Định Hướng Phát Triển Của Công Ty Trong Thời Gian Tới


thể sẽ không đủ để bù đắp lại các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra như chi phí khấu hao, chi phí lãi vay và chi phí quản lý khác. [12]

Hình 3.1: Dự báo về giá cước vận tải biển


Nguồn Dự báo phân tích ngành vận tải biển tháng 3 năm 2009 Việc ngân hàng 1

Nguồn: Dự báo phân tích ngành vận tải biển, tháng 3 năm 2009

Việc ngân hàng nới lỏng chính sách tín dụng và tăng cường cho vay với lãi suất hấp dẫn như hiện nay thì thị trường mua bán tài biển có thể sớm nhộn nhịp trở lại bởi giá tàu hiện nay đã dường như xuống đáy. Giá tàu được dự báo là sẽ sụt nhẹ vào quý 2 sau đó sẽ tăng trưởng trong quý 3&4 năm 2009 nên đây sẽ là thời điểm thích hợp nhất để đầu tư phát triển đội tàu nếu doanh nghiệp nào có tiềm lực tài chính đủ mạnh. Bởi vậy, các công ty cần phải đảm bảo được dòng tiền ổn định để trả nợ và chi phí hoạt động, đặc biệt cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi theo đuổi các chiến lược đề ra. [1]

1.2. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới

1.2.1. Định hướng của Công ty trong thời gian tới

Tiếp tục thực hiện các giải pháp huy động nội lực và kêu gọi đầu tư nước ngoài nhằm duy trì phát triển công nghiệp với nhịp độ cao, bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải biển của Công ty.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Tiếp tục xây dựng thương hiệu, hình ảnh của Công ty trong và ngoài

nước.


Tăng cường sức mạnh và hiệu quả từ sự tập trung và hợp tác trong ngành, ngoài ngành và hợp tác quốc tế.

Tiếp tục thực hiện đa dạng hoá ngành nghề trong đó lấy kinh doanh dịch vụ vận tải biển làm nòng cốt.

Tiếp tục thực hiện việc tái sắp xếp doanh nghiệp.

Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội.

Ổn định đảm bảo thu nhập cho người lao động, đồng thời tiếp tục thực hiện việc tổ chức cơ cấu lực lượng lao động, thuyên giảm lao động, quản lý, nâng cao tỷ lệ lao động có trình độ.

Như vậy, định hướng của Công ty đã xác định rõ mục tiêu cần hướng tới, đó là xây dựng và phát triển Công ty trở thành một doanh nghiệp vững mạnh, lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững. Thực hiện đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh trên cơ sở duy trì và phát triển ngành dịch vụ vận tải biển để đảm bảo NOSCO là một chủ thể tham gia vào ngành mạnh. Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

1.2.2. Các dự án đầu tư của Công ty trong thời gian tới

Năm 2008 là một năm tăng trưởng mạnh của NOSCO khi đạt doanh thu 1027,6 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 102 tỷ đồng.

Năm 2009 dự báo là một năm còn nhiều khó khăn đối với hoạt động vận tải biển do bối cảnh kinh tế vĩ mô không mấy sáng sủa. Thách thức lớn nhất đối với NOSCO trong thời gian tới là tìm kiếm nguồn hàng khó khăn cùng với giá cước vận tải biển đang ở tình trạng thấp. Vì vậy, trong kế hoạch sắp tới, Công ty có dự kiến mở rộng thêm thị trường khai thác, củng cố các mối quan hệ khách hàng đồng thời cắt giảm chi phí hoạt động.


Các dự án đầu tư trong những năm tiếp theo bao gồm:

Về dự án đầu tư tàu biển

- Đóng mới từ 01 - 02 tàu trọng tải 10.500 DWT và 02 tàu 22.500 DWT.

- Mua 1 hoặc 2 tàu đã qua sử dụng với tuổi trẻ hơn nếu tìm được tàu có chất lượng và giá cả phù hợp để thay thế dần những tàu tuổi cao, kém hiệu quả.

- Đối với đội tàu hiện tại: Bán 3 tàu Thiền Quang, Long Biên và Quốc Tử Giám do tuổi cao và bắt đầu kém hiệu quả để thay thế bằng tàu có trọng tải trên

40.000 DWT để tiết kiệm chi phí, giảm số lượng thuyền viên và tăng doanh thu.

Về dự án đầu tư xây dựng cơ bản

+ Dự án chuyển tiếp từ năm 2008:

- Xây dựng toà nhà văn phòng cho thuê tại TP. Hồ chí Minh tổng mức đầu tư khoảng 50 tỷ đồng.

- Hoàn thành Trường đào tạo nghề tại Bắc Ninh trong năm 2009 với tổng mức đầu tư trên 30 tỷ đồng.

- Khởi công Nhà máy sửa chữa tàu biển NOSCO Vinalines tại Quảng Ninh quy mô đầu tư 250 triệu USD, trong đó giai đoạn 1 (2009-2011) với vốn đầu tư khoảng 150.000.000 USD.

+ Dự án đầu tư mới: Đầu tư nhà máy sản xuất bê tông thương phẩm tại Quảng Ninh với vốn đầu tư khoảng 10 tỷ đồng.

Về cơ cấu tổ chức Công ty

+ Sáp nhập Xí nghiệp xây dựng và sửa chữa tàu biển vào Ban quản lý các dự án xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển.....

+ Thành lập Nhà máy sửa chữa tàu biển NOSCO Vinalines tại Quảng Ninh theo hình thức Công ty cổ phần có vốn điều lệ dự kiến 30 triệu USD, trong đó Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc góp 51% vốn điều lệ, Công đoàn và cán bộ công nhân viên Công ty góp 10% vốn điều lệ, các cổ đông khác góp 39% vốn điều lệ (bao gồm cá nhân và tổ chức).


+ Chuyển đổi Xí nghiệp vận tải thuỷ NOSCO Quảng Ninh thành Công ty cổ phần. Trong đó, Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc nắm giữ 51% vốn điều lệ, đồng thời thành lập Nhà máy sản xuất bê tông thương phẩm tại Quảng Ninh là Công ty cổ phần trực thuộc Công ty cổ phần Vận tải thuỷ NOSCO Quảng Ninh.

+ Chuyển đổi Chi nhánh Công ty tại Hải phòng thành Công ty cổ phần trong đó Công ty cổ phần vận tải biển Bắc nắm giữ 51% vốn điều lệ.


II. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI BIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI‌

2.1. Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải biển của Công ty

2.1.1. Môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế

Việc Việt Nam gia nhập WTO cuối năm 2006 là bước triển khai chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam nhằm phát huy nội lực, tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nêu ra trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2015 và giai đoạn sau đó.

- Tỷ lệ lãi suất: Hiện nay tỷ lệ lãi suất ngày càng hạ thấp, các doanh nghiệp cần phải tận dụng cơ hội này. Khách hàng thường xuyên phải vay nợ để thanh toán cho việc tiêu dùng sản phẩm dịch vụ, vì vậy tỷ lệ lãi suất thấp làm tăng sức mua của khách hàng, khả năng thanh toán các khoản nợ cũng dễ dàng hơn. Tỷ lệ lãi suất thấp làm cho các dự án có tính khả thi hơn vì tỷ lệ lãi


suất thấp làm giảm chi phí về vốn, tăng cầu đầu tư. Công ty cần tận dụng cơ hội này để có vốn đầu tư cho các dự án mới, đầu tư phát triển đội tàu, cải thiện máy móc thiết bị cho các đơn vị, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

- Tỷ giá hối đoái: Giá trị đồng USD, EURO trong những năm vừa qua tăng cao, đây là cơ hội cho hoạt động kinh doanh trong nước do sức ép của các nhà đầu tư giảm, chi phí thấp cũng như cơ hội tiếp nhận vốn đầu tư tăng lên, tăng khả năng cung cấp dịch vụ với giá rẻ hơn cho khách hàng. Tuy nhiên tỷ giá hối đoái cao cũng gây ra bất lợi cho Công ty khi nhập khẩu các vật tư, thiết bị, hàng hoá chuyên dùng ngành vận tải từ nước ngoài về, đẩy chi phí lên cao, nâng giá các dịch vụ, do đó khó cạnh tranh.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta luôn ở mức cao, đạt từ 8% trở lên, đứng thứ hai (sau Trung Quốc) trong khu vực. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Vịêt Nam vì GDP tăng sẽ dẫn đến thu nhập bình quân đầu người tăng, khả năng tiêu dùng hàng hoá dịch vụ tăng…kích thích quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Với nền kinh tế phát triển và ổn định như hiện nay, Việt Nam là một thị trường tiềm năng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là yếu tố có ảnh hưởng gián tiếp tới thị trường vận tải biển Việt Nam, làm tăng vai trò quan trọng của ngành vận tải biển. Tuy cuộc khủng hoảng tài chính đang gây ảnh hưởng xấu đến toàn thế giới nhưng đã có dấu hiệu hồi phục, tốc độ tăng trưởng kinh tế đang dần tăng lên.

- Quan hệ kinh tế giữa các nước: Trong những năm gần đây quan hệ kinh tế giữa các nước đã có nhiều tiến triển tốt đẹp, xu hướng hội nhập tăng nhanh, điều này vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế đối với các nước thích ứng tốt, vừa gây khó khăn cho những nước chậm phát triển.

Yếu tố khoa học - công nghệ


Sự bùng nổ về khoa học công nghệ đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các hoạt động kinh tế nói chung và của Công ty nói riêng.

- Sự phát triển của ngành điện tử, tin học được khai thác một cách triệt để vào hoạt động quản lý, tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh (chip điện tử ứng dụng cho tự động hoá, hệ thống điều khiển từ xa…)

- Máy móc thiết bị hiện đại: Khoa học công nghệ phát triển tạo điều kiện cho việc ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại thay thế máy móc thô sơ lạc hậu…, điều này giúp cho các dịch vụ vận tải biển của Công ty càng được nâng cao chất lượng, đồng thời đảm bảo các yêu cầu về môi trường.

- Vấn đề khủng hoảng dầu mỏ làm cho giá dầu tăng cao, dẫn đến chi phí vận tải cũng tăng theo, từ đó tác động mạnh đến thương mại quốc tế. Để tồn tại, các doanh nghiệp vận tải biển cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau hơn bằng cách ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong phân tích và quản lý chi phí thì sẽ hiệu quả hơn, tiết kiệm nhiên liệu, giảm chi phí, không những nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mà còn làm cho môi trường ngày càng tốt hơn.

Yếu tố xã hội

Dân số nước ta hiện nay vào khoảng 86,5 triệu người, đây là nguồn lao động dồi dào cho các ngành kinh tế nói chung và ngành vận tải biển nói riêng. Ngoài việc tăng trưởng kinh tế thì dân số đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu dùng, việc phát triển công nghệ tạo ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, việc vận chuyển lưu thông hàng hoá sẽ làm ảnh hưởng tốt đến chiến lược kinh doanh của Công ty.

Yếu tố tự nhiên

Với 3.260km bờ biển, Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi cho việc phát triển vận tải biển. Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của thương mại quốc tế, ngành vận tải biển Việt Nam đang có những cơ hội to lớn, tuy nhiên vận tải biển quốc tế tại Việt Nam chỉ đáp ứng được khoảng 15% nhu cầu vận tải. [32]


Yếu tố chính trị, pháp luật và Chính phủ

Đây là yếu tố hết sức quan trọng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Tình hình chính trị trong những năm gần đây tương đối ổn định. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nền chính trị ổn định nhất trong khu vực Châu Á khi mà hiện nay đang xảy ra hàng loạt cuộc khủng bố, biểu tình trên thế giới. Sự ổn định về chính trị là một thế mạnh tạo niềm tin cho việc đầu tư lâu dài vào Việt Nam. Song song với việc giữ gìn ổn định về chính trị, Việt Nam cam kết xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính phủ Việt Nam cam kết một sân chơi bình đẳng và một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, khuyến khích phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Hiện nay, các chính sách pháp luật đang dần hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều kẽ hở ảnh hưởng đến sự bình đẳng trong cạnh tranh của các doanh nghiệp. Quyết định 1195/QĐ-TTg ngày 04/11/2004 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2010 và định hướng năm 2020 thì nhà nước khuyến khích và yêu cầu các doanh nghiệp vận tải biển phát triển vận tải biển với tốc độ nhanh, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải biển của nền kinh tế quốc dân, phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển để chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải trong khu vực và trên thế giới.

Ngoài ra các yếu tố khác như cơ sở hạ tầng, đường xá trong thời gian qua đã được cải tiến, xây mới nhiều, điều này làm cho giao thông giữa các khu vực trở nên thuận tiện, thúc đẩy việc giao dịch hàng hoá. Hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện nước cũng đã được cải thiện rõ rệt.

2.1.2. Môi trường vi mô

Các doanh nghiệp trong ngành

Thị trường vận tải biển có nhiều công ty cùng tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá cho khách hàng. Có các công ty cung


cấp dịch vụ vận tải biển của nước ngoài và liên doanh tham gia vào thị trường Việt Nam.

- Trong nước: Là một thành viên của Tổng công ty hàng hải Việt Nam, NOSCO gặp phải sự cạnh tranh với các công ty trực thuộc Tổng công ty như: Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam VOSCO, Công ty Cổ phần Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam VITRANCHART, Công ty Cổ phần Vận tải biển VINASHIP…Đây là những công ty lớn trong ngành vận tải, có nhiều thành tích và bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này. Hiện nay, Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam có 25 đơn vị thành viên và 31 đơn vị liên kết [17]. Giữa các công ty này luôn tồn tại sự cạnh tranh nhưng đó là cạnh tranh lành mạnh, tính chất cạnh tranh ở mức thấp. Phương thức cạnh tranh chủ yếu giữa các doanh nghiệp trong ngành vận tải biển chủ yếu là giá cả, chất lượng dịch vụ và các dịch vụ kèm theo. Song yếu tố chi phối mạnh nhất vẫn là giá cả. Thường thì không có mức giá cố định cho khách hàng mà giá cả luôn biến động trong phạm vi nào đó. Còn các yếu tố khác thì doanh nghiệp luôn cố gắng để cung cấp cho khách hàng chuỗi giá trị là lớn nhất.

- Nước ngoài: Hiện nay, vận tải chuyển bằng biển chiếm hơn 80% tổng nhu cầu hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp vận tải trong nước nhận được hợp đồng vận tải rất ít. Trên thực tế mới chỉ vận chuyển được khoảng 15% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, phần lớn do các hàng vận tải biển nước ngoài và liên doanh thực hiện. Đây là đối thủ cạnh tranh chính của các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam. [32]

Sản phẩm thay thế (cạnh tranh ngoài ngành)

Cạnh tranh ngoài ngành là sự cạnh tranh giữa các loại hình vận tải khác nhau như bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không...

Trong việc xét tính cạnh tranh giữa các loại hình vận tải như ở nước ta hiện nay thì sự cạnh tranh của đường hàng không là rất kém, chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ trong thị trường vận tải hàng hoá Việt Nam.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí