Nội Dung Cơ Bản Của Bảo Hiểm Vật Chất Xe Cơ Giới


Chương 3: Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm PJICO Huế

Phần III: Kết luận và kiến nghị


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỰ HÀI LÒNG VỀ

CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI


1.1. Cơ sở lý luận


1.1.1. Tổng quan về bảo hiểm vật chất xe cơ giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.


1.1.1.1. Khái niệm chung về bảo hiểm

Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm PJICO Huế - 3


Mặc dù bảo hiểm đã có nguồn gốc và lịch sử phát triển khá lâu đời, nhưng do tính đặc thù của loại hình dịch vụ này, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về bảo hiểm. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm, đó là:

Theo Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (ban hành ngày 09/12/2000) thì “kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.

Tập đoàn bảo hiểm AIG (Mỹ) định nghĩa: “Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm”.

Còn theo Monique Gaullier, “Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận


được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê”.

Như vậy, để có một khái niệm chung nhất về bảo hiểm, có thể đưa ra định nghĩa: “Bảo hiểm là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thoả thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm”.

1.1.1.2. Các loại hình bảo hiểm


Trải qua quá trình phát triển lâu dài, bảo hiểm ngày nay đã bao gồm nhiều hình thức hết sức đa dạng, phong phú. Để quản lý các loại hình bảo hiểm này, người ta phân loại thành các nhóm dựa trên các tiêu chí khác nhau. Cụ thể, có một số cách phân loại rất phổ biến đang được sử dụng hiện nay.

Phân loại theo đối tượng bảo hiểm:


Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm thì toàn bộ các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm

được chia thành ba nhóm:


- Bảo hiểm tài sản: Là loại bảo hiểm lấy tài sản làm đối tượng bảo hiểm. Khi xảy ra tổn thất về tài sản như mất mát, hủy hoại về vật chất, người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm căn cứ vào giá trị thiệt hại thực tế và số tiền bảo hiểm trên hợp đồng.

- Bảo hiểm con người: Đối tượng của các loại hình này chính là tính mạng, thân thể, sức khỏe của con người. Người ký kết hợp đồng bảo hiểm, nộp phí bảo hiểm để thực hiện mong muốn nếu như rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe của người được bảo hiểm thì họ hoặc một người thụ hưởng hợp pháp khác sẽ nhận được khoản tiền do người bảo hiểm trả. Bảo hiểm con người có thể là bảo hiểm nhân thọ hoặc bảo hiểm tai nạn - bệnh.

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm phát sinh do ràng buộc của các quy định trong luật dân sự, theo đó, người được bảo hiểm phải bồi


thường bằng tiền cho người thứ ba những thiệt hại gây ra do hành vi của mình hoặc do sự vận hành của tài sản thuộc sở hữu của chính mình. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự có thể là bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc bảo hiểm trách nhiệm công cộng, bảo hiểm trách nhiệm của bên thứ ba trong đơn bảo hiểm.


Phân loại theo phương thức quản lý:

Với cách phân loại này, các nghiệp vụ bảo hiểm thương mại được chia làm 2 hình thức: Bắt buộc và tự nguyện

- Bảo hiểm tự nguyện: Là những loại bảo hiểm mà hợp đồng được kết lập dựa hoàn toàn trên sự cân nhắc và nhận thức của người được bảo hiểm. Đây là tính chất vốn có của bảo hiểm thương mại khi nó có vai trò như là một hoạt động dịch vụ cho sản xuất và sinh hoạt con người.

- Bảo hiểm bắt buộc: Được hình thành trên cơ sở luật định nhằm bảo vệ lợi ích của nạn nhân trong các vụ tổn thất và bảo vệ lợi ích của toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Các hoạt động nguy hiểm có thể dẫn đến tổn thất con người và tài chính trầm trọng gắn liền với trách nhiệm dân sự nghề nghiệp thường là đối tượng của sự bắt buộc này. Tuy nhiên, sự bắt buộc chỉ là bắt buộc người có đối tượng mua bảo hiểm chứ không bắt buộc mua bảo hiểm ở đâu. Tính chất tương thuận của hợp đồng bảo hiểm được ký kết vẫn còn nguyên vì người được bảo hiểm vẫn tự do lựa chọn nhà bảo hiểm cho mình.

Phân loại theo kỹ thuật bảo hiểm:

Theo cách phân loại này, các loại hình bảo hiểm được chia làm 2 loại: Bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ, tương ứng với hai kỹ thuật là “phân bổ” và “tồn tích vốn”.

- Bảo hiểm phi nhân thọ: Là các loại bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có tính chất ổn định (tương đối) theo thời gian và thường độc lập với tuổi thọ con người (nên gọi là bảo hiểm phi nhân thọ). Hợp đồng bảo hiểm loại này thường là ngắn hạn (một năm).

- Bảo hiểm nhân thọ: Là các loại bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có tính chất

thay đổi (rò rệt) theo thời gian và đối tượng, thường gắn liền với tuổi thọ con người


(nên gọi là bảo hiểm nhân thọ). Hợp đồng bảo hiểm loại này thường là dài hạn (10

năm, 20 năm, trọn đời).


1.1.1.3. Khái niệm về bảo hiểm vật chất xe cơ giới


Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình bảo hiểm tài sản và nó được thực hiện dưới hình thức bảo hiểm tự nguyện. Chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe là để được bồi thường những thiệt hại vật chất xảy ra với xe của mình do những rủi ro được bảo hiểm gây nên.

Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là thiệt hại vật chất của xe xảy ra do những tai nạn bất ngờ ngoài sự kiểm soát của chủ xe trong những trường hợp cụ thể do quy tắc bảo hiểm quy định. Cụ thể là những thiệt hại do:

- Những tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của chủ xe, lái xe trong những trường hợp: đâm va, lật, đổ, rơi; chìm; hỏa hoạn, cháy, nổ; bị các vật thể khác rơi, va chạm vào.

- Những tai nạn bất khả kháng do thiên nhiên: bão, lũ lụt, sụt lở, sét đánh, động đất, mưa đá, sóng thần.

- Mất cắp, mất cướp toàn bộ xe.


Ngoài những điều khoản chính bảo hiểm vật chất xe còn có các điều khoản bổ sung ví dụ như: Thủy kích (ngập nước, không khấu hao phụ tùng vật tư thay mới, lựa chọn cơ sở sửa chữa,…). Chính vì vậy chủ xe có thể lựa chọn các điều khoản bổ sung thêm dựa theo nhu cầu, khả năng tài chính của mình.

Các loại hình bảo hiểm vật chất xe cơ giới:


- Phân loại theo đối tượng bảo hiểm: Bảo hiểm vật chất xe cơ giới cho xe ô tô, xe mô tô (xe máy) cả 2 bánh và 3 bánh.

- Phân loại theo bộ phận trên xe:


+ Bảo hiểm vật chất toàn bộ xe: Là bảo hiểm thiệt hại vật chất cho toàn bộ tổng thành cấu tạo nên xe cơ giới và các thiết bị trang bị thêm so với chiếc xe nguyên bản sau khi xuất xưởng.


+ Bảo hiểm vật chất thân vỏ xe: Là bảo hiểm thiệt hại vật chất của các bộ phận cấu tạo nên tổng thành thân vỏ của xe cơ giới.

1.1.1.4. Vai trò của bảo hiểm vật chất xe cơ giới


Bảo hiểm vật chất xe cơ giới giữ một vai trò quan trọng trong việc hạn chế và khắc phục rủi ro, góp phần đảm bảo an toàn xã hội như:

- Góp phần ổn định tài chính cho chủ phương tiện khi có rủi ro xảy ra gây tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm. Khi tham gia giao thông không ai muốn rủi ro xảy ra nhưng rủi ro là ngẫu nhiên, không loại trừ bất cứ ai. Khi rủi ro xảy ra, thường để lại những hậu quả to lớn về con người và vật chất, gây ra những tổn thất về tài chính, làm gián đoạn sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, bảo hiểm thông qua công tác bồi thường nhanh chóng, kịp thời góp phần ổn định tình hình tài chính, giúp họ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó khăn; đồng thời qua đó góp phần xoa dịu, làm giảm bớt căng thẳng giữa chủ xe và người bị nạn.

- Góp phần đề phòng và hạn chế tai nạn giao thông. Với số phí bảo hiểm thu được, ngoài việc bồi thường cho các chủ phương tiện khi có rủi ro xảy ra, các công ty bảo hiểm còn thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất xảy ra như: xây dựng đường lánh nạn, đường phụ, hốc cứu nạn; lắp đặt hệ thống biển báo, tín hiệu giao thông, hệ thống gương cầu. Ngoài ra, công ty bảo hiểm còn khuyến khích các chủ xe tự thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất, nâng cao ý thức thông qua công tác tuyên truyền.

- Sử dụng hiệu quả những khoản tiền nhàn rỗi, tạo được nguồn vốn lớn để đầu tư vào những lĩnh vực khác. Trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh, người ta thường phải tính đến những rủi ro có thể gặp phải và luôn muốn chủ động trong những tình huống xấu nhất. Việc tự khắc phục rủi ro đòi hỏi các cá nhân, tổ chức phải bỏ ra một khoản tiền lớn lập quỹ dự phòng. Xét trên toàn xã hội, tổng các quỹ dự phòng sẽ là một khoản tiền không nhỏ, có khả năng sinh lợi lớn nếu đem đầu tư. Do vậy, người ta có thể đóng cho các công ty bảo hiểm một khoản nhỏ hơn thay vì bỏ một khoản tiền lớn lập quỹ và có thể dùng tiền đó nâng cao đời sống hoặc đầu tư kinh doanh.


- Góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước. Mức sống nhân dân ngày càng tăng, số lượng các phương tiện cơ giới tăng nhanh, đồng thời giá trị của từng chiếc xe cũng tăng nhanh. Do đó, số lượng người tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới cũng tăng nhanh, góp phần làm tăng nguồn thu cho Ngân sách nhà nước thông qua hình thức nộp thuế của các công ty bảo hiểm. Ngược lại, chính phủ sử dụng ngân sách nhà nước phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư hỗ trợ, nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân từ đó góp phần nâng cao chất lượng đời sống dân cư.

Như vậy, vai trò của bảo hiểm này là rất lớn. Ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của bảo hiểm vật chất xe cơ giới nên số người tham gia ngày càng đông. Trong tương lai, bảo hiểm vật chất xe cơ giới chắc chắn sẽ ngày càng phát triển và hoàn thiện.

1.1.1.5. Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe cơ giới


Đối tượng bảo hiểm:


Trong hoạt động bảo hiểm, yếu tố đối tượng bảo hiểm là yếu tố quan trọng, xác định được đối tượng bảo hiểm thì các công ty bảo hiểm sẽ thiết kế các sản phẩm và các điều kiện điều khoản phù hợp.

Đối tượng bảo hiểm vật chất xe cơ giới là bản thân chiếc xe với đầy đủ các yếu tố như xe cơ giới phải có giá trị sử dụng; xe phải được phép lưu hành theo quy định của pháp luật, đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật và an toàn giao thông; xe phải có đầy đủ các bộ phận để cấu thành một chiếc xe hoàn chỉnh.

Xe cơ giới được hiểu là tất cả các loại xe tham gia giao thông trên đường bộ bằng động cơ của chính chiếc xe đó, bao gồm ô tô, mô tô và xe máy. Đối với xe mô tô, xe máy thường các chủ xe tham gia bảo hiểm toàn bộ vật chất thân xe. Đối với xe ô tô, các chủ xe có thể tham gia bảo hiểm toàn bộ xe hoặc cũng có thể tham gia bảo hiểm theo từng bộ phận của xe.

Xét về kỹ thuật xe cơ giới, người ta chia một ô tô thành 7 tổng thành cơ bản:


- Tổng thành thân vỏ bao gồm: Cabin toàn bộ, calang, cabô, chắn bùn, toàn bộ cửa và kính, toàn bộ đèn và gương, toàn bộ phần vỏ kim loại, các cần gạt và bàn đạp ga, cần số, phanh chân, phanh tay.

- Tổng thành hệ thống lái bao gồm: Vô lăng lái, trục tay lái, thanh kéo ngang, thanh kéo dọc, phi de.

- Tổng thành hộp số: Hộp số chính, hộp số phụ (nếu có).


- Tổng thành động cơ.


- Tổng thành trục trước (cần trước) bao gồm: Dầm cầu trục lắp hệ thống treo nhíp, may ơ nhíp, cơ cấu phanh, nếu là cần chủ động thì có thêm một cần vi sai với vỏ cần.

- Tổng thành trục sau bao gồm: Vỏ cầu toàn bộ, một cầu, vi sai, cụm may ơ sau, cơ cấu phanh, xi lanh phanh, trục lắp ngang, hệ thống theo cầu sau, nhíp.

- Tổng thành bánh xe: Lốp săm (kể cả săm lốp dự phòng).


Trong tất cả các thành tổng trên, tổng thành thân vỏ thường là phần dễ bị tổn thất nhất khi rủi ro tai nạn giao thông xảy ra. Do đó, đây cũng chính là phần tổng thành được các chủ xe lựa chọn tham gia bảo hiểm nhất.

Phạm vi bảo hiểm:


Phạm vi bảo hiểm là giới hạn những rủi ro khi xảy ra gây tổn thất cho xe cơ giới sẽ được người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường.

Rủi ro được bảo hiểm:


Nhà bảo hiển thường quy định bồi thường cho chủ xe những thiệt hại vật chất xảy ra do tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của chủ xe, lái xe trong những trường hợp sau:

- Tai nạn do đâm va, lật đổ: trường hợp này rất dễ xảy ra và cần được bảo hiểm nhất.


- Hỏa hoạn, cháy, nổ.


- Những tổn thất do thiên tai như: bão, lũ lụt, sét đánh, động đất, mưa đá, sụt lở,…


- Mất cắp toàn bộ xe. Trong trường hợp này chỉ mất cắp toàn bộ xe mới được bảo hiểm, mất cắp bộ phận xe không được bảo hiểm là do các nguyên nhân:

+ Tránh trục lợi bảo hiểm. Vì chủ xe có thể tháo bộ phận xe giấu đi và đòi bảo hiểm.


+ Giá trị bộ phận xe nhỏ. Do đó, chi phí xác nhận mất cắp lớn hơn so với số tiền

được bồi thường.


+ Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người mua bảo hiểm đối với việc trộm cắp.


- Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên (ngoài những điểm rủi ro loại trừ trách nhiệm bảo hiểm).

- Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm còn thanh toán những chi phí cần thiết và hợp lý nhằm:

+ Ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do các nguyên nhân trên.

+ Chi phí bảo vệ xe và kéo xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất.


+ Chi phí giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm của bảo hiểm.


Tuy nhiên, trong mọi trường hợp tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm được ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Rủi ro loại trừ trách nhiệm bảo hiểm:

Doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các

trường hợp sau đây:


- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại.


- Xe không có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bỏ vệ môi trường, hoặc có nhưng không hợp lệ (trừ khi có những thỏa thuận khác).

- Lái xe không có giấy phép lái xe hoặc có nhưng không hợp lệ.


- Tai nạn xảy ra do lái xe có nồng độ cồn, rượu bia vượt mức quy định của pháp luật hiện hành, khi có kết luận bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc có chất ma túy và các chát kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.

Ngày đăng: 05/07/2022