% 85% Số Doanh Nghiệp Cổ Phần Hóa Có Vốn Điều Lệ < 10 Tỷ Đồng


Các DN có vốn bàn giao về Tổng công ty thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau, quy mô hoạt động và trình độ quản trị khác nhau. Đa số các DN có quy mô nhỏ, vốn điều lệ bình quân dưới 10 tỷ đồng (khoảng 85% DN), chỉ có khoảng 1,5% số DN có vốn trên 100 tỷ đồng (biểu2. 4 phản ánh tỷ lệ qui mô điều lệ của DN CPH bàn giao về SCIC). Cụ thể như sau:

+ Có 38% số DN có VNN giữ chi phối. Nhiều DN khi CPH thuộc diện nhà nước không cần giữ vốn nhưng do không bán được cổ phần nên số vốn còn lại lớn. 36% DNNN nắm giữ dưới 30% vốn điều lệ.


85 85 số doanh nghiệp cổ phần hóa có vốn Điều lệ 10 tỷ đồng 15 số 1

85% 85% số doanh nghiệp cổ phần hóa có vốn Điều lệ < 10 tỷ đồng


15% số doanh nghiệp cổ phần hóa có vốn điều lệ > 10 tỷ đồng


1.5%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.


15%

Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Việt Nam - 13

1,5% số doanh nghiệp cổ phần hóa có vốn điều lệ < 10 tỷ đồng


Biểu 2.4: Tỷ lệ qui mô điều lệ của DN CPH bàn giao về SCIC


Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm (2006-2010) hoạt động của SCIC, định hướng phát triển giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020 [120]

+ Các DN có quy mô vốn lớn trên 100 tỷ đồng đa số kinh doanh có hiệu quả, tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ bình quân trên 12%. Tuy nhiên, các DN còn lại hiệu quả chưa cao (45% DN hoạt động có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn 10% và gần 7% DN đang thua lỗ) (biểu 2.5 phản ánh tỷ lệ VNN trong DN CPH đã bàn giao cho SCIC).

Trong các DN mà Tổng công ty đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn, chỉ có 51 DN (chiếm 5,7% tổng số DN) là thuộc diện nhà nước cần nắm


giữ cổ phần theo Quyết định 38/2007/QĐ-TTg ban hành ngày 20/3/2007 về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại DN 100% VNN.



36%


38%


26 36 số doanh nghiệp cổ phần hóa vốn nhà nước nắm giữ 30 vốn điều 2

26%

36% số doanh nghiệp cổ phần hóa vốn nhà nước nắm giữ < 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp

38% số doanh nghiệp cổ phần hóa vốn nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (trên 51% vốn điều lệ)

26% số doanh nghiệp cổ phần hóa vốn nhà nước nắm giữ từ 30 - 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp


Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ vốn nhà nước trong DN sau CPH đã bàn giao cho SCIC Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm (2006-2010) hoạt động của SCIC, định hướng phát triển giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020 [120]

Về cơ bản, việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu VNN tại các DN thuộc Bộ, địa phương trong thời gian qua được thực hiện thận trọng, đúng pháp luật, không làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của DN. Thông qua việc nhận chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu với vai trò là cổ đông tại DN, Tổng công ty đã thực hiện được bước đầu việc tách bạch chức năng quản lý hành chính nhà nước với quyền tự chủ kinh doanh của DN, chuyển từ hình thức cấp phát vốn sang cơ chế đầu tư, kinh doanh VNN hoạt động theo nguyên tắc thị trường, hạch toán kinh doanh lấy hiệu quả làm mục tiêu. Lợi ích của DN, lợi ích của cổ đông và lợi ích của người lao động được giải quyết hài hoà (biểu 2.6 phản ánh kết quả tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu VNN).


700

600

500

Số doanh nghiệp

400

300

200

100

0

2006 2007 2008 2009


Biểu 2.6: Kết quả tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm (2006-2010) hoạt động của SCIC, định hướng phát triển giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020 [120]

Trong Luận án này có nêu 03 ví dụ để minh chứng cho tình hình thực hiện chính sách quản lý VNN trong DN CPH ở Việt Nam. Trong đó, Ví dụ 1: Về việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu VNN từ Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu về SCIC làm đại diện chủ sở hữu. Ví dụ 2: Về DN CPH có VNN do Tổng công ty nhà nước trực thuộc Bộ làm đại diện chủ sở hữu: CTCP Bánh kẹo Hải Châu do Tổng công ty Mía đường 1 thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm đại diện chủ sở hữu VNN. Ví dụ 3: Về DN CPH có VNN do Tổng công ty nhà nước trực thuộc địa phương làm đại diện chủ sở hữu: CTCP Vật liệu xây dựng Hà Nội do Tổng công ty Thương mại Hà Nội thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội làm đại diện chủ sở hữu VNN.


Hộp 2.2 là ví dụ về việc một tổng công ty thuộc bộ khi CPH toàn bộ tổng công ty do Bộ chủ quan làm đại diện chủ sở hữu VNN. Sau khi SCIC ra đời, quyền đại diện chủ sở hữu VNN được chuyển giao về SCIC.



Hộp 2.2. Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu VNN từ Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu về SCIC làm đại diện chủ sở hữu

Đối với Tổng CTCP Đầu tư Xây dựng và Thương mại (Constrexim) đã được bàn giao quyền dại diện chủ sở hữu VNN từ Bộ Xây dựng về cho SCIC ngày 4/6/2007. Việc ký Biên bản bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu VNN được thực hiện giữa Bộ Xây dựng và SCIC với sự chứng kiến của Bộ Tài chính.

Vốn điều lệ của Tổng công ty tại thời điểm bàn giao là: 203 tỷ đồng. VNN tại thời điểm bàn giao là : 117,37 tỷ đồng. Sau khi ký biên bản bàn giao, SCIC thực hiện:

+ Có công văn yêu cầu Tổng CTCP Đầu tư Xây dựng và Thương mại xác nhận quyền sở hữu VNN tại tổng công ty.

+ Chuyển tên SCIC làm đại diện VNN trong đăng ký kinh doanh và sổ cổ đông của

DN.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


2.2.2. Tình hình thực hiện vấn đề người đại diện VNN trong DN sau CPH.

Người đại diện VNN trong DN CPH được đại diện chủ sở hữu VNN đầu tư vào DN CPH cử tham gia đại diện VNN trong DN CPH. Cụ thể:


Giai đoạn trước 1999, số lượng DN CPH chưa nhiều, đến cuối năm 1998 cả nước mới CPH được 30 DN. Nhà nước chưa có quy định cụ thể về nhiệm vụ của người đại diện VNN trong DN CPH. Đối tượng được đại diện chủ sở hữu cử là người đại diện vốn trong DN CPH đa số là lãnh đạo DNNN cũ vì các DN CPH hầu như không bán cổ phần ra ngoài doanh nghiêp, Từ năm 1999 đến năm 2002, công tác CPH được đẩy mạnh nhờ Nghị định số 44/1998/CP ngày 29/6/1998 đã tháo gỡ được nhiều vương măc trong công tác CPH DNNN. Kết quả có 940 DN và bộ phận DNNN đã được CPH đến 30/6/2002. Việc cử người đại diện VNN trong DN CPH giai đoạn này do bộ, ngành và địa phương chủ quản, Hội đồng quản trị tổng công ty của DNNN quyết định.


Sau năm 2006, khi SCIC đi vào hoạt động thì quyền đại diện chủ sở hữu VNN được chuyển giao cho SCIC và việc cử người đại diện VNN trong DNCPH do SCIC quyết định. Về tình hình thực hiện chính sách đối với người đại diện VNN trong DN CPH được minh họa trong hộp 2.3.


Hộp 2.3: Một số ví dụ minh họa vấn đề người đại diện vốn nhà nước trong DN

sau CPH

Ví dụ 1: Về cử người đại diện VNN trong DN CPH khi CPH Tổng CTCP Đầu tư Xây dựng và Thương mại được bộ Xây dựng cử 4 cán bộ nguyên là lãnh đạo tổng công ty làm đại diện VNN ứng cử vào các chức danh lãnh đạo DN CPH. Đại hội cổ đông lần thứ nhất của tổng công ty đã bầu 4 cán bộ này vào HĐQT và ban giám đốc DN CPH. Khi chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu VNN từ bộ Xây dựng về SCIC: Với 04 người đại diện VNN trước khi bàn giao, SCIC có quyết định tiếp tục ủy quyền cho 03 cán bộ lãnh đạo cũ của DN làm đại diện vốn cho SCIC và cử 01 cán bộ của SCIC tham gia ửng cử vào HĐQT của DN để Đại hội cổ đông của DN bầu tham gia HĐQT.

Định kỳ 06 tháng đại diện VNN của SCIC tại Tổng CTCP Đầu tư Xây dựng và Thương mại phải báo cáo tình hình quản lý và sử dụng VNN tại Tổng công ty. Trước Đại hội cổ đông của Tông công ty, người đại diện VNN của SCIC phải có văn bản xin ý kiến chỉ đạo của SCIC về những vấn đề quan trọng trước khi biểu quyết tại Đại hội cổ đông. Trường hợp có việc đột xuất quan trong, người đại diện vốn của SCIC phải xin ý kiến của SCIC trước khi quyết định.

Ví dụ 2: Về DN CPH có VNN do Tổng công ty nhà nước trực thuộc Bộ làm đại diện chủ sở hữu: CTCP Bánh kẹo Hải Châu do Tổng công ty Mía đường 1 thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm đại diện chủ sở hữu VNN.

Về tổ chức quản lý VNN tại công ty CP Bánh kẹo Hải Châu: Trước khi CPH, công ty CP Bánh kẹo Hải châu là DNNN thuộc tổng công ty Mía đường 1 thuộc bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thực hiện kế hoạch CPH được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, năm 2004 công ty bánh kẹo Hải Châu tiến hành CPH theo Nghị định 64/2002/NĐ-Cp của Chính phủ. Công ty CP Bánh kẹo Hải châu tiến hành Đại hội cổ đông lần thứ nhất vào ngày 31/12/2004 và chính thức đi vào hoạt động theo hình thức CTCP từ ngày 1/2/2005.

Vốn Điều lệ của công ty CP Bánh kẹo Hải Châu tại thời điểm đó là 30 tỷ đồng. VNN khi CPH là 17.7 tỷ đồng chiếm 59% vốn Điều lệ. Đại diện chủ sở hữu VNN là tổng công ty Mía đường 1 thuộc bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Về cử người đại diện trực tiệp quản lý VNN: Khi CPH, Ban chuẩn bị CPH của công ty bánh kẹo Hải Châu xây dựng phướng án CPH với các nội dung theo quy định của Nghị định 64. Một trong các nội dung của phương án là dự kiến tổ chức nhân sự của CTCP báo cảo tổng công ty Mía đường 1 phê duyệt. Trên cơ sở báo cáo của Ban chuẩn bị CPH của công ty bánh kẹo Hải Châu và tỷ lệ VNN tham gia 50% vào CTCP, tổng công ty Mía đường 1 đã cử 03 người làm đại diện phần VNN tham gia ứng cử Hội đồng quản trị CTCP và giữ các chức danh Chủ tịch HĐQT, ủy vên HĐQT kiêm Tổng giám đốc và 01ủy viên HĐQT chuyên trách. Tổng công ty Mía đường 1 còn giới thiệu 02 cán bộ làm Trưởng ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát để Đại hội cổ đông lần thứ nhất công ty CP Bánh kẹo Hải Châu bầu. Kết quả là 03 người đại diện VNN của Tổng công ty Mía đường 1 giữ các chức danh Chủ tịch HĐQT, ủy vên HĐQT kiêm Tổng giám đốc và 01 ủy viên HĐQT chuyên trách cùng chức danh Trường ban Kiểm soát và thành viên ban kiểm soát CTCP.

Tổng công ty Mía đường 1 cử 01 cán bộ trong số những người được cử làm đại diện vốn và tham gia Ban kiểm soát làm Tổ trưởng để điều hành hoạt đông của người đại diện và ban kiểm soát theo đúng mục tiêu mà Tổng công ty Mía đường 1 giao cho Người đại diện VNN tại công ty CP Bánh kẹo Hải Châu đó là sử dụng có hiệu quả phần VNN đầu tư vào CTCP, bảo toàn vốn được giao quản lý và đảm bảo CTCP sản xuất kinh doanh theo định hướng tổng công ty đề ra.


Người đại diện VNN được Đại hội cổ đông bầu có nhiệm kỳ 5 năm. Hết nhiệm kỳ có thể được Đại cổ đông bầu lại tùy theo mức độ tín nhiệm của các cổ đông với việc hoàn thành nhiệm vụ trong nhiệm kỳ được bầu. Trong quá trình hoạt động, tổng công ty Mía đường 1 có thể sẽ thay thế người đại diện nếu thấy càn thiết. Khi đó, tổng công ty có văn bản gửi HĐQT công ty CP Bánh kẹo Hải Châu đề nghị rút người đại diện này và đề nghị thay thế bằng người đại diện khác. Trên cơ sở đó, HĐQT công ty CP Bánh kẹo Hải Châu họp thống nhất và trình Đại hội cổ đông thường niên hay Đại hội cổ đông bất thường bầu vào kỳ họp gần nhất.

+ Về hoạt động của người đại diện trực tiếp VNN tại CTCP: Hàng năm, người đại diện trực tiếp VNN tại công ty CP Bánh kẹo Hải Châu ký hợp đồng cam kết với tổng công ty Mía đường 1 về các nội dung sau: Bảo đảm thực hiện kế hoach sản xuất kinh doanh của công ty; Bảo đảm thực hiện kế hoạc lợi nhuận và chia cổ tức; Các chỉ tiêu tài chính khác; Kế hoạch tổ chức nhân sự.....

Hàng quý, Tổ đại diện trực tiếp quản lý phần VNN họp kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện nhiêm vụ được giao và đề ra phương hướng, giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Nhất là nhiệm vụ bảo toàn và sử dụng có hiệu quả phần VNN đầu tư tại CTCP. Trước các cuộc họp HĐQT, theo thẩm quyền được giao người trực tiếp đại diện VNN phải báo cáo bằng văn bản xin ý kiến tổng công ty Mía đường 1 những nội dung cần xin ý kiến biểu quyết trong cuộc họp HĐQT. Những việc đã được tổng công ty phân cấp thì không phải xin ý kiến nhưng phải báo cáo lại kết quả, nghị quyết cuộc họp HĐQT công ty CP Bánh kẹo Hải Châu về tổng công ty.

Trên cơ sở cam kết đã ký với tổng công ty và nhiệm vụ được giao người đại diện trực tiếp quản lý VNN căn cứ chức vụ năm giữ như Chủ tịch HĐQT, ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc, ủy viên HĐQT chuyên trách, trương ban kiểm soát và thành viên ban kiểm soát phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình được ghi trong Điều lệ công ty.

Ví dụ 3: Về DN CPH có VNN do Tổng công ty nhà nước trực thuộc địa phương làm đại diện chủ sở hữu: CTCP Vật liệu xây dựng Hà Nội do Tổng công ty Thương mại Hà Nội thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội làm đại diện chủ sở hữu VNN.

+ Về tổ chức quản lý VNN tại CTCP Vật liệu xây dựng Hà Nội: CTCP Vật liệu xây dựng Hà Nội là DNNN thuộc Tổng công ty Thương mại Hà Nội, tiến hành CPH DN từ tháng 4/2004 theo Quyết định số 2522/QĐ-UB ngày 26/4/2004 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. CTCP Vật liệu xây dựng Hà Nội tiến hành Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất vào ngày 22/12/2004 và chính thức đi vào hoạt động theo hình thức CTCP từ ngày 01/2/2005 (ngày công ty được cấp dấu).

+ Vốn Điều lệ của CTCP Vật liệu xây dựng Hà Nội tại thời điểm đó là 10 tỷ đồng. VNN khi CPH là 5,1 tỷ đồng chiếm 51% vốn Điều lệ. Đại diện chủ sở hữu VNN là Tổng công ty Thương mại Hà Nội.

+ Về cử người đại diện quản lý VNN: Khi CTCP Vật liệu xây dựng Hà Nội chuẩn bị tiến hành Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất, Tổng công ty Thương mại Hà Nội cử 03 người làm đại diện phần VNN tham gia ứng cử và đã được Đại hội đồng cổ đông CTCP Vật liệu xây dựng bầu vào Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát công ty. Ngày 23/12/2004, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát công ty họp phiên đầu tiên để bầu Chủ tịch HĐQT, Trưởng Ban kiểm soát và cử Giám đốc điều hành công ty. Kết quả là 03 người của Tổng công ty Thương mại Hà Nội - đại diện VNN - giữ các chức danh Chủ tịch HĐQT, Giám đốc và Trường ban Kiểm soát CTCP Vật liệu xây dựng Hà Nội.

+ Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu có nhiệm kỳ 5 năm. Hết nhiệm kỳ có thể được Đại hội đồng cổ đông bầu lại tùy theo mức độ tín



nhiệm của các cổ đông với việc hoàn thành nhiệm vụ trong nhiệm kỳ được bầu. Trong quá trình hoạt động, Tổng công ty Thương mại Hà Nội có thể thay thế người đại diện nếu thấy cần thiết. Khi đó, Đại diện chủ sở VNN là Tổng công ty Thương mại Hà Nội gửi văn bản đến HĐQT CTCP Vật liệu xây dựng Hà Nội đề nghị thay thế người đại diện VNN. Trên cơ sở đó, HĐQT CTCP Vật liệu xây dựng Hà Nội họp thống nhất và trình Đại hội đồng cổ đông thường niên hoặc Đại hội cổ đông bất thường để bầu thay thế thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Ban Kiểm soát .

Nguồn: tác giả tự tổng hợp


2.2.3. Tình hình thực hiện quản lý, đầu tư vốn nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa

Trong giai đoạn trước năm 1998, vì số lượng DN CPH chưa nhiều nên những vướng mắc phát sinh trong việc quản lý, đầu tư VNN trong các DN CPH chưa được nhà nước ban bàn chính sách hướng dẫn cụ thể. Trong giai đoạn này, quản lý, đầu tư VNN trong DN CPH được người đại diện thực hiện như đối với DNNN. Việc đầu tư vốn vào các dự án kinh doanh, tăng giảm VNN với việc thay đổi vốn Điều lệ của DN CPH do người đại diện báo cáo chủ sỏ hữu VNN phê duyệt theo chính sách quản lý tài chính DNNN.

Sau khi có Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ về chuyển DNNN thành CTCP đã có hướng dẫn người đại diện VNN tại doang nghiệp CPH thực hiện quyền và nhiệm vụ của mình theo quy định của Luật DNNN 1995 thì người đai diện VNN đã có hành lang pháp lý để thực hiện nhiệm vụ. Người đại diện VNN tham gia vào bộ máy DN CPH theo Điều lệ của DN cỏ phần hóa. theo dõi và giám sát tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện chế dộ báo cáo và chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu VNN. Việc quản lý, đầu tư VNN trong DN CPH thực hiện theo trình tự: Người đại diện xây dựng kế hoạch, biện pháp trình đại diện chủ sở hữu VNN phê duyệt trước khi biểu quyết tại cuộc họp HĐQT và Đại hội cổ đông. Tham gia quyết định các biện pháp quản lý, điều hành DN CPH theo hướng sử dụng cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt của nhà nước đã phê duyệt;

Từ khi có Nghị định số 73/2000/NĐ-CP ngày 6/12/2000 của Chính phủ về Quy chế quản lý phần VNN ở DN khác và Thông tư số 64/2001/TT-BTC


ngày 10/8/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý phần VNN ở DN khác quy định việc tổ chức quản lý VNN trong DN CPH. Bắt đầu từ thời kỳ này, đã có một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, rõ ràng cho việc quản lý VNN trong các DNCPH. Giá trị VNN trong DNNN đã thực hiện cổ phần hoá bao gồm: Phần VNN từ DNNN chuyển sang CTCP; Giá trị cổ phiếu nhà nước cấp cho người lao động trong DN để hưởng cổ tức khi DNNN thực hiện cổ phần hoá giai đoạn trước khi Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ có hiệu lực thi hành; Lợi tức được chia do việc Nhà nước đầu tư vào DNCPH được dùng để tái đầu tư tại DN này.

Việc quản lý đầu tư VNN trong giai đoạn này được minh họa trong hộp 2.4


Hộp 2.4: Hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước trong công ty CP Bánh kẹo

Hải Châu

Công ty CP Bánh kẹo Hải Châu hoạt đông từ 1/2/2005, tuy nhiện đến năm 2006, công ty mới tiến hành bàn giao sổ sách quyết toán phần VNN cho CTCP. Tại biên bản bàn giao, VNN tại CTCP giảm chỉ còn 13,5 tỷ đồng chiếm 45% vốn Điều lệ của công ty CP Bánh kẹo Hải Châu. Lý do giảm VNN là do khi CPH, VNN tại công ty chưa được đánh giá chính xác. Chưa tính đến chi phí CPH, chi phí hỗ trợ người lao động của DN mua cổ phần được ưu đãi giảm 30%, các khoản lỗ do đầu tư dây chuyên bánh mền Custard chưa quyết toán được vào thời điểm cổ phàn hóa... Những khoản lỗ này, theo quy định của chính sách CPH được giảm trừ vào phần VNN có tại DN. do tông công ty Mía đường 1 không đóng góp thêm. Số cổ phần đó được bán cho các cổ đông hiện hữu của CTCP theo tỷ lệ hiện hữu. Trong hơn năm năm hoạt động, người đại diện VNN của công ty CP Bánh kẹo Hải Châu có 03 đề xuất đầu tư, sử dụng VNN lớn phải báo cáo tổng công ty Mía đường 1 xin ý kiến chỉ đạo và đã được tổng công ty Mía đường 1 chấp thuận cho đầu tư. Đó là:

+ Năm 2006, thực hiện chủ trương của UBND thành phố Hà Nội về việc di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành Hà Nội, Ban điều hành công ty đã xây dựng phương án di dời toàn bộ nhà máy sang huyện Văn Giang tình Hưng Yên, kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy mới và phướng án đầu tư kinh doanh đất tại trụ sở công ty ở phố Mạc Thị Bưởi – phường Vĩnh Tuy – quận Hai Bà Trưng – Hà Nội. Sau khi được Tổng công ty Mía đường 1 chấp thuận bằng văn bản. Người đại diện vốn trực tiệp tại CTCP đã biểu quyết tại cuộc họp HĐQT và Đại hội cổ đông CTCP Bánh kẹo Hải Châu thông qua phương án đầu tư.

+ Năm 2007, căn cứ nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP và nhu cầu sử dụng vốn. Ban diều hành công ty đề nghị được tang vốn Điều lệ của công ty CP Bánh kẹo Hải Châu từ 30 tỷ đồng lên 45 tỷ đồng. Trên cơ sở đó, người đại diện VNN tại công ty CP Bánh kẹo Hải Châu đã tổ chức họp và thống nhất với đề xuất tăng vốn Điều lệ của Ban điều hành. Sau đó, Tổ trưởng người đại diện VNN tại công ty CP Bánh kẹo Hải Châu đã có văn bản xin ý kiến đại diện chủ sở hữu VNN là tổng công ty Mía đường 1. Tông công ty Mía đường 1 căn cứ vào chức nảng nhiệm vụ được Bộ Nông nghiệp và phất triển nông thôn giao đã có văn bản chấp thuận để người đại diện VNN tại công ty CP Bánh kẹo Hải Châu biểu quyết trong Đại hội cổ đông để CTCP ban hành nghị quyết tăng vốn Điều lệ từ 30 tỷ lên 45 tỷ đồng. Theo đó các cổ đông hiện hữu tăng vốn theo tỷ lệ góp vôn.

Xem tất cả 236 trang.

Ngày đăng: 25/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí