Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 15


Thứ hai, đầu tư tài chính giáo dục đại học, cho đến những năm cuối của thập kỷ 90 của thế kỷ XX, chính sách tài chính GDĐH Việt Nam hầu như chỉ giới hạn trong phạm vi khu vực kinh tế nhà nước và hoạt động của ngân sách nhà nước (NSNN). Nội dung chính sách tài chính GDĐH trên thực tế chỉ bao hàm những quy định về cơ chế hoạt động NSNN và nguồn vốn cấp phát chủ yếu cho GDĐH cũng chỉ là NSNN. Việc phân bổ các nguồn lực cho GDĐH vẫn thực hiện theo mệnh lệnh của nhà nước. Các nhiệm vụ ngân sách của trường đại học đưa ra được dựa trên hệ thống các định mức kinh tế-kỹ thuật và dự báo nhu cầu theo mục tiêu định hướng sẵn. Chính phủ trung ương đưa ra mọi quyết định về cấp phát, sử dụng và quản lý NSNN trong các trường đại học. Nhà nước quyết định phân bổ các nguồn lực cho GDĐH theo nguyên tắc bao cấp toàn diện cho trường đại học và người đi học. Nhà nước bảo đảm giáo dục không mất tiền và trợ cấp học bổng cho sinh viên theo mức bình quân. Đây chính là sự khác nhau về nguyên tắc giữa chính sách tài chính GDĐH trong nền kinh tế kế hoạch tập trung với chính sách tài chính GDĐH trong các nền kinh tế khác. Nguyên tắc này không cho phép đánh giá hiệu quả chính sách tài chính GDĐH một cách trực tiếp, mà phải thông qua các chỉ tiêu kinh tế-xã hội (hiệu quả chung đạt được của cả nền kinh tế quốc dân và xã hội nhờ việc sử dụng đội ngũ kỹ sư, nhà quản lý, chuyên gia kỹ thuật công nghệ được đào tạo ra), và cũng không khuyến khích trường đại học sử dụng NSNN cấp phát với hiệu quả cao nhất nhất và thiếu động lực thúc đẩy sinh viên cố gắng trong học tập. Nguyên tắc này cũng làm trầm trọng thêm những thách thức bên trong của hệ thống GDĐH, đặc biệt từ sau khi chiến tranh kết thúc, đất nước thống nhất nhưng rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế, năng lực đầu tư của nhà nước cho GDĐH bị giảm sút. Trên thực tế, mặc dù về số tuyệt đối, ngân sách nhà nước cung cấp cho GDĐH vẫn tăng hàng năm,


nhưng mức chi thực tế bình quân/1 sinh viên bị suy giảm cả về tương đối và tuyệt đối vì lý do tăng quy mô sinh viên, trượt giá và lạm phát. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của hệ thống đại học cả về quy mô và chất lượng đào tạo. GDĐH đứng trước những khó khăn gay gắt về cơ sở vật chất và trang thiết bị; về đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên; về bảo trì và bảo quản những tài sản đang có của nhà trường, trong khi nền đại học của các nước trên thế giới đã có những bước tiến dài trên tất cả các phương diện về nhận thức, quan niệm, mục tiêu, chính sách và quản lý.


Trước tình hình đó, bước vào thời kỳ suy thoái, để giải quyết khó khăn về nguồn lực đầu tư phát triển GDĐH, từ năm 1997, đặc biệt sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 90/CP về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, văn hóa và y tế, chính sách tài chính GDĐH có một số đổi mới. Cụ thể:


i). Chuyển hệ thống cung cấp tài chính cho GDĐH từ đơn kênh sang đa kênh; đồng thời tiến hành việc phân hóa mức tài trợ nguồn lực cho GDĐH; khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển mạng lưới trường; hình thành và phát triển hệ thống trường đại học, cao đẳng tư thục; bảo đảm quyền sở hữu theo luật pháp và các quyền lợi về vật chất và tinh thần cho các nhà đầu tư tư nhân trong lĩnh vực GDĐH; chuyển các cơ sở GDĐH có yếu tố công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, có pháp nhân đầy đủ, có quyền và chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu, tổ chức, nhân sự và tài chính; xây dựng cơ chế đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với các cơ sở GDĐH công lập.


ii). Sửa đổi và nâng cao hiệu quả chế độ học bổng và học phí; cải thiện điều kiện học tập, sinh hoạt vật chất, tinh thần cho sinh viên và nâng cao trách nhiệm của sinh viên; thực hiện nguyên tắc chia sẻ chi phí GDĐH giữa nhà nước, người học và cộng đồng ; khai thác những điểm mạnh của KTTT áp dụng vào quản lý và quản trị đại học; giao quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH trong quản lý thu-chi tài chính theo nguyên tắc lấy các nguồn thu bù đủ các khoản chi hợp lý, có tích lũy cần thiết để phát triển cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.


iii). Tổ chức các trung tâm nghiên cứu khoa học-lao động sản xuất, viện nghiên cứu đặt trong các trường đại học. Cơ sở GDĐH chủ động thực hiện đa dạng hóa nguồn thu; được tiến hành ký hợp đồng đào tạo, nghiên cứu và triển khai, chuyển giao công nghệ, các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh với các tổ chức kinh tế, văn hoá xã hội, tạo sự liên kết trực tiếp giữa đào tạo với thực tiễn, nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên và sinh viên, đồng thời tạo ra nguồn thu bổ sung cho trường đại học để cải thiện cơ sở vật chất và các điều kiện làm việc, cải thiện đời sống của giảng viên và sinh viên.


Kết quả của đổi mới chính sách tài chính GDĐH đã đưa lại:


- Tạo môi trường và điều kiện cho các trường nâng cao thu nhập bằng việc tăng tỷ trọng sinh viên hệ đóng học phí trong các trường công, giao quyền tự chủ hơn cho các trường đại học, cao đẳng công lập trong việc sử dụng nguồn lực, khuyến khích các trường đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo hộ mạnh mẽ hơn quyền sở hữu trí tuệ của trường đại học...Nhờ đó, từ sau năm 1997 tỷ lệ sinh viên trong các trường công lập được thụ


hưởng NSNN cấp hàng năm giảm mạnh; tỷ lệ sinh viên hệ đào tạo mở rộng, vừa học vừa làm, liên kết liên doanh, đào tạo theo địa chỉ có đóng học phí tăng nhanh.


Bảng 10. Số sinh viên tuyển mới có NSNN giai đoạn 1991-2000 [9, 13, 109]



Năm

Tổng số SV tuyển mới

hệ chính quy tập trung

Trong đó: Số có

NSNN theo KH

% SV có NSNN so

với tổng số tuyển

1991

19.833

16.500

83.2

2000

150.000

80.000

53.3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 15


Loại trừ yếu tố lạm phát, thu nhập của các trường ĐH, CĐ từ năm 1993 đến năm 1995 trung bình mỗi năm tăng khoảng 12,6% [63]. So với năm 2001, năm 2002 thu nhập của các trường tăng lên tới 32,5% và năm 2005 tăng 72%. Bình quân giai đoạn 2001-2005, tỷ lệ thu nhập của các trường tăng khoảng 15,1%/năm, trong khi quy mô đào tạo tăng bình quân khoảng 9%/năm [41].


Bảng 11. Nguồn thu của 165 trường đại học và cao đẳng công lập [41 và 43]



Năm

2001

2002

2003

2004

2005

1. Tổng số SV

847.750

916.600

1.007.500

1.103.700

1.233.500

2. Thu nhập (tỷ)

3.127,3

4.227,2

4.300,9

4.992,4

5.568,2

- NSNN cấp (tỷ)

1.286,2

1.519,5

1.719,1

1.980,7

2.146,0

3. Thu nhập/SV

3,7

4,6

4,3

4,5

4,5


(triệu đồng)







- Sinh viên đại học đóng học phí từ năm 1989 và đến năm năm 1993 việc đóng học phí được pháp lý hóa bằng Quyết định số 241/QĐ-TTg và sau đó là Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ. Khung học phí áp dụng và mức đóng học phí cụ thể giữa các trường đại học, cao đẳng không giống nhau mà căn cứ vào sự hấp dẫn của ngành/lĩnh vực đào tạo và nhu cầu học tập của người học. Thông thường, các ngành đào tạo kinh tế, tài chính, thương mại...có sức hấp dẫn người học hơn các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, sư phạm và khai thác mỏ. Khung học phí đã tăng từ 20.000 - 60.000đ/ tháng/1 sinh viên năm học 1993-1994 lên 40.000-100.000đ/ tháng/1 sinh viên năm học 1994 - 1995. Từ năm học 1998-1999, khung học phí của cao đẳng từ 40.000- 150.000đ/ tháng/1 sinh viên, đại học từ 50.000-180.000đ/ tháng/1 sinh viên, thạc sĩ từ 75.000-200.000đ/ tháng/người và đào tạo tiến sĩ từ 100.000-250.000đ/ tháng/người [74].


- Hình thành cơ chế hỗ trợ người học bằng nhiều hình thức khác nhau: Miễn, giảm học phí, cấp học bổng, trợ cấp xã hội và cho sinh viên vay tiền học. Đối với các sinh viên là thương binh, con liệt sỹ, mồ côi cả cha lẫn mẹ, người dân tộc ít người thuộc các vùng kinh tế chậm phát triển, đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, người có hoàn cảnh đặc biệt hoặc có thành tích xuất sắc trong học tập được miễn đóng học phí. Sinh viên là người dân tộc thiểu số, bộ đội phục viên, cán bộ nhà nước đi học, sinh viên nghèo được giảm 50% học phí. Những đối tượng này từ năm 1990 trở về trước, còn được cấp học bổng đồng loạt. Từ sau năm 1990, học bổng cấp cho sinh viên dựa trên 2 têu chí chính: kết quả học tập và hoàn cảnh tài chính của sinh viên. Loại học bổng dựa trên kết quả


học tập có nhiều mức: mức 120% của học bổng toàn phần nếu kết quả học tập đạt loại xuất sắc; mức 80% của học bổng toàn phần nếu đạt kết quả học tập đạt loại giỏi và mức 30% của học bổng toàn phần nếu kết quả học tập đạt loại khá. Loại học bổng cấp cho các sinh viên nghèo hoặc thuộc đối tượng ưu tiên được gọi là học bổng xã hội. Nhà nước cấp học bổng tới từng trường đại học và cao đẳng, trên cơ sở số lượng sinh viên và mức học bổng toàn phần được thụ hưởng. Số sinh viên nhập học thực tế bao giờ cũng cao hơn kế hoạch nên tỷ lệ sinh viên được nhận học bổng hàng năm chỉ khoảng 70%. Tuy nhiên, đối với các trường sư phạm và đào tạo giáo viên, chính phủ khuyến khích và coi là lĩnh vực ưu tiên cao nên 100% sinh viên trong kế hoạch được lĩnh học bổng.


- Chính sách cho sinh viên vay tiền học tập được thiết lập từ cuối năm 1994 có thể xem như một giải pháp bổ trợ tích cực nhằm hỗ trợ người nghèo có đủ năng lực, kiến thức học tập ở bậc đại học nhưng không có điều kiện tài chính để đi học. Từ năm 1995 đến năm 1998, chương trình trong giai đoạn thử nghiệm nên phạm vi cho vay tương đối hẹp, chỉ áp dụng đối với các sinh viên học khá, giỏi của các trường đại học và cao đẳng. Từ năm 1999 chương trình được mở rộng và áp dụng đại trà trên phạm vi cả nước với các điều kiện tín dụng được mở rộng hơn. Đối tượng được vay bao gồm cả sinh viên học trung bình của tất cả các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Khoản tiền sinh viên vay phải hoàn trả trong thời hạn 10 năm (trường hợp đặc biệt đến 15 năm) và ngân hàng chỉ thu một khoản lãi là 1,2%/năm tương ứng với tỷ lệ lạm phát. Người vay không phải ký quỹ nhưng họ được yêu cầu phải cung cấp tên, họ cha me hoặc người đỡ đầu để có trách nhiệm hoàn trả khoản vay trong trường hợp sinh viên không có khả năng thanh toán. Ngân hàng Công thương Việt Nam


(trước đây) và Ngân hàng Chính sách Xã hội (hiện nay) là các đơn vị triển khai cho vay tới các sinh viên có nhu cầu và đủ điều kiện.


- Các trường đại học và cao đẳng được khuyến cáo nâng cao hiệu quả trong phân bổ và sử dụng tài chính nội bộ thông qua việc cải tiến nội dung, phương pháp và cơ chế quản trị nhà trường mà trọng tâm là chuyển một hệ thống đào tạo có chi phí tương đối cao sang một hệ thống đào tạo có chi phí hợp lý. Một số trường đại học có quy mô nhỏ, đào tạo theo ngành hẹp, chuyên môn hóa sâu được tổ chức lại thành các trường đa ngành, đào tạo theo diện rộng; tỷ lệ số sinh viên/1 giảng viên được nâng lên. Cơ sở đào tạo đại học được chủ động ký kết hợp đồng lao động với người lao động để tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy; có thể cho thuê cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm để nâng cao công suất và hiệu suất sử dụng; được tự chủ trong việc chi tiêu nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước và có thể tiếp tục sử dụng khoản kinh phí ngân sách nhà nước cấp chưa sử dụng hết vào cuối năm tài khoá cho năm sau.


- Thay đổi cơ chế phân bổ và cung cấp ngân sách cho GDĐH công lập. Mức phân bổ ngân sách cho cơ sở đại học công lập được ổn định theo định kỳ 3 năm và hàng năm tăng thêm theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Nghị định 10/2002/NĐ-CP và sau đó là Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ cho phép trường đại học và cao đẳng được vay tín dụng để mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật; được giữ lại khấu hao cơ bản và tiền thu thanh lý tài sản để tái đầu tư tăng cường cơ sở vật chất; được chủ động sử dụng số biên chế do cấp có thẩm quyền giao và thực hiện chế độ hợp đồng lao động theo qui định của Luật Lao động. Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng quyết định mức chi tiêu nội bộ cho quản lý,


nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do nhà nước qui định; được trả lương cho người lao động cao hơn gấp từ 2 đến 2,5 lần so với tiền lương do nhà nước qui định. Khi nhà nước điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu hoặc thay đổi định mức chi, các trường tự bảo đảm trang trải các khoản chi tăng thêm từ nguồn thu sự nghiệp và các khoản chi tiết kiệm được. Hàng năm căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, các trường được trích lập 4 quỹ: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập; quỹ khen thưởng; quỹ phúc lợi và quỹ phát triển hoạt động.


- Cơ sở GDĐH từng bước được chủ động thực hiện đa dạng hóa nguồn thu; tiến hành ký hợp đồng đào tạo, nghiên cứu và triển khai, chuyển giao công nghệ, các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh với các tổ chức kinh tế, văn hoá xã hội, tạo sự liên kết trực tiếp giữa đào tạo với thực tiễn, nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên và sinh viên, đồng thời tạo ra nguồn thu bổ sung cho trường đại học để cải thiện cơ sở vật chất và các điều kiện làm việc, cải thiện đời sống của giảng viên và sinh viên.


- Đa kênh hóa hệ thống cung cấp và phân hóa mức tài trợ nguồn lực cho GDĐH; khuyến khích đầu tư nước ngoài vào GDĐH; coi trọng và thu hút các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài thông qua các chương trình hợp tác song phương và đa phương với các nước và các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA); mở cửa GDĐH phù hợp với các điều khoản quy định của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) theo lộ trình cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).


Thứ ba, phát triển đội ngũ giảng viên được xem là đầu tư xây dựng lực lượng khoa học-một lực lượng sản xuất trực tiếp ra của cải vật chất cho xã hội.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2022