Hoàn thiện công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại công ty TNHH bảo hiểm Fubon chi nhánh tại tỉnh Bình Dương - 2


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Fubon Bình Dương : Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn bảo hiểm FuBon (Việt Nam) – Chi nhánh tại tỉnh Bình Dương.


DNBH : Doanh nghiệp bảo hiểm‌


BH : Bảo hiểm


TNDS : Trách nhiệm dân sự BHPNT : Bảo hiểm phi nhân thọ TLBT : Tỷ lệ bồi thường‌‌

TNGT : Tai nạn giao thông


TTATGT : Trật tự an toàn giao thông


HĐBH : Hợp đồng bảo hiểm


GT : Giao thông


GPLX : Giấy phép lái xe


DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1:

Số lượng xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ

tại Việt Nam trong

những năm gần đây 5

Bảng 1.2: Tình hình tai nạn giao thông đường đường bộ ở Việt Nam, giai đoạn 2000­ 2011 27

Bảng 2.1: Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác bảo hiểm xe cơ giới tại Fubon giai đoạn 2010­2011 29

Bảng 2.2: Doanh thu phí các nghiệp vụ

bảo hiểm xe cơ

giới tại Fubon giai đoạn

2010­2011............................................................................................................. 35

Bảng 2.3: Tình hình chi bồi thường các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Fubon Bình Dương giai đoạn 2011­2012 39

Bảng 2.4: Tình hình chi giám định – bồi thường tại Fubon giai đoạn 2012­201341

Bảng 2.5: Tình hình trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Fubon Bình Dương giai đoạn 2011­2012 40

Bảng 2.6: Bảng phân tích SWOT Fubon Bình Dương 41

DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH Bảo Hiểm Fubon Việt Nam 20


Hình 2.2: Sơ đồ quy trình giải quyết bồi thường xe cơ giới ( Tổn thất vật chất xe)

.............................................................................................................................. 22


Hình 2.3: Sơ đồ quy trình giải quyết của Garage Service (đối với garage được ủy quyền) 23

Hình 2.4: Sơ đồ quy trình giải quyết của Garage Service (đối với garage không được

ủy quyền) 23


Hình 2.5 : Sơ đồ quy trình giải quyết bồi thường xe cơ giới (Tai nạn con người bên thứ ba) 26

Hình 2.6 : Sơ đồ quy trình giải quyết bồi thường xe cơ giới (Thiệt hại tài sản bên thứ ba) 28


MỞ ĐẦU‌

Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế nước ta, trong những năm gần đây nhu cầu về vận chuyển hàng hóa, hành khách ngày càng gia tăng đã kéo theo sự gia tăng đáng kể về số lượng các phương tiện vận tải. Tuy nhiên, do điều kiện về cơ sở hạ tầng giao thông nước ta còn nhiều bất cập, trong khi đó ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông của người dân chưa cao đã dẫn đến phát sinh nhiều hệ lụy, đặc biệt là vấn đề tai nạn giao thông đã trở thành vấn nạn của xã hội. Mặc dù chính phủ, các cấp, các ngành đã và đang thực hiện nhiều biện pháp tích cực nhưng tình trạng tai nạn giao thông không những không được kiềm chế mà còn diễn biến hết sức phức tạp. Hàng năm có đến hàng vạn người chết và bị thương, thiệt hại về vật chất là vô cùng to lớn và trở thành nỗi ám ảnh của mọi người, nhất là đối với chủ nhân có các phương tiện tham gia

giao thông. Trước thực trạng đó, nhu cầu về

bảo hiểm xe cơ

giới ngày càng

được các chủ xe quan tâm và xem đây là một trong những biện pháp tích cực để khắc phục những hậu quả khôn lường do tai nạn giao thông gây ra, qua đó giúp họ ổn định về mặt tài chính và an tâm hơn trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình khi đã chuyển giao rủi ro cho doanh nghiệp bảo hiểm.


Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới (chủ yếu là bảo hiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới với người thứ ba) luôn là một nghiệp vụ mang lại doanh thu phí cao cho các công ty bảo hiểm. Cũng như các công ty bảo hiểm khác trên thị trường, Công ty Bảo hiểm Fubon Bình Dương cũng triển khai nghiệp vụ này ngay khi mới thành lập. Và để cạnh tranh được trong thi trường ngày nay thì Công ty cũng đã rất chú trọng tới khâu giám định bồi thường – là khâu mà khách hang nhìn vào đó để đánh giá sản phẩm và lựa chon công ty bảo hiểm ký kết hợp đồng.

Trong quá trình thực tập, nghiên cứu tại vị trí giám định bồi thường ở công ty TNHH bảo hiểm Fubon – chi nhánh tại tỉnh Bình Dương, em cảm thấy rất

muốn tìm hiểu về

những vấn đề

trên, nên em quyết định chọn đề

tài

“Hoàn

thiện công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Công Ty TNHH Bảo Hiểm Fubon – Chi nhánh tại tỉnh Bình Dương”.

Các mục tiêu cụ thể ­ Các câu hỏi nghiên cứu


 Cơ sở lý luận chung về công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới.

 Tổng quan công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại bảo hiểm thế giới và trong nước.

 Thực trạng và kết quả thực hiện công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Fubon Bình Dương.

 Giải pháp và những kiến nghị để hoàn thiện công tác giám định bồi

thường bảo hiểm xe cơ giới tại Fubon Bình Dương.

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập xử lý dữ liệu sơ cấp và thứ cấp; phương pháp phân tích SWOT; phương pháp nghiên cứu định tính.


Phạm vi nghiên cứu và thu thập dữ liệu


 Không gian nghiên cứu : Công ty Bảo hiểm Fubon Bình Dương


 Thời gian nghiên cứu : Giai đoạn năm 2010­2012.


 Pham vi nội dung nghiên cứu : Giám định bồi thường.


 Dữ liệu nghiên cứu : Tài liệu, số liệu liên quan đến

công tác giám định bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới: từ phòng Giám định bồi thường và các phòng nghiệp vụ của công ty.


Kết cấu của chuyên đề


Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận được trình bày trong 3 chương:


 Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới và công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới


 Chương 2: Thực trạng công tác giám định, bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm Fubon Bình Dương giai đoạn 2010 ­ 2012.


 Chương 3: Kiến nghị và giảm pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám định, bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại công ty Bảo hiểm Fubon Bình Dương.


CHƯƠNG 1: TỔN‌

G QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI VÀ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI

1.1. Khái quát chung về bảo hiểm xe cơ giới.

1.1.1. Tai nạn giao thông đường bộ và sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.

1.1.1.1. Đặc điểm của xe cơ giới.

Giao thông vận tải là ngành kinh tế có vị trí quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả các ngành kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Giao thông vận tải cũng chính là bộ phận chủ yếu của cơ sở hạ tầng, là thước đo cho sự phát triển của một quốc gia. Nước ta có một mạng lưới giao thông khá dày đặc và phong

phú với các hình thức như vận tải đường bộ, vận tải đường sắt và vận tải

đường hang không, trong đó thì giao thông vận tải đường bộ bằng xe cơ giới là hình thức chủ yếu, phổ biến nhất. Theo quy định hiện hành thì xe cơ giới được hiểu là tât cả các loại xe tham gia giao thông trên đường bộ bằng chính động cơ của mình, trừ xe đạp máy và được phép lưu hành trên lãnh thổ của mỗi quốc gia. Nó không chỉ là phương tiện vận tải mà còn là một tài sản có giá trị lớn đối với cá nhân, gia đình, các tổ chức và các doanh nghiệp.


Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm: xe ôtô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự kể cả xe cơ giới dành cho người tàn tật.


Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp có tham gia giao thông đường bộ.


Trong quá trình hoạt động xe cơ giới có một số đặc điểm sau liên quan đến quá trình bảo hiểm:


Số lượng đầu xe tham gia giao thông đường bộ ngày càng tăng, bên cạnh đó chính là sự gia tăng đáng kể của các vụ tai nạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Năm 2004, số lượng xe ôtô là 735.000 chiếc, xe máy

12.859.000 chiếc. chỉ

sau 5 năm đến năm 2009, số

lượng ôtô đã là 1.597.069

chiếc, xe máy 28.131.061 chiếc. Như vậy chỉ trong 5 năm, số lượng ôtô đã tăng 2,17 lần; số lượng xe máy đã tăng 2,19 lần. Theo Bộ Giao thông vận tải, trong 10 tháng đầu năm 2011, toàn quốc đăng ký mới hơn 161.700 xe ô tô, hơn 2 triệu 488 nghìn xe mô tô, nâng tổng số phương tiện đăng ký trong toàn quốc lên hơn 35,5 triệu xe, trong đó có hơn 1 triệu 866 nghìn ô tô, hơn 33 triệu 643 nghìn mô tô. So với cùng kỳ năm 2010, xe ô tô đăng ký mới tăng 11,5%, mô tô tăng 10%. Sự gia tăng ngày càng nhiều phương tiện tham gia giao thông đòi hỏi cần phải nâng cao cơ sở vật chất, hệ thống cầu đường,… phục vụ sự đi lại cũng như phát triển của các phương tiện tham gia giao thông.

Xe cơ giới có tính cơ động cao, hoạt động trên nhiều loại địa hình và tham gia triệt để vào quá trình vận chuyển. Do đó mà xác xuất xảy ra rủi ro là rất lớn.

Mạng lưới đường bộ quốc gia hiện có tổng chiều dài khoảng 280.000km, trong đó có gần 16.800km quốc lộ, trên 25.000km đường tỉnh, xấp xỉ 51.800km đường huyện, hơn 17.000km đường đô thị, trên 7.800km đường chuyên dùng và quãng 161.000km đường xã. Do hệ thống đường bộ được xây dựng qua nhiều thời kỳ nên có tiêu chuẩn và quy mô khác nhau; số lượng cầu yếu, cầu tải trọng thấp, chưa đồng bộ với cấp đường khá lớn; nhiều tuyến đường giao thông miền núi chưa đi lại được quanh năm. Theo tính toán, trên toàn bộ hệ thống đường bộ Việt Nam thì có đến 2/3 số đường cần bảo dưỡng ngay.

Do những đặc điểm trên có tính đặc thù nên ở tất cả các nước khi đã có bảo hiểm thì bao giờ cũng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Và ở Việt Nam,

nghiệp vụ này cũng đã được triển khai phổ biến và rộng rãi. Tính tới hết quý

II/2011, doanh thu phí bảo hiểm gốc của nghiệp vụ này đạt 3.101 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 31% trong cơ cấu nghiệp vụ BHPNT. Tuy nhiên, tỉ lệ bồi thường (TLBT) nghiệp vụ này cũng thuộc vào dạng “topten” của thị trường. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2011 là 43%, chỉ xếp sau 2 nghiệp vụ bảo hiểm hàng không (50%) và bảo hiểm con người (44%)…

Để biết cụ thể số lượng xe cơ giới tại Việt Nam hiện nay, có thể quan sát

ở bảng sau:


Bảng 1.1: Số lượng xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ tại Việt Nam trong những năm gần đây.


Chỉ tiêu


Năm

Tổng số ôtô + xe máy

Ôtô

Xe máy

Số lượng

Tốc độ

tăng (%)

Số lượng

Tốc độ

tăng (%)

Số lượng

Tốc độ

tăng (%)

2004

13.594.000

12,7

735.000

12,0

12.859.000

13,0

2005

16.549.980

21,7

862.000

17,3

15.687.980

22,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại công ty TNHH bảo hiểm Fubon chi nhánh tại tỉnh Bình Dương - 2

Xem tất cả 84 trang.

Ngày đăng: 06/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí