Phương Pháp Và Công Cụ Qlnh Của Ngân Hàng Trung Ương


e. Về quản lý cho vay và thu hồi nợ nước ngoài của Chính phủ, tổ chức kinh tế, TCTD

Thực hiện quản lý và hướng dẫn thực hiện về QLNH đối với hoạt động cho vay, thu hồi nợ nước ngoài và hoạt động bảo lãnh cho người không cư trú của TCTD và tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức, nguồn vốn, hình thức, đối tượng, cơ chế quản lý cho vay và thu hồi nợ nước ngoài của Chính phủ;

- Quy định điều kiện, đối tượng, hình thức và cơ chế quản lý cho vay, thu hồi nợ nước ngoài đối với người cư trú là TCTD;

- Quy định điều kiện, thủ tục, quy trình cấp phép và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép người cư trú là tổ chức kinh tế cho vay, thu hồi nợ nước ngoài;

f. Quản lý các hoạt động khác về ngoại hối:

- Phối hợp xây dựng cơ chế thu thập thông tin về luồng chu chuyển vốn vào và ra liên quan đến giao dịch vãng lai; giao dịch vốn; tổng hợp phân tích và báo cáo số liệu về hoạt động ngoại hối phục vụ cho việc tổng hợp cán cân thanh toán quốc tế, hoạch định chính sách QLNH và điều hành tỷ giá;

- Phối hợp thực hiện kiểm tra, thanh tra về ngoại hối và hoạt động ngoại hối; sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam; hoạt động kinh doanh vàng; hoạt động kinh doanh ngoại hối và cung ứng dịch vụ ngoại hối của các TCTD theo quy định của pháp luật;

- Phối hợp, tham gia trong việc đàm phán, ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng với nước ngoài và các tổ chức quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

- Các nhiệm vụ khác về ngoại hối và hoạt động ngoại hối theo quy định của pháp luật.

1.1.5. Đặc điểm của QLNH của Ngân hàng Trung ương

Hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang - 4

a. Chủ thể: là người cư trú và người không cư trú, trực tiếp tham gia vào các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam…


b. Đối tượng của hoạt động: là các loại ngoại hối được phép lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam và các dịch vụ về ngoại hối.

c. Nội dung hoạt động: gồm các dịch vụ vãng lai, giao dịch vốn, các hành vi sử dụng ngoại hối hay cung ứng dịch vụ về ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.

1.1.6. Phạm vi của Quản lý ngoại hối của NHTW

- Giao dichjv ãng lai: Các giao dịch vì mục đích chuyển vốn, bao gồm thanh toán, chuyển tiền liên quan đến xuất, nhập khẩu hang hóa, dịch vụ; chuyển tiền một chiều ra hoặc vào; mang ngoại tệ mặt hoặc nội tệ mặt khi xuất nhập cảnh.

- Các giao dịch vốn: Các giao dịch chuyển vốn trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài, vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, các hình thức đầu tư khác.

- Sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ quốc gia: Quy định về việc niêm yết, thanh toán, quảng cáo,… bằng ngoại tệ; mở tài khoản ngoại tệ; sử dụng ngoại tệ mặt trong nước.

- Thị trường ngoại tệ, cơ chế tỷ giá hối đoái và quản lý xuất nhập khẩu vàng.

- Hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của các TCTD và các tổ chức khác.

- Quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối…

1.1.7. Phương pháp và công cụ QLNH của Ngân hàng Trung ương

Theo quy định tại Luật NHNN năm 2010 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. NHNN công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.Tổ chức và phát triển thị trường ngoại tệ; Tổ chức, quản lý, tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Cơ chế điều hành tỷ giá, thực hiện can thiệp và điều tiết thị trường ngoại tệ phải đảm bảo thực hiện được các mục tiêu của chính sách tỷ giá trong từng giai đoạn, thời kỳ khác nhau, phù hợp với các mục tiêu vĩ mô của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, khuyến khích xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán và ổn định thị trường ngoại hối.


- Nghiên cứu, hoạch định, xây dựng và thực hiện chính sách tỷ giá và kế hoạch tổ chức và phát triển thị trường ngoại tệ.

- Quản lý thị trường ngoại hối, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

- Theo dõi tỷ giá mua, bán ngoại tệ, doanh số mua bán ngoại tệ và quản lý trạng thái ngoại tệ của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối và thực hiện can thiệp thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

- Công bố tỷ giá đồng Việt Nam với các ngoại tệ.

- Soạn thảo, bổ sung, sửa đổi các văn bản thuộc lĩnh vực điều hành tỷ giá, thị trường ngoại tệ, các công cụ quản lý thị trường ngoại tệ.

- Phối hợp với các đơn vị trong việc thu thập thông tin và dữ liệu phục vụ hoạch định chính sách QLNH và điều hành tỷ giá.

1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM.

1.2.1. Yếu tố ảnh hưởng bên trong.

- Cơ sở pháp lý hiện hành:

Cơ sở pháp lý về QLNH của Ngân hang Nhà nước Việt Nam liên tục được hoàn thiện qua các năm. Tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động QLNH.

Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005 ra đời đã tạo ra khung pháp lý đầy đủ cho các hoạt động QLNH của NHNN Việt Nam.Đây là nền tảng để công tác QLNH dần đi vào nề nếp, hiệu quả, đáp ứng được mục tiếu thực thi Chính sách tiền tệ quốc gia.

Vụ QLNH – Ngân hang Nhà nước Việt Nam là cơ quan chủ quản, đóng vai trò chủ biên trong việc soạn thảo, các văn bản pháp lý liên quan về QLNH.

Hoạt động ngoại hối là hoạt động phức tạp, nhạy cảm vì nó liên quan đến yếu tố nước ngoài do vậy, mỗi chính sách, mỗi quyết định của cơ quan quản lý có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách của một tỉnh, của một quốc gia. Do đó, hoạt động QLNH của NHNN Việt Nam đòi hỏi phải có được sự chủ động cao, độc lập nhất định trong các quyết định quản lý và điều hành về QLNH.


Hiện nay, việc ra quyết định thực thi chính sách về QLNH còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố và sự can thiệp bởi nhiều cơ quan. Chính những yếu tố và sự can thiệp này làm giảm hiệu quả và tính cấp thiết trong những quyết định, quyết sách của NHNNViệt Nam do sự chậm chễ về mặt thời gian.

Bên cạnh đó, nhiều chính sách của NHNN Việt Nam còn chung chung, không cụ thể, sự điều chỉnh không kịp thời gây ra sự khó khan trong thực hiện và hướng dẫn thực hiện các chính sách này. Để tránh được những vấn đề khó khăn này đòi hỏi phải có sự đồng bộ, bắt kịp với quốc tế trong việc xây dựng các chính sách liên quan đến quản lý, hoạt động ngoại hối.

- Nhân lực trong công tác QLNH:

Nhân lực luôn là yếu tố quan trọng hang đầu trong công tác QLNH. Những nhân lực này vừa tham mưu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan vừa thực thi các chính sách này. Do đó, để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong QLNH đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có trình độ, hiểu biết pháp luật sâu rộng trong lĩnh vực QLNH, có phẩm chất đạo đức tốt. Việc đào tạo đội ngũ nhân lực này cẩn phải được NHNN Việt Nam chú trọng và quan tâm hang đầu.

- Hạ tầng CNTT:

Hệ thống hạ tầng công nghệ thong tin đồng bộ sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác QLNH.Có được cơ sở đồng bộ và hiện đại sẽ giúp đẩy nhanh tiến trình cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực QLNH của NHNN Việt Nam.Giúp cho công tác QLNH được diễn ra một cách kịp thời và nhanh chóng.Giảm thiểu được thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, giảm chi phí và công sức trong hoạt động QLNH.

1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng bên ngoài.

- Trình độ của các đối tượng quản lý: Sự hiểu biết các quy định pháp luật của các đối tượng trong QLNH ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả trong QLNH của Ngân hang Nhà nước Việt Nam. Việc các tổ chức hay cá nhân tham gia vào hoạt động trong lĩnh vực QLNH nhận thức và hiểu biết đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm của mình giúp cho công tác QLNH của Ngân hàng Nhà nước diễn ra nhanh chóng, minh bạch, thuận lợi và nâng cao được hiệu quả hoạt động QLNH.


- Sự phối hợp của các cơ quan liên quan: Hiện nay chưa có một cơ chế chính sách phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến hoạt động QLNH của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Việc hình thành một cơ chế, ở đó có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ của các cơ quan liên quan đến hoạt động QLNH sẽ nâng cao chất lượng Công tác QLNH nói chung và của Ngân hang Nhà nước Việt Nam nói riêng.

Trong cơ chế này, các cơ quan chức năng cần có sự phối hợp trao đổi thong tin và phối hợp với nhau trong việc quản lý, theo dõi, thanh tra, giám sát và xử phạt các hành vi vi phạm trong hoạt động ngoại hối.

Bên cạnh đó cũng cần phối hợp trong việc tuyên truyền đồng bộ của các cơ quan này nhằm nâng cao nhận thức về các quy định của Pháp luật về QLNH, hạn chế những sai phạm vì thiếu hiểu biết pháp luật.


KẾT LUẬN CHƯƠNG1


Hoạt động QLNH là một bộ phận rất quan trọng trong việc hiện thực hóa Chính sách tiền tệ Quốc gia. QLNH còn giúp bảo đảm an ninh tiền tệ, cải thiện môi trường đầu tư, thực hiện các chính sách vĩ mô của nên kinh tế. Vì vậy, việc nghiên cứu và không ngừng hoàn thiện công tác QLNH là rất cần thiết.

Chính vì vậy trong chương 1, tác giả đã trình bày tổng quan về QLNH của Ngân hàng Trung ương, của NHNNViệt Nam đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến Công tác QLNH của NHNNViệt Nam. Qua chương này tác giả mong muốn đưa ra được một nhận thức chung cơ bản nhất về QLNH và các yếu tố ảnh hưởng từ đó có thể đưa ra những phân tích, đánh giá, nhìn nhận được những thực trạng công tác QLNH của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang, từ đó chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân và hạn chế trong công tác QLNH ở chương tiếp theo.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH BẮC GIANG.‌

2.1.GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH BẮC GIANG

2.1.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và sự ra đời của NHNN CN tỉnh Bắc Giang.

NHNNra đời chính do yêu cầu của sự phát triển hệ thống ngân hàng trong lịch sử, là tất yếu khách quan khi hoạt động kinh doanh tiền tệ phát triển. Cuối thế kỷ XVIII, khi mà hệ thống NHTM phát triển mạnh mẽ, với nhiều ngân hàng phát hành nhiều loại giấy bạc khác nhau đã gây ra cản trở đối với quá trình phát triển kinh tế, Nhà nước đã can thiệp bằng cách ban hành các đạo luật để hạn chế số lượng ngân hàng được phép phát hành. Lúc này, hệ thống ngân hàng được tách thành hai nhóm là các ngân hàng được phép phát hành tiền (gọi là ngân hàng phát hành) và nhóm các ngân hàng không được phép phát hành tiền (gọi là ngân hàng trung gian).

Đến cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XX, để thống nhất việc phát hành, các nước ban hành đạo luật chỉ cho phép một ngân hàng lớn nhất, uy tín nhất được phép phát hành còn các ngân hàng khác chuyển thành NHTM. Mặc dù vậy Ngân hàng phát hành vẫn thuộc sở hữu tư nhân nên Nhà nước không can thiệp một cách thường xuyên các hoạt động tiền tệ được. Bài học đắt giá từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã cho thấy Chính phủ phải điều hành được chính sách tiền tệ, phải nắm trong tay ngân hàng phát hành. Do vậy các nước đã lần lượt quốc hữu hoá ngân hàng phát hành, trở thành ngân hàng phát hành tiền duy nhất của Chính phủ, NHNN ra đời từ đó.

NHNN là định chế duy nhất trong nền kinh tế vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước vừa làm thực hiện chức năng kinh doanh.Mặc dù vậy, hoạt động kinh doanh của NHNN cũng nhằm mục tiêu quản lý chứ không vì mục đích lợi nhuận. NHNN là ngân hàng duy nhất được phép phát hành tiền của mỗi quốc gia, là một định chế công cộng chịu trách nhiệm trong việc quản lý và điều tiết các vấn đề liên quan đến tiền tệ, nhằm phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng.


Ngân hàng Nhà nước có tên gọi khác nhau xuất phát từ các yếu tố lịch sử, sở hữu, thể chế chính trị, nhu cầu của nền kinh tế cũng như truyền thống về văn hoá ở mỗi quốc gia khác nhau: Theo hình thức sở hữu, NHNN có tên gọi là NHNN Việt Nam, Ngân hàng quốc gia (Mônđôva, Iran, Hunggari); Theo tính chất, chức năng có thể là ngân hàng trung ương (Liên bang Nga), ngân hàng dự trữ (Nam phi), Hệ thống dự trữ liên bang (Mỹ) hoặc có thể chỉ là những tên gọi có tính chất lịch sử và kế thừa như Ngân hàng Anh, Ngân hàng Pháp, Ngân hàng Nhật Bản.Mô hình và vị trí của NHNN không giống nhau ở các quốc gia trên thế giới: NHNN thuộc Chính Phủ (Hàn Quốc, Singapore,Việt Nam, Đài Loan, Indonesia…); NHNN độc lập với Chính Phủ (Hoa ỳ, Nhật Bản và 1 số nước Châu Âu, Nam Mỹ…); NHNN trực thuộc Bộ Tài chính...

Mặc dù được tổ chức theo các mô hình khác nhau nhưng nhìn chung NHNN là ngân hàng phát hành tiền của một quốc gia, là bộ máy tài chính tổng hợp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đồng thời là ngân hàng của các ngân hàng và TCTD khác trong nền kinh tế. Mục tiêu của NHNN đều là ổn định giá trị đồng tiền cả về đối nội và đối ngoại, tạo điều kiện phát triển kinh tế, kiểm soát hệ thống ngân hàng, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động theo trật tự pháp chế, ổn định, an toàn và hiệu quả.

Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến dưới sự thống trị của thực dân Pháp.Hệ thống tiền tệ, tín dụng ngân hàng được thiết lập và hoạt độngchủ yếu phục vụ chính sách thuộc địa của Pháp ở Việt Nam. Trong suốt thời kỳ thuộc địa, sự hình thành và phát triển của hệ thống tiền tệ, tín dụng đều do Chính phủ Pháp xếp đặt, bảo hộ thông qua Ngân hàng Đông Dương. Thực chất, Ngân hàng Đông Dương hoạt động với tư cách là một Ngân hàng phát hành Trung ương, đồng thời là một ngân hàng kinh doanh đa năng bao gồm các nghiệp vụ ngân hàng thương mại và nghiệp vụ đầu tư.

Sau Cách mạng tháng 8, một trong những nhiệm vụ trọng tâmcủa chính quyền cách mạng là phải từng bước xây dựng nền tiền tệ độc lập, tự chủ, công cụ quan trọng của chính quyền để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhiệm vụ này dần trở thành

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 26/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí