Các Biện Pháp Đảm Bảo Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Giáo Dục Đại Học Chưa Đủ Liều Lượng Và Chưa Phù Hợp Với Cơ Chế Kinh Tế Mới.


là những bằng chứng chưa thuyết phục do không đủ thông tin và thông tin không chính xác. Vì vậy, một số chính sách khi tiến hành điều chỉnh cho phù hợp với một nền kinh tế mở, nhiều nhóm xã hội ít được hưởng lợi, nên chưa làm giảm thiểu các tác động tiêu cực của nền KTTT, quá trình toàn cầu hóa đến những nhóm người dân dễ bị tổn thương. Các cơ quan có thẩm quyền hoạch định và ra quyết định chính sách chưa quan tâm thích đáng đối với hoạt động nghiên cứu, đề xuất chính sách.


Các tổ chức chính trị, cơ quan nhà nước và toàn xã hội chưa nhận thức đầy đủ vai trò, tác dụng của GDĐH, chưa kịp thời đề ra các chủ trương và giải pháp có hiệu quả để thúc đẩy sự nghiệp GDĐH phát triển. Bản thân ngành GDĐH chậm đổi mới về cơ cấu hệ thống, mục tiêu, nội dung và phương pháp. Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý giáo dục và đào tạo chưa làm tốt chức năng tham mưu và trách nhiệm quản lý nhà nước đối với GDĐH. Vì vậy, chính sách phát triển GDĐH trong thời kỳ đổi mới ngày càng đề cập nhiều hơn đến các quan niệm, khái niệm của kinh tế thị trường như đầu tư, cạnh tranh, cung-cầu, giá cả, lợi ích và chi phí, hiệu quả sử dụng nguồn lực, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phân cấp, phân quyền...v.v, nhưng các biện pháp thực hiện cụ thể đang diễn ra có xu hướng theo chiều ngược lại. Chức năng, vai trò của nhà nước chưa được làm rõ nên vẫn còn có sự can thiệp mạnh mẽ và kiểm soát trực tiếp từ phía chính phủ trong quá trình lựa chọn cơ chế và củng cố thể chế ở khu vực này.


Việc đảm bảo lợi ích của mỗi cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và của nhà nước trong nền KTTT trong nội dung chính sách phát triển GDĐH chưa được quán triệt sâu sắc nên thường mờ nhạt và bị giới hạn trong phạm vi hẹp. Hệ thống các văn bản quyết định trực tiếp những vấn đề kinh tế, cũng như quản lý


kinh tế GDĐH chưa đồng bộ; đôi khi còn chắp vá, mâu thuẫn, chồng chéo và dẫn đến tình trạng triệt tiêu động lực lẫn nhau. Cơ chế quản lý giá cả đào tạo chưa phản ánh được các chiều hướng tư tưởng của KTTT. Những vướng mắc trong cơ chế định giá tài sản nhà nước khi chuyển đổi mô hình các trường công lập cùng với những vướng mắc tâm lý của đội ngũ cán bộ, công chức ở các bộ, ngành và trường đại học và trong nhân dân...., đang tạo ra những rào cản trong việc sắp xếp, đổi mới cơ sở đào tạo để thoát khỏi tình trạng bao cấp.


2.2.2.2. Các biện pháp đảm bảo thực hiện chính sách phát triển giáo dục đại học chưa đủ liều lượng và chưa phù hợp với cơ chế kinh tế mới.


Thứ nhất, đầu tư cơ sở vật chất, trường sở, phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện, giáo trình, học liệu, đổi mới phương pháp đào tạo... còn hạn chế, đặc biệt là các trường ngoài công lập. Tăng trưởng đầu tư cho GDĐH tăng chậm, mức đầu tư thấp trong khi quy mô đào tạo tăng nhanh là nguyên nhân dẫn đến các điều kiện bảo đảm chất lượng yếu kém và lạc hậu. Tính theo giá thực tế, tổng đầu tư giáo dục đào tạo khu vực nhà nước năm từ 2000-2005 tăng khoảng 73,6% (từ 5.709 tỷ đồng năm 2000 lên 9.909 tỷ đồng năm 2006). Tính theo giá cố định năm 1994, trong 7 năm (2000-2006), tỷ lệ đầu tư giáo dục đào tạo chỉ tăng 54,5% (từ 4.347 tỷ đồng năm 2000 lên 6.714 tỷ đồng năm 2006), thấp hơn nhiều khi tính theo giá thực tế. So sánh với các ngành, lĩnh vực khác trong toàn nền kinh tế, tỷ lệ đầu tư giáo dục đào tạo trong tổng đầu tư của khu vực nhà nước có xu hướng giảm. Năm 2000, tỷ lệ đầu tư giáo dục đào tạo theo giá thực tế trong tổng đầu tư của khu vực nhà nước chiếm khoảng 6,3%, nhưng năm 2006 giảm xuống còn 5,4%. Sự suy giảm này thể hiện rõ ràng hơn khi tính theo giá cố định năm 1994, từ 5,8% năm 2000 giảm còn 3,6% năm 2006 [122].



Hình 6. Cơ cấu đầu tư GD và ĐT trong tổng đầu tư xã hội [122]


Về khía cạnh chính sách, thực tế chỉ ra rằng, hình như những mục tiêu ưu tiên đầu tư cho đại học là đầu tư phát triển được khởi xướng từ những năm 1990 chưa thực sự đi vào cuộc sống. Có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng trước tiên phải kể đến sức chịu đựng của nền kinh tế. Mặc dù đã có những phát triển bứt phá trong những năm vừa qua, với tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm cao hơn 8%, nhưng nói chung nước ta vẫn chưa ra khỏi ngưỡng của những nước chậm phát triển. Như một kết quả, các nguồn lực đầu tư bị hạn chế. Trong khi đó, rất nhiều các ngành, lĩnh vực kinh tế-xã hội khác đều có nhu cầu phát triển cao. Nguyên nhân thứ hai có thể bắt nguồn trực tiếp từ nội dung chính sách, liên quan đến các khía cạnh lợi ích và chi phí. Vì chưa giải quyết tốt mối quan hệ này nên chưa khơi dậy hết các tiềm năng trong xã hội. Mặt khác, một số vấn đề có tính nguyên tắc thuộc phạm trù quan hệ sản xuất trong lĩnh vực giáo dục đại học đến nay vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được giải quyết thỏa đáng, chẳng hạn như vấn đề sở hữu đại học, quan niệm về hoạt động thương mại, cung cấp dịch vụ và bảo đảm phúc lợi...cũng được xem là một nguyên nhân quan trọng đang cản trở việc thu hút các nhà đầu tư thuộc thành phần kinh tế tư nhân bỏ vốn vào giáo dục đại học.


Số lượng sinh viên học bên ngoài nhà trong tình trạng môi trường sư phạm không đảm bảo, thiếu phương tiện và dụng cụ thí nghiệm, thư viện, nhà ở hoặc các dịch vụ cần thiết khác đang ngày càng tăng lên. Theo số liệu khảo sát đào tạo và tài chính của 187 trường đại học và cao đẳng năm 2005-2006 do Dự án Đại học tiến hành trên cả nước, diện tích xây dựng phục vụ hoạt động học tập và nghiên cứu bình quân/1 sinh viên hiện nay đối với phòng học khoảng 0,59 m2; phòng đọc thư viện: 0,05 m2; khu thể thao, văn hoá: 0,6m2 và nhà ăn khoảng 0,06 m2. Số cán bộ và sinh viên/1 máy tính phục vụ tra cứu internet tại thư viện là 374 người. Tỷ lệ trường có sử dụng hình thức Leased line kết nối internet là 21,93% với tổng dung lượng đường truyền là 27,848 Kbps; có sử dụng hình thức Dial up kết nối internet là 27,81%; có sử dụng hình thức ADSL kết nối internet là 41,71%; có Website là 47,06%; có áp dụng Elearning là 13,37%; có hệ thống

DNS riêng là 22,46%; có hệ thống mạng nội bộ LAN sử dụng chung cho toàn trường là 55,61% và có sử dụng hệ thống quản trị bằng máy tính là 31,55% [64].


Tình hình ở các trường ngoài công lập còn khó khăn hơn. Hầu hết các trường vẫn còn phải đi thuê, mượn cơ sở để làm văn phòng làm việc hoặc làm lớp học. Cho đến nay, Trường Đại học Văn Hiến, Trường Đại học Hùng Vương hầu như toàn bộ nhà cửa, phòng ốc, hội trường và cơ sở vật chất khác đều phải đi thuê. Trường Đại học Thăng Long sau gần 20 năm thành lập và đi vào hoạt động vẫn trong điều kiện hết sức chật chội và năm 2007 mới bắt đầu xây dựng được trụ sở nhưng còn hết sức khiêm tốn. Trường Đại học Duy Tân, Hồng Bàng, Tôn Đức Thắng, Công nghệ Sài Gòn mặc dù đã xây dựng được cơ sở ban đầu nhưng diện tích thuê mướn vẫn còn cao. Toàn bộ trụ sở, khuôn viên của Trường Đại học Lạc Hồng là của chủ đầu tư cho thuê.


Bảng 18. Diện tích thuê, mượn của một số trường đại học dân lập và tư thục



Năm

2001

Năm

2002

Năm

2003

Năm

2004

Năm

2005

Trường Đại học Thăng Long






Diện tích đang sử dụng (m2)

3.250

3.250

3.250

3.250

3.250

Trong đó diện tích thuê mướn (m2)

3.250

3.250

3.250

3.250

3.250

Trường Đại học Hồng Bàng






Diện tích đang sử dụng (m2)

16.900

20.900

28.900

31.500

35.100

Trong đó diện tích thuê mướn (m2)

11.900

11.900

14.900

17.500

21.100

Trường Đại học Lac Hồng






Diện tích đang sử dụng (m2)

9.536

6.536

14.036

14.036

25.036

Trong đó diện tích thuê mướn (m2)

9.536

6.536

14.036

14.036

25.036

Trường Đại học Tôn Đức Thắng






Diện tích đang sử dụng (m2)

2.515

3.171

3.705

3.705

3.831

Trong đó diện tích thuê mướn (m2)

2.515

1.630

1.534

1.534

1.660

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 19


Do đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đào tạo còn hạn chế nên việc đổi mới phương pháp dạy và học trong các nhà trường hiện còn là một khó khăn. Giảng dạy đại học hiện nay nặng về diễn thuyết, thuyết trình, ghi nhớ một cách máy móc; giao ít bài tập về nhà, ít có sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên. Chương trình đào tạo có quá nhiều môn học (trên 200 tín chỉ để tốt nghiệp) với nhiều yêu cầu đặt ra nhưng ít sự lựa chọn. Phần lớn nội dung môn học và chương trình đào tạo đã lỗi thời. Đặc biệt, nội dung chương trình ít dạy về các khái niệm và nguyên lý; quá nhấn mạnh vào kiến thức dữ kiện và kỹ năng. Có sự mất cân


đối giữa các giờ học lý thuyết và giờ học thực hành phòng thí nghiệm hay các kinh nghiệm thực tế. Cấu trúc nội dung môn học và chương trình đào tạo được thiết kế chưa xuất phát từ những mong đợi rõ ràng về kết quả học tập của sinh viên ở đầu ra (những kiến thức, kỹ năng, và thái độ sinh viên được mong đợi cần đạt được khi hoàn tất môn học hoặc khi tốt nghiệp một chương trình đào tạo). Chương trình giáo dục và nghiên cứu sau đại học ít có cơ hội cho các tiến sĩ đã được học tập ở nước ngoài tiếp tục nghiên cứu hoặc ứng dụng các phương pháp giảng dạy khi trở về nước.


Phương pháp học tập thiếu các kỹ năng nghề nghiệp thông thường như làm việc nhóm, giao tiếp và viết bằng tiếng Anh, quản lý dự án, phương pháp giải quyết vấn đề, sáng kiến tích cực, học tập suốt đời. Việc chuyển tiếp giữa các ngành học thiếu tính linh hoạt. Các viện nghiên cứu và các phòng thí nghiệm vẫn tách rời với các khoa giảng dạy, do đó làm giảm thiểu cơ hội cho các giảng viên tham gia các hoạt động nghiên cứu. Công tác đánh giá kết quả học tập của sinh viên và hiệu quả nhà trường còn thiếu sự phối hợp giữa các cấp độ trường, khoa, chương trình đào tạo và môn học. Việc đánh giá hiệu quả nhà trường, chất lượng chương trình môn học chưa dựa trên kết quả học tập của sinh viên. Trang thiết bị đào tạo và nguồn lực đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình chưa đầy đủ. Hoạt động nghiên cứu khoa hhọc cấp trường cón thiếu cơ sở hạ tầng để thực hiện.


Thứ hai, chính sách tài chính chưa phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường, chưa đảm bảo cho các trường tự chủ, trong điều kiện đầu tư tài chính của nhà nước còn khó khăn


Hạn chế lớn nhất của chính sách tài chính đại học hiện nay là các chuẩn mực để thực hiện việc phân bổ. Một số định mức tổng hợp dùng làm căn cứ tính toán, cấp phát ngân sách còn thiếu các yếu tố công bằng, chưa có sự phân biệt theo loại ngành nghề đào tạo và điều kiện sống khác nhau ở mỗi vùng, miền. Mặt khác, cơ chế sử dụng nguồn thu chưa thật hiệu quả vì thiếu hệ thống các công cụ khuyến khích về lợi ích. Hơn nữa, những quy định về cấp phát và kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước đối với các trường ĐH và CĐ quá chi tiết, chỉ nhấn mạnh đầu vào mà chưa coi trọng các mục đích cuối cùng là sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học được tạo ra theo mong muốn. Ngoài ra còn phải kể đến sự phân định và phối hợp trách nhiệm giữa các cơ quan chính phủ, bao gồm Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ/ngành có trường, cơ quan ngân hàng và chính quyền địa phương. Sau nữa phải kể đến tình trạng thiếu cơ sở dữ liệu thích hợp và hệ thống thông tin quản lý có hiệu quả để hỗ trợ các trường và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc lập kế hoạch, phân bổ và quản lý các nguồn lực. Cuối cùng phải kế đến năng lực điều hành ở cấp trường còn rất yếu và thiếu chủ động.


Chi phí đơn vị/1 sinh viên chưa được sử dụng như một công cụ hữu ích để so sánh hiệu quả đầu tư giữa các loại trường; giữa các ngành học, bậc học và trình độ đào tạo. Hầu hết các định mức, tiêu chuẩn quản lý đang áp dụng (định mức giờ giảng của giáo viên, chế độ làm việc của giảng viên trường đại học, cao đẳng, lương tối thiểu giáo viên, định mức cấp phát, phân bổ và chi tiêu tài chính, nội dung báo cáo, thống kê…) hoặc đã được xây dựng cách đây hàng chục năm không còn phù hợp với thực tiễn, hoặc áp dụng một cách máy móc theo kinh nghiệm của nước ngoài mà không tính đến điều kiện cụ thể của Việt Nam, hoặc


chỉ dựa trên một vài hệ thống số liệu thống kê đơn thuần thiếu cơ sở khoa học. Thực tế này đang làm cho các nhà trường, cơ sở giáo dục đào tạo (kể cả các cơ quan quản lý) lúng túng khi vận dụng và áp dụng..


Học phí đại học đang có một số vấn đề cần phải nghiên cứu để hoàn thiện. Trước hết, về nhận thức, cần làm rõ ý nghĩa, mục đích và nội dung kinh tế-xã hội của học phí. Thứ hai, xác định mối liên hệ giữa chính sách học phí với chính sách hỗ trợ sinh viên và phương thức phân bổ ngân sách. Học phí phải tính đến khả năng chi trả của sinh viên và trách nhiệm đầu tư của nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực. Mức học phí áp dụng phải được tính toán dựa trên sự kết hợp giữa chi phí đào tạo thực tế và mức sống của các thành phần dân cư, giá cả lao động và tình trạng việc làm, thu nhập của người tốt nghiệp. Mô hình cho sinh viên vay tiền đi học đang tiềm ẩn những rủi ro. Trước hết, việc cho vay đại trà có thể dễ lặp lại mô hình học bổng bao cấp trước đây, dẫn đến tình trạng bình quân hoá và triệt tiêu động lực khuyến khích sinh viên học tập. Thứ hai, về năng lực tài chính quốc gia, nếu không có phương án hiệu quả và thiết thực thu hồi nợ sẽ không bảo đảm tính bền vững của chương trình này. Cuối cùng, trong khi đề cao chính sách thu hồi chi phí thông qua luật pháp hoá trách nhiệm chia sẻ tài chính của người học, việc phân bổ nguồn lực nếu không có những thay đổi, sẽ làm cho hiệu quả chính sách không cao.


Cơ hội tiếp cận GDĐH và việc bảo đảm quyền học tập của các nhóm lợi ích còn ít và chưa vững chắc. Đang có sự mất cân đối về quy mô sinh viên giữa các vùng, miền, và dân tộc. Chỉ tính riêng hệ đào tạo chính quy, do số lượng các trường đại học, cao đẳng tập trung phần lớn ở các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và miền đông Nam bộ nên hai vùng này hàng năm tuyển trên 40%

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2022