của cục diện cách mạng đòi hỏi công tác kinh tế, tài chính phải được củng cố và phát triển theo yêu cầu mới. Trên cơ sở chủ trương chính sách mới về tài chính- kinh tế mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 02/1951) đề ra, ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam với các nhiệm vụ chủ yếu là: Quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, quản lý Kho bạc nhà nước, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch. Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là một bước ngoặt lịch sử, là kết quả nối tiếp của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bước phát triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ở nước ta.

Ngày 06/5/1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam, nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngay sau khi có sắc lệnh thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Khu A (tiền thân của Ngân hàng Bắc Giang ngày nay) cũng được thành lập và hoạt động.

Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang trải qua các thời kỳ với các tên gọi và nhiệm vụ khác nhau. Ngay từ thời kỳ đầu thành lập do yêu cầu của các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, NHXNK Khu A ra đời với hàng chục phòng giao dịch cửa khẩu trải dài trên một vành đai theo tuyến đấu tranh tiền tệ với địch từ Đa Phúc, Bắc Giang về đến Quảng Yên. Những năm đầu thành lập, đội ngũ cán bộ chỉ có vài chục người nhưng NHXN hu A đã cùng toàn ngành góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa, tăng thu cho NSNN, tạo thêm tiềm lực kinh tế cho quân và dân ta đánh thắng thực dân Pháp. Từ 1963, Ngân hàng Bắc Giang sát nhập với Ngân hàng Bắc Ninh thành chi nhánh Ngân hàng Hà Bắc. Đến năm 1997, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc


Giang được thành lập theo Quyết định số 324/QĐ-NH9 ngày 05/12/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở chi tách Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh Hà Bắc thành NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Giang và NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Ninh theo nghị quyết kỳ họp thứ 10-Quốc hội khóa IX cho phù hợp với địa giới hành chính của tỉnh.

NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang thực hiện chức năng QLNN về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh như: Chỉ đạo, triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của Ngành về tiền tệ và hoạt động ngân hàng… Từ khi thành lập đến nay Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang luôn bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đi đôi với việc triển khai kịp thời , đồng bộ các chủ trương, chính sách về điều hành tiền tệ của Chính phủ và của NHNN Việt Nam. Góp phần phát triển kinh tế địa phương, ổn định kinh tế vĩ mô, thay NHNN Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ tại địa phương.

2.1.2. Cơ cấu bộ máy, tổ chức quản lý của NHNN CN tỉnh Bắc Giang.

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang

Cơ cấu tổ chức của NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Giangbao gồm: Giám đốc Chi nhánh, 2 Phó Giám đốc phụ trách các phòng ban chức năng, với tổng số cán bộ định biên là 41 người. Quy chế hoạt động của NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Giangthực hiện theo quyết định số Quyết định số 1692/QĐ-NHNN ngày 08/8/2017 (thay thế quyết định số 290/QĐ-NHNN ngày 25/02/2014) của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh tỉnh trực thuộc Trung ương (trừ các Chi nhánh tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nghệ An, Đắk Lắk). NHNN Chi nhánh tỉnh là đơn vị phụ thuộc của NHNN, chịu sự lãnh đạo và điều hành tập trung, thống nhất của Thống đốc, có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ NHTW theo ủy quyền của Thống đốc. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh tỉnh gồm 04 phòng: TTGSngân hàng; Phòng Tổng hợp, Nhân sự và Kiểm soát nội bộ; Phòng Kế toán - Thanh toán; Phòng Tiền tệ - Kho quỹ Hành chính.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.


Cơ cấu tổ chức của NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Giang thể hiện qua sơ đồ sau:

Hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang - 5

Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy Chi nhánh NHNN Tỉnh Bắc Giang


Giám đốc

Phó giám đốc

Phó giám đốc

Phòng Tổng hợp, Nhân sự và KSNB

Thanh tra, giám sát

Phòng Tiền tệ, Kho quỹ và Hành chính

Phòng Kế toán- Thanh toán


(Nguồn: NHNN Chi nhánh Tỉnh Bắc Giang)

2.1.2.2. Nhiệm vụ và Quyền hạn của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang

Theo quyết định số: 1692/QĐ-NHNN ngày 08/8/2017 về việc quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn trên địa bàn theo quy định của NHNN và của pháp luật với các nội dung sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn:

(1) Tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thống đốc về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối đến các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác và người dân trên địa bàn.

(2) Thống kê, thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế, tiền tệ trên địa bàn để tham mưu cho Thống đốc trong điều hành, thực hiện chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa


phương về lĩnh vực liên quan đến tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện công tác thông tin tín dụng.

(3) Thực hiện việc cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể tổ chức tín dụng và chấp thuận nội dung khác của các tổ chức tín dụng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc.

(4) Giám sát, chỉ đạo việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, kiểm soát đặc biệt và giải thể tổ chức tín dụng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc.

(5) Thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.

(6) Thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố.

(7) Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng trung ương khác cho các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước.

(8) Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.

(9) Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán đối với các tổ chức tín dụng khi được Thống đốc ủy quyền.

(10) Quản lý nhà nước về tiền tệ, kho quỹ, bảo đảm an toàn về tài sản, tiền giấy, tiền kim loại và các giấy tờ có giá bảo quản tại Chi nhánh và khi giao nhận theo quy định.

(11) Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm gửi theo phân công ủy quyền của Thống đốc.

(12) Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định.

(13) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, cải cách hành chính, văn hóa công sở.

(14) Báo cáo, trả lời chất vấn theo yêu cầu của cấp ủy, chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân và Đoàn Đại biểu Quốc hội; trả lời kiến nghị của các cơ quan báo chí về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.


(15) Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định.

(16) Thực hiện công tác quốc phòng, an ninh; công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống thiên tai, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn tại Trụ sở Chi nhánh và các cơ sở vật chất khác thuộc thẩm quyền quản lý của Chi nhánh.

(17) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

(18) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc giao.

Theo đó chức năng của các phòng bàn trong NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang được phân ra theo Quyết định số: 1040/QĐ-BGI ngày 29/9/2017 chi tiết như sau:

(1) Phòng Tổng hợp, Nhân sự và Kiểm soát nội bộ:

Tham mưu, giúp Giám đốc Chi nhánh:

- Các công việc liên quan đến công tác tổ chức nhân sự của Chi nhánh:

+ Quản lý biên chế, bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức và người lao động thuộc các phòng và tương đương của Chi nhánh.

+ Trình cấp có thẩm quyền hoặc quyết định theo thẩm quyền về tuyển dụng; quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng; đánh giá, xếp loại; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm; điều động, luân chuyển, chuyển công tác; khen thưởng; kỷ luật; quản lý ngạch; thực hiện chế độ tiền lương, chế độ thôi việc, nghỉ hưu và chế độ khác; chuyển ngạch, xếp lương đối với cán bộ, chông chức và người lao động của Chi nhánh.

+ Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê; quản lý hồ sơ cán bộ (cán bộ đương chức và cán bộ nghỉ hưu thuộc Chi nhánh), công chức và người lao động thuộc Chi nhánh.

- Đầu mới phối hợp với các phòng chức năng có liên quan và Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Chi nhánh tổng hợp và có ý kiến bằng văn bản với tỉnh ủy và với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc NHTM Nhà nước, NHTM Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, Ngân hàng Hợp tác xã, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam về việc đồng ý hoặc không đồng ý trước khi các đơn vị này bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời hạn giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ,


miễn nhiệm, từ chức, điều động, luân chuyển, kỷ luật, thôi việc với Giám đốc và tương đương của đơn vị trực thuộc trên địa bàn tỉnh.

- Tổng hợp, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác tháng, quý, năm của Chi nhánh và phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện.

- Xây dựng Quy chế, nội quy làm việc, công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, cải cách hành chính, văn hóa công sở theo quy định của NHNN và của pháp luật.

- Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Làm Thường trực và Thư ký Hội đồng Thi đua - hen thưởng Chi nhánh.

-Tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thống đốc về tiền tệ, hoạt động Ngân hàng và ngoại hối đến các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác và người dân trên địa bàn.

-Thực hiện công tác thống kê, thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế, tiền tệ trên địa bàn để tham mưu cho Thống đốc trong điều hành, thực hiện chính sách tiền tệ, hoạt động Ngân hàng và ngoại hối, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về lĩnh vực liên quan đến tiền tệ, hoạt động Ngân hàng và ngoại hối phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện công tác thông tin tín dụng.

-Thực hiện công tác quản lý Nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.

-Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn khi được Thống đốc ủy quyền.

-Xây dựng báo cáo, trả lời chất vấn theo yêu cầu của cấp ủy, chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân và Đoàn Đại biểu Quốc hội; trả lời kiến nghị của các cơ báo chí về tiền tệ, hoạt động Ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn.

-Yêu cầu các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động Ngân hàng trên địa bàn cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất để phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh.


- Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ NHNN:

+ Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm soát nội bộ tháng, quý, năm, trình Giám đốc phê duyệt;

+ Chủ trì phối hợp với các phòng liên quan thuộc chi nhánh tổ chwucs thực hiện công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ về mọi hoạt động của Chi nánh theo quy định của Thống đốc và của pháp luật. Kiến nghị, đề xuất xử lý các vi phạm được phát hiện thong qua công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

- Thực hiện chế độ thong tin, báo cáo định kỳ và đột xuất gửi NHNN, chính quyền địa phương theo quy định. Làm đầu mối nhận xét, đánh giá tình hình chấp hành chế độ thông tin báo cáo đối với các TCTD trên địa bàn theo quy định của NHNN.

-Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

(2) Phòng Tiền tệ - Kho quỹ và Hành chính:

Tham mưu, giúp Giám đốc:

- Thực hiện cung ứng tiền mặt cho các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo hướng dẫn của NHTW.

- Tổ chức kiểm tra việc chấp hành chế độ an toàn kho, quỹ và việc chấp hành quy định về quản lý tiền mặt của các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động Ngân hàng trên địa bàn.

- Làm đầu mối phối hợp với Công an địa phương, Bộ đội biên phòng, Cơ quan hải quan trong việc đấu tranh phòng, chống tiền giả, tổ chức giám định tiền giả, tiền nghỉ giả.

- Quản lý, bảo quản an toàn quỹ dự trữ phát hành, quỹ nghiệp vụ phát hành, tài sản quý, giấy tờ có giá tại Chi nhánh; thực hiện nghiệp vụ xuất, nhập quỹ dự trữ phát hành; thu, chi quỹ nghiệp vụ của Chi nhánh và giao nhận tiền mặt với các tổ chức tín dụng và khách hàng theo quy định.

- Tổ chức mua sắm tài sản cố định, công tác xây dựng cơ bản theo thẩm quyền (lập kế hoạch về mua sắm tài sản cố đinh, công cụ lao động và thiết bị an toàn kho


quỹ; xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa lớn trụ sở làm việc, mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng, thanh lý tài sản; tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt); bố trí quản lý và sử dụng tài sản, cơ sở vật chất khác thuộc thẩm quyền quản lý của Chi nhánh; bảo đảm phương tiện, điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác của lãnh đạo và cán bộ, công chức và người lao động thuộc Chi nhánh theo quy định.

- Thực hiện công tác quốc phòng, an ninh; công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống thiên tai, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn tại Trụ sở Chi nhánh và các cơ sở vật chất khác thuộc thẩm quyền quản lý của Chi nhánh.

- Thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước tai Chi nhánh theo phân cấp ủy quyền.

- Thực hiện công tác hành chính, quản trị, hậu cần; công tác văn thư, lưu trữ theo quy định của NHNN và của pháp luật; bảo đảm cảnh quan, vệ sinh môi trường làm việc và khu vực Trụ sở Chi nhánh.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo gửi NHNN theo quy định.

- Phối hợp với các phòng trong việc triển khai các văn bản chế độ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác của phòng và xử lý công việc có liên quan.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

(3) Thanh tra, giám sát Ngân hàng:

Tham mưu, giúp Giám đốc:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch Thanh tra hàng năm.

- Tham gia chương trình thanh tra của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; Thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Giám đốc.

- Tổ chức, thực hiện công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật lĩnh vực tiền tệ, hoạt động Ngân hàng và ngoại hối dối với tổ chức tín dụng, các tổ chức khác trên địa bàn theo quy định của NHNN và của pháp luật.

- Thực hiện việc cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, thể tổ chức tín dụng và chấp thuận nội dung khác của các tổ chức tín dụng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 26/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí