Về khí hậu, thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10.
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23.70C, dao động không lớn, từ 16.70C đến 28,60C. Về mùa hè, nhiệt độ trung bình cao là 34.90C, nóng nhất đến 380C. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình thấp là 13.70C rét nhất là 50C.
Lượng mưa trung bình một năm là 1832mm, phân bố không đều theo 2 mùa. Mùa hè, mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80- 85% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8, khoảng 350mm. Mùa đông là mùa khô, ít mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ đạt khoảng 15-20% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1, chỉ khoảng từ 4 đến 40 mm.
Độ ẩm không khí trung bình hằng năm là 84%. Cao nhất có tháng lên tới 90%, thấp nhất có tháng xuống đến 68%.
Do những đặc điểm về địa hình và vị trí địa lý, ở thành phố Hạ Long có 2 loại hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đông Bắc về mùa đông và gió Tây Nam về mùa hè. Tốc độ gió trung bình là 2.8m/s, hướng gió mạnh nhất là gió Tây Nam, tốc độ 45m/s.
Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão lớn, sức gió mạnh nhất trong các cơn bão thường là cấp 9, cấp 10. Cá biệt có cơn bão mạnh cấp 11.
Sông ngòi và chế độ thủy chiều:
Các sông chính chảy qua địa phận Thành phố gồm có các sông Diễn Vọng, Vũ Oai, Man, Trới, cả 4 sông này đều đổ vào vịnh Cửa Lục rồi chảy ra vịnh Hạ Long. Riêng sông Míp đổ vào hồ Yên Lập. Các con suối chảy dọc sườn núi phía nam thuộc phường Hồng Gai, Hà Tu, Hà Phong. Cả sông và suối ở thành phố Hạ Long đều nhỏ, ngắn, lưu lượng nước không nhiều. Vì địa hình dốc nên khi có mưa to, nước dâng lên nhanh và thoát ra biển cũng nhanh.
Chế độ thuỷ triều của vùng biển Hạ Long, chịu ảnh hưởng trực tiếp của
chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3.6m.
Nhiệt độ nước biển ở lớp bề mặt trung bình là 180C đến 30.80C, độ mặn nước biển trung bình là 21.6% (vào tháng7) cao nhất là 32.4% (vào tháng 2 và 3 hằng năm).
Về nguồn nước ngọt phục vụ phát triển du lịch, nguồn nước ngầm nhiều nơi có trữ lượng khá, như ở Hạ Long - Cẩm Phả có thể khai thác 70.000 m3/ngày. Nhưng tầng chứa nước có quan hệ thủy lực trực tiếp với nước biển nên khi khai thác có khó khăn, nhiều nơi bị nhiễm mặn. Nhìn chung một số khu vực trọng điểm du lịch như Bãi Cháy và các đảo có đều gặp phải tình trạng khan hiếm nước.
Nhìn chung các điều kiện tự nhiên của Hạ Long là hết sức thuận lợi cho phát triển du lịch. Với địa hình đa dạng, Hạ Long hoàn toàn có thể phát triển đa dạng các loại hình du lịch, vị trí địa lý thuận lợi kết nối dễ dàng các tuyến điểm du lịch, khai thác được các thị trường khách lớn, nhưng đồng thời cũng là nỗi lo áp lực của sự đông đúc, tình trạng ô nhiễm môi trường, vấn đề quản lý du lịch. Ngoài ra, du lịch Hạ Long cũng cần có sự hỗ trợ của phát triển kinh tế xã hội.
2.1.1.2 Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội
* Phát triển Kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
Trong giai đoạn 2008-2012, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn ở mức cao đạt 13,36%/năm. Cơ cấu kinh tế của Hạ Long trong giai đoạn 2008-2012 không có sự chuyển dịch nhiều, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng vẫn giữ vai trò chủ chốt, chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế (năm 2012 chiếm tỷ trọng 53,57%). Lĩnh vực nông lâm thuỷ sản giảm từ 9,22% (năm 2008) xuống 7,70% (năm 2012); Trong khi đó, lĩnh vực thương mại - dịch vụ chuyển dịch theo hướng tăng dần, năm 2008 là 38,48% tăng lên 40,07% năm 2012.
* Dân số và nguồn nhân lực
Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra năm 2012, dân số Hạ Long hiện nay có 215.795 người, trong đó nữ có 115.210 người; Tỷ lệ tăng dân số bình quân từ năm 2008 đến 2012 là 1,24% (trung bình cả nước là 1,2%).
Mật độ dân số của Hạ Long hiện là 187 người/km2 (năm 2008 là 170
người/ km2), nhưng phân bố không đều.
Tỷ lệ lao động trong dân số của Hạ Long tương đối cao đạt gần 54% tổng số dân. Cùng với nguồn nhân lực từ nội tại, Hạ Long còn thu hút được một lượng lớn lao động từ các địa phương khác. Xét trên góc độ phát triển kinh tế xã hội và du lịch, đây sẽ là nguồn nhân lực phục vụ cho các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, sản xuất, kinh doanh… đồng thời cũng sẽ là thị trường có nhu cầu không nhỏ đối với các sản phẩm, dịch vụ.
* Hiện trạng kết cấu hạ tầng kỹ thuật
Giao thông
Về giao thông đường bộ, hệ thống giao thông đường bộ tương đối tốt với quốc lộ 18, có bến xe khách toàn tỉnh và liên tỉnh, tuyến xe buýt thành phố và tới các huyện phụ cận. Hạ Long còn thiếu các con đường cao tốc Hạ Long – Móng Cái, Nội Bài – Hạ Long, Hạ Long – Hải Phòng.
Về giao thông đường thủy, có cảng biển Cái Lân là cảng biển nước sâu quy mô lớn, đáp ứng tàu từ 30.000 – 40.000DWT. Tuy vậy, Hạ Long vẫn thiếu cảng biển chuyên dụng đón trực tiếp khách du lịch quốc tế tàu biển cao cấp.
Về giao thông đường sắt, hiện Hạ Long đang cải tạo tuyến Yên Viên – Cái Lân, triển khai dự án tuyến đường sắt Hà Nội – Hạ Long – Cái Lân với quy mô hiện đại đạt vận tốc 120km/h, thuận tiện cho việc chuyên chở hàng hóa cũng như hành khách.
Về hàng không: chỉ có sân bay trực thăng Bãi Cháy đang khai thác và
sân bay trực thăng Tuần Châu phục vụ du lịch. Dự án xây dựng sân bay Vân
Đồn đạt tiêu chuẩn quốc tế đã được Bộ giao thông vận tải trình chính phủ phê duyệt sẽ góp phần rất lớn đến việc đón tiếp khách du lịch quốc tế và khách nội địa đến Quảng Ninh.
Tình hình phát triển lưới điện
Hiện tại có 03 nhà máy điện với tổng công suất 1.010MW trong đó bao gồm: Nhiệt điện Uông Bí (110MW+ 300MW); Nhiệt điện Quảng Ninh I (300MW); Nhiệt điện Cẩm Phả I (300MW). Ngoài ra còn 01 nhà máy thuỷ điện đang vận hành phát điện với công suất 3,6MW.
Đặc biệt do điều kiện tự nhiên, khu vực Vịnh Hạ Long hầu như chưa được cấp điện lưới, trên các đảo chủ yếu sử dụng điện máy phát.
Hệ thống cấp thoát nước cho sản xuất và sinh hoạt
Hệ thống cấp nước: Tài nguyên nước mặt tại thành phố Hạ Long tập trung tại các khu vực hồ Yên Lập (tổng dung tích chứa của cả hồ bao gồm cả huyện Yên Hưng, Hoành Bồ khoảng 107.200.000 m3 (thời điểm đo trong tháng 8/2012), Hồ Khe Cá tại phường Hà Tu… đây là nguồn cung cấp lớn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra là các hồ điều hòa tạo cảnh quan cho thành phố: Yết Kiêu, Ao Cá-Kênh Đồng …
Hệ thống thoát nước: nói chung ở mức độ kém, chưa đáp ứng được yêu cầu thoát nước tại các đô thị. Hiện nay một số khu vực quan trọng như Bãi Cháy, Hạ Long đang có nguy cơ ô nhiễm nặng do chưa có phương pháp xử lý nước thải cả thiên nhiên và nước thải công nghiệp.
Thông tin liên lạc: Hệ thống bưu chính viễn thông đã đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ điều kiện đáp ứng được các nhu cầu và hình thức thông tin. Mạng viễn thông được trang bị các thiết bị kỹ thuật số với công nghệ tiên tiến, hiện đại, đa dịch vụ.
Vệ sinh môi trường:
Trên địa bàn thành phố Hạ Long có 2 bãi rác chôn lấp đạt tiêu chuẩn là Đèo Sen và Hà Khẩu, còn lại phần lớn đều không đạt tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật. Tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt ở các đô thị đạt khoảng 60 - 70%.
Việc khai thác than lộ thiên ở Hạ Long đang làm tổn hại nghiêm trọng đến môi trường, nước ven bờ bị ô nhiễm cục bộ, độ đục vượt quá tiêu chuẩn cho phép; lượng ô xy hòa tan giảm; trong nước có khuẩn gây bệnh... Song, nước biển ở khu vực di sản còn trong, chất lượng các bãi tắm vẫn đạt tiêu chuẩn cho phép.
Nhìn chung kết cấu hạ tầng kỹ thuật đã đáp ứng phần nào cho hoạt động phát triển du lịch. Tuy nhiên, để xây dựng Hạ Long thành trung tâm du lịch quốc tế của tỉnh và Việt Nam, đòi hỏi cần có sự đầu tư lớn về hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống giao thông, vấn đề điện sinh hoạt và sản xuất.
2.1.1.3 Tài nguyên du lịch
* Tài nguyên du lịch tự nhiên
Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long: là thắng cảnh độc đáo, có giá
trị đặc biệt có ý nghĩa toàn cầu.
Hạ Long không chỉ có vịnh Hạ long với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ mà còn có tài nguyên du lịch sinh thái với các đặc điểm khác biệt có khả năng tạo thành những sản phẩm du lịch độc đáo bao gồm: Hệ sinh thái rừng núi có khả năng phát triển du lịch sinh thái như Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ thượng ( Hoành Bồ ), khu du lịch rừng thông Yên Lập, Khu du lịch chùa Lôi Âm…Hệ sinh thái Tùng Áng là hệ sinh thái độc đáo và có giá trị nghiên cứu khoa học, tham quan và du lịch sinh thái.
* Tài nguyên du lịch nhân văn
- Tài nguyên du lịch nhân văn cũng là một trong những thế mạnh của Hạ Long với hệ thống di tích lịch sử văn hoá, tâm linh : Núi Bài Thơ, chùa Long Tiên, đền đức ông Trần Quốc Nghiễn, cụm di tích chùa Lôi Âm và hồ Yên
Lập, giá trị độc đáo của nền văn hóa Hạ Long với hàng loạt các di chỉ khảo cổ có giá trị cùng với các hoạt động kinh tế, sinh hoạt của cư dân độc đáo với đặc trưng nổi gắn liền với biển và vịnh Hạ Long.
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh du lịch
2.1.2.1 Sự tăng trưởng khách du lịch
Qua bảng thống kê tình hình khách du lịch của Hạ Long và Quảng Ninh ta thấy lượng khách du lịch đến Quảng Ninh và Hạ Long có tăng, song không đều. Lượng khách du lịch quốc tế đến Hạ Long có xu hướng chững lại, lượng khách nội địa đến Hạ Long giảm.
Bảng 2.1 : Cơ cấu khách du lịch tại Hạ Long, Quảng Ninh
Đơn vị :Lượt khách
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | ||
Toàn tỉnh | Số lượng | 3.600.000 | 3.860.000 | 4.800.000 | 5.420.000 | 6.440.000 | 7.005.000 |
Tỷ lệ tăng | - | 7,2% | 24,4% | 12,9% | 18,8% | 8,8% | |
Quốc tế | Số lượng | 1.468.000 | 1.746.000 | 2.150.000 | 2.696.000 | 2.258.000 | 2.491.000 |
Tỷ lệ tăng | - | 18,9% | 23,1% | 25,4% | -16,2% | 10,3% | |
Nội địa | Số lượng | 2.132.000 | 2.113.000 | 2.650.000 | 2.724.000 | 4.182.000 | 4.514.000 |
Tỷ lệ tăng | - | - 0,9% | 25,4% | 2,8% | 53,5% | 7,9% | |
Hạ Long | Số lượng | 2.190.000 | 2.854.000 | 2.950.000 | 3.530.000 | 4.031.000 | 4.232.098 |
Tỷ lệ tăng | - | 30,3% | 3,4% | 19,7% | 14,2% | 5% | |
Quốc tế | Số lượng | 1.158.000 | 1.650.000 | 1.880.000 | 2.340.000 | 2.064.000 | 2.345.500 |
Tỷ lệ tăng | - | 42,5% | 13,9% | 24,5% | - 11,8% | 13,6% | |
Nội địa | Số lượng | 1.031.000 | 1.244.000 | 1.070.000 | 1.190.000 | 1.967.000 | 1.886.598 |
Tỷ lệ tăng | - | 20,7% | - 14,0% | 11,2% | 65,3% | - 4% |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Chiến Lược Marketing Du Lịch
- Chu Kỳ Sống Của Sản Phẩm Du Lịch Lữ Hành
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Du Lịch Hạ Long
- Doanh Thu Từ Du Lịch Ở Hạ Long Giai Đoạn 2008 - 2012
- C : Các Tuyến Du Lịch Tại Thành Phố Hạ Long Và Vùng Phụ Cận
- Cơ Cấu Khách Thăm Vịnh Hạ Long Từ Năm 2008 - 2012
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
( Nguồn: Sở Văn hóa thể thao và du lịch Quảng Ninh )
Biểu 2.1: So sánh lượng khách du lịch Hạ Long – Quảng Ninh(2008-2012)
8000000
7000000
6000000
Toàn tỉnh
Hạ Long
5000000
4000000
3000000
2000000
1000000
0
2008 2009 2010 2011 2012
Bảng 2.2: Cơ cấu khách du lịch theo mục đích chuyến đi
ĐVT: khách
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
Khách du lịch thuần túy | 2.622.134 | 2.492.000 | 2.612.000 | 2.945.000 | 3.232.098 |
Khách du lịch kết hợp | 231.866 | 458.000 | 981.000 | 1.086.000 | 1.000.000 |
(Nguồn: Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Quảng Ninh )
Biểu 2.2: So sánh lượng khách theo mục đích chuyến đi
3500000
3000000
Khách du lịch thuần túy
Khách du lịch kết hợp
2500000
2000000
1500000
1000000
500000
0
2008 2009 2010 2011 2012
Nhìn vào bảng và biểu thống kê trên ta thấy lượng khách du lịch đến Hạ Long so với toàn tỉnh Quảng Ninh luôn chiếm khoảng 60% so với tổng lượng khách toàn tỉnh. Điều đó chứng minh rằng Hạ Long thực sự là trung tâm du lịch của Quảng Ninh, là nơi hấp dẫn du khách nhất của Quảng Ninh.
Xét về mục đích chuyến đi của khách du lịch tới Hạ Long, lượng khách du lịch tham quan vịnh Hạ Long, nghỉ ngơi, giải trí luôn chiếm 2/3 lượng khách du lịch đến Hạ Long. Điều này khẳng định sức hấp dẫn của Khu di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long đối với du khách, đặc biệt là lượng khách quốc tế thăm vịnh luôn cao hơn khách du lịch nội địa. Ngoài ra, lượng khách du lịch đi dự tổ chức sự kiện trong nước và quốc tế, Hội chợ, hội nghị, hội thảo ở Hạ Long cũng khá phổ biến.
2.1.2.2 Tình hình doanh thu du lịch
Tình hình kinh doanh du lịch ở Hạ Long phát triển nhanh chóng. Theo số liệu thống kê thì doanh thu du lịch của thành phố năm 2008 đạt 1.626 tỷ đồng, đến năm 2012 đạt 2.412 tỷ đồng ( xem bảng 2.2 )
Các số liệu tổng hợp từ các nguồn thu từ hoạt động du lịch đối với toàn ngành và xã hội mới được thống kê tương đối. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, doanh thu khác vẫn còn thấp. Vì vậy nếu chỉ căn cứ vào số liệu đã thống kê được thì có thể thấy hiệu quả kinh doanh du lịch trên địa bàn thông qua doanh thu thực tế của ngành du lịch còn thấp, cần có những nghiên cứu, điều tra để đánh giá đúng thực tế hơn.