nhiều DN đang tiến hành đa dạng hóa hoạt động kinh doanh thì năng lực của cán bộ trong các cơ quan quản lý nhà nước và của SCIC lại giới hạn ở những chuyên môn riêng biệt.
Đối với những DN sau CPH mà nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối trên 50% vốn điều lệ thì mục tiêu, vai trò chi phối của nhà nước sẽ rất khó đảm bảo nếu không lựa chọn được người đại diện có đủ năng lực phẩm chất. Thậm chí, sẽ có sự mất ổn định trong việc quản lý DN khi người đại diện can thiệp một cách tùy tiện vào việc điều hành hoạt động kinh doanh của DN .
Các DN sau CPH có VNN chi phối đang lo ngại và bức xúc khi hiện trạng cơ chế bổ nhiệm cán bộ sẽ tiếp tục được thực hiện theo hướng cử người đại diện và việc bổ nhiệm chỉ là hình thức. Bởi vì, với cổ phần chi phối đại diện chủ sở hữu luôn quyết định được việc bổ nhiệm đội ngũ cán bộ lãnh đạo DN trong Đại hội cổ đông. Những DN này luôn lo ngại có sự can thiệp hành chính từ phía cơ quan đại diện chủ sở hữu VNN về các lĩnh vực như: Việc quyết định đến nội dung Điều lệ DN; Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với cán bộ quản lý điều hành DN và Việc thay đổi tổ chức bộ máy quản lý DN. Nguyên nhân của vấn đề này là do sự nhầm lẫn giữa quyền chi phối với quyền quyết định của chủ sở hữu đối với phần vốn của DN.
Một hạn chế vướng mắc tầm vĩ mô là do chính sách qui định về quyền hạn, nhiệm vụ và chính sách đãi ngộ đối với người đại diện phần VNN tại DN chưa đầy đủ dẫn tới vướng mắc trong việc tổ chức quản lý VNN thông qua người đại diện cũng như việc động viên, khuyến khích người đại diện làm hết trách nhiệm của mình.
Việc quản lý phần VNN trong DN sau PH hầu hết được giao cho bộ máy lãnh đạo cũ của DN CPH. Thực tế, trong các DN CPH việc tổ chức quản lý phần VNN trong DN sau CPH đang diễn ra tùy tiện. Vai trò của người đại diện phần VNN bị lu mờ. Vai trò của người trực tiếp quản lý phần VNN trong DN sau CPH không được coi trong đúng mức. Từ khi SCIC đi vào hoạt động, chính
sách đối với người đại diện vốn tuy đã được nâng cao một bước nhưng cũng nãy sinh vướng mắc như: Chính sách về người đại diện phần VNN tại DN CPH chưa được hoàn thiện, quyền lợi và nghĩa vụ của người đại diện chưa thực sự gắn kết với sự phát triển của DN. Chính sách đối với người đại diện là công chức nhà nước cử sang quản lý DN khi chuyển sang DN CPH chưa được giải quyết một cách rõ ràng. Tại một số DN CPH, việc phối hợp của người đại diện trong thực hiện quyền cổ đông Nhà nước chưa tốt. Cụ thể là một số người đại diện chưa tuân thủ đầy đủ, không báo cáo, lấy ý kiến của Tổng công ty Đầu tư kinh doanh VNN trước khi biểu quyết tại Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông. Một số Người đại diện vẫn nhận thức rằng đã được Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố cử làm đại diện thì có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền cổ đông nhà nước, không cần xin ý kiến cơ quan chủ sở hữu vốn là Tổng công ty Đầu tư kinh doanh VNN .
Các đề xuất của Người đại diện đôi khi thiên lệch vì lợi ích tập thể lãnh đạo DN hoặc người lao động, không xuất phát từ lợi ích của chủ sở hữu vốn. Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông không gửi trước cho cổ đông theo đúng quy định.
Có những trường hợp người đại diện biểu quyết mà không xin ý kiến của Tổng công ty hoặc biểu quyết khác ý kiến của Tổng công ty, không đảm bảo quyền lợi của Tổng công ty như: phát hành cho cổ đông hiện hữu nhưng không phát hành cho Tổng công ty làm giảm tỷ lệ VNN, phát hành cổ phần cho đối tượng khác theo giá thấp hơn giá thị trường làm giảm lợi nhuận DN, quyết định đầu tư lớn không đúng thủ tục ...
Có thể bạn quan tâm!
- % 85% Số Doanh Nghiệp Cổ Phần Hóa Có Vốn Điều Lệ < 10 Tỷ Đồng
- Tình Hình Thực Hiện Chính Việc Phân Phối Cổ Tức Và Sử Dụng Cổ Tức Phần Vốn Nhà Nước Trong Doanh Nghiệp Cổ Phần Hóa
- Đánh Giá Tình Hình Thực Hiện Chính Sách Quản Lý Vốn Nhà Nước Trong Doanh Nghiệp Nhà Nước Sau Cổ Phần Hóa Ở Việt Nam
- Phương Hướng Hoàn Thiện Chính Sách Quản Lý Vốn Nhà Nước Trong Doanh Nghiệp Sau Cổ Phần Hóa
- Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Việt Nam - 18
- Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Việt Nam - 19
Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.
Nhiều người đại diện đặt quyền lợi cá nhân, quyền lợi tập thể lên trên quyền lợi của Nhà nước, những vấn đề ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân thì chống đối, lạm dụng quyền hạn trục lợi riêng, gây mâu thuẫn nội bộ, bè phái làm ảnh hưởng lớn đến DN và quyền lợi cổ đông. Tại một số DN, lãnh đạo và người đại diện không ủng hộ việc bán VNN tại DN do mất quyền đại diện, không tích
cực phối hợp với Tổng công ty và công ty chứng khoán triển khai bán vốn, thậm chí bất hợp tác với SCIC, kéo dài thời gian bán vốn
Những người đại diện kiêm nhiệm là cán bộ của các Bộ, ngành, địa phương do không trực tiếp quản lý DN nên đa số không nắm rõ tình hình hoạt động của DN và không phát huy được vai trò của mình, thậm chí ở một số DN người đại diện không thể hiện tốt vai trò của cổ đông Nhà nước, không có nhiều hỗ trợ thiết thực đối với DN, chưa thực sự là người bảo vệ quyền lợi trực tiếp của Tổng công ty tại DN. Sau bốn năm thực hiện Quy chế người đại diện của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh VNN, dù đã đạt được nhiều kết quả khả quan nhất định song quá trình thực hiện Quy chế này đã nảy sinh những vướng mắc và tồn tại, hạn chế. Làm thế nào để nâng cao vai trò người đại diện của SCIC tại các DN CPH; quản lý, bảo toàn VNN và không ngừng nâng cao hiệu quả VNN đầu tư tại DN là một vấn đề lớn mà không thể sớm giải quyết được. Theo SCIC, đến tháng 8/2009 SCIC đã cử 914 người đại diện thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu VNN tại 746 doang nghiệp CPH. Trong đó, có 740 người nguyên là cán bộ lãnh đạo DN được SCIC tái cử giữ các chức danh lãnh đạo, điều hành DN (chiếm 81%). 150 người đại diện là cán bộ đương nhiệm thuộc các bộ, ngành và địa phương (chiếm 16,4 %). Chỉ có 24 người đại diện là cán bộ đương chức của SCIC (chiếm gần 2,6 %). Nếu SCIC thực hiện quản lý vốn qua hầu hết cán bộ như vậy thì hiệu quả sẽ không thể cao được. Nếu SCIC tuyển cán bộ để trực tiếp quản lý thì bộ máy tổ chức của SCIC sẽ rất cồng kềnh. Còn có nhiều vướng mắc trong việc thực hiện chính sách về người đại diện VNN tại DN CPH.
81%
3% 16%
NĐD giữ các chức danh quản lý, điều hành đơn vị
NĐD kiêm nhiệm là cán bộ các đơn vị thuộc Bộ, ngành và địa phương
NĐD là cán bộ của SCIC
Biểu 2.6: Cơ cấu người đại diện vốn của SCIC tại DN CPH đến tháng 08/2009
Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm (2006-2010) hoạt động của SCIC, định hướng phát triển giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020 [120]
2.3.2.3. Về quản lý, đầu tư vốn trong doanh nghiệp cổ phần hóa
Khi đại diện chủ sở hữu VNN được chuyển giao cho SCIC thì chính sách đầu tư VNN trong DN CPH cúng đã nảy sinh những hạn chế, vướng mắc như: các quy định hiện nay về đầu tư mới phân cấp không đầy đủ cho Hội đồng quản trị và Ban điều hành của SCIC cũng hạn chế tính tự chủ, tự quyết của Tổng công ty. Quy định về vốn điều lệ của Tổng công ty bao gồm vốn tiếp nhận từ các DN dẫn tới vốn hoạt động bằng tiền có thể sử dụng cho đầu tư không nhiều trong khi các dự án Tổng công ty nghiên cứu đầu tư chủ yếu thuộc các lĩnh vực chiến lược, quan trọng trong nền kinh tế lại đòi hỏi nguồn vốn rất lớn. Cơ chế tài chính của Tổng công ty được áp dụng chung như những DNNN khác, chưa phản ánh đặc thù hoạt động của Tổng công ty. Bên cạnh việc hạn chế về lương, thưởng dẫn tới khó khăn trong việc thu hút được nhân sự cấp cao và cán bộ giỏi trong lĩnh vực đầu tư và tài chính, nguồn vốn để bổ sung vốn hoạt động của tổng công ty còn hạn chế. Các quy định của pháp luật xác lập quyền và nghĩa vụ của Người đại diện phần VNN cũng chưa đầy đủ, chưa cụ thể.
Việc bán thoái VNN ở một số DNCPH mà nhà nước không cần nấm giữ cổ phần để giảm đầu mối DN mà SCIC quản lý gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh vướng mắc về khuôn khổ pháp lý như nêu trên, các DN CPH thuộc diện bán VNN nhìn chung có quy mô nhỏ và có tình hình kinh doanh khó khăn, không hấp dẫn các nhà đầu tư. Hiện có tới 10% số DN kinh doanh thua lỗ; có nhiều tồn tại về tài chính, như lỗ lũy kế, nợ không có khả năng thu hồi, nợ quá hạn ngân hàng không được xử lý dứt điểm từ khi CPH chuyển sang. Một số công ty, điều lệ được xây dựng khi cổ phần hoá có qui hạn chế chuyển nhượng vốn của nhà nước như: phải bán cho người lao động, phải được Hội đồng quản trị công ty đồng ý…
Một hạn chế trong quản lý VNN trong DN sau CPH là do một số tổng công ty đã thực hiện cổ phần hoá nhưng tiếp tục được giao cho các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn. như hai Tổng công ty Rượu bia và nước giải khát Hà nội và Tổng công ty Rượu bia và nước giải khát TP Hồ Chí Minh do Bộ Công thương làm đại diện chủ sở hữu vốn. Đối với hai ngân hàng thương mại đã cổ phần hoá là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và ngân hàng Công thương Việt Nam quyền quản lý vốn giao cho Tổng công ty đầu tư và kinh doanh VNN nhưng quyền cử người đại diện được giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Hạn chế, vướng mắc trong việc thực hiện mục tiêu tích tụ, tập trung VNN vào các ngành, lĩnh vực quan trọng, củng cố tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước thông qua mô hình Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh VNN chưa thực hiện được nhiều. Kỳ vọng khi thành lập Tổng công ty là để hình thành một DN đủ mạnh để tập trung việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu VNN tại các DN lớn. Tuy nhiên, thực tế diễn ra khác so với chủ trương ban đầu. Số lượng DN bàn giao sang Tổng công ty nhiều nhưng chủ yếu là DN nhỏ với tổng số VNN do Tổng công ty tiếp nhận mới chiếm khoảng trên 3% tổng VNN tại các DN. Tính đến 31/12/2009, mặc dù Tổng công ty đã tích cực bán vốn tại gần 300
DN có quy mô nhỏ, trong số 634 DN còn trong danh mục có tới 509 DN loại nhỏ với vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng chiếm 80% về số lượng.
Trong khi đó, hoạt động bán VNN nhằm chuyển vốn từ các DN nhỏ sang các DN lớn, thuộc lĩnh vực quan trọng đã được triển khai tích cực nhưng vẫn cần được đẩy mạnh để đạt được mục tiêu đề ra. Tính đến 31/12/2009, đã bán được 289 DN, đạt 36% trên tổng số 800 DN cần bán hết vốn trong danh mục đã nhận bàn giao. Với tiến độ này thì mục tiêu bán hết VNN tại các DN không cần nắm giữ vốn đã và sẽ tiếp nhận phải mất nhiều năm, ảnh hưởng đến việc cơ cấu lại được danh mục đầu tư để tập trung nguồn tài chính cho mục tiêu đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng theo định hướng của nhà nước.
Đối tượng nhà nước cần nắm giữ vốn chi phối theo Quyết định số 38/2007/QĐ-TTg ngày 20/3/2007 vẫn còn phân tán với một số loại hình DNNN không thực sự cần nắm giữ cổ phần chi phối (như các Công ty quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ, đường thủy nội địa và khai thác cảng biển, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật…). Từ đó việc bán VNN tại các DN này không triển khai được trong thực tế.
Nguyên nhân là do Tổng công ty mới được thành lập, thời gian hoạt động chưa nhiều, cơ cấu tổ chức bộ máy đang trong quá trình xây dựng, số lượng và chất lượng của cán bộ nhân viên còn hạn chế. Với số lượng DN nhiều, lực lượng cán bộ còn mỏng nên Tổng công ty nên có những vấn đề phát sinh chưa được giải quyết kịp thời và đạt hiệu quả cao. Tác động của khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, sự suy giảm của thị trường vốn, thị trường chứng khoán trong nước thị trường tài chính, cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư, bán vốn của Tổng công ty. Về bán vốn, sức mua của thị trường hạn chế dẫn đến một số cuộc đấu giá cổ phần của Tổng công ty không thành công. Về đầu tư mới, việc các DN mở rộng nhanh năng lực sản xuất trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế và thị trường tài chính trước khủng hoảng dẫn tới khó khăn cho Tổng công ty trong việc tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư mới trong giai đoạn hiện nay.
Số lượng DN bàn giao sang Tổng công ty nhiều nhưng hầu hết có quy mô nhỏ: khoảng 85% số lượng DN Tổng công ty nhận bàn giao có vốn điều lệ bình quân dưới 10 tỷ đồng; 15% DN có vốn từ 10 tỷ đồng trở lên, trong đó chỉ có 14 DN thuộc nhóm A có vốn trên 100 tỷ tương ứng 1,5% tổng số DN nhận bàn giao. Trong đó có nhiều DN thuộc diện nhà nước không cần nắm giữ vốn trước khi chuyển giao về Tổng công ty, hoạt động không hiệu quả hoặc còn lỗ, nhiều tồn tại về tài chính nên khi CPH không thành công (không bán được cổ phần); vì vậy, tỷ trọng VNN trong các DN này còn lớn. Tổng số VNN do Tổng công ty tiếp nhận là 7.060 tỷ đồng, mới chỉ chiếm 1,8% tổng VNN hiện có tại các DN nhưng nằm ở 911 DN, phân tán, rải rác ở 63 tỉnh, thành phố nên khó khăn cho công tác quản lý.
Trong số các DN đã tiếp nhận chỉ có 51 DN (chiếm 5,7% tổng số DN tiếp nhận) là thuộc diện nhà nước cần nắm giữ cổ phần theo Quyết định 38/2007/QĐ-TTg ban hành ngày 20/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại DN 100% VNN; 860 DN còn lại (chiếm 94,3% tổng số DN) thuộc diện cần bán bớt hoặc bán hết VNN, nhưng hầu hết các DN này nhỏ, lỗ, khó khăn tài chính nên bán rất khó.
Từ nguyên nhần do mô hình và chính sách quy định hoạt động của Tổng công ty mang tính đặc thù, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của Tổng công ty còn chưa đầy đủ nên phát sinh nhiều hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ của Tổng công ty như:
+ Thẩm quyền quyết định đầu tư của Hội đồng quản trị còn bị giới hạn, trình tự thủ tục đầu tư còn phức tạp, gây ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng đầu tư vốn của Tổng công ty;
+ Cơ chế bán VNN còn nhiều vướng mắc bởi qui định hiện hành về quyền bán cổ phần của cổ đông sáng lập (khi nhận DN về, Tổng công ty được coi là cổ đông sáng lập), trường hợp DN cổ phần hoá chưa đủ 3 năm hoạt động kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thì vẫn chưa được
bán tiếp vốn cũng như việc bán cổ phần tại các DNNN kinh doanh kém hiệu quả hoặc lỗ nhưng vẫn phải bán trên mệnh giá đã dẫn đến vướng mắc trong việc đẩy nhanh tiến trình bán VNN tại các DN không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ vốn.
+ Do Tổng công ty mới được thành lập, thời gian hoạt động ngắn, cơ cấu tổ chức bộ máy, trình độ năng lực của cán bộ còn hạn chế, với nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn đầu chủ yếu thực hiện việc tiếp nhận quyền đại diện VNN tại DN nên công tác đầu tư mới chưa được nhiều. DN thuộc đối tượng chuyển giao về Tổng công ty chủ yếu là DN quy mô nhỏ, lại nằm rải rác trên 63 tỉnh, thành phố, còn nhiều tồn tại trước khi sắp xếp chuyển đổi chưa được xử lý nên trong giai đoạn đầu Tổng công ty mất nhiều thời gian và nhân lực để giải quyết tồn tại cũ và thực hiện việc cơ cấu lại DN, tổ chức bán vốn tại các DN thuộc diện Nhà nước không cần nắm giữ.
+ Sự quan tâm phối hợp của các bộ, địa phương với Tổng công ty trong việc xử lý khiếu nại, khiếu kiện, xử lý tồn tại cũ về tài chính, kiện toàn hệ thống người đại diện VNN tại DN chưa chặt chẽ. Bên cạnh đó, trong bối cảnh thị trường tài chính quốc tế trong thời gian qua không thuận lợi do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng có ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, bán vốn của Tổng công ty.
2.3.2.4. Về phân phối, sử dụng cổ tức phần vốn nhà nước
Nhiều DN CPH đã không nộp hoặc cố tình chây ỳ không nộp khoản tiển thu được từ việc bán bớt một phần hoặc toàn bộ VNN trong DN CPH cũng như lợi tức phần VNN về các Quỹ quản lý theo quy định mà để lại DN CPH nhằm chiếm dụng hoặc tận dụng nguồn tiền này để đầu tư vào hoạt động kinh doanh của DN mà không phải vay ngân hàng gây thiệt hại đến hiệu quả VNN. Có những trường hợp người đại diện biểu quyết mà không xin ý kiến của Đại diện chủ sở hữu hoặc biểu quyết khác ý kiến của đại diện chủ sở hữu trong việc hạch