Chính Sách Mở Rộng Quy Mô Giáo Dục Đại Học


trường đại học, viên nghiên cứu hiện nay hoặc tốt nghiệp, hoặc ít nhất đã qua khóa huấn luyện tại các nước Trung Quốc, Liên Xô (cũ), Tiệp Khắc, Đông Đức, Hungari và ngôn ngữ sử dụng trong trao đổi khoa học với các nước là tiếng Nga và tiếng Trung. Giáo trình giảng dạy các môn học, bao gồm ảc cơ sở, cơ bản và chuyên ngành được dịch gần như nguyên vẹn từ giáo trình sử dụng trong các trường đại học của Liên Xô (cũ).


Qua 20 năm đổi mới, Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ trao đổi và hợp tác GDĐH với hơn 70 nước và vùng lãnh thổ, hơn 20 tổ chức quốc tế và trên 70 tổ chức phi chính phủ. Từ năm 2000, bắt đầu triển khai đề án “Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” hay còn gọi tắt là Đề án 322. Theo đó, mỗi năm Nhà nước dành ngân sách 100 tỷ đồng Việt Nam để gửi khoảng 450 LHS đi đào tạo ở nước ngoài theo những ngành nghề cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà trong nước chưa đáp ứng được. Tính đến nay, đã có 407 lưu học sinh Việt Nam được gửi đi đào tạo sau đại học và 86 lưu học sinh đi học đại học tại 17 nước và cơ sở đào tạo quốc tế trong khuôn khổ đề án này. Từ năm 2001, triển khai thực hiện đề án “Đào tạo công dân Việt Nam ở Liên bang Nga theo Hiệp định xử lý nợ” và “Quỹ Giáo dục Việt Nam-Hoa Kỳ”. Trong khuôn khổ đề án xử lý nợ với Liên bang Nga kéo dài trong khoảng từ 10 đến 11 năm (2001-2011) với số tiền khoảng 48 triệu USD (mỗi năm khoảng 4,5 triệu USD). Tính từ năm 2001 đến nay, đã tuyển chọn và cử 305 lưu học sinh đi học đại học toàn khóa và 12 lưu học sinh sau đại học đi học tại Nga. Đề án “Quỹ giáo dục Việt Nam-Hoa Kỳ” mỗi năm sẽ cử khoảng 100 lưu học sinh sang Hoa Kỳ để học những ngành nghề thiên về khoa học tự nhiên, toán học, khoa học công nghệ, y tế, khoa học môi trường. Số tiền dự kiến


mỗi năm khoảng 5 triệu USD. Ngoài ra, cũng trong khuôn khổ đề án này, Việt Nam sẽ tiếp nhận một số giáo sư và nhà khoa học Hoa Kỳ có trình độ cao sang phối hợp cùng đồng nghiệp Việt Nam giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại một số trường đại học và viện nghiên cứu được lựa chọn của Việt Nam.


Song song với việc gửi lưu học sinh đi đào tạo ở nước ngoài, hình thức “du học tại chỗ” cũng ngày một phổ biến rộng rãi. Đây là hình thức liên kết đào tạo giữa cơ sở đào tạo Việt Nam với cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc các chi nhánh của các trường nước ngoài đặt tại Việt Nam. Điều kiện học tập, cơ sở vật chất, nội dung và phương pháp giảng dạy tiên tiến chính là ưu điểm của hình thức đào tạo này. Hơn thế nữa, bằng hình thức đào tạo này chúng ta vừa huy động được nguồn lực của nhân dân đóng góp vào sự nghiệp đào tạo vừa tiết kiệm được kinh phí đào tạo cho các gia đình có sinh viên. Loại hình đào tạo này đang phát huy hiệu quả tại Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh; Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (Chương trình Genetic hợp tác với Singapore, ITIMS hợp tác với Hà Lan,...); Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trung tâm Pháp-Việt đào tạo về quản lý, các chương trình hợp tác đào tạo với Bỉ, Mỹ, Anh, Thuỵ Điển); Trường Đại học Ngoại ngữ; Trường Đại học Mở-Bán công Thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm Viện Công nghệ châu Á tại Việt Nam (AITCV); Học viện Kỹ thuật Hoàng gia Melbourne (RMIT); Trung tâm đào tạo khu vực SEAMEO (Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á); và còn rất nhiều trường đại học khác. Hình thức đào tạo này đặt nền móng cho các trường đại học Việt Nam xây dựng các chương trình đào tạo mang tính quốc tế.


Việc tiếp nhận lưu học sinh nước ngoài vào học tại các trường đại học của Việt Nam ngày càng được quan tâm và khuyến khích. Tính từ năm 1998-2003, đã có 600 lưu học sinh của 12 nước theo hiệp định và tiếp nhận 2.800 lượt lưu học sinh của 18 quốc gia vào học tại Việt Nam. Lưu học sinh nước ngoài vào Việt Nam phần lớn để học tiếng Việt, ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam, nghiên cứu về lịch sử và kinh tế Việt Nam, y khoa, nông nghiệp, cơ khí, điện tử, viễn thông và thực tập khoa học ngắn hạn. Việc thu hút lưu học sinh nước ngoài vào Việt Nam học tập đã tăng cường nguồn thu ngân sách cho các cơ sở đào tạo và cơ hội quảng bá về Việt Nam trên trường quốc tế.


Chính sách hợp tác quốc tế của GDĐH Việt Nam còn được thực hiện thông qua việc cử giảng viên, cán bộ quản lý sang các nước có nền kinh tế thị trường, có nền đại học phát triển lâu đời như Anh, Pháp, Hà Lan, Hoa Kỳ… nghiên cứu và học tập; tiếp nhận các chuyên gia từ các nước có chế độ chính trị khác nhau vào Việt nam trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật; tiếp nhận giảng viên tình nguyện và chuyên gia ngắn hạn của các nước và các tổ chức quốc tế vào làm việc tại các trường đại học của Việt Nam; cử chuyên gia đi giảng dạy và làm cộng tác viên ở nước ngoài; tiếp nhận các dự án hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ không hoàn lại và dự án vốn vay ODA của các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài song phương và đa phương; tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế; hợp tác với nước ngoài đào tạo tại Việt Nam; huy động, khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài về giảng dạy và làm việc tại các trường đại học và cơ sở nghiên cứu khoa học trong nước; khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực GDĐH; mở cửa GDĐH phù hợp với các điều khoản quy định của GATS theo lộ trình cam kết gia nhập WTO. Thực hiện mở cửa, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ hợp tác


quốc tế với phương châm làm bạn với tất cả các nước và các tổ chức quốc tế. Nhiều cơ sở đào tạo từ dạy nghề đến đại học do các đối tác nước ngoài, các tổ chức quốc tế đầu tư đã được thành lập độc lập hoặc liên kết hoạt động với các cơ sở giáo dục-đào tạo trong nước. Việc tiếp nhận và khai thác nguồn vốn ODA từ các nước, các tổ chức tài chính quốc tế được thực hiện ngày càng tập trung, thiết thực và hiệu quả hơn.


2.2. NHỮNG HẠN CHẾ CHỦ YẾU VÀ NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY


2.2.1. Những hạn chế chủ yếu của chính sách phát triển giáo dục đại học ở nước ta hiện nay

Những kết quả đạt được của đổi mới chính sách phát triển GDĐH như đã trình bày trên đây thể hiện sự nỗ lực to lớn của cả hệ thống chính trị và nhà nước Việt Nam đối với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu bảo vệ và xây dựng đất nước trong suốt những thập kỷ vừa qua. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển đáp ứng những mục tiêu kinh tế-xã hội để đổi mới toàn diện đất nước trong những năm đầu của thế kỷ XXI thì chính sách phát triển GDĐH vẫn còn nhiều điểm cần được xem xét, phân tích một cách có phê phán.


2.2.1.1. Chính sách mở rộng quy mô giáo dục đại học


Bất cập lớn nhất trong chính sách mở rộng quy mô GDĐH là sự thiếu liên kết ở tính hệ thống. Từ năm 1986 đến năm 2009, theo số liệu thống kê, đã có 15 văn bản liên quan đến mở rộng quy mô GDĐH, bao gồm 4 Nghị quyết của Đảng, 3 Nghị quyết của Quốc hội, 8 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Nội dung


chính sách phát triển quy mô GDĐH trong các văn bản chủ yếu xác định định hướng ở tầm vĩ mô, chưa gắn với nhu cầu nhân lực của các ngành nghề cụ thể. Vì vậy, mặc dù việc mở rộng quy mô đào tạo đã diễn ra nhiều năm nhưng đến nay vẫn còn thiếu một khung pháp lý thống nhất và đầy đủ để điều hành toàn bộ hệ thống GDĐH. Điều quan trọng là chưa có những nghiên cứu và phân tích có căn cứ khoa học về thiết lập chính sách mở rộng quy mô và tập hợp các ngành/nghề đào tạo trong một trường đại học, cao đẳng. Mặt khác, chính sách mở rộng quy mô đào tạo chưa đồng bộ với chính sách phát triển đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và điều kiện đảm bảo chất lượng. Mức độ cưỡng chế trong triển khai chưa chặt chẽ do bị tác động của cơ chế tuyển sinh gọi thí sinh nhập học theo điểm chuẩn và điểm sàn. Phạm vi liên đới của các tổ chức và cá nhân chịu trách nhiệm chính sách chưa chặt chẽ. Còn có ý kiến ủng khác nhau về kết quả thụ hưởng chính sách của các nhóm lợi ích.


Hạn chế của chính sách mở rộng quy mô GDĐH, như một kết quả, dưới sức ép của việc tăng dân số và trước yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, mặc dù trong hơn 20 năm đổi mới số lượng các cơ sở đào tạo đại học đã tăng tương đối nhanh, mạng lưới trường đại học, cao đẳng đã được phân bố rộng khắp đến các vùng kinh tế trong cả nước và quy mô đại học không ngừng được mở rộng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội về học tập ở bậc đại học.


Bảng 13. Chỉ tiêu tuyển sinh và số thí sinh dự thi [8, 103]


Năm

Chỉ tiêu tuyển mới

Số lượt thí sinh đăng

ký dự thi

Số lượt thí sinh

dự thi

2004

206.637

1.495.239

1.231.883

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 17


2005

228.230

1.628.996

1.219.665

2006

281.099

1.847.772

1.338.122

2007

345.524

1.976.767

1.380.091

2008

449.055

2.408.681

1.663.940


Tỷ lệ tuyển mới vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm thấp trong điều kiện dân số tăng nhanh dẫn đến sự sụt giảm khả năng so sánh về số sinh viên/1 vạn dân giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và trên thế giới. Năm 2003, số sinh viên/1 vạn dân của Việt Nam chỉ đạt khoảng 127; trong khi theo báo cáo của UNESCO năm 2004, con số này của Hàn Quốc đã là 651; New Zealand: 595; Thái Lan: 345; Indonesia: 156; Philippin: 292; Trung Quốc: 144;

Nhật Bản: 301; Anh: 353; Pháp: 333; Mỹ: 548; Nga: 568 và Úc: 476 [83 và 84]. Tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi từ 18-25 được vào học ở bậc đại học của Việt Nam cũng ở mức hết sức khiêm tốn, chỉ xấp xỉ 10% trong năm 2001[110].


Bảng 14: Tỷ lệ sinh viên/dân số trong độ tuổi từ 18 đến 25 năm 2001 [83]


Nước

SV/dân số từ 18 đến

25 tuổi (%)

Nước

SV/dân số từ 18 đến

25 tuổi (%)

Mỹ

73,0

Na-uy

70,0

Pháp

54,0

Hàn Quốc

78,0

Canađa

60,0

Nhật Bản

48,0

Anh

60,0

Niu-di-lân

79,0

Đức

46,0

Phillipine

31,0

Tây Ban Nha

59,0

Thái Lan

35,0

Thuỵ Sỹ

42,0

Indonesia

15,0


Ý

50,0

Trung Quốc

7,0

Úc

63,0

Việt Nam

10.0


Theo cách phân loại của Martin Trow, một nền đại học có quy mô chiếm từ 15% đến 50% dân số trong độ tuổi từ 18 đến 23 được tiếp thụ giáo dục đại học ở các cấp bậc và các loại hình khác nhau thì được xem là đã chuyển sang giai đoạn “đại chúng”. Tỷ lệ này nếu thấp hơn 15% thì vẫn trong giai đoạn “tinh hoa” và vượt 50% có thể xếp vào giai đoạn “phổ cập”. Mỗi giai đoạn phát triển theo cách phân chia này tương ứng với một nền sản xuất nhất định. Giáo dục đại học ở giai đoạn “tinh hoa” được xem là tương ứng với một nền kinh tế nông nghiệp còn ở giai đoạn “đại chúng” mới chỉ tương thích với một nền kinh tế công nghiệp. Nền kinh tế tri thức đòi hỏi phải tiến tới một nền giáo dục đại học “phổ cập”[86].


2.2.1.2. Chính sách cơ cấu giáo dục đại học


Chính sách cơ cấu GDĐH Việt nam hiện nay bắt nguồn từ các quyết định trước đây của Chính phủ theo mô hình GDĐH của Liên Xô và các nước Đông Âu. Giống như chính sách phát triển quy mô, nội dung chính sách cơ cấu GDĐH đang có một khoảng cách trong thực tế giữa các điều khoản pháp quy hiện hành và hành động thực tế của nhiều trường. Trong hơn 20 năm đổi mới, đến nay đã có 4 văn bản quy định chính sách cơ cấu GDĐH (Luật Giáo dục, Quyết định phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001-2010 và giai đoạn 2006-2020 và Nghị quyết số 14 của chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020), nhưng nội dung của các văn bản này còn nhiều điểm chưa cụ thể. Việc định ra cơ cấu trình độ trong Luật giáo


dục chưa hợp lý, chưa dựa trên những bằng chứng nghiên cứu từ thực tế sử dụng lao động, so sánh tương đối với các quốc gia khác đã làm cho những vấn đề về đánh giá nhu cầu trở nên khó khăn giữa đào tạo trình độ dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học. Việc tuân thủ chính sách cơ cấu GDĐH của các cơ sở đào tạo chưa cao. Kết này dẫn đến:


Thứ nhất, về cơ cấu trình độ, do mở rộng quá nhanh quy mô đào tạo đại học dẫn đến sự mất cân đối về phát triển quy mô giữa đào tạo đại học với các trình độ đào tạo các trình độ khác (trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề). Trong nội dung đào tạo đại học, tình trạng mất cân đối trong giữa đào tạo đại học và đào tạo cao đẳng (năm 2008 số sinh viên đại học tuyển mới cao hơn sinh viên cao đẳng tuyển mới khoảng 20,8%; năm 2007 số tuyển mới đào tạo thạc sỹ cao hơn đào tạo tiến sỹ khoảng 12,5 lần). Tỷ trọng so sánh quy mô đào tạo đại học/cao đẳng/trung cấp chuyên nghiệp/dạy nghề là 1/0,4/0,9/3,8 năm 2007[29]. Năm học 2007-2008, trong khi sinh viên đại học lên đến hơn 1,6 triệu thì học sinh trung cấp chuyên nghiệp chỉ có khoảng 614.500. Số học sinh học nghề chính quy khoảng 300.000 (nếu tính cả dạy nghề ngắn hạn thì học sinh học nghề chỉ khoảng 1,2 triệu) [28 và 29].


Thứ hai, cơ cấu ngành nghề, trong cơ cấu nhân lực qua đào tạo theo ngành nghề thì nhân lực được đào tạo các ngành kỹ thuật-công nghệ, nông lâm ngư còn ít và chiếm tỷ trọng thấp, trong khi đó tỷ trọng các ngành xã hội, luật, kinh tế, ngoại ngữ…lại quá cao. Vì vậy có hiện tượng thiếu kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề các ngành trọng điểm cơ khí, điện tử-kỹ thuật điện, hóa chất…ở các khu công nghiệp lớn mới được hình thành phát triển.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2022