những vị trí mới sẽ được công khai toàn Công ty và ưu khuyến khích mọi người tham dự tuyển vào những vị trí đó nếu nhận thấy mình có đủ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ.
Phát triển nguồn nhân lực
- Công ty phải thường xuyên mở các lớp đào tạo, tái đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên để giúp họ phát triển nghề nghiệp. Hình thức đào tạo thông qua học tại lớp, thảo luận nhóm giữa các thành viên để trao đổi kinh nghiệm với nhau. Phát triển nghề nghiệp cho cán bộ, công nhân viên được xem như là chiến lược của Công ty nhằm giúp họ thăng tiến trong nghề nghiệp.
- Cơ cấu lao động sẽ phải tuyển dụng phù hợp với mục tiêu chiến lược cũng như dự báo thực trạng thị trường lao động. Đồng thời, cũng phải cân đối các điều kiện tài chính, vật chất cần thiết về sự phối hợp các lĩnh vực hoạt động khác nhau nhằm thực hiện được các nhiệm vụ chiến lược cụ thể xác định.
- Phải gắn việc trả lương, trả thưởng với các điều kiện ràng buộc về năng suất, chất lượng và đảm bảo hiệu quả kinh doanh lâu dài. Chế độ thù lao lao động phải nhằm khuyến khích người lao động phát huy hết tài năng của họ trong công việc và họ được hưởng xứng đáng với công sức đã bỏ ra.
3.2. Một số giải pháp bổ trợ khác
Tích cực phân tích và dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của Công ty
Công ty cần cử ra những người có trách nhiệm để theo dõi thu thập những thông tin về xã hội, dân cư, quy hoạch địa lý vùng kinh tế, về chính trị, luật pháp và các xu hướng của công nghệ. Những người có trách nhiệm được Công ty cử ra cần nắm vững thông tin thu được từ các nguồn như báo chí, tạp chí chuyên nghiên cứu về kinh tế, từ đó rà soát lại và lập ra các báo cáo dự báo, đánh giá. Thông tin sau khi thu thập cần phải được xử lý, sau đó ban Giám đốc và những nhà quản trị học có liên quan bàn bạc và chọn ra đâu là
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Phát Triển Của Công Ty Trong Thời Gian Tới
- Ma Trận Swot Chiến Lược Kinh Doanh Dịch Vụ Vận Tải Biển Của Công Ty Nosco
- Hoàn thiện chiến lược kinh doanh dịch vụ vận tải biển ở công ty cổ phần vận tải biển Bắc - 13
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
những cơ hội và thách thức trọng yếu nhất. Sau đó cần lập ra một bảng sắp xếp theo thứ tự ưu tiên của các chỉ tiêu. Những chỉ tiêu mấu chốt, quan trọng cần phải lấy ở những ngành, những thời điểm khác nhau để tạo ra độ khách quan của những chỉ tiêu.
Cải tiến quy trình và phổ biến chiến lược đã được xây dựng tới các thành viên của Công ty
Để truyền đạt và tổ chức thực hiện thành công chiến lược đã được xây dựng thì cần phải có các điều kiện sau:
- Mục tiêu chiến lược và các kế hoạch triển khai thực hiện được phổ biến và quản triệt đến tất cả những nhân viên tham gia .
- Kế hoạch triển khai thực hiện phải được xác định rõ ràng .
- Phải thu hút được sự tham gia đầy đủ nhiệt tình của đông đảo đội ngũ cán bộ nhân viên trong toàn doanh nghiệp.
- Đảm bảo đủ nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện chiến lược.
- Cần xây dựng hệ thống thông tin quản lý trong nội bộ doanh nghiệp và hệ thống kiểm soát hữu hiệu trong việc theo dõi chặt chẽ tiến trình thực hiện kế hoạch chiến lược.
- Cần phải xây dựng hệ thống chính sách và kế hoạch hoạt động bổ trợ trong quá trình truyền đạt và tổ chức thực thi chiến lược.
Tìm kiếm, huy động nguồn vốn và dự phòng rủi ro
- Kiến nghị với Tổng công ty, Bộ giao thông vận tải, Chính phủ để tác động ngay với các Ngân hàng để giảm lãi suất cho phù hợp; nếu đựơc thì đàm phán để giãn nợ hoặc khoanh nợ trong một giai đoạn khó khăn nhất định, đồng thời đề nghị tạo nguồn để sẵn sàng nhận được khi cần thiết.
- Tìm kiếm nguồn vốn bên ngoài đối với các dự án đầu tư được đánh giá tốt, đặc biệt trong thời điểm hiện nay cũng là thời điểm rất tốt để tái cơ cấu lại đội tàu. Giá tàu đối với đội tàu lớn đã sụt giảm rất nhanh và nhiều hơn rất nhiều so với đội tàu nhỏ; nếu đảm bảo được khả năng khai thác, chân hàng
ổn định và tình hình tài chính cho phép nên chuyển đổi, bán bớt các tàu nhỏ, tàu già hết khấu hao và mua các tàu lớn hơn, nếu thị trường hồi phục, thậm chí là chậm sẽ bán luôn những con tàu này nếu thấy đủ lãi.
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và điều chỉnh chiến lược
Công ty phải thường xuyên theo dõi kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển của mình thông qua các mục tiêu hàng năm đã định ra, theo dõi diễn biến tình hình thị trường mục tiêu để đánh giá mức độ đạt được và sự phù hợp của mục tiêu đề ra. Trong trường hợp có những thay đổi về các yếu tố môi trường hay nội bộ doanh nghiệp, sự điều chỉnh các mục tiêu chiến lược kịp thời là hết sức cần thiết.
3.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào thị trường quốc tế
Các định hướng hay các biện pháp khuyến khích của nhà nước có những tác động lớn đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Bởi vậy nhà nước cần có những chính sách hợp lý, phù hợp cho tùng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là định hướng dài hạn cho sự phát triển của một ngành hay một sản phẩm, là giải pháp quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Một môi trường kinh doanh ổn định sẽ tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp có điều kiện thực hiện tốt các mục tiêu chiến lược của mình. Nhà nước cần có những quy định cụ thể đối với từng ngành, tránh thay đổi liên tục làm xáo trộn môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp.
Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn lực cần thiết
Khi thực hiện chiến lược, điều quan trong nhất đối với doanh nghiệp là công nghệ và vốn. Nhà nước có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đẩy nhanh việc áp dụng các
thành tựu khoa học kỹ thuật trong sản xuất để đổi mới sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng
Nhà nước có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách: cần có các quy hoạch phát triển ngành, các khu công nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp giảm bớt chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, các phí dịch vụ khác...để giảm bớt chi phí sản xuất kinh doanh và tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Em tin rằng với năng lực của mình cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước, việc thực hiện các chiến lược cùng với các biện pháp mà em đề xuất sẽ giúp cho NOSCO trở thành một doanh nghiệp vững mạnh trong ngành vận tải biển, vươn dần ra thị trường toàn cầu, khẳng định được uy tín và thương hiệu của mình trong một tương lai không xa.
KẾT LUẬN
Chiến lược kinh doanh có một ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc đưa ra các chiến lược đúng đắn sẽ góp phần giúp doanh nghiệp phát triển và ngược lại, nếu chiến lược sai lầm sẽ làm cho doanh nghiệp lâm vào tình thế khó khăn, có thể dẫn đến phá sản. Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện chiến lược kinh doanh dịch vụ vận tải biển ở Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc NOSCO”, Khoá luận rút ra những kết luận sau:
Quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp gồm năm bước là: Xác định sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp; Đánh giá môi trường bên ngoài; Phân tích nội bộ doanh nghiệp; Xây dựng các phương án chiến lược; Phân tích và lựa chọn chiến lược. Sau khi đã xác định được các chiến lược, doanh nghiệp cần phải có những biện pháp để triển khai thực hiện nó, đồng thời căn cứ vào tình hình kinh doanh cụ thể để đánh giá, kiểm tra và có những điều chỉnh cần thiết đối với các chiến lược đã đề ra.
Đối với mỗi công ty, việc xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh là khác nhau. Qua việc tìm hiểu, phân tích thực trạng quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh dịch vụ vận tải biển tại NOSCO, có thể thấy NOSCO chưa có một quy trình chuẩn về công tác xây dựng chiến lược mà mới chỉ dừng lại ở việc đề ra các kế hoạch dài hạn. Tuy nhiên, Công ty cũng đã đạt được những thành quả nhất định và qua đó cũng bộc lộ khá rõ những ưu, nhược điểm của Công ty trong quá trình xây dựng và thực hiện các kế hoạch chiến lược đó.
Hiện nay, thị trường vận tải biển tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và còn bộc lộ nhiều tiềm năng phát triển mới, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Môi trường kinh doanh mới đang đưa đến nhiều cơ hội và
thách thức cho hoạt động kinh doanh vận tải biển của NOSCO. Để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp trong nước và khu vực, NOSCO cần xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh thật sự bài bản và có hiệu quả. Khoá luận đã đề xuất các chiến lược sau đây để phát triển kinh doanh dịch vụ vận tải biển cho NOSCO: Chiến lược phát triển đội tàu; Chiến lược marketing; Chiến lược cạnh tranh và Chiến lược tái cấu trúc lại cơ cấu tổ chức.
Khoá luận cũng đã đề xuất một số giải pháp bổ trợ khác đối với Công ty và Nhà nước để hoàn thiện hơn nữa các chiến lược kinh doanh cho NOSCO.
Mặc dù đã hết sức nỗ lực cố gắng nghiên cứu thực hiện đề tài này, nhưng do hạn chế về thời gian và kiến thức nên chắc rằng Khoá luận còn nhiều thiếu sót. Kính mong được thầy hướng dẫn, các thầy cô trong hội đồng chấm, các bạn đọc chân thành góp ý để Khoá luận này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Sách và tạp chí:
1. Công ty cổ phần chứng khoán ARTEX (2008), Báo cáo phân tích ngành vận tải biển.
2. Công ty cổ phần chứng khoán ARTEX (2009), Báo cáo phân tích ngành vận tải biển.
3. Hoàng Văn Châu (2005), Giáo trình vận tải và giao nhận trong ngoại thương, Nhà xuất bản giao thông vận tải, Hà nội.
4. Phạm Thị Thu Hương (2007), Quản trị chiến lược trong nền kinh tế toàn cầu, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
5. Nguyễn Khoa Khôi, Đồng Thị Thanh Phương (2007), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản thống kê.
6. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2006), Chiến lược và chính sách kinh doanh, Nhà xuất bản lao động - xã hội.
7. Ngô Kim Thanh, Lê Văn Tâm (2009), Giáo trình Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.
8. Đào Công Bình (2007), Triển khai chiến lược kinh doanh, Nhà xuất bản trẻ
9. Đào Xuân Huy (2007), Giáo trình Quản trị chiến lược trong toàn cầu hoá kinh tế, Nhà xuất bản thống kê.
10. Tạp chí Việt Nam Shipper từ năm 2006 đến năm 2009.
11. Tạp chí Hàng hải Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2009.
12. Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần từ năm 2006 đến năm 2009.
13. Thời báo kinh tế Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2009.
14. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2005), Luật thương mại Việt Nam 2005, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội.
15. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2005), Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội.
II. Website:
16. http://www.nosco.com.vn
17. http://www.vinalines.com.vn
18. www.vinamarine.gov.vn
19. http://atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/19434/index.aspx 20.http://www.chungta.com/Desktop.aspx/KinhDoanh QTDN/Chien-Luoc
21. http://www.marketingchienluoc.com/ 22.http://my.opera.com/bichnga/blog/2007/05/04/chiến lược kinh doanh hiệu
quả/
23.http://dddn.com.vn/4978cat45/Khai-niem-chien-luoc-kinh-doanh.htm
24. http://www.doanhnhan360.com/ 25.http://vnexpress.net/Vietnam/Kinhdoanh/Kinhnghiem/2004/09/3B9D618B
26. vietbao.vn/Van-hoa/Chien-luoc-san-pham-moi/40197669/184/ 27.http://atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/19434/index.aspx 28.http://baiviet.phanvien.com/2008/7/22/5-kho-khan-cua-nganh-van-tai-
bien.html 29.http://www.vietnamshipping.vn/?view=detail&pmenu=81&menu=82&id=
2384
30. http://vneconomy.vn/
31. http://nqcenter.wordpress.com/2007/12/06/khai-niem-quan-tri-chien-luoc 32.http://www.giaothongvantai.com.vn/Desktop.aspx/News/quan-ly/
Van_tai_bien-Van_chuyen_thi_phan_ky_II 33.http://www.giaothongvantai.com.vn/Desktop.aspx/News/Tin-noi-
bat/Vao_WTO_doanh_nghiep_van_tai_bien_Chang_the_binh_chan_nhu_ vai/