xuyên.
Đối với xe mô tô các loại người ta tiến hành bảo hiểm vật chất thường
Đối với xe ôtô các loại có thể tiến hành toàn bộ vật chất thân xe hoặc
từng bộ phận chiếc xe.
Phạm vi Bảo Hiểm.
Là việc xác định những rủi ro bảo hiểm làm căn cứ xét bồi thường. Các rủi ro được bảo hiểm thông thường bao gồm.
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại công ty TNHH bảo hiểm Fubon chi nhánh tại tỉnh Bình Dương - 1
- Hoàn thiện công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại công ty TNHH bảo hiểm Fubon chi nhánh tại tỉnh Bình Dương - 2
- Sự Cần Thiết Của Bảo Hiểm Trách Nhiệm Dân Sự (Bh Tnds) Của Chủ Xe Cơ Giới Đối Với Người Thứ 3.
- Giới Thiệu Chung Về Công Ty Tnhh Bảo Hiểm Fubon Và Fubon Bình Dương.
- Thực Trạng Công Tác Giám Định, Bồi Thường Bảo Hiểm Xe Cơ Fubon Bình Dương.
- Quy Trình Giải Quyết Của Garage Service (Đối Với Garage Không Được Ủy Quyền).
Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.
Tai nạn do đâm va, lật đổ.
Cháy, nổ, bão, lũ lụt, sét đánh, động đất, mưa đá.
Mất cắp toàn bộ riêng ).
xe ( đối với xe môtô chỉ
bảo hiểm khi có thoả
thuận
Tai nạn rủi ro bất ngờ khác gây lên.
Ngoài việc bồi thường những thiệt hại vật chất cho xe được bảo hiểm trên, các công ty còn thành toán những chi phí cần thiết và hợp lý nhằm:
Ngăn ngừa, hạn chế nguyên nhân trên
tổn thất phát sinh thêm khi xe bị
thiệt hại do các
Chi phí bảo vệ và kéo xe thiệt hại tới nơi sữa chữa gần nhất.
Giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm của bảo hiểm
1.1.4. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm.
1.1.4.1. Giá trị bảo hiểm.
Là giá trị thực thế trên thị trường của xe tại thời điểm mà người tham gia bảo hiểm mua bao hiểm.
Việc xác định đúng, chính xác giá trị bảo hiểm chính là cơ sở để bồi thường chính xác thiệt hại thực tế cho chủ xe tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, việc xác định giá trị của xe ngày nay cũng gây không ít khó khăn vì giá xe trên thị trường luôn luôn biến động và có thêm nhiều chủng loại xe mới, có nhiều loại xe đã sử
dụng lâu hay mới cần phải khấu trừ,…. Trên thực tế các công ty bao hiểm
thường dựa trên các yếu tố để xác định giá trị xe là : loại xe, năm sản xuất , mức độ mới cũ của xe, thể tích làm việc của xi lanh.
Các công ty bảo hiểm cũng có thể xác định giá trị bảo hiểm theo giá trị còn lại:
Giá trị bảo hiểm = Giá trị ban đầu – Khấu hao.
Tuỳ đặc điểm, thời kỳ kinh doanh của từng công ty mà có phương pháp tính tích hợp.
1.1.4.2. Số tiền bảo hiểm.
Số tiền Bảo Hiểm là số tiền được ghi rõ trên đơn bảo hiểm, là giới hạn bồi thường tối đa của công ty bảo hiểm.
Giá trị bảo hiểm của xe được xác định theo cách nói trên sẽ là căn cứ để hai bên thoả thuận số tiền bảo hiểm trong hợp đồng. Về nguyên tắc số tiền bảo hiểm không vượt quá giá trị của xe.
Khi tham gia bảo hiểm chủ xe phải chú ý một số vấn đề sau:
Bảo hiểm không chịu trách nhiệm phần trượt giá của xe.
Bảo hiểm không chịu trách nhiệm phần hao mòn của xe, tức là phải tính đến khấu hao làm trong theo tháng.
Nếu xe bị tai nạn, bị thiệt hại toàn bộ hoặc một phần nào đó hay bị mất cắp toàn bộ thì phải tính khấu hao.
Nếu chủ xe mua bảo hiểm sau đó chuyển quyền sở hữu cho người khác thì chủ xe mới vẫn được hưởng quyền lợi cho đến khi hết hạn hợp đồng.
1.1.5. Phí bảo hiểm.
Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà chủ xe phải nộp cho công ty bảo hiểm để hình thành nên một quỹ tiền tệ tập trung đủ lớn để bồi thường thiệt hại xảy ra trong năm nghiệp vụ theo phạm vi bảo hiểm. Có thể coi phí bảo hiểm là giá cả của của sản phẩm bảo hiểm nên nó có thể tăng giảm như các sản phẩm khác.
Biểu phí nghiệp vụ BHTNDS do Bộ Tài Chính quy định ngoài ra doanh nghiệp có thể thoả thuận với chủ xe cơ giới để đảm bảo biểu phí cao hơn hoặc phạm vi bảo hiểm rủi ro bảo hiểm rộng hơn theo quy tắc bảo hiểm. Phí bảo hiểm tính cho mỗi đầu phương tiện đối với mỗi loại phương tiện (thường tính theo năm) là:
P = f + d
Trong đó : P – Phí bảo hiểm / đầu phương tiện f – Phí thuần
d Phụ phí
.1 Công tác giám định bồi thường trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
1.1.6. Công tác giám định.
1.1.6.1. Khái niệm, mục đích công tác giám định.
Khái niệm: Giám định là công việc được tiến hành sau khi phát hiện sự cố tai nạn nhằm xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.
Mục đích:
Xác định nguyên nhân, bản chất tai nạn sự không? Bảo hiểm như thế nào? ).
Xác định mức độ thiệt hại.
cố (có được bảo hiểm hay
Đề xuất các giải pháp đề phòng, giảm thiểu tổn thất một cách tốt nhất.
Xác minh điều tra những vụ việc có dấu hiệu nghi vấn gian lận trục lợi bảo hiểm nhằm hưởng lợi từ bảo hiểm.
Thu thập chứng cứ
pháp lý (
ảnh chụp, lời khai, nhân chứng, tài liệu,
chứng từ,...) để tiến hành đòi người thứ ba.
1.1.6.2. Nguyên tắc công tác giám định.
Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh mà đòi hỏi công tác giám định phải tuân thủ theo bốn nguyên tắc cơ bản dưới đây:
Thứ nhất, công tác giám định phải được tiến hành sớm nhất ngay sau khi nhận được thông báo về vụ tai nạn đối với xe được bảo hiểm. Nguyên tắc này giúp nhà bảo hiểm tránh được hiện tượng trục lợi bảo hiểm cũng như nắm bắt công việc được chính xác giúp khách hàng thu thập hồ sơ nhanh chóng.
Thứ hai, quá trình giám định phải được tiến hành bởi giám định viên. Giám
định viên có thể
là nhân viên của công ty bảo hiểm đáp
ứng đầy đủ
các tiêu
chuẩn mà công ty quy định hoặc do công ty bảo hiểm thuê. Nguyên tắc này bảo vệ quyền lợi chính đáng của tổ chức bảo hiểm cũng như đảm bảo yêu cầu của công tác giám định là nhanh chóng, chính xác.
Thứ ba, Khi tiến hành giám định phải có mặt của chủ xe, lái xe hoặc đại
diện ủy quyền hợp pháp của chủ xe để đảm bảo cho tính hợp lệ, hợp pháp của
biên bản giám định. Và phải có chữ ký của các bên nhằm tránh những trường hợp khiếu nại, khiếu kiện có thể xảy ra.
Thứ
tư, biên bản giám định cuối cùng chỉ
cung cấp cho người yêu cầu
giám định, không lộ
nội dung giám định cho cơ
quan khác, trừ
trường hợp đã
được tổ chức bảo hiểm cho phép.
1.1.6.3. Quy trình giám định.
Giám định bảo hiểm chỉ chấp nhận yêu cầu giám định trong những trường hợp xảy ra tai nạn, có tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Tuỳ từng nghiệp vụ bảo hiểm mà tổ chức công tác giám định cụ thể tổn thất cho phù hợp. Có thể khái quát quy trình giám định theo các bước sau:
Bước 1:Chuẩn bị giám định. Trước khi tiến hành giám định phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết liên quan đến đối tượng bảo hiểm như: đơn bảo hiểm hoặc giấy yêu cầu bảo hiểm, bảng kê khai chi tiết các loại sản phẩm được bảo hiểm, giấy ra viện, các chứng từ, hoá đơn sửa chữa, thay thế... Ngoài ra, nếu cần thiết còn phải chuẩn bị hiện trường giám định, thống nhất thời gian
và địa điểm giám định, tổ chức mời các bên có liên quan trong khi giám định
(công an, chính quyền địa phương, y bác sĩ, các nhà chuyên môn...)
Bước 2:Tiến hành giám định. Công việc giám định phải được tiến hành
khẩn trương, ý kiến của chuyên viên giám định đưa ra phải chuẩn xác, hợp lý và nhất quán. Với những trường hợp phải giám định dài ngày, chuyên viên giám định phải bám sát hiện trường để theo dõi, thu thập thông tin và đưa ra các phương án giải quyết phù hợp.
Bước 3: Lập biên bản giám định. Đây là tài liệu chủ
yếu để
xét
duyệt bồi thường. Vì vậy, nội dung văn bản này phải đảm bảo được tính trung
thực, chính xác, rõ ràng, cụ
thể. Các số
liệu phải phù hợp với thực trạng và
không được mâu thuẫn khi đối chiếu với các giấy tờ liên quan. Với những vụ tổn thất lớn, nghiêm trọng và phức tạp cần phải trưng cầu ý kiến tập thể của những người có liên quan và lãnh đạo doanh nghiệp bảo hiểm trước khi hoàn tất biên bản giám định. Thông thường biên bản giám định được hoàn thành tại chỗ ngay sau khi giám định và có đầy đủ chữ ký của các bên có liên quan. Biên bản giám định chỉ cấp cho người có yêu cầu giám định, không được tiết lộ nội dung giám định cho những người khác khi chưa có yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm. Như vậy, mối quan hệ thông tin hai chiều giữa hai bộ phận này đều dựa trên cơ sở thông tin từ phía khách hàng mà họ muốn nắm bắt, gồm những thông tin ban đầu và những thông tin sau khi xảy ra rủi ro tổn thất. Cả hai loại thông tin này sẽ
bổ sung, hỗ
trợ
cho nhau và giúp cho các bộ
phận chức năng hoàn thành tốt
nhiệm vụ của mình
Vai trò của giám định viên.
Ghi nhận trung thực các thiệt hại.
1.1.6.4. Vai trò, nhiệm vụ của giám định viên bảo hiểm xe cơ giới
Đề xuất những biện pháp bảo quản và hạn chế tổn thất.
Tiến hành khiếu kiện.
Thông tin cho các nhà bảo hiểm trong trường hợp là giám định viên chỉ định. Trong một số vụ tai nạn có sự không thống nhất về kết qủa giám
định hoặc phạm vị giám đinh vượt quá trình độ giám định viên của công ty bảo hiểm, các bên có quyền chỉ định giám định viên trung gian.
Nhiệm vụ của giám định viên.
Nếu tai nạn xảy ra và công việc giám định có sự tham gia của cảnh sát thì giám định viên phải phối hợp với cơ quan điều tra và chủ xe, thu thập tài liệu cùng kết luận điều tra để xác định phạm vi và trách nhiệm bảo hiểm. Trường hợp không có cảnh sát đến giám định thì giám định viên phải giám định các thiệt hại liên quan đến tai nạn thuộc trách nhiệm của bảo hiểm, đây là cơ sở quan trọng nhất cho công tác bồi thường.
Các công việc trong quá trình giám định thiệt hại cụ thể như sau:
ư Nhận thông tin
ư Hướng dẫn xử lý ban đầu
ư Tiến hành giám định
ư Lập biên bản giám đinh
ư Cùng chủ xe lựa chọn phương án khắc phục thiệt hại.
ư Hoàn chỉnh hồ sơ bồi thường
ư Giải quyết đúng chế độ bảo hiểm
1.1.7. Công tác bồi thường.
1.1.7.1. Nguyên tắc bồi thường.
Đủ căn cứ pháp lý để việc chứng minh được thuận lợi, kịp thời.
ư Trường hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc được giá trị thực tế:
Sốtiềnbảohiểm
Số tiền bồi thường = Thiệt hại thực tế X
Giá trịbảohiểmcủaxe
ư Nếu xe tham gia bảo hiểm trên giá trị thực tế:
Theo nguyên tắc công ty bảo hiểm sẽ không chấp nhận trường hợp bảo hiểm trên giá trị thực tế. Nhưng nếu vì nguyên nhân nào đó từ phía người tham gia dù vô tình hay cố ý thì khi tổn thất xảy ra công ty bảo hiểm cũng chỉ bồi
thường bằng thiệt hại thực tế và luôn luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thực tế của xe.
Trường hợp tổn thất bộ phận.
1.1.7.2. Xác định số tiền bồi thường.
Về cơ bản khi tổn thất bộ phận xảy ra, công ty bảo hiểm cũng giải quyết bồi thường theo 2 nguyên tắc trên. Tuy nhiên, mức tối đa chỉ bằng cơ cấu giá trị của bộ phận đó trong bảng tỷ lệ tổng thành xe.
Trường hợp tổn thất toàn bộ:
Tổn thất toàn bộ xảy ra khi xe bị mất cắp, thiệt hại nặng không thể phục hồi hoặc chi phí phục hồi bằng hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe, ở đây số tiền bồi thường sẽ được chi trả như sau:
Nếu xe tham gia bảo hiểm nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thực tế của xe.
Số tiền bồi thường = số tiền bảo hiểm – ( khấu hao + Tận thu ( nếu có ))
Công ty bảo hiểm cũng quy định khi giá trị thiệt hại so với giá trị thực thế của xe bằng hoặc lớn hơn một tỷ lệ nhất định nào đó thì được xem là tổn thất toàn bộ ước tính, tuy nhiên lại bị giới hạn bằng bảng tỷ lệ cấu thành xe.
Khi tiến hành bồi thường xong, công ty bảo hiểm phải thu hồi những bộ phận được thay mới hoặc đã được bồi thường toàn bộ giá trị. Nếu có liên quan đến trách nhiệm người thứ ba thì công ty bồi thường cho chủ xe và yếu cầu chủ xe bảo lưu quyền khiếu nại với người thứ ba kèm toàn bộ hồ sơ, chứng từ liên quan.
1.1.8. Quy trình giám định bồi thường.
Sau khi nhận được kết quả giám định và các giấy tờ liên quan, bộ phận giải quyết bồi thường bảo hiểm tiến hành giải quyết thanh toán bồi thường cho khách hàng bảo hiểm theo trình tự các bước cơ bản sau:
Bước 1: Mở hồ sơ khách hàng. Hồ sơ khách hàng phải được ghi lại theo thứ tự (Thường phù hợp với số hợp đồng) và thời gian. Sau đó, nhân viên giải quyết bồi thường kiểm tra, đối chiếu các thông tin với hợp đồng gốc. Tiếp theo, phải thông báo cho khách hàng là đã nhận được đầy đủ các giấy tờ liên quan, nếu thiếu loại giấy tờ nào thì phải thông báo để khách hàng nhanh chóng bổ sung hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2:Xác định số tiền bồi thường. Sau khi hoàn tất hồ sơ bồi thường của khách hàng bị tổn thất, bộ phận giải quyết bồi thường phải tính toán STBT trên cơ sở khiếu nại của người được bảo hiểm. STBT được xác định căn cứ vào:
Biên bản giám định tổn thất và bản kê khai tổn thất.
Điều khoản, điều kiện của HĐBH.
Bảng theo dõi số phí bảo hiểm đã nộp…
Bước 3:Thông báo bồi thường. Sau khi STBT được xác định, DNBH sẽ thông báo chấp nhận bồi thường và đề xuất các hình thức bồi thường cho khách hàng.
Bước 4:Truy đòi người thứ ba. Cuối cùng, bộ phận thanh toán bồi thường phải áp dụng các biện pháp để tiến hành truy đòi người thứ ba nếu họ có liên đới trách nhiệm trong trường hợp tổn thất xảy ra hoặc với các nhà bảo hiểm khác trên thị trường.
Quá trình thực hiện quy trình giám định và đặc biệt là quy trình bồi thường sẽ có sự giao tiếp thường xuyên với khách hàng bảo hiểm. Do đó, các nhân viên thực hiện giám định và bồi thường cần phải có thái độ phục vụ nhiệt tình, văn minh, lịch sự, có tinh thần hợp tác nhiệt tình, trung thực, có thái độ tôn trọng và biết cảm thông với những mất mát của khách hàng. Trong những trường hợp đơn giản, việc bồi thường cần được thực hiện ngay để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Hoạt động công tác giám định – bồi thường có thực hiện tốt hay không được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn như: Tỷ lệ hồ sơ đã giải quyết, tỷ lệ hồ sơ còn tồn đọng, số hồ sơ bồi thường sai…