Bảng 2.3: Doanh thu từ du lịch ở Hạ Long giai đoạn 2008 - 2012
(ĐVT: Tỷ đồng)
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | Tốc độ tăng BQ | |
Doanh thu du lịch | 1.626 | 1.681 | 2.012 | 2.297 | 2.412 | 10,36% |
Lữ hành | 165 | 170 | 273 | 242 | 257 | 11,72% |
Phòng nghỉ | 656 | 676 | 773 | 833 | 873 | 7,41% |
Ăn uống | 375 | 385 | 490 | 540 | 570 | 11,04% |
Vận chuyển | 180 | 185 | 210 | 247 | 257 | 9,31% |
Bán hàng hoá | 111 | 121 | 120 | 170 | 180 | 12,85% |
Phục vụ VC giải trí | 93 | 96 | 97 | 138 | 138 | 10,37% |
Doanh thu khác | 46 | 48 | 49 | 127 | 137 | 31,37% |
Có thể bạn quan tâm!
- Chu Kỳ Sống Của Sản Phẩm Du Lịch Lữ Hành
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Du Lịch Hạ Long
- Hiện Trạng Phát Triển Kinh Tế Xã Hội
- C : Các Tuyến Du Lịch Tại Thành Phố Hạ Long Và Vùng Phụ Cận
- Cơ Cấu Khách Thăm Vịnh Hạ Long Từ Năm 2008 - 2012
- Giá Tour Hạ Long – Cát Bà – Hạ Long Tháng 10/2012
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh)
2.1.2.3 Tình hình nhân lực du lịch
Năm 2008 Hạ Long có 5.205 lao động trực tiếp phục vụ trong các cơ sở du lịch, đến năm 2012 số lao động này đã tăng lên 8.230 người. Tuy nhiên nếu tính chung cả số lao động gián tiếp của các thành phần kinh tế có tham gia hoạt động kinh doanh du lịch ở Hạ Long thì còn cao hơn số liệu đã thống kê.
Tổng số lao động trực tiếp phục vụ trong ngành du lịch Hạ Long có trình độ đại học và trên đại học chiếm 15,60%, cao đẳng và trung cấp chiếm 17,19%, đào tạo khác chiếm 12,21%, số chưa được đào chiếm tỷ lệ còn cao tới 55%, những đối tượng này chỉ là lao động phổ thông chưa được qua đào tạo cơ bản chuyên ngành du lịch.
Biểu 2.3: Trình độ của nhân lực du lịch Hạ Long
Đại học và trên đại học cao đẳng và trung cấp Đào tạo khác
Chưa đào tạo
Số liệu trên cho thấy chất lượng của đội ngũ lao động phục vụ du lịch nhìn chung còn thấp, năm 2012 số lượng lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ trọng lớn (55%) và số lao động được đào tạo chuyên ngành khác chiếm 12,21% tổng số lao động ngành du lịch. Nguyên nhân của tình trạng này là do hệ thống đào tạo phân tán, quy mô nhỏ, thiếu tính chuyên nghiệp, phụ thuộc vào các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp của Trung ương.
2.1.2.4 Công tác đầu tư quy hoạch và quản lý nhà nước về du lịch
* Công tác đầu tư quy hoạch
Trong giai đoạn 2001-2010 (giai đoạn thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001-2010) các hoạt động du lịch Hạ Long phát triển mạnh trên cả bề rộng và chiều sâu, bước đầu tạo ra môi trường có tính cạnh tranh cao, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh.
Hoạt động đầu tư du lịch thu hút được nhiều nguồn lực trong xã hội. Hệ thống doanh nghiệp chuyển biến mạnh cả về số lượng và chất lượng, tạo nên một hệ thống doanh nghiệp chuyên ngành, có uy tín, có thương hiệu; kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch không ngừng được đầu tư phát triển, không gian du lịch mở rộng, sản phẩm, dịch vụ du lịch được đa dạng hóa, công tác quản lý nhà nước có nhiều tiến bộ.
Số vốn đầu tư trong nước cho phát triển du lịch trong những năm gần đây đã tăng đáng kể. Nhờ sự đầu tư kịp thời và có hiệu quả, diện mạo ngành
du lịch và chất lượng phục vụ khách du lịch của Hạ Long đã có những biến đổi rõ rệt.
Hoạt động đầu tư phát triển du lịch thu hút được nhiều nguồn lực từ các thành phần kinh tế, tạo ra những khu, điểm du lịch có sức hấp dẫn, làm thay đổi diện mạo đô thị và cảnh quan du lịch, giải quyết thêm việc làm cho hàng ngàn lao động trực tiếp và hàng chục ngàn lao động gián tiếp, góp phần giải phóng năng lực lao động xã hội, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
Tuy vậy, công tác quy hoạch chi tiết bị đánh giá là triển khai chậm, việc quản lý triển khai thực hiện qui hoạch, dự án còn bị buông lỏng và sơ hở; phần lớn các dự án có quy mô nhỏ, chưa đạt chuẩn quốc tế, chưa tiếp cận tốt với xu hướng phát triển của thị trường, công nghệ du lịch khu vực và thế giới, do đó nhanh bị lạc hậu, hiệu quả kinh doanh thấp; Chưa có những biện pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch theo kịp tốc độ và xu hướng phát triển thực tế; Ngành Du lịch trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường phát triển với tốc độ nhanh, qui mô rộng, hình thức đa dạng, thu hút nhiều thành phần, bộc lộ nhiều khuyết tật; Vẫn trong giai đoạn phát triển tự phát, mất cân đối, chủ yếu tập trung phát triển cơ sở lưu trú, hệ thống sản phẩm bổ trợ thiếu tính đa dạng.
* Công tác quản lý nhà nước về du lịch
Trong giai đoạn 2008-2012, để tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển du lịch nói chung, du lịch biển đảo nói riêng, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều chủ trương chính sách, như Quyết định số 184/1998/QĐ/UB về việc phát triển du lịch biển đảo Quảng Ninh giai đoạn 1998-2010, kèm theo đó là chương trình phát triển du lịch biển đảo Quảng Ninh giai đoạn 1998-2010. Đồng thời, Tỉnh cũng tập trung đầu tư, tôn tạo các bãi biển, xây dựng cơ sở hạ tầng, cảng tàu du lịch, hệ thống khách sạn và các dịch vụ du lịch trên các đảo, phát triển du lịch đi đôi với đảm bảo an ninh quốc phòng.
Về phía sở du lịch, đã tham gia các dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Du lịch về cơ sở lưu trú, lữ hành, quảng bá xúc tiến du lịch, chi nhánh văn phòng đại diện...; xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê báo cáo định kỳ ngành du lịch.
Tuy vậy trong thời gian qua công tác quản lý Nhà nước về du lịch còn bộc lộ nhiều hạn chế nhất là quản lý vịnh Hạ Long. Công tác quản lý nhà nước còn tồn tại một số bất cập. Tổ chức bộ máy, phương tiện trang thiết bị làm việc của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh cũng như trình độ, năng lực, kinh nghiệm của cán bộ viên chức còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp tốc độ phát triển. Các đối tượng quản lý nhà nước về du lich chưa nhận thức đầy đủ và chưa chấp hành tốt những nội dung, yêu cầu của chủ thể quản lý.
2.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA DU LỊCH HẠ LONG
Hoạt động Marketing của ngành du lịch Hạ Long hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Chỉ có ở các công ty lữ hành và các khách sạn lớn là có bộ phận Marketing và số lao động trung bình trong các bộ phận này là 3 người. Về trình độ, đa phần tốt nghiệp đại học nhưng trong số đó rất ít người có trình độ đại học chuyên ngành du lịch. Gần đây hoạt động Marketing du lịch Hạ Long bắt đầu được chú trọng, các doanh nghiệp du lịch đã nhận thấy cần phải tăng cường công tác Marketing để thu hút khách hàng nhằm mục đích đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường, nâng cao doanh thu và lợi nhuận.
Phân tích hoạt động Marketing của ngành du lịch Hạ Long cũng tập trung vào 4 yếu tố cơ bản của Marketing – Mix là sản phẩm, giá cả, phân phối và giao tiếp - khuếch trương.
2.2.1 Phân tích chiến lược sản phẩm du lịch
Sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố của chiến lược
Marketing. Sản phẩm, dịch vụ du lịch bao gồm các tài nguyên du lịch (hữu
hình và vô hình), các dịch vụ (ăn; uống; lưu trú; vận chuyển; hướng dẫn …), hàng hóa (quà lưu niệm; hàng tiêu dùng) được bán trực tiếp cho khách dưới dạng các sản phẩm riêng lẻ hoặc được gắn kết chúng lại với nhau tạo thành một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh để phục vụ du khách.
Vậy, để đánh giá một cách sát thực về sản phẩm,dịch vụ du lịch Hạ Long và tình hình hoạt động Marketing du lịch thể hiện ở yếu tố sản phẩm, trước hết phải phân tích về chủng loại, chất lượng của sản phẩm du lịch đã được cung cấp cho du khách. Phân tích tình hình phát triển sản phẩm mới để thấy được những mặt mạnh và những mặt yếu, từ đó mới có thể hoạch định chiến lược sản phẩm cho du lịch Hạ Long trong tương lai.
2.2.1.1 Phân tích chiến lược chủng loại sản phẩm, dịch vụ du lịch
Hạ Long được coi là Trung tâm du lịch của Quảng Ninh. Tuy nhiên hệ thống sản phẩm du lịch chính của Hạ Long hiện nay mới chỉ tập trung vào khai thác loại hình du lịch tham quan vịnh,biển đảo và các hang động – là loại hình đặc thù gắn với thương hiệu Vịnh Hạ Long. Du lịch tâm linh tại các chùa chiền, đền miếu của Hạ Long chủ yếu vào các ngày tuần rằm, lễ tết. Du lịch sinh thái, du lịch cắm trại, du lịch ẩm thực… tại các nơi như chùa Lôi Âm, rừng thông Yên Lập, Khu đô thị cọc 3 hầu như chưa phát triển.
Như vậy, có thể thấy, tiềm năng du lịch của Hạ Long rất đa dạng song mới khai thác chủ yếu ở khu vực Vịnh Hạ Long và khu đô thị Hạ Long. Hệ thống các tiềm năng du lịch khác cũng bước đầu được khai thác song chưa tương xứng với tiềm năng.
Với loại hình du lịch trên đây đều có thể phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ du lịch, song hiện nay nguồn tài nguyên du lịch thì nhiều nhưng các điều kiện để phục vụ du lịch lại chưa sẵn sàng, nên nhiều sản phẩm du lịch Hạ Long hiện nay còn nghèo nàn, đơn điệu. Loại hình du lịch được sử dụng chính hiện nay là du lịch sinh thái biển - đảo – vịnh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa và du lịch lễ hội, nhưng chưa có loại hình nào được phát huy hết tiền lực.
Các chương trình du lịch hầu như chỉ quanh quẩn ở một vài loại hình như tắm biển, tham quan vịnh hoặc du lịch tâm linh vào các dịp lễ hội đầu năm ở một số đình, đền, chùa quen thuộc trong thành phố, không có tính mới mẻ, độc đáo. Thực hiện điều này chính là nhiệm vụ của Marketing du lịch.
2.2.1.2 Phân tích việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch
vụ du lịch
Chỉ tiêu để đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch là sự hài lòng của du khách, điều này khó thực hiện. Tuy vậy, có thể đánh giá chất lượng thông qua các thành phần của sản phẩm du lịch như: Chất lượng dịch vụ thăm quan giải trí; Chất lượng dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển; Chất lượng hàng tiêu dùng và đồ lưu niệm và các dịch vụ khác phục vụ du khách.
a.Chất lượng dịch vụ tham quan, giải trí
Nội dung bao gồm: chất lượng dịch vụ tại các khu du lịch, các điểm du lịch; chất lượng dịch vụ các khu vui chơi giải trí; chất lượng công tác tổ chức các sự kiện văn hóa, lễ hội và nghệ thuật dân gian; chất lượng dịch vụ lữ hành.
* Chất lượng dịch vụ các khu du lịch, các điểm du lịch
Hạ Long có nhiều điểm thăm quan, trong đó có trọng điểm du lịch là Vịnh Hạ Long nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn được cả thế giới công nhận.
1. Khu vực Vịnh Hạ Long là khu vực tập trung các hoạt động du lịch sôi động nhất của Quảng Ninh với các giá trị của di sản thế giới như biển, đảo, hang động…
Hiện tại hệ thống các cơ sở vật chất lớn của du lịch Quảng Ninh đều tập trung ở khu vực này với các sản phẩm du lịch chính gắn liền với Vịnh Hạ Long. Chính việc tập trung khách ở đây đã gây ra tác động tiêu cực lên môi trường Vịnh Hạ Long. Số lượng khách du lịch tập trung đông đúc cùng một thời điểm gây áp lực với sức chứa các hang động trên vịnh. Khách du lịch thường đến thăm quan các điểm du lịch trên vịnh như: Hang Đầu Gỗ, Động
Thiên Cung, Động Sửng Sốt, đảo Ti Tốp, khu làng chài… Doanh nghiệp lữ hành Hạ Long cần nghiên cứu tìm tòi các điểm du lịch mới trên vịnh nhằm làm mới sản phẩm của chính mình.
Trong các dịp lễ hội ở Hạ Long thường xuyên xảy ra tình trạng cháy phòng dẫn đến tình trạng tăng giá phòng, bắt chẹt khách gây ảnh hưởng xấu đến khách du lịch.
Ngoài hệ thống khách sạn, Hạ Long còn có 535 tàu du lịch (với gần
20.000 chỗ ngồi), trong đó có 49 tàu nghỉ đêm (422 giường). Song tình trạng mất an toàn khi tham gia ngủ đêm trên vịnh Hạ Long làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín thương hiệu của du lịch Hạ Long.
Vịnh Hạ Long cũng đang chịu ảnh hưởng nhiều do tình trạng ô nhiễm môi trường từ chất thải sản xuất, sinh hoạt, việc san lấp lấn biển...Đây là nguyên nhân có thể dẫn đến việc UNESCO tước bỏ danh hiệu di sản của vịnh Hạ Long.
2. Khu du lịch Tuần Châu là khu du lịch do công ty du lịch Âu Lạc xây dựng kinh doanh. Nơi đây được coi là khu vui chơi giải trí sang trọng nhất của Hạ Long với các loại hình sân khấu nhạc nước, trình diễn ánh sáng laze, khu biểu diễn cá heo, cá sấu, múa rối nước, khu hàng ẩm thực, khu biệt thự sang trọng…Nơi đây đã từng đón rất nhiều các các cuộc thi lớn của Việt Nam cũng như nước ngoài như : Hội thi hoa hậu thế giới, nhiều cuộc thi hoa hậu Việt Nam, thi giọng hát hay Sao Mai toàn quốc…
Một thời kỳ dài từ năm 2006 đến năm 2011 khu du lịch này cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng do tính thời vụ của du lịch biển, việc đầu tư lớn vào cơ sở vật chất hạ tầng đồ sộ, cùng với tình trạng vắng khách vào mùa đông, khiến cho Tuần Châu không đủ chi phí trả lương nhân viên.
Để thu hút được khách du lịch đến với Tuần Châu và lưu lại dài hơn, Tuần Châu cần phát triển không chỉ du lịch biển mà còn phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, thoát khỏi tình trạng kinh doanh mùa vụ như hiện nay.
3. Khu du lịch Bãi tắm Bãi cháy từng là nơi thu hút rất đông khách du lịch địa phương cũng như du khách quốc tế đến nghỉ dưỡng, tắm biển. Nhưng hiện nay hàng loạt nhà hàng, khu công viên Hoàng Gia đã che khuất không gian bờ biển Bãi Cháy khiến cho diện tích dùng chung của bãi tắm bị thu hẹp. Hàng trăm khách sạn đổ nước thải ra biển. Tình trạng lấn chiếm vỉa vẻ bán hàng, xả rác bừa bãi, tình trạng bán hàng nhái, hàng kém chất lượng, “chặt chém”, thái độ bán hàng thiếu văn minh của điểm du lịch chợ đêm, tình trạng đeo bám khách du lịch chưa giải quyết dứt điểm, điểm văn nghệ quần chúng sân khấu thanh niên còn đơn sơ, chưa được đầu tư hiện đại, quản lý trật tự xây dựng, quy hoạch phát triển còn nhiều khiếm khuyết. Nâng cấp cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng dịch vụ là nhiệm vụ cấp bách để giữ gìn thương hiệu du lịch Bãi Cháy.
4. Khu du lịch chùa Lôi Âm và hồ Yên Lập là những điểm du lịch có phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, còn giữ nguyên được nét hoang sơ mộc mạc tự nhiên với không khí trong lành của núi rừng, đồi thông xanh mát, hồ nước thơ mông, chùa Lôi Âm cổ kính hàng nghìn năm. Với những giá trị tài nguyên và nhân văn đó, khu du lịch chùa Lôi Âm có thể phát triển loại hình du lịch tham quan cắm trại, nghiên cứu di tích lịch sử.
5. Du lịch văn hóa thương mại nội thị Hạ Long. Khách du lịch đến Hạ Long rất thích tìm hiểu đời sống sinh hoạt của người dân Hạ Long, thưởng thức ẩm thực vùng biển Hạ Long, mua sắm hàng hóa, tham quan đền chùa, các Trung tâm thương mại. Tuy nhiên hiện nay các công ty du lịch mới chỉ đơn điệu khai thác các điểm đến là chợ Hạ Long, chùa Long Tiên, nhà hàng hải sản Cột 5.