Đánh Giá Thực Trạng Việc Xây Dựng Và Nội Dung Kế Hoạch Chiến Lược


thể đặt giá thấp, chiết giá... nhằm tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng), các dịch vụ ưu đãi trước và sau vận chuyển...

Chính sách sản phẩm

Hiện nay Công ty cung cấp dịch vụ cho thuê tàu, khách hàng là nhà xuất nhập khẩu nhỏ (hàng rời) và vận chuyển nội địa. Công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá cho hai nhóm khách hàng chính trên là những cá nhân hay tổ chức với bất cứ loại hàng hoá nào mà nhà nước cho phép được vận chuyển.

Như vậy kế hoạch sản phẩm của Công ty chưa có sự tập trung cho một loại hàng hay sản phẩm chủ đạo. Trong khi hàng hoá của nhóm khách hàng vận chuyển nội địa là rất đa dạng như vận chuyển: gạo, than đá, xi măng… Mỗi một nhóm hàng hoá khác nhau đòi hỏi tàu chuyên chở có những đặc điểm kỹ thuật khác nhau như: tàu chở hàng bằng container; tàu chở hàng rời…,nhưng không phải lúc nào Công ty cũng đáp ứng được hết các nhu cầu vận chuyển của khách hàng trong khi năng lực vận chuyển đội tàu của Công ty có hạn. Còn nhiều khó khăn về vốn cho đầu tư đội tàu mới có đặc điểm tính năng kỹ thuật phù hợp với nhu cầu vận chuyển của khách hàng. Trong nhiều trường hợp, Công ty đã bị khách hàng phạt vì vi phạm hợp đồng do tàu vận chuyển không đủ trọng tải như đã quy định; hoặc vì khả năng cung ứng của Công ty là không có, nhưng để giữ mối làm ăn với bạn hàng, Công ty phải đi thuê tàu của công ty khác và có khi còn chấp nhận thua lỗ. Vì vậy để hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của Công ty đạt hiệu quả cao thì việc lập kế hoạch, xác định được sản phẩm mục tiêu sẽ là cần thiết.

Mặc dù là một công ty cung cấp dịch vụ vận tải biển, vận chuyển hàng hoá chủ yếu là từ cảng → cảng, song để cho sản phẩm dịch vụ của Công ty được hoàn hảo, thoả mãn nhu cầu vận chuyển hàng hoá của khách hàng, Công ty đã liên kết với một số công ty vận chuyển đường bộ khác để tạo ra một dịch vụ vận chuyển khép kín theo quy trình:


Kho đi → Cảng đi → Cảng đến → Kho đến

Với dịch vụ này, Công ty đã tạo ra thuận lợi cho khách hàng tập trung vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình, giảm bớt chi phí, thời gian va những thủ tục giấy tờ, không phải ký kết hợp đồng với nhiều nhà cung ứng. Như vậy, tuỳ theo nhu cầu của khách hàng mà Công ty sẽ cung ứng các dịch vụ vận chuyển hàng hoá khác nhau. Tuy nhiên loại hình này vẫn chưa được sử dụng nhiều.

Nói chung, chất lượng dịch vụ của Công ty trong mấy năm gần đây là khá tốt, tạo được lòng tin, trách nhiệm với khách hàng. Bên cạnh việc đảm bảo về thời gian giao hàng, số lượng hàng đầy đủ, Công ty còn tổ chức các dịch vụ hỗ trợ cho các chuyến hàng như dịch vụ đóng hàng, dịch vụ bốc xếp giúp khách hàng, giải quyết những khó khăn khi có sự cố về hàng hoá… Công ty luôn nỗ lực hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của mình sao cho dịch vụ cung ứng cho khách hàng là tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Chính sách giá

- Đối với khách hàng là nhà xuất nhập khẩu: Nhà xuất nhập khẩu có hàng hoá là nguyên container hoặc hàng lẻ thì thông thường giá cước chỉ cố định trong vòng một tháng, sang tháng sau sẽ có sự điều chỉnh đôi chút hoặc không thay đổi. Mức giá Công ty đưa ra cho nhóm khách hàng này phụ thuộc vào sự thay đổi của hãng tàu. Trên cơ sở đó, tuỳ theo nhu cầu vận chuyển của khách hàng thì Công ty sẽ đưa ra mức giá cụ thể cho một đơn vị hàng hoá tối thiểu sau khi đã thương lượng với đại lý tàu biển.

Hoàn thiện chiến lược kinh doanh dịch vụ vận tải biển ở công ty cổ phần vận tải biển Bắc - 8

- Đối với khách hàng vận chuyển nội địa: Dựa trên khối lượng hàng hoá cần vận chuyển, tuyến đường vận chuyển và chủng loại hàng hoá, bộ phận vận tải thuê tàu sẽ tính toán các mức chi phí có liên quan, bao gồm: cước bốc xếp, dỡ tại cảng đi cảng đến, cước vận tải đường biển, bảo hiểm hàng hoá, chi phí giám định hàng hoá tại cảng đi và cảng đến, chi phí áp tải, bảo quản hàng hoá và các chi phí khác, cộng với phần lãi mà Công ty hưởng khi


cung cấp dịch vụ. Công ty sẽ có mức cước phí cụ thể cho lô hàng mà khách hàng có nhu cầu vận chuyển.

Tuy nhiên trong thực tế khi đưa ra mức giá, Công ty dựa trên mức giá bình quân trên thị trường vận tải biển. Việc tính giá theo mức giá bình quân trên thị trường sẽ đảm bảo tính cạnh tranh. Mức giá mà Công ty đưa ra sẽ không cao hơn với các doanh nghiệp khác. Điều này rất có lợi cho Công ty bởi Công ty chỉ là một doanh nghiệp loại vừa, vừa mới cổ phần hoá, thế và lực của Công ty trên thị trường còn yếu.


2.4.2. Kế hoạch đầu tư phát triển đội tàu

Trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các cam kết về mở cửa thị trường với Tổ chức Thương mại thế giới WTO, nhiệm vụ cấp bách của ngành vận tải biển nước nhà nói chung và của NOSCO nói riêng là phải nâng cao năng lực đội tàu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của nền kinh tế.

Kinh doanh dịch vụ vận tải biển là lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của công ty, chuyên về khai thác, thuê tàu. Đội tàu Công ty hoạt động khắp thế giới, chuyên chở hàng rời và bao kiện, chủ yếu là hàng nông sản, bột giấy, thiết bị, lúa mì, gạo, đường,..Bởi vậy đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của đội tàu là nhiệm vụ đặt ra hàng đầu đối với Công ty.

Khi triển khai thực hiện kế hoạch này, Ban lãnh đạo Công ty đã xác định rõ:

- Phát triển đội tàu không có nghĩa là phát triển một cách ào ạt mà phải có định hướng, đi đôi với nhận định thị trường trong dài hạn, tránh tình trạng thừa tàu mà thiếu hàng.

- Phát triển đội tàu phải đồng bộ với phát triển nhân lực, cơ sở hạ tầng phục vụ đi đôi với tàu cũng như cơ sở hạ tầng cảng biển.


- Phát triển đội tàu theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng vận chuyển, đi đôi với hệ thống xây dựng quản lý kiểm tra an toàn qua vệ tinh được đặt tại phòng an toàn của Công ty, đồng thời xây dựng phương án phân tuyến hoạt động phù hợp với tình trạng kỹ thuật của từng tàu, đáp ứng yêu cầu kĩ thuật về bảo quản và chuyên chở của từng loại hàng.

- Phát triển đội tàu cần gắn với môi trường và thân thiện với môi trường, trong đó cần phải tính cả đóng mới và mua tàu cũ.

- Phát triển đội tàu phải đạt được sự ổn định, bền vững.

Hiện nay, kế hoạch phát triển đội tàu của Công ty được thực hiện qua hai nguồn chính là nhập khẩu các tàu đã qua sử dụng và các tàu đóng mới trong nước. Ngoài hai nguồn chính này, còn có một số tàu đóng mới ở ngoài song con số này chiếm một tỷ trọng không đáng kể. Phần lớn tàu nhập khẩu của Công ty đều là những tàu thuộc độ tuổi từ 10-15 tuổi, tức là những tàu vốn được coi là đã già và cũ của ngành vận tải biển hiện đại. Cùng với lượng tàu nhập khẩu thì nguồn tàu đóng mới cũng góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển đội tàu của Công ty.

Các biện pháp Ban lãnh đạo Công ty đề ra để hoàn thành kế hoạch phát triển đội tàu trong giai đoạn này là:

- Tăng cường nguồn vốn kinh doanh của Công ty để đảm bảo tính chủ động cho các dự án đầu tư vào đội tàu.

- Quan hệ tốt với các nhà cung cấp tài chính, tín dụng để có thể huy động vốn dễ dàng khi cần.

- Tập trung phát triển đội tàu theo hướng tăng các loại tàu chuyên dùng như tàu chở hàng rời cỡ lớn, tàu container…

- Liên kết với các công ty vận tải biển khác ở trong nước như Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam VOSCO, Công ty cổ phần Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam VITRANSCHART…để mở rộng các quan hệ đối tác.


- Huy động vốn bằng nguồn vốn vay trả chậm của các tổ chức, đơn vị kinh tế khác.

- Cổ phần hoá các đơn vị của mình, đặc biệt là các đơn vị chưa làm ăn hiệu quả để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên, tạo nguồn vốn lớn cho việc đầu tư tàu.

- Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động để nguồn vốn đưa vào hoạt động có hiệu quả hơn.

2.4.3. Kế hoạch nguồn nhân lực

Lao động là yếu tố quyết định trong quá trình lao động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là lao động quản lý. Lao động quản lý là lao động chất xám mà lợi ích của nó đem lại cao gấp nhiều lần lao động bình thường. Nhận thức được vấn đề này, trong hoạch định kế hoạch chiến lược, NOSCO coi kế hoạch nhân lực là xương sống xuyên suốt quá trình thực hiện của mình. Do đó, trước mắt cũng như lâu dài, đội ngũ này phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có quan điểm và thái độ rõ ràng, trung thành với các lợi ích của Công ty, có ý thức chấp hành kỷ luật tốt.

- Có năng lực và trình độ chuyên môn đáp ứng được đòi hỏi trong nền kinh tế thị trường để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ và mục tiêu mà Công ty đề ra.

- Có đạo đức trong kinh doanh, trong quản lý và mọi quan hệ với tập thể lao động trong Công ty.

Tuy nhiên, hiện nay kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của Công ty còn tỏ ra yếu kém, công tác đào tạo chưa phù hợp với môi trường cạnh tranh hiện nay. Khi Công ty thực hiện chiến lược phát triển đội tàu vươn ra thị trường khu vực và thế giới thì nguồn nhân lực hiện có của Công ty không thể đáp ứng được. Từ những yêu cầu cấp bách trên, Công ty đã triển khai thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực như sau:


Nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên Công ty

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hàng hải quốc tế, bắt buộc và có chế độ khen thưởng khi đạt thành tích học tập cao đối với các thuỷ thủ của Công ty tham gia các lớp tiếng Anh chuyên ngành và giao tiếp. Cử cán bộ tham quan học hỏi chuyên môn, nghiệp vụ, phương thức quản lý đội tàu ở các nước tiên tiến trong khu vực.

- Liên kết với Trường đại học Hàng hải, Trường đại học Bách khoa trong việc đào tạo, cập nhật kiến thức đầy đủ cho thuỷ thủ. Liên hệ với các tổ chức an toàn hàng hải quốc tế huấn luyện và cấp giấy chứng nhận cho sỹ quan thuyền viên trên các tàu đang hoạt động về vấn đề môi trường, về tàu cứu hoả, cứu nạn…Công tác tuyển dụng thuỷ thủ phải đạt được chuẩn của một thuyền viên quốc tế để có thể đảm bảo chất lượng thuyền viên.


Nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên về vấn đề cạnh tranh

Phần lớn cán bộ công nhân viên của Công ty đều ý thức được vấn đề cạnh tranh gay gắt trên thị trường hiện nay, đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình cung cấp dịch vụ của Công ty. Tuy nhiên sự nhận thức này chỉ mang tính chất đơn thuần cá nhân. Trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng, cán bộ công nhân viên của Công ty đều nhận thấy đối thủ cạnh tranh của mình sử dụng công cụ chính sách giá cả và có những phản ứng nhất định để điều chỉnh giá cả của Công ty trong khả năng cho phép mà không có sự am hiểu rõ ràng về đối thủ cạnh tranh, cơ cấu lao động, qui mô khách hàng, khả năng cung ứng cũng như quá trình hoạt động kinh doanh của họ trong những năm qua, mục tiêu và xu hướng trong những năm tới để có thể đưa ra những giải pháp, chính sách nhằm chủ động cạnh tranh với các công ty khác. Điều này được giải thích bởi sự nhận thức chưa đầy đủ của ban lãnh đạo Công ty về vấn đề cạnh tranh.


Nâng cao hiệu quả lao động

- Tổ chức sử dụng nguồn nhân lực theo các phương án chiến lược đã xác định nhằm khai thác tốt nhất năng lực trí tuệ và sức lực của đội ngũ công nhân viên, bố trí sắp xếp, phân công hợp lý nhằm sử dụng có hiệu quả yếu tố lao động.

- Quan điểm sử dụng lấy tinh gọn, hiệu quả công việc làm thước đo của mỗi nhân viên trong Công ty, đồng thời tuyển chọn thêm đội ngũ lao động trẻ có trình độ khá, giỏi, nhất là đội ngũ lao động trực tiếp.

- Đầu tư đào tạo bồi dưỡng trình độ mọi mặt của đội ngũ lao động để đủ sức làm chủ quá trình sản xuất kinh doanh với yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao hơn.

- Có chính sách đãi ngộ vật chất hợp lý đối với người lao động như tiền thưởng, trợ cấp, bảo hiểm, các hoạt động văn hóa giải trí cho người lao động nhằm giúp cho người lao động có được trạng thái tinh thần tốt khi làm việc, đóng góp sức lực vào sự phát triển ngày càng lớn mạnh của Công ty.‌

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA

3.1. Đánh giá thực trạng việc xây dựng và nội dung kế hoạch chiến lược

3.1.1. Ưu điểm

Qua phân tích thực trạng xây dựng chiến lược kinh doanh vận tải biển của Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc, chúng ta thấy có một số ưu điểm nổi bật sau:

Bản kế hoạch chiến lược được xây dựng có tính khả thi

Bản kế hoạch chiến lược của Công ty là bản kế hoạch có tính khả thi bởi nó được xây dựng trên một quy trình mang tính thực tiễn cao chứ không phải là một bản chiến lược mang tính lý thuyết sách vở, đưa ra các mục tiêu không phù hợp với quy mô cũng như năng lực của của Công ty. Trong quá


trình xây dựng, Ban lãnh đạo Công ty đã đi từ phân tích môi trường kinh doanh như các yếu tố về chính trị, luật pháp, khách hàng…cho đến việc phân tích nội bộ doanh nghiệp, sau đó xác định được mục tiêu của Công ty rồi đưa ra những giải pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.

Xác định được các căn cứ chủ đạo để xây dựng kế hoạch chiến lược

Trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, Ban lãnh đạo Công ty đã nhận thức được hai căn cứ chủ đạo và quan trọng nhất để xây dựng chiến lược đúng đắn là căn cứ vào kết quả điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường và phân tích nội lực Công ty, từ đó mà lựa chọn chiến lược phù hợp.

Xác định được mục tiêu và định hướng lâu dài cho Công ty

Qua việc xây dựng kế hoạch chiến lược, ban lãnh đạo Công ty đã xác định được mục tiêu cũng như định hướng lâu dài cho sự phát triển lâu dài của Công ty trong thời gian tới. Cụ thể là Công ty đang phấn đấu trở thành một doanh nghiệp vững mạnh, lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững; thực hiện đa dạng hoá ngành nghề trên cơ sở kinh doanh vận tải biển là ngành nghề chính. Rõ ràng chúng ta thấy chiến lược kinh doanh có một ý nghĩa tổng thể đối với sự phát triển của doanh nghiệp chứ không phải có ý nghĩa tạm thời, đã đề cập đến sự phát triển lâu dài của Công ty, đánh giá được những thuận lợi cũng như khó khăn của Công ty trong quá trình phát triển lâu dài. Với bản chiến lược này, Công ty luôn tận dụng được mọi cơ hội, thời cơ cũng như hạn chế và xoá bỏ các đe doạ, cạm bẫy trên con đường thực hiện các mục tiêu của mình.

3.1.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm như trên, hiện nay trong quá trình hoạch định kế hoạch chiến lược của Công ty còn có những tồn tại sau:

Trình độ đội ngũ cán bộ xây dựng chiến lược còn hạn chế

Trình độ đội ngũ cán bộ xây dựng chiến lược còn tỏ ra hạn chế, những kiến thức về chiến lược còn chưa được nhận thức một cách đầy đủ. Các phản

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí