Tăng Cường Hợp Tác Quốc Tế Giáo Dục Đại Học


Trên cơ sở cơ cấu ngành nghề, quy mô giảng viên ĐH và CĐ từng bước phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng. Việc phát triển đội ngũ giảng viên được kết hợp giữa đào tạo mới và chính sách thu hút, tuyển dụng. Thực hiện điều chỉnh cơ cấu đội ngũ giữa các lĩnh vực, ngành nghề. Thay thế một bước chế độ biên chế bằng chế độ hợp đồng; tạo điều kiện để cán bộ giảng dạy giỏi dạy nhiều hơn và dạy ở nhiều trường khác nhau. Thu hút cán bộ khoa học, cán bộ giáo dục giỏi trong cả nước và nước ngoài tham gia giảng dạy.


Ở trong nước, mở rộng quy mô và số lượng các cơ sở đào tạo sau đại học đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội và đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ tiến sĩ và thạc sỹ bổ sung lực lượng cho đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu.


Biểu 12. Quy mô đào tạo sau đại học ở trong nước [28, 106]



Năm

Đào tạo tiến sỹ

Đào tạo thạc sỹ

Chỉ tiêu được

giao

Số NCS đã

tuyển

Chỉ tiêu được

giao

Số học viên

đã tuyển

1996

1.000

1.113

4.200

3.444

2000

1.200

713

6.500

5.747

2005

1.600

1.384

15.000

14.969

2007

1.761

1.482

20.561

18.570

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 16


Hiện nay cả nước có 162 cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ và 108 cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ, thực hiện đào tạo trên 300 chuyên ngành. So với năm 1996 số cơ sở đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ tăng thêm 44 và số cơ sở đào tạo thạc sỹ


tăng thêm 30. Giai đoạn 1997-2007 đã tuyến sinh được 11.498 nghiên cứu sinh (quy mô tuyển nghiên cứu sinh năm 2007 tăng 33,2% so với năm 1996) và 109.831 học viên cao học (quy mô tuyển sinh thạc sĩ năm 2007 tăng 439,2% so với năm 1996).


Ở nước ngoài, ngày 19 tháng 4 năm 2000 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 322/QĐ-TTg phê duyệt đề án gửi cán bộ khoa học, kỹ thuật đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước giai đoạn 2000-2005 và ngày 28 tháng 4 năm 2005 ký Quyết định số 356/QĐ-TTg phê duyệt đề án gửi cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước giai 2006- 2014. Kế hoạch hàng năm tuyển bình quân 400 chỉ tiêu (200 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ; 100 chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ; 40 chỉ tiêu đào tạo đại học và 60 chỉ tiêu thực tập khoa học). Các nước gửi đi đào tạo bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Canada, Đức, Pháp, Hà Lan, Nga, Úc, Bỉ, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước khác.


2.1.2.3. Đổi mới công tác quản lý giáo dục đại học


Thứ nhất, đổi mới về quản lý vĩ mô của nhà nước, cùng với việc đổi mới môi trường pháp lý, công tác quản lý nhà nước bằng luật pháp cũng được tăng cường. Quản lý nhà nước tập trung vào việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, điều tiết vĩ mô cơ cấu và quy mô GDĐH đáp ứng nhu cầu nhân lực của đất nước trong từng thời kỳ, triển khai hệ thống đảm bảo và kiểm định chất lượng GDĐH; thực hiện phân cấp hợp lý giữa bộ và trường; tăng quyền tự chủ cho các trường; đổi mới công tác quản lý GDĐH theo hướng mở rộng dân chủ; áp dụng 1 trong 3 hình thức: bầu cử, bổ nhiệm thăm dò và chỉ định trực tiếp vào việc bổ nhiệm hiệu trưởng, chủ nhiệm khoa, chủ nhiệm


bộ môn; giao cho hiệu trưởng nhiều quyền hơn để điều hành; tăng cường hoạt động giám sát của cộng đồng, của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, đặc biệt là các hội nghề nghiệp trong việc kiểm định chất lượng GDĐH; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra.

Thứ hai, đổi mới trong quản lý của các trường đại học cao đẳng, từ năm 1990 trở về trước, các trường đại học được tổ chức theo đơn tuyến. Mỗi trường đại học thường được tổ chức theo 3 cấp: Trường-Khoa-Bộ môn (hoặc tổ bộ môn). Mặc dù không có con dấu và tài khoản riêng, Khoa được xem như một đơn vị hành chính cơ bản của nhà trường. Ngoài công tác quản lý chuyên môn, Khoa còn thực hiện các chức năng quản lý về nhân sự và sinh viên. Trong chừng mực nhất định, Khoa được xếp tương đồng với các phòng chuyên môn-nghiệp vụ chức năng. Trong khi đó, tổ bộ môn chỉ được thừa nhận thuần tuý là đơn vị chuyên môn. Quan hệ quản lý điều hành giữa Trường-Khoa-Bộ môn là quan hệ trực tuyến.


Trong 2 cuộc kháng chiến và thời kỳ của nền kinh tế kế hoạch tập trung, các trường đại học được coi vừa là một thể nhân, vừa là một pháp nhân. Chương trình đào tạo ưu tiên cao cho GDĐH hàn lâm. Nhà nước (mà trực tiếp là các bộ, ngành) giữ vai trò chủ đạo trong quá trình tổ chức đào tạo và quản lý trường đại học. Nhà nước quản lý tất cả các trường đại học, cao đẳng thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành có trường. Nhà nước bao cấp hoàn toàn GDĐH và trực tiếp phân bổ nguồn lực thông qua hệ thống cung cấp hạn ngạch và kiểm soát việc sử dụng những kết quả đầu ra của cả hệ thống theo qui hoạch và kế hoạch thống nhất. Các hoạt động GDĐH, từ khâu tuyển sinh, tổ chức quá trình dạy và học, chi tiêu tài chính đến xét tốt nghiệp, sắp xếp cho sinh viên đi vào


cuộc sống sản xuất, hoặc phân công công tác đều được bố trí theo kế hoạch định sẵn. GDĐH là một bộ phận của hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia và được quyết định từ cấp trung ương. Các trường tổ chức đào tạo theo chuyên ngành hẹp, quy mô nhỏ, thậm chí rất nhỏ, có trường chỉ tuyển sinh khoảng 50 đến 80 sinh viên/năm. Rất nhiều trường đại học, cao đẳng có các chuyên ngành đào tạo gần giống nhau. Hầu hết các chương trình đào tạo được thiết kế theo nhu cầu của các bộ chuyên ngành quản lý hoặc chính quyền trung ương. Đội ngũ giảng viên đại học được đào tạo chủ yếu từ Liên Xô và các nước Đông Âu. Hệ thống các viện nghiên cứu khoa học tách rời hệ thống các trường đại học và cao đẳng. Chất lượng đào tạo được quản lý dựa trên các tiêu chí về số giờ lên lớp, số giảng viên, nhân viên trên mỗi sinh viên và số giờ tham gia thực tế của sinh viên trong quỹ thời gian quy định của toàn khoá học.


Trường đại học được quan niệm đơn thuần như một cơ quan hành chính chấp hành kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho mục tiêu phát triển khu vực kinh tế nhà nước. Cơ chế vận hành, nội dung quản trị và quy trình quản lý giống như một doanh nghiệp nhà nước. Hiệu trưởng các trường đại học được bổ nhiệm. Trường đại học, cao đẳng thực hiện chế độ báo cáo hoạt động của nhà trường thường xuyên, định kỳ và đột xuất cho cơ quan chủ quản và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngân sách của trường đại học và cao đẳng được chia thành các khoản mục và do cơ quan chủ, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định. Nội dung chương trình cũng như giáo trình, tài liệu giảng dạy, số lượng tuyển sinh phải được các cơ quan chức năng phê duyệt và kiểm soát. Tuyển sinh được chia thành từng ngành học hoặc chuyên ngành đào tạo theo chỉ tiêu kế hoạch do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ chủ quản phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư


quyết định. Việc đề bạt một giáo sư đại học hoặc thành lập mới các khoa trong trường đại học phải xin ý kiến và quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chủ quản. Quản trị đại học được quy định bằng các văn bản quy phạm có nội dung giống nhau áp dụng chung cho tất cả các trường đại học và cao đẳng trên phạm vi cả nước. Cán bộ giảng dạy của các trường đại học được phân công xuống các bộ môn, tổ bộ môn để giảng dạy một số môn học có tính ổn định theo quỹ thời gian định mức được quy định chặt chẽ.


Chuyển sang thời kỳ đổi mới, chính sách quản lý GDĐH Việt Nam hướng đến việc đưa lại sự cải thiện khả năng tổng thể của mỗi cơ sở đào tạo; phát triển các lĩnh vực, ngành nghề then chốt; phát triển hệ thống dịch vụ công trong giáo dục đại học. Ưu tiên cao nhất là củng cố các trường đại học để giúp các trường tiếp cận và đạt các tiêu chuẩn quốc tế tiên tiến về chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn nhằm thiết lập uy tín quốc tế và vị thế của mỗi trường trong số các trường đại học trên thế giới. Các cơ sở GDĐH được định hướng đào tạo theo nhu cầu xã hội, hoạt động tự chủ theo luật pháp, và thực hiện quản lý dân chủ. Chính sách quản lý GDĐH tập trung giải quyết những vấn đề liên quan đến mâu thuẫn giữa chức năng chính trị, ý thức hệ và chức năng kinh tế của GDĐH; giữa GDĐH vì mục tiêu hiệu quả và tăng trưởng kinh tế với GDĐH vì mục tiêu phúc lợi, bảo đảm công bằng, bình đẳng xã hội, và xác định vai trò, vị trí của những người trí thức mới trong xã hội Việt Nam. Điều đặc biệt quan trọng là trong bối cảnh của công cuộc đổi mới, các tầng lớp xã hội đạt được sự đồng thuận và thống nhất cao rằng nội dung chính sách quản lý GDĐH nước ta trong nền KTTT định hướng XHCN cần thể hiện được những đặc trưng của thời đại. Rằng ngày nay xây dựng một xã hội dân chủ và có nền kinh tế


được thúc đẩy bởi thị trường đang là mục tiêu của hầu hết các nước trên thế giới. Sự chuyển đổi sang nền kinh tế định hướng thị trường có sự điều tiết của nhà nước được tiến hành trong môi trường toàn cầu hoá và sự manh nha của một nền kinh tế tri thức nhờ vào các thành quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang diễn ra với tốc độ vũ bão. Các chuyên gia lập chính sách và những nhà quản lý có chức năng lựa chọn và ra quyết định chính sách, thậm chí cả các nhóm lợi ích-đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách-đã đạt được sự thảo thuận về nguyên tắc, rằng cuộc cách mạng kiến thức dựa trên tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông hiện nay đang làm cho GDĐH ngày càng mở rộng phạm vi và bị phân hóa rõ rệt khi sự hiện diện của nền kinh tế tri thức đang ngày càng rõ nét. Những danh mục kiến thức mới đang ngày càng được chuyên môn hóa sâu. Nâng cao năng lực quản lý và tăng cường thể chế trong toàn bộ hệ thống. Nhờ đó quản lý giáo dục và đào tạo đã có tiến bộ, dân chủ hoá nhà trường từng bước được thực hiện. Công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường đã được tiến hành thường xuyên. Thực hiện một bước phân cấp quản lý giáo dục và đào tạo giữa trung ương và địa phương. Các đại học, trường đại học được chủ động về các khâu: tuyển sinh, định điểm xét tuyển, đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ. Cuộc vận động thực hiện mở rộng dân chủ ở cấp cơ sở được tập trung chỉ đạo chặt chẽ, từng bước mở rộng về diện và nâng cao về chất lượng.


So với thời kỳ trước đổi mới, hiện nay các trường đại học và cao đẳng được phân cấp, phân quyền rộng rãi và cởi mở hơn. Quản lý đại học bắt đầu có sự chuyển dịch từ mô hình kiểm soát cứng nhắc của nhà nước sang mô hình nhà nước giám sát. Theo Luật Giáo dục hiện hành, trường cao đẳng, trường đại học


được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về : i). Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy học tập đối với những ngành nghề được phép đào tạo; ii). tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng theo thẩm quyền; iii). tổ chức bộ máy nhà trường; iv). huy động, quản lý, sử dụng các nguồn nhân lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục và v). hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định của Chính phủ.


Ngoài việc được khuyến khích đa dạng hoá nguồn lực, các trường đại học và cao đẳng còn được khuyến cáo nâng cao hiệu quả trong phân bổ và sử dụng tài chính nội bộ thông qua việc cải tiến nội dung, phương pháp và cơ chế quản trị nhà trường mà trọng tâm là chuyển một hệ thống đào tạo có chi phí tương đối cao sang một hệ thống đào tạo có chi phí hợp lý. Một số trường đại học có quy mô nhỏ, đào tạo theo ngành hep, chuyên môn hóa sâu được tổ chức lại thành các trường đa ngành, đào tạo theo diện rộng; tỷ lệ số sinh viên/1 giảng viên được nâng lên. Cơ sở đào tạo đại học được chủ động ký kết hợp đồng lao động với người lao động để tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy; có thể cho thuê cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm để nâng cao công suất và hiệu suất sử dụng; được tự chủ trong việc chi tiêu nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước và có thể tiếp tục sử dụng khoản kinh phí ngân sách nhà nước cấp chưa sử dụng hết vào cuối năm tài khoá cho năm sau.


Việc lập dự toán ngân sách và phân bổ chi tiêu ngân sách nhà nước thực hiện theo chu kỳ hàng năm, bắt đầu từ tháng 6 mỗi năm. Mức phân bổ ngân sách cho cơ sở đại học công lập được ổn định theo định kỳ 3 năm và hàng năm tăng


thêm theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Nghị định 10/2002/NĐ-CP và sau đó là Nghị định 43/2005/NĐ-CP của Chính phủ cho phép trường đại học và cao đẳng được vay tín dụng để mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật; được giữ lại khấu hao cơ bản và tiền thu thanh lý tài sản để tái đầu tư tăng cường cơ sở vật chất; được chủ động sử dụng số biên chế do cấp có thẩm quyền giao và thực hiện chế độ hợp đồng lao động theo qui định của Luật Lao động. Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng quyết định mức chi tiêu nội bộ cho quản lý, nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do nhà nước qui định; được trả lương cho người lao động cao hơn gấp từ 2 đến 2,5 lần so với tiền lương do nhà nước qui định. Khi nhà nước điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu hoặc thay đổi định mức chi, các trường tự bảo đảm trang trải các khoản chi tăng thêm từ nguồn thu sự nghiệp và các khoản chi tiết kiệm được. Hàng năm căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, các trường được trích lập 4 quỹ: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập; quỹ khen thưởng; quỹ phúc lợi và quỹ phát triển hoạt động.


2.1.2.4. Tăng cường hợp tác quốc tế giáo dục đại học


Trước năm 1986, hoạt động hợp tác quốc tế của GDĐH Việt Nam tập trung chủ yếu vào việc củng cố và tăng cường mối liên hệ với các trường đại học thuộc khối các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu bằng các hình thức cử sinh viên đi đào tạo đại học và sau đại học; tiếp nhận chương trình, công nghệ giảng dạy và kinh nghiệm quản lý, quản trị đại học; tiếp nhận viện trợ kỹ thuật dưới hình thức nhập khẩu phương tiện, thiết bị thí nghiệm, sách báo, tạp chí, chương trình, tài liệu giảng dạy và sử dụng đội ngũ chuyên gia. Hầu hết số cán bộ quản lý, giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở lứa tuổi 50 trở lên đang làm việc trong các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2022