Từ những kết quả trên, Khoá luận đề xuất các chiến lược sau đây để phát triển kinh doanh dịch vụ vận tải biển tại Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc.
Chiến lược phát triển đội tàu.
Chiến lược marketing.
Chiến lược cạnh tranh.
Chiến lược tái cấu trúc lại cơ cấu tổ chức.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI BIỂN CỦA CÔNG TY
3.1. Các giải pháp hoàn thiện chiến lược
3.1.1. Chiến lược phát triển đội tàu
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Hợp Ưu Nhược Điểm Của Thực Trạng Xây Dựng Và Thực Hiện Chiến Lược Kinh Doanh Vận Tải Biển Tại Nosco
- Định Hướng Phát Triển Của Công Ty Trong Thời Gian Tới
- Ma Trận Swot Chiến Lược Kinh Doanh Dịch Vụ Vận Tải Biển Của Công Ty Nosco
- Hoàn thiện chiến lược kinh doanh dịch vụ vận tải biển ở công ty cổ phần vận tải biển Bắc - 14
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Trong vài năm gần đây với mức độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Việt Nam đạt trung bình khoảng 7%/năm, lượng hàng hoá xuất nhập khẩu trung bình trong 10 năm qua đều tăng. Trên cơ sở dự báo nhu cầu và xu hướng phát triển của ngành vận tải biển, cũng như định hướng của ngành trong những năm tiếp theo, đã tạo cơ hội lớn cho phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải biển của Công ty. Việc Công ty đầu tư phát triển đội tàu là dựa vào nguồn hàng nhập khẩu ổn định. Hiện nay, do tình hình suy thoái kinh tế, giá đóng các loại tàu đang giảm. Đó là các yếu tố cơ bản có tác động thúc đẩy Công ty nghiên cứu xây dựng phát triển đội tàu, phấn đấu đạt đội tàu 500.000DWT.
Dựa vào các chính sách khuyến khích vận tải đường biển, các chính sách về môi trường với lợi thế hiện có so với đối thủ cạnh tranh
Việc Chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện phát triển vận tải đường biển thông qua các định hướng phát triển ngành vận tải biển Việt Nam đến năm 2030 kết hợp với việc Công ty đang sở hữu đội tàu thế hệ mới đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường, với thương hiệu truyền thống lâu đời, người tiêu dùng dễ dàng nhận biết từ đó so với các đối thủ cạnh tranh chưa kịp đầu tư đội tàu thay thế, đây chính là cơ hội cho cho Công ty phát triển thị phần trong nước và phát triển thị trường ở khu vực và thế giới.
Huy động vốn
Việc huy động vốn vào thời điểm này để đầu tư phát triển đội tàu nhằm duy trì thị phần vận tải của Công ty và tranh thủ các cơ hội là rất cần thiết.
- Huy động vốn để đảm bảo tính chủ động trong việc mua hàng nhập khẩu của Công ty, góp phần ổn định thị trường.
- Huy động vốn để phát triển đội tàu thâm nhập thị trường vận tải khu vực và thế giới. Thêm vào đó giá cước chắc chắn sẽ cao trở lại trong thời gian tới.
- Việc huy động vốn để đầu tư phát triển đội tàu sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội rất lớn nhằm nâng cao uy tín của ngành vận tải Việt Nam nói chung và của Công ty nói riêng trong khu vực và thế giới, góp phần đưa Công ty trở thành một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực kinh doanh vận tải biển.
Tăng cường vốn cho Công ty có thể được thực hiện huy động từ các nguồn như sau:
+ Ngân hàng là đối tác chiến lược cung cấp tín dụng dài hạn để tài trợ cho các dự án đầu tư của Công ty.
+ Liên doanh liên kết với các công ty vận tải khác trong khu vực và thế giới.
+ Huy động vốn từ các tổ chức cho thuê tài chính.
+ Huy động vốn từ các nguồn vốn ứng trước của khách hàng.
+ Huy động vốn từ cổ phần hoá Công ty và từ việc phát hành thêm cổ phiếu.
+ Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Tiết kiệm nhằm giảm chi phí đầu vào
Giá dầu lên cao, dẫn đến chi phí vận tải cũng tăng theo, từ đó tác động mạnh đến thương mại thế giới, việc tiết kiệm để tồn tại là phương châm các hãng vận tải biển cần phải thực hiện ngay, bằng cách ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong phân tích và quản lý chi phí thì việc tiết kiệm sẽ trở nên có hiệu quả hơn. Theo IMO, nếu các hãng kinh doanh vận tải biển và các hãng tàu chấp nhận chi tiền nhiều hơn để đóng mới những con tàu có công nghệ hiện đại thì lượng dầu tiêu thụ cho mỗi con tàu sẽ giảm được từ 30% đến 40%, từ đó dẫn đến giảm chi phí nhiên liệu. Từ những vấn đề được nêu ra, có thể thấy việc đầu tư những con tàu thuộc thế hệ mới, có những công nghệ tiên tiến sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu, làm giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh và bảo vệ môi trường. [1, tr 9]
Từ những vấn đề được nêu ra Công ty nhận thấy vấn đề khi đầu tư những con tàu thuộc thế hệ mới, có những công nghệ tiên tiến, nó không những tiết kiệm được nhiên liệu, làm giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn làm cho môi trường ngày càng tốt hơn.
Quan hệ tốt với nhiều nhà cung cấp
Cùng việc duy trì quan hệ với các nhà cung cấp từ các nước trong khu vực, Công ty cũng đã tìm kiếm thêm các nhà cung cấp khác đến từ Châu Âu. Việc Công ty chủ động đưa tàu đến cảng là bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển đội tàu của Công ty.
Việc công ty có nhiều nhà cung cấp sẽ giúp Công ty chủ động được nguồn hàng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Nó giúp Công ty hạn chế việc quá ít nhà cung cấp mà quá nhiều đối thủ cạnh tranh.
Khi Công ty thực hiện chiến lược kinh doanh đa dạng hoá sản phẩm, chiến lược phát triển đội tàu sẽ có nhiều nhà cung cấp để lựa chọn cho phù hợp với chiến lược của mình.
3.1.2. Chiến lược marketing
Lựa chọn phân khúc thị trường và định vị thương hiệu để phát triển đội tàu hợp lý
- Tăng cường công tác marketing bằng việc lựa chọn phân khúc thị trường mục tiêu kết hợp với các chính sách của Chính phủ khuyến khích phát triển đội tàu để phát triển thị trường mới trong khu vực. Phân khúc thị trường giúp Công ty nắm bắt được thị hiếu, nhu cầu khách hàng ở thị trường mới, từ đó sử dụng chu kỳ sống của con tàu một cách hiệu quả. Nó là một yếu tố không thể thiếu được trong chiến lược kinh doanh của Công ty.
- Giá trị thương hiệu có một ý nghĩa hết sức quan trọng với Công ty, nó phải luôn luôn được định vị trong tâm trí của khách hàng. Công ty cần phải tăng cường công tác marketing, tăng cường công tác quảng bá hình ảnh của Công ty gắn liền với thương hiệu để từ đó giúp khách hàng phân biệt được Công ty với các đối thủ cạnh tranh, làm cho khách hàng khi có nhu cầu sử dụng đến sản phẩm thì hình ảnh thương hiệu của Công ty sẽ xuất hiện ra trong tâm trí của họ. Việc định vị thương hiệu ngày càng quan trọng trong chiến lược kinh doanh của Công ty.
Từng bước cần làm để tăng cường hiệu quả công tác marketing và phát triển thương hiệu
- Thường xuyên cập nhật thông tin về hoạt động của Công ty trên mạng nội bộ và mạng Internet. Những bài viết được đưa lên mạng của Công ty thông qua các dự án đã và đang thực hiện đạt được hiệu quả tốt, lợi nhuận cao từ đó tạo được sự tin cậy về năng lực của Công ty đối với khách hàng ở thị trường mới.
- Đảm bảo quá trình vận tải theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, giao, nhận hàng đúng thời hạn tiến độ và thanh toán đúng hạn cho nhà cung cấp.
- Thiết lập hệ thống quản lý và khai thác hoàn chỉnh, tạo dựng uy tín trên thị trường khu vực và quốc tế, ngoài việc vận chuyển phục vụ kinh doanh của Công ty thì còn mục tiêu là hướng tới thị trường trong khu vực và thế
giới. Kết hợp chặt chẽ với các đối tác trong và ngoài nước, thì trong trường hợp khó khăn về nguồn hàng nội địa, Công ty vẫn có cơ hội đảm bảo nguồn hàng vận chuyển cho đội tàu.
Tăng cường mở rộng thị trường
Thị trường của mỗi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đặc biệt quan trọng, nó quyết định sự tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp. Do đó việc nghiên cứu tìm hiểu nhằm giữ vững củng cố thị trường truyền thống, phát hiện mở rộng thị trường mới là nhiệm vụ hàng đầu mà mỗi doanh nghiệp cần thực hiện. Để hoạt động này đáp ứng được các yêu cầu của sự phát triển, Công ty cần thực hiện các biện pháp sau:
- Tăng cường giới thiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh Tổng Công ty thông qua việc xây dựng một thương hiệu vững mạnh.
- Đào tạo đội ngũ nhân viên tiếp thị, bán hàng có trình độ nhằm lôi cuốn khách hàng dùng các sản phẩm của mình.
Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường
- Công ty cần thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu về thị trường.
- Thành lập các nhóm nghiên cứu thị trường cho từng mảng thị trường. Bộ phận nghiên cứu thị trường phải thông thạo các nghiệp vụ để có điều kiện chuyên sâu nắm vững đặc điểm của thị trường. Bộ phận này sẽ liên kết với các bộ phận khác như bộ phận sản xuất, tài chính... và với bộ phận hoạch định chiến lược để đề ra các kế hoạch sản xuất cho từng thời điểm.
Khai thác tìm kiếm nguồn hàng
- Tích cực mở rộng quan hệ đối tác, môi giới, bạn hàng rộng rãi hơn; tìm hiểu về đối tượng thuê tàu nhiều hơn nữa.
- Cần chủ động đàm phán kéo dài các hợp đồng thuê tàu định hạn với mức giá điều chỉnh phù hợp để đảm bảo nguồn thu trong điều kiện thị trường
không thuận lợi cũng như tận dụng khả năng khai thác chuyên nghiệp của Người thuê Tàu.
- Củng cố, tăng cường, duy trì chăm sóc tốt các chân hàng, nguồn hàng ổn định, khách hàng truyền thống…
- Cùng khai thác chân hàng thì phải phối hợp thật tốt để tăng khả năng đàm phán, tránh cạnh tranh nội bộ.
- Tích cực tìm kiếm, đàm phán và ký các hợp đồng COA để ổn định nguồn hàng.
3.1.3. Chiến lược cạnh tranh
Công ty đã có những ưu thế nhất định về lợi thế cạnh tranh với những vị trí hiện đang chiếm giữ trên thị trường, đặc biệt là thị trường trong nước, sản phẩm của Tổng Công ty đã tạo dựng được lòng trung thành của khách hàng và ngày càng có uy tín trên thị trường
Lợi thế cạnh tranh của Tổng Công ty chủ yếu dựa vào chất lượng dịch vụ và quy mô hoạt động kinh doanh. Chất lượng dịch vụ tương đối đạt yêu cầu đối với đại bộ phận khách hàng song cũng có thể do các sản phẩm cạnh tranh chưa đủ mạnh, việc dùng các sản phẩm thay thế chưa trở thành thói quen của người khách hàng. Quy mô kinh doanh của Công ty, điều kiện tài chính và năng lực tích lũy là tương đối lớn mạnh, khả năng giảm giá cước vận tải là hoàn toàn có thể kiểm soát được. Vấn đề là cách thức phân bổ và quản lý các nguồn lực.
Kiểm soát chi phí
- Tiến hành đưa tàu lên đà để sửa chữa và bảo dưỡng sớm hơn định kỳ trong trường hợp chưa tìm được nguồn hàng vận chuyển hoặc phải chờ hàng, cần tập trung các hạng mục sửa chữa cho một đợt, tránh rải rác nhỏ lẻ.
- Cần nghiên cứu, tính toán hợp lý trước khi điều động tàu, tránh đưa tàu phải ballast xa, nằm chờ hàng lâu, hành trình không hợp lý để nhận dầu, vật tư, thay người,….
- Quán triệt sỹ quan thuyền viên quản lý chặt chẽ phụ tùng vật tư, tiết kiệm nhiên liệu, bảo dưỡng tàu tốt để duy trì tình trạng kỹ thuật đảm bảo an toàn, theo tiêu chuẩn của Đăng kiểm và PSC, tránh off-hire dừng tàu.
- Nâng cao kỷ luật lao động, ý thức của đội ngũ sỹ quan thuyền viên trong việc quản lý, khai thác vận hành tàu để hạn chế hư hỏng.
- Rà soát, xây dựng định mức tiêu thụ nhiên liệu, thay thế nguyên vật liệu cho phù hợp với thực tế khai thác tàu.
- Đàm phán với các nhà cung cấp nguyên nhiên vật liệu, dịch vụ để có được giá tốt nhất, tín dụng lâu nhất.
- Thực hành tiết giảm chi phí quản lý trên bờ, nâng cao ý thức tiết kiệm trong công tác quản lý, nâng cao hiệu suất công việc.
- Điều chỉnh chi phí tiền lương hợp lý theo lộ trình và mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh đến từ sự sụt giảm kinh tế.
Cạnh tranh bằng thời gian giao hàng
Với năng lực hoạt động kinh doanh của mình, Công ty hoàn toàn có điều kiện mọi mặt về khả năng hoàn thành các đơn đặt hàng với thời gian giao hàng sớm.
Đây là chiến lược nhằm giành giật thị trường nước ngoài đặc biêt là thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Hoa Kỳ... Đây là những thị trường tiềm năng, luôn tiêu thụ số lượng sản phẩm lớn, sức ép về giá cả không quá lớn, yêu cầu lớn nhất là về chất lượng dịch vụ và thời gian giao hàng.
Để thực hiện chiến lược này, Công ty phải:
- Đầu tư phát triển đội tàu, thay những tàu già cũ bằng những tàu trẻ tuổi hơn, tiết kiệm thời gian giao hàng.
- Đẩy mạnh khuếch trương dịch vụ của Công ty, tìm bạn hàng lớn mạnh.
- Thực hiện các chương trình về quản lý sản xuất và đặc biệt là quản lý nguyên vật liệu, kịp thời đáp ứng hoạt động của đội tàu.
3.1.4. Chiến lược tái cấu trúc lại cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Công ty được bố trí theo loại cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng. Ngoài những ưu điểm của cơ cấu trực tuyến chức năng, nó còn tạo điều kiện cho đội ngũ lãnh đạo trẻ phát huy năng lực, phát huy khả năng nhân sự trong tổ chức, tuy nhiên sẽ có những bất cập sau: nhiều vấn đề tranh luận xảy ra, không phát huy hết khả năng chuyên môn của mình, việc phân định chức năng nhiệm vụ cho các phòng ban không rõ ràng, dễ chồng chéo, và có sự xung đột lẫn nhau. Do đó cần phải có những biện pháp cụ thể cho cơ cấu tổ chức như sau:
Cơ cấu lại các phòng ban
- Hoàn thiện, giao quyền hạn chức năng nhiệm vụ cho phòng ban và cho từng vị trí công tác một cách rõ ràng, thiết lập hệ thống quản lý chất lượng cao theo tiêu chuẩn ISO trong Công ty.
- Điều tra sự gắn bó trung thành và sự hài lòng của nhân viên đối với Công ty. Chăm lo phúc lợi và quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên.
- Ký kết hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn cho tất cả đối tượng lao động.
- Phân phối một số cổ phần với giá ưu đãi ngoài cổ phiếu ưu đãi cho người lao động khi công ty cổ phần hóa cũng là một cách giữ chân người tài giỏi cho Công ty.
- Tạo dựng một môi trường văn hoá đặc thù của Công ty. Tạo ra một sự đoàn kết thống nhất trong Công ty. Tạo sự gắn bó, trung thành suốt đời của đội ngũ nhân viên đối với Công ty, tất cả mọi người cán bộ, công nhân viên đều được nhận biết được sứ mạng và mục tiêu của Công ty trong thời gian tới và cùng nhau phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.
- Một nét đặc thù văn hoá của Công ty là đảm bảo môi trường làm việc thoải mái, công bằng và tạo cơ hội cho tất cả nhân viên đều có thể thăng tiến. Đây không những là nguồn động lực để thúc đẩy mọi người hăng say làm việc, mà còn tăng thêm thu nhập cho mọi người. Việc tuyển dụng nhân sự vào