Sơ Đồ Chi Phí Marketing 3 Năm 2004-2006 Của Acb Cần Thơ


Bảng 22: CHI PHÍ DÀNH CHO QUẢNG CÁO TẠI CHI NHÁNH


Đơn vị: Triệu đồng



CHỈ TIÊU

NĂM

2005

2006

2007

Chi phí quảng cáo

2.195

3.872

8.427

Tổng chi phí

11.553

19.361

40.127

CP quảng cáo/Tổng chi phí (%)

0,19

0,20

0,21

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Hoạch định chiến lược Marketing cho dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ACB Cần Thơ - 11

(Nguồn: Phòng hành chính quản trị)


100%

90%

80%

Phần trăm

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%



Tổng chi phí


Chi phí quảng

cáo

2005 2006 2007

Năm


Hình 12: Sơ đồ chi phí marketing 3 năm 2004-2006 của ACB Cần Thơ


Từ đồ thị trên ta thấy chi phí cho hoạt động marketing của ACB Cần Thơ tăng liên tục qua các năm. Điều này cho thấy ACB Cần Thơ cũng dần coi trọng công tác marketing, quan tâm nhiều đến KH nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của KH, tạo lòng tin đối với KH bằng các chương trình tài trợ, quyên góp quỹ làm công tác từ thiện giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật, người già, gửi bưu thiếp và quà tặng chúc mừng nhân các ngày lễ trong năm…

Song, ta có thể nhận thấy chi phí Marketing như vậy là khá thấp, ACB Cần


Thơ luôn phải dựa vào chương trình quảng cáo hay các chương trình khuyến mãi chung của Hội Sở mà không có những chương trình riêng của mình để lôi kéo thu hút KH trên địa bàn mình hoạt động. Vì vậy, đây là vấn đề mà ban giám đốc chi nhánh nên nghiên cứu và có hướng giải quyết tốt hơn.

* Trong năm 2007 vừa qua, ACB Cần Thơ cũng đã tổ chức nhiều hoạt động

market sôi nổi như:

+ Từ ngày 29-10-2007 đến ngày 25-01-2008, ACB đã triển khai trên toàn quốc chương trình tín dụng dự thưởng “vay ngay trúng lớn” dành cho các KH và DN tư nhân. Chương trình có tổng giá trị giải thưởng lên đến gần 1,5 tỉ.

+ Ngày 29-8-2007, ACB đã tổ chức lễ trao giải chương trình tiết kiệm dự thưởng “hè may mắn cùng ACB” cho các KH may mắn trúng thưởng.Chương trình được triển khai trên toàn quốc từ tháng 5-2007. “Hè may mắn cùng ACB” là chương trình tiết kiệm dự thưởng có cơ cấu giải thưởng nhiều và lớn nhất từ trước đến nay với tổng trị giá giải thưởng lên đến 3,2 tỉ đồng.

+ Ngày 18-5-2007, tại Cần Thơ, ngân hàng Á Châu ( ACB) đã tổ chức buổi hội thảo “ACB – đồng hành cùng DN miền Tây” với sự tham gia của hơn 50 DN lớn tại khu vực miền Tây Nam Bộ. Hoạt động này nhằm giới thiệu và tư vấn cho các DN những sản phẩm, dịch vụ phù hợp cũng như cách tiếp cận vốn vay trong bối cảnh rất nhiều DN đang có nhu cầu tăng vốn, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và phát triển mạng lưới.

* Kênh chiêu thị hiệu quả


Bảng 23 : TÌNH HÌNH NHẬN BIẾT ACB CẦN THƠ CỦA KHÁCH HÀNG


Danh mục

Số lần chọn

Tỷ lệ

số lần chọn (%)

1. Báo, đài

4

11,54

2. Người khác giới thiệu

7

26,92

3. Tiếp xúc với nhân viên Ngân

2

7,69

4. Bandrol, áp phích, tờ bướm

2

7,69

5. Thấy trụ sở, chi nhánh

6

23,08

6. Qua Internet

4

15,38

7. Khác

1

3,85

Tổng

26

100


Những người biết đến Ngân hàng qua thông tin truyền miệng hay người khác giới thiệu với tỷ lệ khá cao (26,92 %), cho thấy tầm ảnh hưởng của ACB Cần Thơ cũng đang lớn dần trên địa bàn Cần Thơ. Vì vậy trong thời gian sắp tới ACB Cần Thơ cần nổ lực hơn nữa, cần tổ chức thêm một vài sự kiện, làm sống động tên tuổi của mình, để công chúng trở thành đối tượng truyền thông mà không cần phải trả thù lao.

Việc xây dựng phòng giao dịch mới tại 86B-86C Hùn g Vương Quận Ninh Kiều được xem là một động thái chuẩn bị cho hoạt động cạnh tranh với các đối thủ khác vốn đang phát triển mạnh trên thị trường Cần Thơ. Mức độ nhận thấy trụ sở (23,08%) sẽ là hình thức quảng bá rất tốt.

Hai công cụ mà ACB Cần Thơ cần nên có trong quá trình phát triển marketing là báo, đài và các bandrol, áp phích, tờ bướm. NH chưa sử dụng báo, đài nhiều để nhằm mục đích quảng cáo mà mục đích chính là phổ biến những thông tin như: đại hội cổ đông, thông báo tuyển dụng… việc sử dụng phương tiện này rất tốn kém cho nên NH cần tận dụng cơ hội để thực hiện những mẫu quảng cáo mang lại hiệu quả cho mình. Sử dụng bandrol, áp phích, tờ bướm ít tốn chi phí h ơn nhưng thực tế tầm ảnh hưởng của nó lại không lớn.

Tóm lại, các công cụ trên đều rất quan trọng cho ACB Cần Thơ trong quá trình quảng bá thương hiệu của mình. Do mức độ ảnh hưởng và chi phí của chúng khác nhau nên cần phải có kế hoạch hợp lý để phát huy hiệu quả tối đa với mức chi phí tối ưu.

Bảng 24: PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG YÊU THÍCH



Phương tiện truyền thông yêu thích


Điểm trung bình

1. Đài Cần Thơ

7,6

2. Đài Hậu Giang

5,5

3. Đài Vĩnh Long

9,4

4. Báo Cần Thơ

7,9

5. Báo Tuổi Trẻ

9,8


Trong đó các thuộc tính được đánh giá theo thang điểm 10 với mức độ tăng dần từ 1 (không yêu thích) đến 10 (rất yêu thích).

Theo kết quả bảng cho thấy, đây là kênh truyền hình, báo có khối lượng người xem lớn. Vì vậy, ngân hàng cần đẩy mạnh quảng cáo trên các kênh Vĩnh Long và báo Tuổi Trẻ.

4.2.3 Nguồn nhân lực

Bảng 25: THỐNG KÊ TRÌNH ĐỘ CÁN BỘ-CÔNG NHÂN VIÊN NĂM 2006


Trình độ chuyên môn

Trình độ ngoại ngữ

Trình độ

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Trình độ

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Trên đại học

1

1,35

Cử nhân

10

13,51

Đại học

67

90,54

C

17

22,97

Cao đẳng

3

4,05

B

32

43,24

Trung cấp

3

4,05

A

5

6,76




Chưa có bằng

10

13,51

Tổng

74

100,00


74

100,00

(Ngun: Phòng hành chánh)

Nhận xét: Năm 2007, ACB Cần Thơ có tất cả 74 cán bộ-công nhân viên (CB- CNV) đang công tác tại ngân hàng với tỷ lệ đạt trình độ trên đại học chiếm 1,35%, trình độ đại học là 90,54%, cao đẳng và trung cấp đều là 4,05%. Hai phần ba số lao động này là đội ngũ chính tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mà cụ thể là hoạt động khai thác thị trường, kể cả việc thực hiện các dịch vụ phục vụ KH. Một phần ba số lao động còn lại, thuộc diện lao động gián tiếp sẽ đảm nhiệm khâu tài chính kế toán, thực hiện chức năng hoạch định, điều hành, tổ chức quản lý các hoạt động chung của ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng còn thiếu một đội ngũ cán bộ giỏi về lĩnh vực thẩm định giá, marketing,…

Trình độ chuyên môn của CB-CNV là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của ngân hàng. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường ngân hàng cần phải thu hút đội ngũ lao động có năng lực, trình độ chuyên môn cao.

Từ bảng ta thấy tỉ lệ nhân viên có trình độ đại học là rất cao trong cơ cấu nhân sự của ngân hàng, chiếm trên 90% trong tổng số nhân viên. Đối với ACB Cần Thơ, đào tạo nhân lực là nền móng của sự phát triển. Và trong những năm qua ngân hàng đã cố gắng tạo nhiều điều kiện cho đội ngũ CB-CNV nâng cao trình độ chuyên


môn để phục vụ đắc lực hơn cho hoạt động kinh doanh của mình. Hàng năm ngân hàng còn tạo điều kiện cho CB- CNV học tập và nâng cao trình độ nghiệp vụ.

+ Về trình độ ngoại ngữ: Ý thức được tầm quan trọng về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, và để theo kịp sự phát triển của thời kỳ mới, CB-CNV của ngân hàng đã tự rèn luyện, học thêm về anh văn, vi tính. đến nay, hầu như các cán bộ của ACB Cần Thơ đều có thể sử dụng thành thạo chức năng vi tính văn phòng. Và tính đến cuối năm 2007 toàn ngân hàng đã có gần 60 cán bộ đạt chứng chỉ về ngoại ngữ, chiếm gần 80% trên tổng lao động của ngân hàng. Trong đó đại học ngoại ngữ là 10 cán bộ, đạt trình độ C cấp quốc gia là 17, trình độ B là 32, và trình độ A là 5. Để nâng cao năng lực và tinh thần làm việc của CB-CNV thì ngân hàng đã sử dụng khá tốt cơ chế tiền lương, phụ cấp. Theo bảng số liệu về kết quả kinh doanh 3 năm của ACB Cần Thơ, ta thấy hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trải qua 3 năm tăng trưởng chưa hoàn toàn ổn định nhưng ngân hàng đã cố gắng duy trì mức thu nhập cho CB- CNV tăng trưởng một cách đều đặn qua các năm. Là đơn vị kinh doanh, làm và hưởng theo năng lực, nên bên cạnh mức lương và phụ cấp hàng tháng, sau khi kết thúc năm tài chính, ngân hàng đều nhận được phần lương hiệu quả kinh doanh. Tỷ lệ hiệu quả này do Hội sở ACB Việt Nam quyết định và phân bổ về cho mỗi chi nhánh. đây là phần lương hiệu quả mà nhân viên của ngân hàng sẽ được nhận dựa trên tinh thần trách nhiệm và thái độ làm việc của mỗi người. Và nó cũng chính là động lực để thúc đẩy CB-CNV của ngân hàng tích cực hơn trong công tác và nhiệm vụ của họ với mục tiêu phát triển cùng NH.

* Tồn tại từ vấn đề nhân sự

Thời gian gần đây do bắt đầu có sự thâm nhập của các ngân hàng nước ngoài, họ đã có những chiến dịch thu hút các nhân viên cũ có kinh nghiệm ở các NH nội địa. Việc này đã dẫn đến tình trạng đôi khi có sự thiếu hụt thay đổi nhân viên, xáo trộn công việc tại ACB Cần Thơ.

Khối lượng giao dịch ngày càng tăng, công việc mang tính chất phức tạp cũng gia tăng nhưng số lượng nhân viên không ổn định, thiếu các tín dụng viên có kinh nghiệm để giải quyết công việc. Đối với các nhân viên mới thì đòi hỏi phải có thời gian tuyển dụng cũng như thời gian để họ làm quen với công việc dẫn đến một hạn chế lớn là các nhân viên mới chưa thể tiếp cận được với yêu cầu của KH,

chưa nắm rõ được qui cách làm việc của họ, có thể làm cho khách hàng không


thật sự hài lòng.

Do khối lượng công việc quá lớn, ảnh hưởng đến sự hứng khởi làm việc của nhân viên, họ dễ có sự so sánh với các nơi làm việc cùng ngành. Từ đó, dù mức độ ưu đãi là hợp lý khối lượng công việc làm mất quá nhiều thời gian cũng là một trong những nguyên nhân chính làm các nhân viên từ bỏ công việc và chuyển sang nơi khác, làm cho ACB Cần Thơ đôi khi bị thiếu lực lượng làm việc, phải tốn nhiều thời gian để tuyển dụng và hướng dẫn làm việc.

Để giảm sự quá tải của công việc các tín dụng viên thường tách công việc ra để giải quyết nhanh chóng cho KH, đây cũng là phương pháp tốt. Nhưng do cách làm việc của mỗi người không giống nhau nên đôi khi làm cho KH cảm thấy không thoải mái khi có sự thay đổi người làm việc trực tiếp với mình. Một vấn đề khác là mặc dù các nhân viên mới là những người trẻ, năng động, nhiệt tình nhưng chưa có thể khái quát được tất cả các nghiệp vụ, nắm chắc được các kĩ năng làm việc trong một thời gian ngắn, do đó dễ dẫn đến việc sai sót trong xử lý, kiểm tra chứng từ. Những việc này có thể làm cho KH có sự nghi ngờ, không thật sự tin tưởng vào hoạt động của ACB Cần Thơ.

Tuy nhiên, có thể nói rằng đại bộ phận các CB-CNV làm việc tại NH Á Châu Cần Thơ có một lòng nhiệt thành và tinh thần làm việc rất tốt. Môi trường văn hóa văn phòng với không khí chuyên nghiệp cao, các nhân viên thân thiện luôn là một niềm tự hào đối với bản thân NH ACB.

4.2.4 Kênh phân phối


ACB Cần Thơ có quan hệ đại lý với 694 NH lớn tại trên 85 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài ra, ACB Cần Thơ có quan hệ với hầu hết tất cả các NH hoạt động tại Việt Nam, bao gồm 6 NH thương mại Nhà nước, 35 NH thương mại cổ phần, 5 NH liên doanh và 24 chi nhánh NH nước ngoài. Đây chính là điều kiện thuận lợi để chi nhánh đưa ra biểu lãi suất và phí dịch vụ cạnh tranh khi đối tác của khách hàng được tài trợ giao dịch với những NH dại lý của ACB Cần Thơ.

Tính đến nay, ACB là một trong những NH TMCP có mạng lưới hoạt động tốt nhất ở Việt Nam. Ở nhiều tỉnh, TP trên cả nước đều có chi nhánh hoặc phòng giao dịch của ACB nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho KH. Chỉ riêng từ đầu quý tháng 3-2007 đến nay, ACB đã mở thêm 17 chi nhánh, phòng giao dịch mới, nâng tổng số


đơn vị hoạt động trên toàn quốc lên 102. Bên cạnh đó, 3 đơn vị trực thuộc hệ thống ACB cũng khánh thành và đưa vào hoạt động trụ sở mới khang trang hơn, hiện đại hơn.

Tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch này đều cung cấp các dịch vụ như: huy động vốn bằng tiền gửi thanh toán; tiền gửi tiết kiệm dân cư cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; cho vay tiêu dùng, mua nhà ở, xây dựng hoặc sữa chữa nhà; các dịch vụ thẻ ngân hàng; thanh toán quốc tế; chuyển tiền nhanh Western Union; giao dịch ngoại tệ… đáng chú ý là tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch mới đều được kết nối trực tuyến với hội sở và hệ thống ACB với các dịch vụ qua ngân hàng điện tử ( Home banking, Internet banking, Phone banking, Mobile banking ) đều này thể hiện rõ nét chiến lược phát triển của ACB là trở thành “ NH của mọi nhà” với những sản phẩm, dịch vụ NH tốt nhất.

Mặc dù có mặt từ sớm ( 27-3-1996) trên địa bàn TP Cần Thơ nhưng cho đến thời điểm hiện tại Á Châu Cần Thơ vẫn chỉ có duy nhất một chi nhánh cấp I ở số 17-19 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q Ninh Kiều và hai phòng giao dịch.

Rõ ràng ngân hàng Á Châu còn rất hạn chế trong việc mở rộng quy mô hoạt động tại địa phương. Hiện nay tuy nằm ở một vị trí thuận lợi – ở trung tâm của TP - nhưng với một mạng lưới phân phối tại dịa phương mỏng như vậy ACB sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn và cho vay. Như chúng ta đã biết, người dân Cần Thơ chưa có thói quen giao dịch ở ngân hàng, do đó không có nhiều phòng giao dịch ở nhiều nơi thì khó có thể thâm nhập sâu vào thị trường, sẽ có ít cơ hội hơn trong việc tạo ấn tượng và lưu giữ hình ảnh của ngân hàng trong tâm trí KH.

Trong thời gian sắp tới, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, nếu Á Châu không nhanh chân “ xí chỗ” trước thì “ miếng bánh ngon” thị trường sẽ rơi vào tay các ngân hàng khác. Tuy các NH khác phải chịu chi phí cao hơn do quy mô rộng hơn nhưng đó chỉ là cái giá ban đầu cho một chiến lược chiếm lĩnh thị trường về sau. Khi mọi thứ đã đi vào ổn định, KH biết đến họ nhiều rồi thì hiệu quả sẽ rất cao và tất nhiên sẽ trở thành bất lợi lớn cho NH Á Châu do đã chậm chân hơn.


4.2.5 Nguồn lực tài chính


Bảng 26: ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CHI NHÁNH



CHỈ TIÊU


ĐƠN VỊ

NĂM

2005

2006

2007

Tổng tài sản (1)

Triệu dồng

361.783

446.368

515.562

Vốn chủ sở hữu (2)

Triệu dồng

225.096

230.712

142.397

Lợi nhuận ròng (3)

Triệu dồng

3.504

-3.392

5.690

Tổng doanh thu (4)

Triệu dồng

36.097

53.972

58.499

Tổng dư nợ cho vay (5)

Triệu dồng

337.803

426.324

493.385

Nợ quá hạn (6)

Triệu dồng

8.785

9.240

10.637

Các chỉ số tài chính





Tỷ suất lợi nhuận ROA [(3)/(1)]

%

0,97

-0,76

1,10

Hệ số sử dụng tài sản [(4)/(1)]

%

9,98

12,09

11,35

Rủi ro tín dụng [(6)/(5)]

%

2,60

2,17

2,16

(Nguồn: Tính toán từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh)


Quy mô của chi nhánh ngày càng phát triển, biểu hiện qua tài sản của chi nhánh ngày càng tăng (năm 2006 tăng 23,4% và năm 2007 tăng 42,5% so với năm 2005).

Tỷ suất lợi nhuận (ROA) cho biết cứ một đồng tài sản thì tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận ròng. Tỷ số ROA của chi nhánh tương đối thấp, cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản chưa cao. ROA trong năm 2005 là 0,97%, sang năm 2006 tỷ số này giảm rất nhiều và đến mức âm do năm 2006 chi nhánh phải trích dự phòng rủi ro và một số hoạt động kinh doanh của chi nhánh đạt hiệu quả không cao, đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. Sang năm 2007 tỷ số ROA đã tăng trở lại và đạt mức cao hơn so với năm 2005 điều đó cho thấy ngân hàng đã có sự cải tiến trong việc sắp xếp, phân bổ, quản lý và sử dụng tài sản hợp lý và hiệu quả hơn. Chi nhánh cần tiếp tục phát huy những cải tiến này trong thời gian tới.

Nhìn chung, hệ số sử dụng tài sản của chi nhánh trong 3 năm đều tăng tuy năm 2007 có giảm so với năm 2006 nhưng vẫn tăng so với năm 2005, chứng tỏ việc sử dụng tài sản để sinh lợi ngày càng hiệu quả.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 18/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí