Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 20


tổng số sinh viên tuyển mới của cả nước. Trong khi đó, các vùng kinh tế khó khăn như Tây Bắc, Tây Nguyên hoặc đồng bằng sông Cửu Long quy mô sinh viên rất thấp. Thực tế này đang là một trong những khó khăn lớn nhất đối với các địa phương trong quá trình phấn đấu xoá đói giảm nghèo và tiến tới thực hiện CNH và HĐH.


Mặc dù chính sách tuyển sinh hiện nay có áp dụng chế độ ưu tiên theo các đối tượng khác nhau nhưng nói chung, tỷ lệ sinh viên thuộc các nhóm thiệt thòi trong xã hội chưa có tỷ lệ nhập học cao. Thanh niên dân tộc ít người được tuyển vào các trường đại học, cao đẳng chỉ ở dưới mức 4%/năm. Số sinh viên là người thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cử tuyển vào học đại học hàng năm không ổn định. Năm 2007 số dân của các dân tộc thiểu số nước ta có khoảng trên 10 triệu người (hơn 13% tổng dân số ), chiếm tới 39% người nghèo cả nước, nhưng trong tổng số 363.619 thí sinh trúng tuyển vào các trường đại học và cao đẳng thì người dân tộc thiểu số chỉ chiếm 5,0% [64].


Bảng 19. Tỷ lệ sinh viên người dân tộc và quy mô cử tuyển [8, 100, 102, 103]



Năm học

Quy mô sinh viên cử tuyển hàng năm (người)

% sinh viên tuyển mới là người dân tộc

Chia ra

Đại học

(%)

Cao đẳng

(%)

1999-2000

809

2,57

2,04

3,1

2001-2002

1.437

2,92

1,93

4,98

2002-2003

784

2,72

1,75

4,58

2003-2004

1.396

3,4

2,9

4,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 20


Đối với các nhóm dân cư có thu nhập thấp, cơ hội học tập ở bậc đại học cũng rất hạn chế do thiếu các điều kiện theo học trong các trường đại học ở các thành phố lớn, xa quê mặc dù họ có thể trúng tuyển các kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng. Không chỉ thế, ngay cả ở các bậc học thấp hơn họ cũng không hẳn đã có điều kiện để được học trong các trường công có chất lượng tốt. Có bằng chứng chỉ ra rằng, chính sách học phí và miễn giảm học phí hiện nay đang có lợi cho người giầu hơn là người nghèo.


Bảng 20. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng ĐH, CĐ năm 2001[34].


Số


TT


Nhóm thu nhập

% có bằng ĐH&CĐ

% có bằng SĐH

1

Nhóm có thu nhập thấp nhất (nhóm 1-nghèo nhất)

1,71

0,06

2

Nhóm có thu nhập dưới trung bình (nhóm 2)

2,32

0,06

3

Nhóm có thu nhập trung bình (nhóm 3)

2,79

0,07

4

Nhóm có thu nhập khá (nhóm 4)

3,80

0,07

5

Nhóm có thu nhập cao nhất (nhóm 5-giầu nhất)

5,90

0,16


Chính sách học bổng và trợ cấp cho sinh viên chưa thực hiện trong các trường đại học và cao đẳng ngoài công lập. Điều này dẫn đến một thực tế là trên cùng một địa bàn áp dụng, đối tượng chính sách như sau không được tiếp nhận kết quả chính sách như nhau. Mặt khác, tiêu chí lựa chọn đối tượng thụ hưởng chính sách chỉ đơn thuần dựa trên địa điểm sinh sống thường trú của sinh viên trước khi nhập học theo danh mục các xã vùng cao, miền núi, vùng sâu nên vừa khó xác định, vừa thiếu chính xác. Hơn nữa, mức học bổng chính sách và trợ cấp


xã hội được xác định từ năm 1997, khi mức lương tối thiểu chỉ là 144.000 đồng/tháng, đến nay mức lương tối thiểu đã tăng lên 500.000 đồng/tháng nhưng chưa có sự điều chỉnh. Ngoài ra, đối tượng được hưởng học bổng chính sách và trợ cấp cũng còn nhiều điều phải bàn. Chẳng hạn, liệu những người dân tộc Kinh định cư lâu năm tại các vùng dân tộc, vùng khó khăn có thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách này, bởi vì thực tế đang chỉ ra rằng, tình trạng kinh tế của không ít những người Kinh khó khăn không khác gì các đối tượng là người dân tộc thiểu số tại các vùng họ đang sinh sống. Chính sách miễn, giảm học phí nhằm hỗ trợ những người nghèo nhất đang đưa lại kết quả trái ngược.


Tương tự như học bổng và trợ cấp xã hội, việc miễn, giảm học phí chỉ được thực hiện đối với các trường công lập vì có ngân sách nhà nước cấp. Do vậy, rất nhiều người nghèo vẫn phải đóng đầy đủ học phí. Nhằm hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương, Chính phủ triển khai chương trình cho sinh viên vay tiền học. Chương trình này cũng gặp một số khó khăn do tình trạng thiếu vốn và khả năng thu hồi nợ thấp. Mặt khác, mức cho vay chưa đủ để sinh viên trang trải chi phí học tập và tiền ăn ở. Hơn nữa, số lượng sinh viên nghèo có nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều. Việc cho vay không có bảo đảm sẽ là một khó khăn lớn cho việc thu hồi nợ. Do có nhiều chương đào tạo liên kết, đào tạo theo địa chỉ nên xác định đối tượng vay hết sức phức tạp.


Khung pháp lý về quản lý tài chính, tổ chức và nhân sự vẫn còn nhiều bất cập. Trách nhiệm của nhà trường chưa rõ ràng và vì vậy có sự nhầm lẫn giữa các chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý điều hành các hoạt động thường xuyên của nhà trường. Nói chung, GDĐH Việt Nam chưa tạo ra được sự cạnh tranh cả về hoạt động đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học giữa các


trường đại học. Nhà nước cũng chưa đưa ra một cơ chế công khai và rõ ràng để phân bổ ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học; đồng thời hệ thống cho sinh viên vay tiền nhằm hỗ trợ họ về tài chính vẫn đang còn ở giai đoạn mang nặng tính thử nghiệm. Chính sách học phí, học bồng chưa được xác định trên những căn cứ có cơ sở khoa học đáng tin cậy.


Thứ ba, đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên thấp nên đội ngũ giáo viên còn thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Nhận xét một cách khái quát, GDĐH Việt Nam đang thiếu hụt đội ngũ cán bộ giảng dạy cả về số lượng và trình độ chuyên môn. Nguyên nhân của tình trạng này là do trong hơn 20 năm đổi mới, quy mô đào tạo cả về số lượng tuyệt đối và tỷ lệ tăng tương đối luôn luôn cao hơn khả năng bổ sung đội ngũ cán bộ giảng dạy. Giai đoạn 1990-1995 số sinh viên đại học và cao đẳng tăng trung bình mỗi năm 18% trong khi số trường và giáo viên gần như không thay đổi. Thời kỳ 5 năm sau đó (1995-2000) quy mô sinh viên tăng mạnh hơn, ở mức bình quân năm 25% trong khi tính chung trong 10 năm, số lượng giảng viên và số lượng trường ĐH, CĐ hầu như tăng rất chậm. Thời kỳ 2000-2005, số sinh viên tăng trung bình có chậm lại ở mức 9%/ năm, nhưng thành lập thêm nhiều trường đại học, cao đẳng mới và từ năm 2006, số sinh viên lại tăng trở lại ở mức 20% năm, nên tỷ lệ sinh viên/1 giảng viên hiện nay đang ở mức rất cao.


80

70

60

50

40

30

20

10

0

-10 1990 1993 1996

-20



Hình 3. Tốc độ tăng sinh viên và giảng viên ĐH, CĐ (1990-2006) [94]


Số sinh viên/1 giảng viên tăng từ 5.9 năm 1990 lên 13,1 năm 1995 và rồi 31,2 năm 2006. Điều này đồng nghĩa với việc lớp học hiện nay đông gần gấp 3 lần năm 1995 và 5 lần năm 1990. Việc tăng quy mô sinh viên chủ yếu là do tăng số lượng tuyển sinh các hệ không chính qui, bao gồm những học viên tại chức, chuyên tu và loại khác. Trong cả thời kỳ dài 16 năm từ 1990 đến 2006, số sinh viên không chính quy tăng nhanh hơn chính qui. Số lượng sinh viên tuyển mới năm 2004, chính qui chiếm 45,5%, lớp riêng 0,4%, tại chức 26,2%, chuyên tu 3,8%, và hệ khác 24,1%. Trong loại sinh viên không chính qui, loại tại chức và hệ khác là cao nhất. Hệ khác này là số sinh viên từ xa, hoặc sinh viên phi chuẩn do các trường liên kết mở tại địa phương. Quy mô đào tạo không chính quy chiếm tỷ trọng rất lớn trong quy mô đào tạo của bất kỳ loại trường đại học nào: Đại học Quốc gia Hà Nội chiếm vào khoảng 57%; Đại học Quốc gia TPHCM khoảng 55%; Đại học Huế khoảng 72% và Đại học Đà Nẵng khoảng 47%.


SV/giảng viên

35.0

30.0

25.0

20.0

15.0

10.0

5.0

0.0

1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006


Hình 4. Số sinh viên/1 giảng viên 1990-2006 [94]


Tỷ lệ giảng viên đại học, cao đẳng có trình độ tiến sỹ, tiến sỹ khoa học hoặc có học hàm giáo sư và phó giáo sư còn thấp. Hiện nay số lượng giáo sư , phó giáo sư trong các trường ĐH, CĐ chỉ chiếm khoảng 30% tổng số của cả nước. Theo kết quả khảo sát 187 trường ĐH và CĐ, trong tổng số giảng viên (không bao gồm số kiêm nhiệm giảng dạy), không phân biệt biên chế, cơ hữu hay hợp đồng có mặt trong danh sách tại thời điểm 31/12/2005 thì khoảng 14,4% có bằng tiến sỹ và tiến sỹ khoa học ; hơn 32,7% có bằng thạc sỹ ; gần 48,7% có bằng đại học; xấp xỉ 1,9% có bằng cao đẳng và khoảng 2,3% có trình độ khác. Phần đông giảng viên cốt cán, chuyên gia đầu ngành đã cao tuổi. Nguy cơ hẫng hụt đội ngũ vẫn chưa có biện pháp khắc phục. Giảng viên các ngành nghề kỹ thuật như cơ khí, xây dựng, khai thác mỏ, công nghệ thông tin, chế biên nông lâm hải sản còn ít so với yêu cầu. Cán bộ giảng dạy, đặc biệt những người có học hàm, học vị cao tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, các trung tâm văn hoá và


khoa học kỹ thuật tập trung và hầu hết trong số họ chủ yếu làm việc trong các trường công lập.


32.28

49.94

Năm 2005

1.84 2.34


14.42

32.73

48.66

14.45

30.22

51.46

Năm 2004

1.80 1.52



15.02

Năm 2003

1.72 1.58


0% 20% 40% 60% 80% 100%


Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trình độ khác

Hình 5. Cơ cấu đội ngũ cán bộ giảng dạy theo học hàm, học vị [42]


Nguyên nhân chính của tình hình trên trước hết là do giảng viên không có nhiều động cơ vì thiếu sự khuyến khích và khen thưởng cho sự thay đổi. Cơ chế, chính sách sử dụng, đãi ngộ đối với nhà giáo nói chung, cán bộ giảng dạy đại học nói riêng có quá nhiều bất cập, thậm chí có những điểm không còn phù hợp cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới. Chẳng hạn như các qui định về chế độ làm việc, định mức lao động của giảng viên được xây dựng trong điều kiện của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, khi chưa có Bộ luật lao động, nhưng đến nay vẫn chưa có những thay đổi hoặc điều chỉnh. Cán bộ giảng dạy được xác định là viên chức nhà nước. Họ hưởng lương theo thang lương viên chức do nhà nước quy định. Vì vậy lương rất thấp theo cả 2 nghĩa tuyệt đối (so với những yêu cầu về trình độ chuyên môn) và tương đối (so với những nghề nghiệp khác cần


trình độ chuyên môn tương tự, đặc biệt ở các khu vực kinh tế phi nhà nước và đầu tư nước ngoài đang phát triển mạnh). Có sự mâu thuẫn giữa ngạch lương của giảng viên đại học và giáo viên của các bậc học khác. Mặc dù sau khi có Nghị định số 10/2000/NĐ-CP, thu nhập của giảng viên đã được điều chỉnh tăng theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp có thu, nhưng vẫn thấp hơn nhiều lần so với một số lĩnh vực hoạt động kinh tế-xã hội khác. Tình trạng này dẫn đến hậu quả là nhiều cán bộ giảng dạy chỉ tập trung vào công việc giảng dạy nên có số giờ giảng hàng năm rất cao, làm giảm sút chất lượng giảng dạy. Các cán bộ trẻ, giỏi không được khuyến khích chọn con đường nghề nghiệp gắn với trường đại học, vì lương ở bên ngoài hấp dẫn hơn. Những cán bộ giảng dạy và nghiên cứu, đặc biệt nhưng người có trình độ cao dễ có xu hướng rời bỏ trường đại học để tìm cơ hội tốt hơn ở bên ngoài.


Việc áp dụng chế độ biên chế suốt đời là sản phẩm của lịch sử để lại đang cản trở việc sử dụng đội ngũ giảng viên đại học một cách linh hoạt và có hiệu quả hơn. Nhiều cán bộ giảng dạy kiến thức kỹ năng đã lạc hậu, hoặc những người yếu kém vẫn có quyền tiếp tục làm việc mà không bị xử lý. Rất ít có cơ hội thuyên chuyển cán bộ giảng dạy từ trường này qua trường khác cho phù hợp với với những thay đổi của nhu cầu đào tạo và sản xuất. Chưa có biện pháp đủ mạnh để khuyến khích cán bộ rời khỏi biên chế khi họ không còn thích hợp. Trong khi đó, cơ chế kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và kỷ luật giảng viên còn mang tính hình thức, thiếu cơ chế và biện pháp xử lý hoặc trong xử lý bị chi phối bởi các quan điểm bị hành chính hóa và chính trị hoá.


Việc tuyển chọn giảng viên trong các trường đại học công lập thường theo một chu trình khép kín. Hầu hết các giảng viên được tuyển dụng là sinh viên tốt

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2022