Trong xu thế TP Cần Thơ trở thành một TP công nghiệp sẽ tạo ra thị trường rộng lớn
cho các Ngân hàng tại TP Cần Thơ, không chỉ là dịch vụ tài trợ XNK.
Thành Phố Cần Thơ đã có mối quan hệ kinh tế thương mại, hợp tác với trên 30 quốc gia và các tổ chức quốc tế, hiện đã có 24 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, và nhiều dự án khác đang làm thủ tục xin giấy phép đầu tư. Tỉnh cũng đã nhận được sự giúp đỡ từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và viện trợ phi chính phủ của các nước và các tổ chức trên thế giới.
Bốn dự án trị giá 280 triệu USD đăng ký vào Cần Thơ đó là: dự án đầu tư - khai thác cảng Cái Cui có vốn đầu tư 50 triệu USD và dự án khu công nghệ công nghệ cao, vốn đầu tư 200 triệu USD. Hai dự án này được G18 (nhóm các doanh nghiệp phía Nam) liên kết với các tập đoàn của Sinhgapore và Hoa Kỳ thực hiện. Tập đoàn phát triển kinh tế dân doanh Hà Vinh (Hà Nội), đăng ký đầu tư 30 triệu USD vào 2 dự án xây dựng nhà máy đóng tàu du lịch công nghệ cao tại khu vực cảng Cái Cui và nhà máy nhựa kỹ thuật cao trong KCN Hưng Phú.
Các doanh nhân Việt kiều cũng có ý định thành lập Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, lấy bằng đại học của Hoa Kỳ, tại TP. Cần Thơ.
Từ nay đến năm 2010, TP Cần Thơ đặc biệt quan tâm và ưu tiên gọi vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực: công nghiệp, xây dựng, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và dịch vụ.
Các DN xuất khẩu của TP Cần Thơ đã vươn tới thị trường hàng hóa toàn cầu, trong đó xuất khẩu sang thị trường Châu Á chiếm hơn 68%, chủ yếu xuất khẩu vào ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan. TP đã có quan hệ XNK với trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kết quả này thể hiện tiềm năng phát triển của Cần Thơ, đây chính là động lực thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển trong những năm tiếp theo.
Bảng 5: TỔNG KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU
THÀNH PHỐ CẦN THƠ (2005 – 2007)
Đơn vị tính: Triệu USD
2005 | 2006 | 2007 | 2006/2005 | 2007/2006 | |||
+/- | % | +/- | % | ||||
Xuất khẩu | 373,46 | 466,48 | 551,81 | 93,03 | 24,91 | 85,33 | 18,29 |
Nhập khẩu | 270,42 | 281,98 | 374,79 | 11,56 | 4,27 | 92,82 | 32,92 |
Tổng kim ngạch | 643,88 | 748,46 | 926,61 | 104,59 | 16,24 | 178,15 | 24,00 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Đồ Các Hình Thức Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu
- Giới Thiệu Về Ngân Hàng Tmcp Á Châu Chi Nhánh Cần Thơ
- Doanh Số Chiết Khấu Và Cho Vay Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu
- Tình Hình Huy Động Vốn Và Cho Vay Của Acb Cần Thơ
- Tình Hình Mạng Lưới Phân Phối Của Các Ngân Hàng
- Lãi Suất Cho Vay Bằng Usd Không Tài Sản Đảm Bảo
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
(Nguồn: Các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu – www.cantho.gov.vn/ portal/ tkkt/)
Nhận xét: Từ số liệu ở bảng cho thấy
+ Về xuất khẩu: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trên địa bàn TP Cần Thơ liên tục tăng trong giai đoạn 2005 – 2007. Cụ thể: năm 2006 tăng 93,03 triệu USD so với năm truớc; năm 2007 tăng 85,33 triệu USD.
+ Về nhập khẩu: Qua số liệu cho thấy năm 2006 mặc dù xuất khẩu tăng nhanh nhưng nhập khẩu lại tăng một lượng rất khiêm tốn, tăng 4,27% so với năm trước. Năm 2007, kim ngạch nhập khẩu khá, đạt tăng 32,92% so với năm trước, nguyên nhân là do trong năm này các doanh nghiệp ở Cần Thơ bắt đầu tận dụng có hiệu quả lợi thế của việc hội nhập kinh tế khu vực nói chung và tiến trình tham gia xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN nói chung để đưa hàng hoá của Việt Nam vào các nước trong khu vực, giúp cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư của các doanh nghiệp ở Cần Thơ.
600
500
Ngàn USD
400
300
200
100
0
Xuấtkhẩu
Nhập khẩu
2005 2006 2007
Năm
Hình 10: Biểu đồ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của TP Cần Thơ
Qua đồ thị hình cho thấy một xu hướng phát triển mạnh của hoạt động XNK trên địa bàn TP Cần Thơ trong thời gian tới, đặc biệt khi Việt Nam là thành viên của WTO. Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP Cần Thơ thời kỳ 2006 - 2020, đã đề ra mục tiêu : Kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2006 -2020 tăng bình quân 20,8%/năm; trong đó giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 20,2%/ năm, giai
đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân 21,8%/năm và giai đoạn 2016
Năm 2020 tăng bình quân 21,3%/năm. TP xác định là phải đẩy mạnh XNK, đẩy mạnh chính sách “mở cửa” và hội nhập của Nhà nước, tích cực tiếp thị, tìm kiếm thị trường mới, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu và không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của KH trong và ngoài nước, tạo tiền đề để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Qua phân tích tình hình xuất nhập khẩu tại TP Cần Thơ ta thấy khi kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao, thị trường xuất nhập khẩu ngày càng mở rộng thì nhu cầu TTXNK của các DN càng tăng. Vì vậy, Cần Thơ sẽ là một thị trường rất hấp dẫn cho hoạt động TTXNK của ngân hàng phát triển.
* Sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về phát triển TP Cần Thơ
Đảng và Chính phủ luôn quan tâm và đánh giá rất cao tiềm năng kinh tế, vai trò, vị trí chiến lược của TP Cần Thơ. Luôn có những chỉ đạo cụ thể, sâu sát với tình hình kinh tế xã hội. 8/2/2007 Chính phủ đã phê duyệt “ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội TP Cần Thơ thời kỳ 2006-2020”, theo đó: “Xây dựng Cần Thơ trở thành TP hiện đại và văn minh, là đô thị loại I trước năm 2010 và cơ bản trở thành TP công nghiệp trước năm 2020; là trung tâm kinh tế – xã hội, trung tâm giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa của vùng đồng bằng song Cửu Long; là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm gữi vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh của vùng đồng bằng song Cửu Long và của cả nước; là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẻ sự phát triển của toàn vùng đồng bằng song Cửu Long.”
Chính phủ cũng rất quan tâm về cải cách thủ tục hành chính. Năm 2006 Thủ tướng chính phủ ban hành chỉ thị số 32 về một số biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và của DN. Chỉ thị yêu cầu” các cơ quan nhà nước phải rà soát, sữa đổi các quy định gây phiền hà về
thủ tục hành chính; công bố công khai ngay các quy trình thủ tục và thời hạn giải quyết công việc cho dân; tăng cường kiểm tra, giám sát trong nội bộ; kiên quyết xử lý các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của các cán bộ, công chức…”. Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng, TP Cần Thơ đã rà soát lại những thủ tục hành chính hiện hành, thực hiện các biện pháp cải cách hành chính mạnh. Vì thế đã tạo những điều kiện thuận lợi cho người dân, nhất là trong đăng ký kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân.
Gần đây, chính phủ cũng đã thống nhất chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Cần Thơ - An Giang theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT). Tuyến đường có tổng kinh phí xây dựng dự kiến là 1,8 tỷ USD, do phía Hoa Kỳ đầu tư theo thỏa thuận được ký hồi tháng 11/2007. Đường cao tốc Cần Thơ - An Giang dài 110km, nối với tuyến cao tốc từ An Giang đến Phnôm Pênh (Campuchia). Đường sẽ được xây dựng gồm 6 làn xe vào giai đoạn một và mở rộng thành 8 làn xe vào giai đoạn hai, với lượng xe lưu thông khoảng 50.000 lượt/ ngày. Hiện Sở Giao thông Công chính Cần Thơ đã có báo cáo về phương án tuyến, quy mô dự án, phạm vi ảnh hưởng của dự án và tác động đối với môi trường.
Ngoài ra, một số dự án giao thông trọng điểm khác cũng đã được thông qua.
4.1.1.2. Môi trường chính trị - pháp luật
Kinh doanh NH là 1 trong những ngành kinh doanh chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng của Chính phủ. Hoạt động của NH được điều chỉnh rất chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật. Môi trường pháp lý có thể đem đến cho NH hàng loạt các cơ hội mới và cả những thách thức mới. Do đó, chính trị, pháp luật là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng.
Năm 2005, NHNN đã trình Bộ Chính trị và Chính phủ đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, gồm các nội dung cơ bản như sau:
- Cải cách căn bản, triệt để nhằm phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng, đa dạng về sở hữu và loại hình TCTD, có quy mô hoạt động và tiềm lực tài chính mạnh, tạo nền tảng xây dựng hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ phát triển tiên tiến trong khu vực châu Á, áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.
- Đảm bảo các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) và ngân hàng thương mại (NHTM) có cổ phần chi phối của Nhà nước đóng vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng về quy mô hoạt động, năng lực tài chính, công nghệ, trình độ quản lý và hiệu quả kinh doanh.
- Tăng cường năng lực tài chính của các TCTD theo hướng tăng vốn tự có và nâng cao chất lượng tài sản cũng như khả năng sinh lời. Từng bước cổ phần hóa các NHTMNN theo nguyên tắc thận trọng, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội và an toàn hệ thống, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các ngân hàng hàng đầu trên thế giới mua cổ phiếu và tham gia quản trị, điều hành các NHTM Việt Nam.
- Đổi mới căn bản cơ chế quản lý đối với các TCTD, đảm bảo cho các TCTD thực sự tự chủ về tài chính, nhân sự, tổ chức bộ máy và hoạt động, quản trị điều hành, chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kinh doanh và hoạt động trong khuôn khổ pháp lý bình đẳng, công khai, minh bạch.
- Hình thành đồng bộ khung pháp lý minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng. Xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các TCTD và loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp trong lĩnh vực ngân hàng;
- Đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế về tiền tệ - ngân hàng theo lộ trình và bước đi phù hợp với năng lực cạnh tranh của các TCTD và khả năng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về kiểm soát hệ thống.
- Theo quy định của NHNN, một số ngân hàng sẽ phải nâng vốn điều lệ để đáp ứng yêu cầu.
Như vậy, với những chính sách mới của NHNN và chính phủ sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng Việt Nam phát triển theo hướng năng động, tự chủ, và có trách nhiệm hơn với hoạt động kinh doanh của mình vì đã xóa bỏ tình trạng bảo hộ, bao cấp, phân biệt đối xử trong ngành ngân hàng. Ngân hàng nào tiên phong, đi đầu trong đổi mới công nghệ, cải tiến phương pháp quản lý thì đây là cơ hội rất tốt để vươn lên. Ngược lại, sự cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế hội nhập sẽ không còn chỗ đứng cho những ngân hàng không chủ động đón đầu những khó khăn thử thách, không theo kịp đối thủ cạnh tranh, không làm hài lòng KH.
Bảng 6: MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2006-2010
ĐƠN VỊ TÍNH | KẾ HOẠCH | |
Tăng trưởng huy động vốn bình quân | %/năm | 18 - 20 |
Tăng trưởng tín dụng bình quân | %/năm | 18 - 20 |
Tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động | %/năm | 33 - 35 |
Tăng trưởng doanh số thanh toán qua ngân hàng bình quân | %/năm | 25 - 30 |
Tỷ trọng nợ xấu so tổng dư nợ tín dụng đến năm 2010 | %/năm | 5 - 7 |
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đến năm 2010 | % | 8 |
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
Mặt khác, phải thừa nhận rằng sự thay đồi về môi trường pháp luật khi Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế, nhất là sau khi trở thành thành viên của WTO, sẽ mở rộng đáng kể phạm vi hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài. Chính phủ đã có những quy định rõ ràng, những biện pháp cụ thể để hạn chế sự “đổ bộ” của các tổ chức tài chính nước ngoài, nhất là các ngân hàng vào nền kinh tế Việt Nam. Một mặt là tạo cơ hội cho những ngân hàng trong nước có thể cạnh tranh được ngay trên sân nhà, mặt khác là để kéo dài thời gian để ngân hàng trong nước nâng cao khả năng của mình để có thể cạnh tranh được với những “ đại gia”.
Tuy nhiên, do những cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, việc trì hoãn thị trường tài chính ngân hàng là điều không thể, chúng ta phải dở bỏ dần những rào cản để thực hiện đúng theo lộ trình cam kết.Nhưng do có sự chuẩn bị từ trước, các ngân hàng trong nước đã dần quen với áp lực cạnh tranh nên việc dở bỏ các hàng rào kỹ thuật theo cam kết WTO sẽ không “ gây sốc” cho các ngân hàng.
Ngoài ra, còn phải kể đến:
- Thủ tục hải quan được cải tiến, bỏ bớt các giai đoạn rườm rà, tạo điều kiện cho
hoạt động xuất khẩu được tiến hành nhanh chóng.
- Bên cạnh đó, các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương luôn tạo điều
kiện tìm đầu ra cho sản phẩm, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu
bằng cách cách phân chia hợp đồng kinh tế với số lượng lớn, phân bổ quota, chỉ tiêu tạm trữ…
- Riêng thị trường nước ngoài, rào cản nhập khẩu giảm do Việt Nam gia nhập
AFTA, WTO, ký kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ,…
- Sự giúp đỡ của chính quyền địa phương trong việc phát triển mạng lưới dịch vụ. Được sự hỗ trợ, ưu đãi về mặt bằng tại gần các khu công nghiệp, khu thương mại, khu dân cư, tạo ra sự thuận lợi lớn trong việc phát triển mạng lưới, xây dựng cơ sở hạ tầng tại các địa điểm quan trọng.
Tuy nhiên, chính sách kiềm hãm tốc độ tăng trưởng tín dụng trong ngắn hạn vào những tháng đầu năm 2008 nhằm kiểm soát lạm phát của NHNN đã phần nào ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của NH ACB nói riêng và các NH thương mại trong nước nói chung. Mặt khác, nó cũng góp phần làm ổn định sự phát triển của các NH này.
4.1.1.3. Môi trường văn hóa – xã hội – địa lí
* Yếu tố địa lý:
TP Cần Thơ nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, phía Tây sông Hậu, phía Bắc giáp An Giang, phía Nam giáp Hậu Giang, phía Tây giáp Kiên Giang, phía đông giáp Vĩnh Long và đồng Tháp trên trục giao thông thuỷ - bộ quan trọng nối Cần Thơ với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đông Nam Bộ và các vùng của cả nước. Hiện nay TP Cần Thơ gồm 8 đơn vị hành chính là 4 quận: Ninh Kiều, Bình Thuỷ, Cái Răng, Ô môn và 4 huyện: Phong điền, Cờ đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt; có 67 đơn vị hành chính phường, xã, thị trấn: 30 phường, 33 xã và 4 thị trấn.
* Yếu tố văn hóa _ xã hội:
Là TP trực thuộc Trung ương, tập trung xây dựng Cần Thơ trở thành trung tâm, là động lực phát triển của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đời sống vật chất và văn minh tinh thần của nhân dân được nâng cao nên tỉnh đã không ngừng quan tâm tổ chức sản xuất, hỗ trợ công cụ, phương tiện và vốn sản xuất cho nông dân nghèo, thực hiện đồng bộ và hiệu quả các chương trình xoá đói giảm nghèo, việc làm…
- Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị đã nêu khá rõ, trong đó quan trọng nhất là giao thông. Muốn Cần Thơ đột phá đi lên, phải có sự đột phá về giao thông, cả đường thủy, đường bộ lẫn đường hàng không. Ví dụ hiện nay đang mở rộng quốc lộ 1A và phải mở
thêm một tuyến đường nối miền Tây với miền đông Nam bộ, phá thế độc đạo hiện nay. Phải mở tiếp nhiều tuyến đường từ Cần Thơ đi các tỉnh, làm cầu Cần Thơ vượt sông Hậu, tiếp tục xây dựng cảng biển Cái Cui theo tiêu chuẩn quốc tế và nâng cấp sân bay Trà Nóc, đưa vào sử dụng.
Việc phát triển nguồn nhân lực trước hết là đội ngũ cán bộ công chức giỏi, có trách nhiệm, chịu học hỏi phục vụ cả cho các tỉnh khác ở ĐBSCL cũng là 1 yếu tố đóng vai trò quyết định. Đó còn là đội ngũ công nhân lành nghề, những nhà khoa học và chuyên gia giỏi (cả về kinh tế, kỹ thuật lẫn xã hội và nhân văn) vừa đào tạo vừa có chính sách thu hút nguồn nhân lực về với Cần Thơ.
Bên cạnh đó những thành tựu trong việc huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư vào TP Cần Thơ trong những năm gần đây đã khẳng định một bước tiến mới của TP . Không có những nguồn vốn này thì không thể phát triển được. Do đó việc thiết lập cơ chế chính sách hấp dẫn hơn để nhanh chóng thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào Cần Thơ với số lượng lớn hơn nhằm tạo ra sức bật mới luôn là mục tiêu của giới lãnh đạo TP.
4.1.1.4 Môi trường công nghệ
Ngày nay, tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng, chính điều này giúp con người sử dụng những công cụ sản xuất hiện đại, lao động chân tay giảm xuống nhưng đồng thời lao động trí óc lại tăng lên. Thực tế, ít có DN nào mà không phụ thuộc vào các công nghệ ngày càng tiên tiến. Tại Cần Thơ, phần lớn các DN đang lao vào công việc tìm tòi các giải pháp kỹ thuật mới một mặt nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, mặt khác nhằm khai thác thị trường và gia tăng lợi nhuận. Đồng thời, họ áp dụng các qui trình kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, đăng kí thương hiệu, còn các nhà máy cũng đã có hệ thống xử lý chất thải hợp lí…Rõ ràng, từ việc nghiên cứu của các DN đã làm cho bộ mặt xã hội thay đổi, nhất là đem lại năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao tạo tiền đề cho việc nâng cao thu nhập của người lao động và tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán có bước phát triển mới vững chắc.
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đặc biệt là ở khâu thanh toán quốc tế, nếu mạng lưới và các phương tiện giao thông vận tải phục vụ cho việc đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảm nhiệm cho việc vận chuyển các tin tức một cách