Một Số Kết Quả Hoạt Động Của Nhnn Cn Tỉnh Bắc Giang.


- Thực hiện việc giám sát, chỉ đạo việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, kiểm soát đặc biệt và giải thể tổ chức tín dụng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc.

- Quản lý Nhà nước về mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dich, ATM của cscs NHTM trên địa bàn; Quản lý Nhà nước đối với hệ thống QTDND cơ sở trên địa bàn.

- Thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố theo quy định.

- Thực hiện công tác quản lý Nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo phân công, ủy quyền của Thống đốc.

- Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định.

- Phối hợp với phòng Tổng hợp, Nhân sự và Kiểm soát nội bộ, các phòng chức năng có liên quan thuộc Chi nhánh có ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức, điều động, luân chuyển, kỷ luật, thôi việc đối với Giám đốc và tương đương của đơn vị trực thuộc NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, Ngân hàng hợp tác xã, Bảo hiểm tiền gửi trên địa bàn.

- Chấp thuận hoặc chấm thuận theo ủy quyền của Thống đốc danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng có trụ sở chính trên địa bàn và thực hiện đình chỉ các chức danh nói trên theo ủy quyền của Thống đốc theo quy định của pháp luật.

- Đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các TCTD trên địa bàn.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo gửi NHNN theo quy định.

- Phối kết hợp với các phòng trong việc triển khai các văn bản, chế độ về nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác của đơn vị và xử lý công việc có liên quan.


- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

(4) Phòng Kế toán - Thanh toán:

Tham mưu, giúp Giám đốc:

- Thực hiện các công việc liên quan đến cung ứng dịch vụ thanh toán và các dịch vụ NHTW khác cho các tổ chức tín dụng và kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của NHNN và của pháp luật.Quản lý Nhà nước về công tác thanh toán trên địa bàn; tổ chức thực hiện thanh toán trong hệ thống NHNN.

- Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của NHNN và của pháp luật:

+ Lập kế hoạch tài chính năm; theo dĩu tình hình tiết kiệm chi phú xăng dầu; theo dõi, kiểm tra thực hiện kinh phí giao khoán.

+ Hạch toán, theo dõi biến động về tài sản cố định, công cụ lao động và vật liệt; hạch toán, theo dõi việc xuất nhập ấn chỉ quan trọng.

+ Phối hợp với các phòng liên quan thực hiện mua sắm, sửa chữa, thanh lý tài sản theo chế độ quy định.

+ Quản lý, giám sát việc xuất, nhập và bảo quản tài sản trong kho tiền.

- Thực hiện công khai tài sản, tài chính theo quy định của NHNN và của pháp

luật.


- Thực hiện công tác kế toán chi tiêu:

+ Thanh toán, hạch toán chứng từ chi tiêu nôi bộ của Chi nhánh.

+ Hạch toán tiền thừa, thiếu trong kiểm đếm

+ Khấu trừ, lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá

nhân theo quy định.

- Xây dựng kế hoạch, triển khai các nhiệm vụ thực hành tiết kiệm, chống lãng

phí.

- Tổ chức thực hiện các nội dung công việc liên quan đến công tác tin học,

quản lý trang thiết bị tin học.

+ Thu thập xử lý, cung cấp, bảo quản, lưu trữ toàn bộ số liệu của Chi nhánh trên mạng máy tính để phục vụ cho sự điều hành của Giám đốc và cung cấp cho NHNN Việt Nam theo chế độ quy định.


+ Chịu trách nhiệm phổ biến hướng dẫn nghiệp vụ tin học cho các phòng thuộc Chi nhánh trong phạm vi và quyền hạn được Giám đốc giao.

+ Quản lý các thiết bị tin học; chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng thuộc Chi nhánh bảo trì, bảo dưỡng và xây dựng kế hoạch trang bị mới vật tư, thiết bị tin học nhằm phục vụ cho các hoạt động của Chi nhánh.

+ Quản trị mạng nội bộ của Chi nhánh; tiếp nhận, quản lý cac quy trình kỹ thuật và các chương trình phần mềm ứng dụng nghiệp vụ của NHNN để triển khai tại Chi nhánh.

+ Tổng hợp và đề nghị Cục Công nghệ thông tin cấp phát chữ ký điện tử trong thanh toán liên ngân hàng, trong ký xác thực file báo cáo thống kê của Chi nhánh, QTDND trên địa bàn; thực hiện quản lý chữ ký điện tử đã được cấp phát theo quy định.

- Quản lý và vận hành hệ thống thanh toán điện từ liên Ngân hàng trong phạm vị trách nhiệm của Chi nhánh.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo gửi NHNN theo quy định.

- Phối hợp với các phong trong việc triển khai các văn bản chế độ về nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác của phòng và xử lý công việc có liên quan.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

2.1.2.3. Một số kết quả hoạt động của NHNN CN tỉnh Bắc Giang.

a. Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, Phía Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn; phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên; phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Vị trí của tỉnh nằm trên hành lang kinh tế Lạng Sơn- Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, cạnh tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh), rất thuận lợi cho việc phát triển và liên kết vùng.

Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.849,5 km² trong đó đất nông nghiệp chiếm 37,9%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 37,4%; còn lại là đất chuyên dụng và đất ở. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 6 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là người


Kinh, chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh. Đến cuối năm 2020,dân số của tỉnh trên 1,6 triệu người. Tỉnh có 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 9 huyện và 1 thành phố (trong đó có 6 huyện miền núi; 3 huyện,Thành phố nằm trong vùng trung du và 1 huyện vùng cao) được phân chia thành 230 đơn vị hành chính cấp xã gồm 10 phường, 16 thị trấn và 204 xã.

Trong 5 năm qua, trong bối cảnh có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức song tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang vẫn đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm(GRDP)bình quân trên địa bànđạt 14,6% thuộc nhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực:Đến cuối năm 2019, công nghiệp và xây dựng chiếm 58,9% tăng 15,3%; dịch vụ chiếm 25,9% giảm 3,7%; nông- lâm nghiệp và thủy sản chiếm 15,2%, giảm 11,6% so với năm 2015. Tăng trưởng kinh tế nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước, thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp có nhiều khởi sắc; công nghiệp phát triển nhanh; nông nghiệp phát triển toàn diện; dịch vụ phát triển đa dạng; các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội tiếp tục có nhiều chuyển biến tiến bộ; công tác quốc phòng an ninh được đảm bảo; đời sống của nhân dân được cải thiện; hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền được cải thiện. Vị thế tỉnh Bắc Giang ngày càng nâng cao.

Với tình kinh tế, xã hội ổn định và phát triển của tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua đã có những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của ngành ngân hàng trên địa bàn. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của NHNN Việt Nam, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, NHNN tỉnh, nhìn chunghoạt động ngân hàng của hệ thống các TCTD trên địa bàn luôn đảm bảo ổn định, an toàn, hiệu quả và phát triển lành mạnh,đạt đượccác mục tiêu đề ra góp phần thực thi tốt chính sách tiền tệ quốc gia và phục vụ phát triển kinh tế địa phương.

Tuy nhiên, trình độ công nghệ và năng suất lao động của nền kinh tế còn thấp; chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao; số doanh nghiệp có đóng góp nhiều cho ngân sách còn ít; sản xuất nông nghiệp vẫn nhỏ giọt; phân tán, chưa bền vững, rủi ro cao do thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh xảy ra…ngành công nghiệp


phát triển chưa mạnh mẽ; ngành dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu và đồng bộ, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp còn kém hiệu quả...Những thuận lợi và khó khăn này đã và đang có những tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các TCTD trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, phát sinh nhiều vấn đề phức tạp và khó khăn trongcông tác quản lý nhà nướccủa NHNN tỉnh về tiền tệ và hoạt động ngân hàngnhất là trong việc thực thi các chính sách tiền tệ, tín dụng, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, do đóđòi hỏi công tác thanh tra giám sát đối với các TCTD trên địa bàn ngày càng cao hơn, chuyên nghiệp hơn.

b. Mạng lưới hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Hệthống Ngân hàng Bắc Giang hiện nay bao gồm: NHNN tỉnh Bắc Giang có vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và thực hiện một số nghiệp vụ NHTW do Thống đốc NHNN giao;hệ thống các TCTD thực hiện hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ vàdịch vụ ngân hàng.

Tính đến 31/12/2020, hệ thống TCTD do Chi nhánh quản lý bao gồm 39 đơn vị, trong đó có 16 chi nhánh NHTM, 01 chi nhánh Ngân hàng hợp tác, 01 chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội, 01 Ngân hàng Phát triển và 20 QTDND với 197 điểm giao dịch cuối năm 2020, tăng 45 điểm giao dịch so với năm 2016.

Các ngân hàng trên địa bàn không ngừng gia tăng quy mô, số lượng và chất lượng hoạt động. Hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng trên địa bàn diễn ra sôi động, phát triển nhanh cả về quy mô tài sản, huy động vốn, cấp tín dụng; các dịch vụ ngân hàng ngày càngđa dạng, hiện đại đáp ứng nhu cầu của khách hàng, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang.


Sơ đồ 2: Hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang


NHNN tỉnh Bắc Giang


NHTM Nhà nước 1.Chi nhánh NH Nông nghiệp&PTNT tỉnh

2.Chi nhánh NH Nông nghiệp&PTNT Bắc Giang II

3.Chi nhánh NHTMCP Công thương

4.Chi nhánh NHTMCP Ngoại thương

5.Chi nhánh

NHTMCP Đầu

tư&Phát triển

NHTM Cổ Phần

1.Chi nhánh NHTMCP Hàng Hải

2.Chi nhánh NHTMCP ViệT Nam Thịnh Vượng

3.Chi nhánh NHTMCP Kỹ thương

4.Chi nhánh NHTMCP Quân đội

5.Chi nhánh NHTMCP Quốc dân

6.Chi nhánh NHTMCP BĐ Liên Việt

7.Chi nhánh NHTMCP Đại Dương

8.Chi nhánh NHTMCP

Bắc Á

9.Chi nhánh NHTMCP Đông Á

10.Chi nhánh NHTMCP Á Châu

11.Chi nhánh NHTMCP Phát triển TP HCM

12. Ngân hàng TMCP

Tiên Phong


20

Quỹ TD ND


Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội


Chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã


(Nguồn: NHNN Chi nhánh Tỉnh Bắc Giang)

c. Hoạt động huy động vốn

Trong giai đoạn từ 2016-2020, các TCTD trên địa bàn đã đẩy mạnh huy động vốn, các hình thức huy động ngày càng đa dạng phong phú nhằm huy động tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh để tạo nguồn vốn hoạt động đáp ứng được nhu cầu vốn thực tế trên địa bàn tỉnh để phục vụ phát triển kinh tế.


Nguồn vốn huy động của hệ thống các TCTD trên địa bàn tỉnh Bắc Giang liên tục tăng trưởng qua các năm. Đến 31/12/2020, vốn huy động đạt 68.672 tỷ đồng, tăng 36.513 tỷ đồng, tăng 2,1 lần so với năm 31/12/2016 với tổng nguồn vốn huy động đạt là 32.159 tỷ.

Tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động, chủ yếu là tiền gửi ngoại tệ để thanh toán của các Công ty. Tiền gửi bằng ngoại tệ liên tục tăng từ 2016-2019 nhưng đến 2020 tiền gửi ngoại tệ bị giảm so với năm 2019 do ảnh hưởng của dich Covid-19 làm ảnh hưởng đên hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Qua đó cho thấy tiềm năng nguồn vốn nhàn rỗi là rất lớn. Vấn đề đặt ra cho các TCTD trên địa bàn là tận dụng, khai thác nguồn vốn nhàn rỗi như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, không những luôn đảm bảo khả năng thanh toán mà còn đảm bảo đủ nguồn vốn cho vay phục vụ phát triển kinh tế địa phương.

38


Bảng 1: Nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016–2020

ĐVT: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020


Thực hiện


Thực hiện

Tăng, giảm so với năm trước (+)(-)


Thực hiện


Tăng, giảm so với năm trước


Thực hiện

Tăng, giảm so với năm trước

(+)(-)


Thực hiện

Tăng, giảm so với năm trước

(%)

Tổng nguồn vốn huy động

32.159

39.581

23.08%

45.739

15.56%

56.677

23.91%

68.672

21.16%

1.Phân theo ngành kinh tế










- Tiền gửi của các TCKT

4.491

5.330

18.68%

7.098

33.17%

10.120

42.58%

13.248

30.91%

- Tiền gửi tiết kiệm

27.688

34.251

23.70%

38.641

12.82%

46.557

20.49%

55.424

19.05%

2.Phân theo thời hạn










Tiền gửi ngắn hạn

24.054

28,166

17.09%

31.328

11.23%

37.939

21.10%

42.627

12.36%

Tiền gửi trung, dài hạn

8.105

11,415

40.84%

14.411

26.25%

18.738

30.03%

26.045

39.00%

3. Phân theo loại tiền










Tiền gửi nội tệ

30.936

38.314

23.8%

44.190

15.3%

53.682

21.5%

65.841

22.7%

Tiền gửi ngoại tệ

1.223

1.267

3.6%

1.549

22.3%

2.995

93.4%

2.831

-5.5%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang - 6

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐNH trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2016 đến năm 2020 –NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Giang)

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 26/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí