Phong Cách Hiện Đại: Hướng Đến Các Loại Hình Sản Phẩm Du Lịch Dịch Vụ Đón Đầu Các Xu Hướng Của Thị Trường Du Lịch Trong Giai Đoạn Tới Như Du


3. Phong cách hiện đại: Hướng đến các loại hình sản phẩm du lịch dịch vụ đón đầu các xu hướng của thị trường du lịch trong giai đoạn tới như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch MICE…

4. Bản sắc riêng biệt: Khai thác hiệu quả các giá trị đặc thù của Hạ Long về du lịch, văn hóa, sinh thái… để tạo thành các sản phẩm du lịch dịch vụ đặc thù tạo thành bản sắc riêng biệt của Hạ Long qua đó tăng cường sức cạnh tranh của Hạ Long với các điểm đến trong khu vực Đông Nam Á và xa hơn là Châu Á.

5. Chất lượng quốc tế: Phát triển các sản phẩm du lịch dịch vụ đạt tiêu chuẩn chất lượng cao cấp hướng đến các thị trường quốc tế và thị trường khách du lịch cao cấp.

6. Phát triển bền vững: Khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch biển, bảo tồn các giá trị tự nhiên và nhân văn, đảm bảo phát triển du lịch đặt trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng, liên khu vực trong nước và quốc tế. Du lịch vừa đảm bảo mục tiêu kinh tế xã hội, môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng.

3.1.2 Mục tiêu phát triển

- Tiếp tục đưa Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực quan trọng trong kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Nâng tầm Hạ Long trở thành một trong những trung tâm du lịch hấp dẫn khác biệt trong quốc gia và trong khu vực.

- Chuyển đổi cơ cấu khách theo hướng tăng tỷ trọng khách chi tiêu cao

để tăng về chất cho du lịch Hạ Long.

3.1.3. Chỉ tiêu phấn đấu

Dựa vào kết quả đã đạt được trong những năm qua, xây dựng các chỉ

tiêu cần đạt được trong chiến lược này như sau: ( xem bảng 3.1 )


Bảng 3.1: Các chỉ tiêu phát triển du lịch Hạ Long giai đoạn 2013 – 2020


Chỉ tiêu

Năm

Đơn vị

tính

Năm

2013

2015

2020

1. Tổng số khách du lịch

1.000LK

4.550

5.200

8.500

1.1. Khách quốc tế

1.000LK

2.570

2.900

4.100

- Ngày lưu trú bình quân

N/khách

1,56

2,00

2,50

- Mức chi tiêu bình quân

USD/ngày

33

40

45

1.2. Khách nội địa

1.000LK

1.980

2.300

4.400

- Ngày lưu trú bình quân

N/khách

2,00

2,30

2,50

- Mức chi tiêu bình quân

USD/ngày

16

18

20

2. Tổng doanh thu

Tỷ đồng

2.594

2.964

4.845

3. Nộp ngân sách

Tỷ đồng

130

140

230

4. GDP ngành so với GDP thành phố

%

8

10,6

12,5

5. Tổng số cơ sở lưu trú

Cơ sở

550

610

700

- Số phòng

Phòng

7.050

10.370

11.900

- Công suất sử dụng phòng

%

65

70

75

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Hoạch định chiến lược marketing cho ngành du lịch Hạ Long đến năm 2020 - 12

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)

Với mục tiêu phát triển bền vững, các nhiệm vụ chiến lược Marketing du lịch nhằm giải quyết vấn đề đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của du khách, đảm bảo chất lượng sản phẩm, ổn định giá cả, củng cố và tăng cường hệ thống phân phối tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng đến với sản phẩm, không ngừng hoàn thiện và phát triển công tác quảng bá và xúc tiến du lịch, đẩy mạnh hợp tác liên vùng và hợp tác quốc tế phát triển du lịch, xây dựng uy tín và thương hiệu cho ngành du lịch, phấn đấu đưa Hạ Long trở thành trung tâm du lịch quốc tế của cả nước.


3.2 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING DU LỊCH HẠ LONG

Hoạch định chiến lược Marketing ngành du lịch cũng có những đặc điểm chung như các ngành khác, bao gồm 4 chiến lược bộ phận là:

Chiến lược sản phẩm, dịch vụ

Chiến lược giá

Chiến lược phân phối

Chiến lược giao tiếp khuếch trương

Tuy nhiên vẫn mang tính đặc thù của ngành du lịch, điều này thể hiện rõ trong từng chiến lược cụ thể.

3.2.1. Chiến lược sản phẩm, dịch vụ du lịch

Nội dung chiến lược sản phẩm, dịch vụ du lịch cũng có những nét chung như chiến lược sản phẩm hàng hóa thông thường và cũng có những nét riêng, gồm 3 vấn đề:

- Chiến lược hoàn thiện và nâng cao chất lượng sử dụng của sản phẩm, dịch vụ.

- Chiến lược chủng loại sản phẩm, dịch vụ (đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ)

- Chiến lược phát triển sản phẩm mới

Phần tiếp theo sẽ hoạch định từng nội dung này.

3.2.1.1 Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sử dụng của sản phẩm, dịch vụ du lịch

Có rất nhiều giải pháp để hoàn thiện và nâng cao chất lượng sử dụng của sản phẩm, dịch vụ du lịch. Trong bản luận văn này tôi đề xuất những giải pháp sau đây:

1, Nâng cao chất lượng của các khu du lịch, các điểm du lịch

2, Nâng cao chất lượng các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển du lịch

3, Nâng cao chất lượng dịch vụ các tour du lịch

4, Nâng cao chất lượng công tác tổ chức các sự kiện, các lễ hội du lịch

5, Bảo vệ môi trường tại các khu điểm du lịch Sau đây là nội dung của từng giải pháp.


Giải pháp 1: Nâng cao chất lượng các khu du lịch, các điểm du lịch

Để nâng cao chất lượng các khu du lịch và các điểm du lịch trước hết phải khẩn trương hoàn thành quy hoạch tổng thể du lịch và quy hoạch chi tiết cho từng khu du lịch. Tăng cường đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển các công trình phục vụ cho hoạt động du lịch. Cụ thể việc đầu tư xây dựng ở mỗi khu du lịch như sau:

1. Khu du lịch Vịnh Hạ Long

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động du lịch và đầu tư du lịch trong vịnh, đặc biệt là khu vực di sản.

Tập trung phát triển mở rộng về khu vực phía Tây thành phố Hạ Long, liên kết với không gian đảo Tuần Châu, đảo Hoàng Tân, các điểm du lịch huyện Yên Hưng, đảo Cát Bà và nối trục với thành phố Hải Phòng. Đồng thời mở rộng hướng phát triển sang khu vực Vân Đồn - Bái Tử Long, Cát Bà nhằm kéo dài các tuyến tham quan và các hoạt động du lịch trên vịnh.

Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật (cấp nước, cấp điện), cơ sở vật chất,

sản phẩm và dịch vụ cao cấp nhằm phục vụ thị trường du lịch tàu biển.

Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, khai thác tiềm năng du lịch của khu vực Vịnh Hạ Long đặc biệt chú trọng các giá trị văn hóa Hạ Long. Đưa điểm du lịch Núi Bài Thơ, giá trị văn hóa Hạ Long vào khai thác tuyến du lịch trên vịnh.

Sớm di rời 6 khu nhà bè trên vịnh nhằm trách ô nhiễm môi trường, đầu tư quy mô làng chài Cửa Vạn trở thành điểm đón khách du lịch quốc tế tiêu chuẩn trên vịnh Hạ Long.

2. Khu du lịch Tuần Châu

Nhanh chóng thực hiện dự án di rời cảng tàu du lịch hiện nay về khu bến

du thuyền Ngọc Châu có sức chứa 1500 tàu.

Xây dựng khu phức hợp, dự án thành phố Thiên Đường gồm khu biệt thự Nhà Phố, hệ thống khu vui chơi giải trí, casino, sân golf.


Sớm thực hiện tuyến du lịch tàu biển Bắc Hải – Tuần Châu đón khách

du lịch Trung Quốc, kết nối tuyến du lịch với hoạt động kinh doanh dịch vụ.

Mở rộng liên kết với khu du lịch Cát Bà – Hải Phòng, phát triển du lịch sinh thái, trùng tu tôn tạo đền đức ông, đền mẫu thoải của Tuần Châu, xây dựng tượng phật bà lớn nhất Đông Nam Á nhằm phát triển du lịch tâm linh.

Đầu tư xây dựng Trung tâm hội nghị đa năng đáp ứng loại hình du lịch MICE của tỉnh cũng như quốc gia.

Nhanh chóng triển khai dự án hợp tác với tập đoàn du lịch Thái Lan xây

dựng Thành phố Tự trị tại thị xã Quảng Yên với số vồn đầu tư 7,5 tỷ USD.

3. Khu du lịch Bãi tắm Bãi Cháy

Điều chỉnh sử dụng đất khu vực Thành phố Hạ Long, Bãi Cháy theo

hướng tăng tỷ lệ đất dành cho các cơ sở dịch vụ bổ trợ cho hoạt động lưu trú.

Kiến tạo bãi tắm mới ở khu vực Bãi Cháy, nhằm nâng tầm không gian

khu vực Bãi Cháy đạt đẳng cấp quốc tế.

Cải tạo hệ thống thoát nước các khách sạn Bãi Cháy, xây dựng khu vệ

sinh công cộng, sắp xếp việc tổ chức bán hàng của các hộ kinh doanh.

4. Khu du lịch chùa Lôi Âm và hồ Yên Lập

Quy hoạch tuyến đường dẫn đến chùa Lôi Âm, quản lý dịch vụ tàu thuyền đưa đón khách, trùng tu tôn tạo di tích văn hóa chùa Lôi Âm, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ loại hình du lịch cắm trại nghỉ dưỡng, quy hoạch xây dựng các nhà hàng ăn, khu vệ sinh ven đường.

5. Du lịch văn hóa thương mại nội thị Hạ Long

Củng cố cơ sở hạ tầng du lịch như chỉnh trang tuyến đường du lịch (đoạn từ ngã 3 Bưu điện đến nút giao thông Cái Dăm, Nút giao thông ngã 3 Tuần Châu), đường tỉnh 336 (từ bến phà Hòn Gai đến ngã 3 Lê Lợi), đường 337 (từ cột đồng hồ đến Cầu bang), mở rộng nút giao thông Loong Toòng, hạ tầng khu đô thị Lán Bè, tuyến đường bao biển Lán Bè cột 8.


Sớm hoàn thành công trình Quảng trường trung tâm, thư viện, bảo tàng, Công viên sân tập golf Lán Bè, Trung tâm thương mại thời trang Hạ Long Center, Trung tâm thương mại giải trí Marina thuộc khu Hùng Thắng – Thành phố Hạ Long.

Bảo tồn trùng tu chùa Long Tiên, đền đức ông Trần Quốc Nghiễn, đền Cái Lân thành điểm du lịch tâm linh đón khách du lịch.

Nâng cấp đường vào làng hoa Hoành Bồ, tạo điều kiện cho du khách

đến điểm tham quan này nhanh chóng, thuận tiện hơn.

Nâng cấp trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật thành Học viện âm nhạc, điểm tham quan trình diễn văn hóa văn nghệ, địa điểm giao lưu sinh viên Hạ Long và sinh viên quốc tế.

Để thực hiện giải pháp này cần có những biện pháp cụ thể như sau :

+ Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh cần chỉ đạo Sở xây dựng kết hợp với Sở du lịch, Ban quản lý vịnh Hạ Long tiến hành quy hoạch tổng thể và chi tiết từng khu du lịch, đầu tư tập trung và đồng bộ, thu hút vốn đầu tư từ các nguồn ngoài ngân sách, kết hợp giữa khai thác và tôn tạo, bảo vệ môi trường. Dự kiến hoàn thành quy hoạch năm 2013.

+ Khi chưa đủ điều kiện về vốn thì có thể tạm thời khoanh vùng quy hoạch, dành quỹ đất cho phát triển du lịch, tránh tình trạng xây dựng không theo quy hoạch làm phá vỡ cảnh quan môi trường. Khi đã có quy hoạch thì việc triển khai xây dựng chỉ theo quy hoạch.

+ Ưu tiên đầu tư xây dựng vào năm 2013 Quần thể trung tâm văn hóa Hạ Long là Quảng trường trung tâm, bảo tàng, thư viện, Dự án khu du lịch Tuần Châu, quy hoạch ngay không gian vịnh Hạ Long, thành lập trường Đại học liên ngành Hạ Long. Hiện tại nếu không đủ kinh phí để đầu tư đồng loạt cho các vùng, các khu du lịch, thành phố có thể ưu tiên bố trí vốn cho 2 khu du lịch trọng điểm là Vịnh Hạ Long và Tuần Châu vì đây là khu du lịch đang thu hút một lượng khách lớn đến Hạ Long.


+ Tăng cường thu hút đầu tư phát triển du lịch. Sở du lịch Quảng Ninh thực hiện việc nghiên cứu, soạn thảo, tham mưu cho Ủy ban tỉnh ban hành các chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư cho du lịch trên cơ sở các quy định hiện hành của nhà nước như : ưu tiên miễn giảm thuế (đặc biệt là thuế sử dụng đất ở những khu vực có điều kiện khó khăn, hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém…), miễn giảm thuế trong những năm đầu đối với một số lĩnh vực kinh doanh du lịch có trách nhiệm, gắn du lịch với bảo tồn như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

+ Tổ chức thường niên Hội nghị xúc tiến đầu tư Quảng Ninh nhằm thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đến với Hạ Long, Quảng Ninh, đồng thời là cơ hội quảng bá du lịch Hạ Long.

+ Huy động các nguồn lực xã hội như :

Trên cơ sở Luật pháp của Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương, tạo mọi điều kiện thuận lợi và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Quảng Ninh.

Nghiên cứu xây dựng một số cơ chế ưu đãi đối với các nhà đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên (du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa - làng dân tộc, du lịch sinh thái...).

Cần nghiên cứu xây dựng "cơ chế chính sách về huy động vốn đầu tư" là đảm bảo được sự công bằng và điều hòa lợi ích trong quá trình đầu tư khai thác kinh doanh giữa các chủ đầu tư, chủ thể quản lý lãnh thổ hành chính , chủ thể có quyền sử dụng tài nguyên và cộng đồng dân cư địa phương.

Giải pháp 2 Nâng cao chất lượng dịch lưu trú, ăn uống, vận chuyển du lịch

Nội dung của giải pháp này bao gồm:

Kiểm soát và hạn chế phát triển hệ thống cơ sở lưu trú ở khu vực Vịnh Hạ Long theo hướng nâng cao tiêu chuẩn và chất lượng hệ thống cơ sở lưu trú đã có, hạn chế phát triển thêm cơ sở lưu trú. Xây dựng một số khách sạn 5 sao


quy mô hướng tới đối tượng khách du lịch MICE với các phòng hội nghị quy mô 1.000 đến 2.000 khách. Xây dựng thêm khách sạn 3 sao đáp ứng nhu cầu khách du lịch nội địa.

Nâng cao trình độ, tay nghề của đội ngũ nhân viên phục vụ tại nhà hàng, khách sạn. Hàng năm có tổ chức thi tay nghề, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc tổ chức các chuyến tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại các nhà hàng, khách sạn lớn trong cả nước. Kiểm tra chặt chẽ khâu vệ sinh, an toàn thực phẩm. Cải tạo và nâng cấp các tuyến đường bộ tới các khu du lịch. Giai đoạn 2013 – 2015 xúc tiến dự án đường bao biển và bãi tắm Bãi Cháy trị giá 100 triệu USD, Dự án cảng tàu du lịch tại khu vực Hạ Long 50 triệu USD, dự án cấp điện trên các đảo vịnh Hạ Long, dự án đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long, cải tạo đường quốc lộ 18A thuận tiện cho các phương tiện đường bộ. Giai đoạn 2016 – 2020, xúc tiến dự án đầu tư xây dựng đường sắt Hà Nội – Hạ Long, dự án đầu tư

xây dựng tuyến bay thủy phi cơ từ Hạ Long đi Quan Lạn, Ngọc Vừng.

Đầu tư phát triển nhiều phương tiện vận tải đường bộ và đường thủy. Kết hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra thường xuyên chất lượng các phương tiện tham gia vận chuyển du lịch, cấp biển hiệu “ phương tiện đạt chuẩn phục vụ khách du lịch”. Đặc biệt quan tâm quản lý đội tàu chở khách thăm quan ngủ đêm trên vịnh, kịp thời điều chỉnh những sai sót để đảm bảo an toàn cho du khách như việc ứng dụng công nghệ vào quản lý điều hành như cung cấp thông tin về thời gian, lịch trình, thời tiết, phương án điều tiết tuyến thăm quan trong các đợt cao điểm để du khách và nhà tàu được biết. Đầu tư thêm một số con tàu có chất lượng hoàn hảo như Paradise Luxury Cruise.

Tham gia gắn Nhãn du lịch Xanh ( Bộ tiêu chí Nhãn du lịch Xanh do Tổng cục du lịch vừa ban hành ngày 31/1/2013) cho các nhà hàng, cửa hàng mua sắm, điểm dừng chân, điểm tham quan du lịch của Hạ Long nhằm nâng cao uy tín, khẳng định thương hiệu cho các điểm đón khách.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 10/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí