Giải Pháp Huy Động Nguồn Tài Chính Cho Khoa Học Từ Quỹ Tự Có Của Nhà Trường.


- Cần tăng mức đầu tư tài chính cho các nghiên cứu cơ bản của các trường đại học. Trong gia đoạn 2001-2005, tổng đầu tư tài chính từ NSNN cho KH&CN trong các trường đại học là 136.100 triệu, trong đó, 27.730 triệu cho khoa học cơ bản, chiếm khoảng 20,5%. Đối với các trường đại học, mức

đầu tư như thế là thấp, chưa sử dụng được trí tuệ đội ngũ. Trong những năm tới, tỷ lệ này cần tiếp tục được nâng lên.

- Cần chú ý đẩy mạnh đẩy mạnh đồng bộ NCCB trong tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học x< hội và nhân văn. Sớm khắc phục tình trạng bỏ trống NCCB trong lĩnh vực khoa học x< hội và nhân văn hiện nay.

3.2.1.4. Giải pháp huy động nguồn tài chính cho khoa học từ quỹ tự có của nhà trường.

Cùng với việc tăng quyền tự chủ của các trường đại học, nguồn thu từ đào tạo và nghiên cứu khoa học sẽ tăng lên. Do đó, ngoài việc chi trả tiền lương cho cán bộ, giảng viên, công nhân viên nhà trường và thực hiện trích nộp các quỹ theo quy chế tài chính hiện hành, nguồn tài chính của các trường đầu tư cho nghiên cứu khoa học cũng sẽ tăng lên. Các trường sẽ có điều kiện để đầu tư cho đội ngũ nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học nhiều hơn từ nguồn quỹ của họ.

Trong những năm qua, ở một số trường đại học đ< chú ý đầu tư cho khoa học từ nguồn quỹ tự có của trường. Chẳng hạn, trong những năm 1996-2003, hàng năm Trường Đại học Kinh tế quốc dân đầu tư cho hoạt động khoa học và biên soạn giáo trình của trường một lượng kinh phí bằng khoảng 1,5 đến 2 lần số kinh phí do Bộ GD&ĐT đầu tư cho khoa học cho trường. Nhờ đó, hoạt động nghiên cứu khoa học của trường

Đại học Kinh tế quốc dân phát triển khá mạnh, có nhiều đóng góp cho sự phát triển khoa học kinh tế của cả nước, đóng góp cho Đảng và Nhà nước những cơ sở khoa học xác đáng để đổi mới cơ chế, chính sách quản


lý nền kinh tế Việt Nam phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

định hướng x< hội chủ nghĩa.


Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học công nghệ trong các trường Đại học ở Việt Nam - 21

Tuy nhiên, số trường có chính sách hỗ trợ như thế là chưa nhiều. Chẳng hạn, theo báo cáo của 9 trường đại học khối kinh tế, trong 5 năm 2001- 2005, có 6 trường dùng quỹ tự có của trường để hỗ trợ cho hoạt động KH&CN với tổng số là gần 6,4 tỷ đồng, gần bằng 7% tổng đầu tư toàn x< hội cho KH&CN của khối.

Vì thế, việc làm này cần được tiến hành ở tất cả các trường đại học. Muốn vậy, cần nghiên cứu và quy định về tỷ lệ trích lập từ quỹ tự có của trường để hỗ trợ cho các đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học để nâng mức đầu tư cho đề tài cấp Bộ hoặc đầu tư cho đề tài cấp trường, từ đó nâng cao chất lượng các công trình ngiên cứu khoa học. Theo chúng tôi, tỷ lệ này ít nhất bằng 50% tỷ lệ mà Ngân sách nhà nước chi hàng năm cho hoạt động KH&CN.

3.2.2. Nhóm giải pháp sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính từ Ngân sách nhà nước cho hoạt động KH&CN trong các trường đại học.

3.2.2.1 Giải pháp đổi mới cơ chế phân bổ nguồn đầu tư tài chính từ ngân sách nhà nước đối với hoạt động KH&CN trong các trường đại học

Điều này phải được đặt trong chương trình tổng thể đổi mới cơ chế phân bổ NSNN cho KH&CN nói chung. Hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng các bộ bộ Khoa học và Công nghệ, bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ Tài chính và các Bộ ngành có liên quan thống nhất để xây dựng dự toán phân bổ ngân sách giành cho khối đại học, trong đó có kinh phí cho KH&CN; Xây dựng dự toán ngân sách của ngành Giáo dục và Đào tạo về KH&CN trên cơ sở gắn việc xây dựng dự toán NSNN cho KH&CN với việc xây dựng các nhiệm vụ KH&CN; Thực hiện phân bổ và quản lý ngân sách dành cho KH&CN theo kế hoạch và quy

định chung.


Trong thời gian tới, cần có sự phối hợp ngay từ đầu trong việc phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản dành cho KH&CN nhằm gắn kế hoạch đầu tư với các định hướng ưu tiên phát triển KH&CN, tránh tình trạng "cát cứ" hiện nay.

Trong nguồn tài chính cho nghiên cứu khoa học cấp bộ, trước hết cần giành một lượng kinh phí đầu tư cho các nhiệm vụ do các bộ, ngành đề xuất

để tập trung giải quyết những chương trình, đề tài có tầm quan trọng cho sự phát triển của bộ, ngành.

Trong việc phân bổ nguồn tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học theo đơn vị trường, cần căn cứ vào số lượng và chất lượng các nhà khoa học trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trường nào có đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa khoa học cơ hữu có trình độ khoa học, trước hết là học hàm giáo sư, phó giáo sư, có trình độ tiến sỹ nhiều hơn thì được phân bổ nguồn kinh phí cho khoa học lớn hơn.

Nhà nước giành kinh phí cần thiết cho các khâu hình thành, xác định nhiệm vụ KH&CN, tuyển chọn đề tài, dự án và đánh giá nghiệm thu kết quả nghiên cứu để nâng cao chất lượng khoa học của các khâu này, đồng thời có cơ chế sau nghiệm thu kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao tỷ lệ kinh phí NSNN hỗ trợ cho các hoạt động triển khai, thích nghi ứng dụng công nghệ nhằm đưa nhanh thành quả KH&CN vào sản xuất và đời sống.

Trên cơ sở đó, cần tiếp tục đổi mới cơ chế phân bổ nguồn tài chính của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh cho các trường đại học trực thuộc nhằm khuyến khích sáng tạo của nhà khoa học, tính tự chủ của các tổ chức nghiên cứu và phát triển thông qua việc áp dụng cơ chế cạnh tranh bình đẳng.

Bên cạnh việc cấp phát tài chính theo đơn vị Trường như hiện nay, chúng tôi đề nghị cần áp dụng hình thức hỗ trợ tài chính cho cá nhân các nhà khoa học, trên cơ sở những nhiệm vụ đề tài do các cá nhân đề xuất, được cơ quan quản lý khoa học có thẩm quyền chấp thuận.


3.2.2.2. Xây dựng Quỹ phát triển hoạt động KH&CN cho các trường đại học.

nước ta, Quỹ phát triển hoạt động KHCN, được xác định trong Luật KHCN và Quỹ hỗ trợ phát triển KHCN, được xác định trong Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Tuy vậy, cho đến nay tuy đ< được thành lập nhưng trên thực tế 2 quỹ này vẫn chưa đi vào hoạt động.

Đối với hoạt động KH&CN của cả nước, ngoài một số quỹ hoặc một số khoản tiền mang tính chất quỹ ra, như Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC), khoản kinh phí hỗ trợ KH&CN nằm ở kho bạc Nhà nước do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trước đây, Bộ Khoa học và Công nghệ hiện nay và các sở KH&CN là chủ tài khoản, thì mới chỉ có tổ chức ngân hàng thực tế làm trung gian tài chính cho một số hoạt động liên quan tới KH&CN. Nhà nước ta đ< có một loạt các văn bản pháp quy (Luật, Nghị định, Quyết định, Thông tư) quy định hình thành một số tổ chức trung gian tài chính cho hoạt động KH&CN. Khái quát văn bản có liên quan tới quỹ hỗ trợ hoạt động KH&CN và đối chiếu với thực tế thực hiện thời gian qua ở nước ta do một đề tài nghiên cứu thực hiện trong năm 1999 đ< rút ra nhận xét sau: [65]

- Tác động của các quỹ hoặc các khoản tiền mang tính chất quỹ còn yếu đối với việc hỗ trợ hoạt động KH&CN, còn rất hạn hẹp về nguồn, hạn chế về phạm vi hoạt động, thiếu tổ chức bộ máy thích hợp để duy trì và phát triển.

- Các quy định về quỹ hỗ trợ hoạt động KH&CN còn mang tính chất riêng rẽ cho từng lĩnh vực (cơ quan R&D, doanh nghiệp,...) thiếu mối liên kết, phối hợp để bổ sung cho nhau cả trong việc tạo nguồn, cũng như trong sử dụng. Cơ chế quản lý quỹ hoặc các khoản tiền mang tính chất quỹ còn mang


nhiều tính chất hành chính, chưa chú ý tới yêu cầu về lựa chọn hỗ trợ dựa trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng, công khai.

- Còn thiếu cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc tổ chức hình thành các quỹ hỗ trợ hoạt động KH&CN của Nhà nước ở các cấp (quốc gia, bộ, địa phương). Hiện tại Luật Ngân sách Nhà nước không cho phép các bộ dùng nguồn kinh phí có tính chất ngân sách để trích lập quỹ.

Như vậy, ở nước ta mới có mầm mống hình thành Quỹ hỗ trợ hoạt

động KH&CN có nguồn vốn trích từ ngân sách Nhà nước, trong thực tế chỉ tồn tại các khoản kinh phí trong mục lục ngân sách để chi cho một số nhiệm vụ KH&CN. Hơn nữa, quỹ này không phải của Nhà nước (tổ chức phi Chính phủ) và được thành lập theo đúng tính chất của quỹ là Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC). Nhưng đây là một tổ chức quy mô nhỏ với nguồn kinh phí không lớn, dựa chủ yếu vào tiền quyên góp, nên vai trò trong hỗ trợ sự nghiệp KH&CN mới chỉ mang tính động viên, tuyên truyền trong việc trao một số giải thưởng KH&CN.

Để hỗ trợ hoạt động KH&CN, hiện nay, Nhà nước ta đ< thành lập Quỹ phát triển KH&CN quốc gia. Hiện nay Quỹ đ< đi vào hoạt động.Với việc thành lập Quỹ phát triển KH&CN quốc gia, chúng tôi khuyến nghị thành lập Quỹ phát triển KH&CN các trường đại học. Quỹ này nằm trong hệ thống Quỹ phát triển KH&CN quốc gia. Và về cơ bản được tổ chức hoạt động theo những nguyên tắc của Quỹ phát triển KH&CN quốc gia.

Để khuyến khích được sự sáng tạo của các nhà khoa học, tập trung

được trí tuệ của những nhà khoa học có trình độ cao, chúng tôi cho rằng, việc giành một phần kinh phí nhất định cho những đề xuất mang tính cá nhân của nhà khoa học là rất cần thiết. Nhà nước cần nghiên cứu có những quy định để thu hút được các nhà khoa học này, có thể họ là đương nhiệm, nhưng cũng có thể đ< nghỉ hưu, có thể thuộc các trường công hoặc


trường tư, nếu có những đề tài nghiên cứu có ý nghĩa sẽ được sự hỗ trợ kinh phí nghiên cứu của nhà nước.

Để làm được như vậy, cần nghiên cứu hình thành Quỹ hỗ trợ hoạt

động khoa học cấp Bộ, đặt trong hệ thống Quỹ phát triển khoa học quốc gia. Một phần nguồn tài chính cho Quỹ hoạt động là từ NSNN cho khoa học cấp Bộ, phần còn lại từ các nguồn khác từ x< hội, các tổ chức, các doanh nghiệp và từ nước ngoài...

3.2.2.3. Xây dựng cơ chế phối hợp sử dụng nguồn tài chính cho nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, đào tạo sau đại học với nghiên cứu khoa học trong các trường đại học.

Như đ< nói, hiện nay còn thiếu sự phối hợp giữa nghiên cứu khoa học với việc xây dựng chương trình, giáo trình và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo sau đại học. Sự phối hợp này trên cả hai phương diện là tổ chức thực hiện nhiệm vụ và sử dụng nguồn tài chính cho các hoạt động này. Vì thế, cần có sự nghiên cứu cơ chế phối hợp hai hoạt động đó. Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi khuyến nghị:

Thứ nhất, có sự thống nhất chỉ đạo việc phối hợp giữa hai hoạt động này từ các cơ quan quản lý vĩ mô, bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ Khoa học và Công nghệ và bộ Tài chính.

Thứ hai, Hội đồng khoa học và đào tạo trong mỗi trường đại học quyết định thống nhất các vấn đề nghiên cứu khoa học và nghiên cứu đề tài luận văn thạc sỹ, tiến sỹ, biên soạn mục tiêu, chương trình giáo trình đào tạo,.. hàng năm cũng như dài hạn; Đồng thời thống nhất kế hoạch nguồn nhân lực thực hiện.

Thứ ba, trên cơ sở đó, có sự phối hợp chặt chẽ thống nhất sử dụng nguồn tài chính cho cả hai hoạt động này ngay từ các cơ sở.


3.2.2.4. Xây dựng và áp dụng cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học nhằm mở rộng quyền tự chủ tài chính đối với các tổ chức nghiên cứu và phát triển.

Cải tiến thủ tục cấp, quyết toán kinh phí, đánh giá, nghiệm thu nhằm gắn kinh phí với chất lượng đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu.

Trong xu hướng phát triển của kinh tế thị trường, các sản phẩm nghiên cứu khoa học cũng là hàng hoá, mặc dù chủ yếu là loại hàng hoá công cộng. Là hàng hoá, sản phẩm nghiên cứu khoa học cũng phải có giá cả. Giá cả này được hình thành theo nguyên tắc thoả thuận giữa nhà nước - người đặt hàng và nhà khoa học, người thực hiện các công trình nghiên cứu. Nhà nước đặt hàng, đặt mức kinh phí, nhà khoa học tính toán và ký kết hợp đồng với nhà nước.

Những năm gần đây, về cơ bản chúng ta cũng đang chuyển sang thực hiện theo hướng này. Nhưng do những quy định hành chính, nhất là về tài chính còn phức tạp, chưa phù hợp, việc quản lý tài chính vừa không gắn với chất lượng sản phẩm nghiên cứu, vừa phức tạp trong quy định về thủ tục, hoá

đơn, chứng từ nên hoạt động nghiên cứu khoa học đang gặp nhiều khó khăn.


Như đ< nói, do đặc điểm của lao động nghiên cứu nên việc định lượng rất khó khăn, do đó, để vừa kiểm soát được nguồn đầu tư tài chính, đảm bảo hiệu quả của đầu tư, vừa đơn giản trong việc thanh toán cần phải đổi mới những quy định về quản lý nguồn tài chính cho hoạt động KH&CN. Qua nhiều lần đổi mới, gần đây nhất, ngày 4/10/2006, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ đ< ban hành Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN (gọi tắt là Thông tư 93) hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án KH&CN sử dụng NSNN. Thông tư 93 đ< cụ thể hoá một bước về cơ chế giao quyền tự chủ trong tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Các giải pháp ”khoán” trong Thông tư 93 đ< thể hiện được cơ chế quản lý tài chính đối với kinh phí của đề tài, dự án KH&CN,


”thông thoáng” so với quy định hiện hành. Cụ thể, những ưu điểm của Thông tư 93 so với các quy định trước đó là:

- Về nguyên tắc sử dụng kinh phí. Chủ nhiệm, tổ chức chủ trì đề tài, dự án được tư chủ trong sử dụng nguồn kinh phí được giao khoán, có thể được chi cao hơn hoặc thấp hơn định mức của Nhà nước.

- Theo Thông tư 93, trong khuôn khổ kinh phí được giao khoán, tổ chức và cá nhân chủ trì được quyền tự điều chỉnh kinh phí giữa các nhóm mục chi. Điều này tạo điều kiện cho việc điều chỉnh, bổ sung trong quá trình triển khai thực hiện đề tài, dự án.

- Về chứng từ thanh quyết toán kinh phí, trước đây quy định phải có kèm theo dự toán chi tiết các khoản chi; giải trình các khoản chi đề nghị quyết toán, một số trường hợp đòi hỏi phải nộp toàn bộ sản phẩm của hợp

đồng. Nay theo Thông tư 93, quy định đối với hợp đồng lao động, hợp đồng

đặt hàng nghiên cứu, chứng từ quyết toán gồm phiếu chi tiền (hoặc phiếu thu), bản hợp đồng và bản thanh lý hợp đồng có xác nhận của chủ nhiệm đề tài, dự án về mức độ đáp ứng yêu cầu đối với sản phẩm nghiên cứu.

- Trước đây, với số dư dự toán, số dư tạm ứng kinh phí đến cuối năm phải trả lại cho ngân sách nhà nước, không được chuyển tiếp sang năm sau để thực hiện. Nay theo Thông tư 93, chủ nhiệm, cơ quan chủ trì đề tài, dự án chỉ cần báo cáo để kho bạc xác nhận số dư và được chuyển sang năm sau mà không cần phải xin cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt đề tài, dự án và cơ quan tài chính cấp trên.

- Điều rất mới là Thông tư 93 đưa ra chế tài đối với đề tài, dự án, cụ thể hoá mức xử lý và trách nhiệm của tổ chức và cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ theo hợp đồng. Đồng thời có quy định cụ thể, rõ ràng việc công khai trong và ngoài tổ chức chủ trì về nội dung, sản phẩm và kinh phí của đề tài.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/01/2023