Chiến Lược Marketing Của Hãng Hàng Không Nok Air Tại Việt Nam

Chính sách xúc tiến kinh doanh: bắt đầu từ năm 2008, Jetstar mở rộng kinh doanh tại Việt Nam dưới hình thức nhượng quyền thương hiệu (franchising) với Pacific Airlines. Sự hợp tác kinh doanh này làm mở rộng hình ảnh của Jetstar Airways tại Việt Nam, cũng như đem lại cho Hãng cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn với chiến lược mở rộng mạng bay của mình.

Chính sách về con người: Jetstar Airways tuyển dụng nhân viên có thái độ và khả năng phục vụ khách hàng một cách hoàn hảo. Hãng luôn tập trung vào mục tiêu duy trì chi phí của mình ở mức thấp nhất. Điều đó có nghĩa là nhân viên của Hãng luôn làm việc thông minh, sáng tạo và tìm mọi cách để cải thiện hệ thống quy trình của Hãng.

Jetstar Airways có một đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp. Phi công của hãng luôn đứng trong hàng ngũ những phi công hàng đầu. Đội ngũ nhân viên phục vụ mặt đất giàu kinh nghiệm. Đội ngũ tiếp viên hàng không của hãng luôn nồng hậu, thân thiện và chu đáo với khách hàng. Tất cả để đảm bảo từng chuyến bay đều thoải mái từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc hành trình bay.

Quy trình nghiệp vụ: Jetstar Airways luôn chú trọng đến công nghệ cao để có được quy trình nghiệp vụ hiện đại và thuận tiện nhất cho khách hàng. Mới đây tháng 11/2007 Hãng đã ký thỏa thuận trị giá 3 triệu USD với Tập đoàn IBM nhằm nâng cấp chất lượng dịch vụ. Theo đó, chương trình đổi mới chất lượng dịch vụ hành khách này sẽ kéo dài trong 3 năm. Tập đoàn IBM sẽ cung cấp dịch vụ hỗ trợ Hãng trong việc làm thủ tục qua trang web và các chương trình phần mềm hỗ trợ cho các giải pháp tự làm thủ tục. Qua đó, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách trong việc đặt giữ chỗ và tự làm thủ tục lên máy bay. Mặt khác, tăng hiệu quả khai thác của Hãng.

Quan hệ công chúng: Jetstar Airways đề cao chính sách PR để thuyết phục khách hàng nhờ vậy Hãng cũng thu được những thành quả to lớn, làm tăng uy tín của Hãng: trung tuần tháng 9/2007, tổ chức đánh giá chất lượng của các hãng hàng không thế giới - Sytrax đã bình chọn Jetstar Airways là hãng hàng không giá rẻ tốt

nhất thế giới năm 2007. Đây là lần thứ 2 Hãng được Sytrax trao tặng danh hiệu cao quý nhất. Năm 2006, Hãng đã nhận giải thưởng hãng hàng không châu Á tốt nhất.

4. Chiến lược Marketing của hãng hàng không Nok Air tại Việt Nam


a) Giới thiệu chung về Nok Air


Nok Air là hãng hàng không giá rẻ của Thái Lan thành lập ngày 10/2/2004 bởi công ty Sky Asia Co., Ltd. Nok trong tiếng Thái có nghĩa là “chim”, một tên ngắn gọn, đơn giản và dễ nhớ. Với phương châm luôn luôn cố gắng mang lại cho khách hàng sự thân thiện khi bay với Nok Air, Hãng đã nỗ lực đáp ứng các nhu cầu và yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, đội ngũ máy bay của hãng luôn tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn. Hiện tại, máy bay của hãng là những máy bay mới đưa vào sử dụng với đội ngũ phi công dày dạn kinh nghiệm.

Nok Air là một hãng hàng không hoàn toàn khác biệt thể hiện qua phong cách phục vụ - một phong cách thân thiện, vui vẻ, gần gũi và thú vị. Nok Air cũng đưa ra các tiêu chuẩn phục vụ đặc biệt, thể hiện nét văn hoá độc đáo của Nok Air bằng việc đem theo niềm vui trên mọi chuyến bay, tạo sự thuận tiện và cơ hội được bay cho tất cả mọi người với mức giá cạnh tranh.

Hình 11. Sơ đồ các tuyến đường bay của Nok Air


Http www dulichvietnam com vn b Hoạt động của Nok Air tại Việt Nam Ngày 26 9 2007 1

http://www.dulichvietnam.com.vn


b) Hoạt động của Nok Air tại Việt Nam


Ngày 26/9/2007, tại Hà Nội, hãng hàng không giá rẻ Nok Air đã chính thức công bố đường bay Hà Nội – Bangkok và ngược lại với tần suất 2 chuyến/ngày bắt đầu hoạt động từ 1/11/2007. Nok Air sử dụng hai trong những máy bay mới nhất và công nghệ tiên tiến nhất của thế hệ Boeing đời mới là B737-800 với 190 chỗ ngồi.

Trẻ trung, năng động và vui vẻ với quần bò, áo phông (hãng còn có một ban nhạc Rap) đúng như phương châm mang đến niềm vui cho hành khách, giá vé thấp nhất của Nok Air chỉ 9 cent (khoảng 1.500 đồng, chưa có thuế và phụ phí). Hãng đã chọn Hà Nội là một trong những điểm đến chiến lược để phát triển đường bay ở châu Á. Hà Nội - Bangkok là đường bay quốc tế thứ hai của Nok Air, sau đường bay từ Bangkok tới Bangalore (Ấn Độ).

c) Chiến lược Marketing của Nok Air tại Việt Nam

Tuy đến Việt Nam chưa được một năm, nhưng hãng hàng không giá rẻ Nok Air đã hoạt động rất hiệu quả, thu hút được lượng khách hàng không nhỏ và ngày càng được người Việt Nam ưa chuộng, đặc biệt là lượng khách du lịch lớn của Việt Nam đến Thái Lan. Có được thành công này, không chỉ bởi giá vé rẻ, phong cách phục vụ tốt của Nok Air mà còn bởi chiến lược Marketing độc đáo mà hãng đã sử dụng. Về chiến lược tổng thể, Nok Air đã sử dụng chiến lược Marketing không phân biệt, nhờ đó hãng tiết kiệm được chi phí do khai thác được lợi thế theo mô hình hàng không giá rẻ. Về chiến lược Marketing – Mix, Nok Air đã áp dụng cụ thể như sau:

Chính sách sản phẩm: ngày 1/11/2007, Hãng Hàng không giá rẻ Nok Air đã có chuyến bay đầu tiên tới Việt Nam khiến cuộc cạnh tranh giữa các hãng hàng không trên đường bay Hà Nội - Bangkok ngày càng quyết liệt. Nok Air khai thác máy bay Boeing 737 có 156 chỗ với tần suất 2 chuyến/ngày. Lượng khách Việt Nam đến với Nok Air ngày càng đông vì Hãng có một phong cách phục vụ hết sức độc đáo, trẻ trung và ấn tượng. Với Slogan “Bay cùng những niềm vui”, máy bay của Nok Air được trang trí tạo dáng một con chim đúng nghĩa theo tên tiếng Thái là Nok Air, bên trong khoang hành khách các ghế ngồi được sơn với màu sắc trẻ trung, tạo ấn tượng cho tất cả hành khách, nhất là giới trẻ. Đặc biệt các thiết kế nội thất bên trong được trang bị mới và hiện đại nhất đem đến sự thoải mái cho hành khách bằng các cửa sổ rộng, giúp hành khách xem phong cảnh bên ngoài dễ dàng, các thiết bị giải trí trên máy bay cũng giúp hành khách cảm thấy thư giãn trong suốt chuyến bay. Đó là lý do rất nhiều người Việt Nam trẻ thích sản phẩm của Nok Air.

Chính sách giá: gần một năm hoạt động tại Việt Nam, máy bay của Nok Air trên các tuyến Hà Nội – Bankok và ngược lại luôn đông khách, gần kín số ghế khai thác. Có được thành công này là nhờ chính sách giá linh hoạt của Nok Air tại thị trường Việt Nam. Càng ngày lượng khách du lịch Việt Nam thích đến Thái Lan càng đông, nhờ giá rẻ nhất lại có dịch vụ độc đáo trên chuyến bay và dịch vụ tới các địa điểm du tại Thái Lan với giá cả hợp lý, Nok Air là sự lựa chọn của đa số khách du lịch Việt Nam khi đến Thái Lan.

Chính sách phân phối: Hiện Nok Air đã có văn phòng đại diện tại 32B Phan Chu Chinh, Hà Nội. Khách hàng có thể đặt vé với Nok Air qua mạng Internet www.nokair.com hoặc qua điện thoại văn phòng đại diện của hãng tại Hà Nội qua số 768 9000.

Chính sách xúc tiến kinh doanh: Với tiêu chí là “Hãng hàng không của những người yêu mua sắm”, Nok Air bay tới Bangkok, vốn nổi tiếng là thiên đường mua sắm, với những điểm du lịch hấp dẫn và cuộc sống luôn nhộn nhịp về đêm. Khi bay đến Thái Lan, Nok Air cam kết đưa khách hàng đến tất cả các điểm du lịch nổi tiếng và hấp dẫn nhất, bao gồm Chiang Mai, Udon Thani, Phuket, Hat Yai, Nakhon Si Thammarat, Trang, Krabi, Mae Hong Son, Loei, Pai, Chiang Rai và Hua Hin. Không quảng cáo rầm rộ trên Tivi hay đài báo nhưng chính những chính sách xúc tiến hấp này đã thu hút sự quan tâm và tin tưởng của khách hàng đối với Nok Air.

Chính sách về con người: với khẩu hiệu “bay cùng nụ cười” Nok Air đào tạo được đội ngũ nhân viên rất thân thiện và cởi mở với khách hàng, tạo cảm giác thoải mái nhất cho mọi hành khách trên chuyến bay.

Quy trình nghiệp vụ: bằng việc đơn giản hóa quy trình thủ tục lên máy bay cho mọi khách hàng, từ khâu bán vé điện tử cho đến thủ tục trước khi lên máy bay, tất cả nhằm tránh mất thời gian và đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Quan hệ công chúng: Nok Air đặt yếu tố an toàn hàng không và uy tín của hãng là số 1 bởi Hãng biết chỉ cần một sơ suất cũng có thể mất khách hàng khi có sự cố an toàn xảy ra với Hãng. Vì vậy, Nok Air đã dành một khoản chi phí lớn cho an toàn bay, đảm bảo sự phát triển bền vững của Hãng.

Đối với quan hệ giữa các nhân viên trong hãng, Nok Air có chính sách hết sức thân thiện, đồng thời tạo cho nhân viên cảm giác họ đang làm việc vì chính mình, củng cố lòng trung thành của nhân viên đối với Hãng. Từ đó mở rộng hình ảnh đẹp của Hãng từ trong ra ngoài doanh nghiệp.

5. Chiến lược Marketing của hãng hàng không Jetstar Pacific tại Việt Nam


a) Giới thiệu chung về Pacific Airlines

Hình 12. Bảng giới thiệu sơ lược về Pacific Airlines


IATA

BL

ICAO

PIC

Tên hiệu

Pacific Airlines

Thành lập

1991

Các trạm trung chuyển chính

Sân bay Tân Sơn Nhất

Số máy bay

5

Số điểm đến

9 ( 2 Quốc tế và 7 Nội địa )

Công ty mẹ

Pacific Airlines

Trụ sở

Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Ban lãnh đạo

Phạm Vũ Hiến (Chủ tịch)

Lương Hoài Nam (Giám đốc điều hành)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Nguån: http://vi.wikipedia.org/wiki/Pacific_ Airlines


Hãng được thành lập năm 1991 và bắt đầu hoạt động năm 1992. Pacific Airlines có thuộc ba bên sở hữu: Hàng Hàng không Quốc gia Việt Nam, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (13,06%) và Công ty Tradevico (0,45%). Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam từng là cổ đông lớn nhất nắm giữ 86,49% cổ phần của Pacific Airlines. Theo quyết định của Thủ tướng Việt Nam tất cả số cổ phần của Vietnam Airlines trong công ty này đã được chuyển cho Bộ Tài chính vào tháng 1/2005 và sau đó cho Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

Đây là hãng hàng không không thuộc sở hữu nhà nước đầu tiên được thành lập tại Việt Nam sau khi luật được sửa đổi cho phép đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực hàng không trong nước. Pacific Airlines là hãng hàng không lớn thứ hai trong nước.

Từ 23/5/2008 Pacific Airlines đổi tên thành Jetstar Pacific, chính thức gia nhập đại gia đình Jetstar Airways tại Australia và trong khu vực châu Á.

b) Quá trình phát triển của Pacific Airlines


Ngay từ năm 1993, khi Pacific Airlines hoạt động mới được hai năm, đã có người đặt vấn đề giải thể, nhưng công ty vẫn tồn tại, dù tiền lỗ lũy kế ngày một tăng. Năm 1994, công ty bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Thời gian này, tiền lỗ chiếm tỷ trọng rất lớn, gấp tới 4-5 lần so với doanh số tháng của công

ty. Trong ba năm, từ năm 2001-2003, tiền lỗ lũy kế của công ty đã lên tới 100 tỉ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2004, công ty tiếp tục bị lỗ thêm 50 tỉ đồng

Sau 13 năm hoạt động, cho đến hết tháng 12/2004 vốn điều lệ của Pacific Airlines vẫn chưa đủ 5 triệu USD như đăng ký, vốn của công ty dưới 40 tỉ đồng. Trên thực tế, số vốn tiền mặt của công ty còn ít hơn nhiều.

Ngoài những tác động bất lợi khách quan như trên sự thua lỗ của Pacific Airlines còn phải được giải thích thêm bởi những quyết định kinh doanh sai lầm của ban lãnh đạo của Hãng. Trong khi vốn ít, Pacific Airlines lại quyết định mở hai đường bay mới là TP Hồ Chí Minh - Đà Nẵng - Hồng Kông và TP Hồ Chí Minh - Singapore - TP Hồ Chí Minh. Thông thường bất kỳ hãng hàng không nào mở đường bay mới cũng phải chịu lỗ ít nhất là 6 tháng. Thậm chí thời gian bị lỗ có thể kéo dài tới 2-3 năm. Pacific Airlines lại chỉ duy trì hai đường bay trên trong một thời gian rất ngắn. Riêng quyết định này đã khiến Pacific Airlines bị thiệt hại khoảng trên dưới 100 tỉ đồng.

Giữa năm 2004 ông Lương Hoài Nam - Trưởng ban Kế hoạch thị trường của Vietnam Airlines được điều động về nắm quyền quản lý Pacific Airlines thay cho người tiền nhiệm để nhận trách nhiệm tái cấu trúc Công ty Hàng không Pacific Airlines. Sau hơn một năm thực hiện cải tổ như: thay đổi mô hình sản xuất kinh doanh; sắp xếp lại bộ máy tổ chức, lực lượng lao động, hệ thống hạ tầng; tổ chức lại quy trình khai thác và hệ thống dịch vụ kỹ thuật…Đồng thời, cắt bớt đường bay không hiệu quả (tuyến Đà Nẵng – Hồng Kông, TP Hồ Chí Minh - Đài Loan, TP Hồ Chí Minh - Cao Hùng) và đàm phán lại để giảm chi phí thuê máy bay. Nhờ đó, Pacific Airlines đã đạt được một số thành quả không nhỏ là cắt giảm được một khoản chi phí khổng lồ hơn 100 tỉ đồng mỗi năm.

Việc chuyển đổi này cho phép công ty tổ chức kinh doanh phù hợp hơn với thị trường hàng không nội địa và khu vực trong phạm vi 4h bay phản lực. Đối với thị trường này, các yếu tố giá vé rẻ và tần suất bay cao của Pacific Airlines trở nên quan trọng trong việc kích thích thị trường tăng trưởng nhanh và biến vận tải hàng không thành phương tiện giao thông công cộng cho nhiều đối tượng hành khách.

Các biện pháp kiểm soát, cắt giảm chi phí theo mô hình hàng không giá rẻ cho phép Pacific Airlines kinh doanh hiệu quả, đồng thời hành khách của Pacific Airlines được hưởng lợi ích thiết thực từ giá vé máy bay rẻ hơn nhiều so với hàng không truyền thống.

Ngày 26/4/2007, tập đoàn Qantas - Australia đã ký kết Hợp đồng đầu tư với Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về việc mua 30% cổ phần của Pacific Airlines để trở thành cổ đông chiến lược.

Pacific Airlines là hãng hàng không duy nhất của Việt Nam không sử dụng vé, cung cấp 100% vé điện tử và thanh toán bằng thẻ tín dụng trên mạng qua website cũng như dịch vụ giữ chỗ qua điện thoại 24/24, 7/7 cho khách hàng qua hai trung tâm 9.550.550 của họ tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Với những người không có thẻ tín dụng, hơn 200 đại lý trên toàn Việt Nam cung cấp dịch vụ đặt chỗ và bán vé.

Từ ngày 23/5/2008 Pacific Airlines chính thức đổi tên thành Jetstar Pacific do hợp đồng hợp tác giữa Công ty Hàng không cổ phần Pacific Airlines và hãng hàng không giá rẻ Jetstar Airways của Australia. Jetstar Pacific sẽ có nhiều bước đột phá trong thời gian tới tại thị trường hàng không Việt Nam.

c) Chiến lược Marketing của hãng hàng không giá rẻ Pacific Airlines


Chính sách sản phẩm: Pacific Airlines chuyển đổi thành hãng hàng không giá rẻ bắt đầu từ tháng 2/2007. Với hình thức kinh doanh mới Pacific Airlines đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng trong nước.

Tính đến thời điểm tháng 4/2008, Pacific Airlines phục vụ 7 điểm đến trong phạm vi Việt Nam và hoạt động hầu như khoảng 130 chuyến bay khứ hồi hàng tuần với đội bay 4 máy bay Boeing 737- 400s cho 1 hạng hành khách.

Pacific Airlines có 2 loại vé dành cho khách hàng là Sky Saver và Sky Flex. Với vé Sky Saver áp dụng loại giá tiết kiệm thì khách hàng phải trả thêm phí khi muốn thay đổi chuyến bay, ngược lại với loại giá Linh hoạt (Sky Flex) thì khi thay đổi chuyến bay không phải trả phí.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí