Ý Nghĩa Của Hòa Giải Vụ Án Hôn Nhân Và Gia Đình

dân sự nên nó cũng mang những đặc điểm chung của hòa giải vụ án dân sự như:

Thứ nhất: Hòa giải là một thủ tục bắt buộc đối với hầu hết các vụ án dân sự tại thời điểm do pháp luật quy định.

Đặc điểm này xuất phát từ đặc trưng của các quan hệ pháp luật dân sự đó là quyền tự định đoạt, tự do thỏa thuận theo quy định pháp luật khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình, nên hòa giải là nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình và pháp luật TTDS. Đặc biệt, dựa vào đặc thù của ngành luật hôn nhân gia đình đó là sự khác biệt về đối tượng điều chỉnh của nó là những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân gia đình như hôn nhân, sinh đẻ và nhận nuôi con nuôi dẫn đến giữa các bên đương sự luôn luôn có quan hệ về mặt tình cảm (tình cảm là yếu tố đặc trưng trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, nó làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ hôn nhân gia đình), các quan hệ này tồn tại lâu dài, bền vững, mà chủ thể chỉ có thể là các cá nhân mà không phải là tổ chức, hay pháp nhân. Do đó việc áp dụng các quy định về hòa giải trong giải quyết các vụ án hôn nhân gia đình là rất quan trọng trong việc bảo đảm quyền tự định đoạt của các đương sự trong vụ án liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Qua nghiên cứu pháp luật của một số nước, có thể thấy mỗi Nhà nước đều có hệ thống pháp luật của riêng mình để điều chỉnh các mối quan hệ trong đời sống xã hội phù hợp với bản chất của Nhà nước đó. Theo pháp luật TTDS của Pháp thì hòa giải được tiến hành trong suốt quá trình quá trình tố tụng, các bên có thể tự hòa giải với nhau hoặc tiến hành hòa giải theo sáng kiến của Thẩm phán trong khi đó theo pháp luật TTDS của nước ta thì hòa giải được tiến hành ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Theo pháp luật của Mỹ thì hòa giải không nhất thiết phải là thủ tục bắt buộc khi đưa ra trước Tòa án dân sự để giải quyết. Đây là điểm khác biệt trong thủ tục TTDS của Việt Nam và Hoa Kỳ. Nghiên cứu lịch sử phát triển của các quy định về hòa giải thấy rằng ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì những quy định

của pháp luật về hòa giải cũng khác nhau. Ví dụ theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 thì không quy định rõ hòa giải được tiến hành tại giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án nhưng theo quy định của Bộ LTTDS hiện hành thì hòa giải được quy định là một thủ tục bắt buộc tại giai đoạn chuẩn bị xét xử. Do đó hòa giải một vụ án dân sự được pháp luật quy định như thế nào là do pháp luật mỗi nước và tại thời điểm pháp luật quy định.

Thứ hai: Hòa giải là sự thỏa thuận của các đương sự.

Đương sự trong các vụ án dân sự về hôn nhân gia đình là những người có quyền và nghĩa vụ cần phải giải quyết, thường là những chủ thể có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng… Mục đích của hòa giải là giúp đỡ các bên đạt được những thỏa thuận nhằm chấm dứt các tranh chấp. Sự thỏa thuận này có Tòa án giữ vai trò là bên trung gian, giúp đỡ các bên đương sự thỏa thuận một cách hợp lý, có lợi nhất cho quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Tuy nhiên sự thỏa thuận giữa vợ hoặc chồng, giữa cha mẹ với những có quyền lợi nghĩa vụ phát sinh từ tranh chấp phải đạt được trên cơ sở thương lượng một cách trung thực, hợp tình, hợp lý, không trái với quy định của pháp luật và đạo đức của xã hội. Trong thương lượng không một ai, không một bên nào với bất kì hình thức nào có thể cưỡng ép hoặc can thiệp vào sự thỏa thuận của các đương sự. Ngay cả cơ quan, chủ thể làm trung gian là Tòa án là cơ quan Tư pháp mang quyền lực nhà nước cũng không thể can thiệp, hay cưỡng ép sự thỏa thuận, mà chỉ có vai trò trung gian bên thứ ba giúp đỡ các bên thỏa thuận với nhau mà không được quyền can thiệp vào những thỏa thuận đó.

Thứ ba: Tòa án là cơ quan duy nhất tiến hành hòa giải vụ án dân sự

Xuất phát từ khái niệm về vụ án dân sự đó là những tranh chấp dân sự được Tòa án thụ lý thì gọi là vụ án dân sự, do đó hòa giải vụ án dân sự hay vụ án HN&GĐ chỉ do Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền tiến hành hòa giải.

Hòa giải trong vụ án HN&GĐ là hòa giải trước Tòa án, hay còn gọi là

hòa giải trong quá trình tố tụng và được thực hiện với sự hiện diện của Thẩm phán. Tuy Tòa án không phải là chủ thể của quyền hòa giải, và cũng không đại diện cho lợi ích của bất cứ bên đương sự nào, nhưng với tư cách là cơ quan xét xử có trách nhiệm tiến hành hòa giải. Tòa án có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hòa giải, có trách nhiệm tạo điều kiện để các đương sự hòa giải với nhau, giúp cho các bên đương sự hiểu rõ pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội đang tranh chấp, giải thích cho họ về hậu quả pháp lý trong trường hợp hòa giải thành và hòa giải không thành. Bên cạnh đó, Tòa án có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện quyền tự định đoạt trong việc hòa giải của các bên đương sự nhằm đảm bảo tiến trình hòa giải diễn ra theo đúng quy định của pháp luật và có quyền không công nhận kết quả hòa giải, nếu sự thỏa thuận đó trái pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Bên cạnh những đặc điểm chung thì hòa giải vụ án HN&GĐ có những đặc trưng riêng biệt khác với hòa giải những vụ án dân sự khác như:

Thứ nhất: Trong một số trường hợp, hòa giải vụ án HN&GĐ không chấp nhận việc ủy quyền cho người khác khi tham gia tố tụng.

Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình - 3

Trong quan hệ HN&GĐ thì quan hệ nhân thân là nhóm quan hệ chủ đạo và có ý nghĩa quyết định. Điều đó có nghĩa là khi các cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật HN&GĐ thì giữa họ phát sinh các quyền và nghĩa vụ về nhân thân. Vì có mối quan hệ về nhân thân nên giữa họ mới phát sinh quan hệ về tài sản. Yếu tố tình cảm gắn bó giữa các chủ thể là đặc trưng cơ bản trong quan hệ HN&GĐ. Đó là tình yêu thương giữa vợ và chồng, tình thương yêu, kính trọng giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình. Vợ chồng phải thực hiện quyền và nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc lẫn nhau, Cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm sóc con cái, cấp dưỡng nuôi con chung khi ly hôn... Đây là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác được, do đó khi giải quyết vụ án HN&GĐ không chấp nhận

việc các bên đương sự ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng khi yêu cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến ly hôn; tranh chấp về nuôi con, tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con; tranh chấp về xác định cha; mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ; tranh chấp về cấp dưỡng.

Thứ hai: Chủ thể tham gia hòa giải vụ án HN&GĐ chỉ có thể là cá nhân có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Đối với vụ án ly hôn (loại án phổ biến nhất) thì chủ thể tham gia hòa giải chỉ có thể là vợ chồng.

Một trong những đặc thù cơ bản của quan hệ pháp luật HN&GĐ là chủ thể chỉ có thể là cá nhân. Điều này cũng nhấn mạnh thêm sự khác biệt giữa quan hệ hôn nhân gia đình và quan hệ dân sự. Nếu trong quan hệ dân sự chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự không chỉ là các cá nhân (bao gồm: công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch…) mà còn là các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, pháp nhân…và trong một số trường hợp đặc biệt là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là chủ thể của pháp luật dân sự nhưng trong pháp luật HN&GĐ chủ thể chỉ có thể là các cá nhân mà không thể là ai khác. Chỉ có các cá nhân mới tạo nên các mối quan hệ về HN&GĐ. Các đương sự trong vụ án HN&GĐ thường là các chủ thể có quan hệ về hôn nhân, nuôi dưỡng, có quan hệ về huyết thống do đó khi giải quyết nội dung của quan hệ tranh chấp này không mang tính chất của quan hệ dân sự thuần túy. Ví dụ: Vợ chồng không thể tính công trong việc chăm sóc lẫn nhau, cha mẹ không thể tính tiền nuôi dưỡng con cái khi con lớn họ "đòi nợ" con, bởi điều đó là trái với tính chất của quan hệ HN&GĐ, trái với đạo đức xã hội. Các cá nhân kết hôn với nhau trở thành vợ và chồng, trong quá trình chung sống phát sinh những tranh chấp mâu thuẫn không thể tự hòa giải được, cuộc sống hôn nhân của họ trở nên trầm trọng, không có hạnh phúc, mục đích của hôn nhân không đạt được nên họ đề nghị Tòa án giải quyết cho ly hôn. Như vậy trong vụ án ly hôn thì chủ thể tham gia hòa giải là các bên vợ

và chồng mà không phải là ai khác.

Thứ ba: Mục đích hòa giải vụ án ly hôn (loại án phố biến nhất trong vụ án HN&GĐ) là giúp các bên đoàn tụ với nhau chứ không chỉ là nhằm giúp các bên đạt được sự thỏa thuận.

Nếu như trong các tranh chấp về dân sự thông thường thì khi tiến hành hòa giải đều nhằm mục đích giúp cho các bên đạt được sự thỏa thuận đáp ứng những yêu cầu của các bên đề ra. Ví dụ như khi tiến hành hòa giải vụ án dân sự tranh chấp về hợp đồng vay tài sản giữa A và B. Thì Tòa án chỉ cần hòa giải yêu cầu A đòi tài sản đối với B nhằm đáp ứng được mục đích của A và B đề ra thì hòa giải trong vụ án HN&GĐ xét về mục đích cuối cùng là giúp cho các bên được đoàn tụ, củng cố mối quan hệ HN&GĐ ngày càng bền chặt, củng cố tình cảm giữa các bên. Trong vụ án ly hôn thông thường bao gồm các vấn đề về tình cảm, con cái và tài sản chung. Khi tiến hành hòa giải, phải tiến hành hòa giải quan hệ về tình cảm trước sau đó mới đến các quan hệ tiếp theo. Nếu hòa giải quan hệ tình cảm mà các bên đoàn tụ thì không phải tiến hành hòa giải các quan hệ còn lại như con cái, chia tài sản chung, án phí.

1.1.3. Ý nghĩa của hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình

Thực tiễn áp dụng hòa giải trong giải quyết các vụ án HN&GĐ đã chứng minh ý nghĩa vai trò to lớn của nó. Có thể nói không phải ngẫu nhiên mà pháp luật nước ta cũng như pháp luật nhiều nước khác quy định và đưa hoạt động hòa giải vào quá trình giải quyết các vụ án dân sự. Trong vụ án HN&GĐ hòa giải có tầm quan trọng đặc biệt, nếu hòa giải thành thì người được lợi nhiều nhất chính là các đương sự, không những đương sự tránh được những phiền hà, tốn kém cho những chi phí cho một vụ kiện mà điều đáng nói là nó giúp cho các đương sự gỡ rối được những tranh chấp, những mâu thuẫn đang lên đến đỉnh điểm tưởng chừng như không có lối thoát, giúp các bên củng cố mối quan hệ về mặt tình cảm, giữ được "cái tình nghĩa vợ chồng", tránh được những hệ lụy xấu từ việc ly hôn gây ra cho chính những đứa con

của họ và cho cả xã hội.

- Ý nghĩa về mặt tố tụng.

Khi hòa giải thành giúp Tòa án giải quyết vụ án mà không phải mở phiên tòa, tránh được việc khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị, quá trình tố tụng hạn chế kéo dài không cần thiết như: phúc thẩm, tái thẩm hay giám đốc thẩm.

Trong trường hợp hòa giải thành, mỗi bên đương sự đều thỏa thuận trên cơ sở ý chí tự nguyện và phù hợp với lợi ích của mình, nên họ tự nguyện trong việc thực hiện các quyết định của Tòa án, việc thi hành án do đó không cần sự tác động nào của Tòa án và trở nên đơn giản, dễ dàng hơn, ít để lại hậu quả xấu.

Đối với Tòa án, hòa giải giúp giải quyết nhanh chóng những vụ án hôn nhân gia đình mà bản chất nội tại của nó đã rất phức tạp bởi mối quan hệ tình cảm giữa các bên. Hơn nữa, mối quan hệ HN&GĐ thường có thời gian tồn tại rất lâu, nó có thể gắn liền với mỗi cá nhân đến tận lúc chết. Trong quá trình chung sống với nhau, vợ chồng trong mối quan hệ hôn nhân đã tạo lập nên khối tài sản chung rất lớn và đa dạng. Khi Tòa án tiến hành giải quyết việc tranh chấp về chia tài sản chung nếu hòa giải không thành Tòa án phải đưa ra xét xử, sẽ rất khó khăn và phức tạp, phức tạp trong việc định giá, thu thập chứng cứ, chứng minh… Nó đòi hỏi phải có thời gian dài để giải quyết đối với loại án này, có những vụ án có thể kéo dài đến hàng chục năm mà vẫn không giải quyết được một cách triệt để. Thông qua phương thức hòa giải dù không thành thì qua việc hòa giải Tòa án có điều kiện nắm vững hơn nội dung vụ án, hiểu hơn về tâm tư tình cảm của các bên đương sự cũng như những vướng mắc về tranh chấp đang tồn tại trong suy nghĩ của họ. Trên cơ sở đó xác định đường lối xét xử đúng đắn, hợp lý trong quá trình giải quyết vụ án, nâng cao hiệu quả cho hoạt động xét xử của TAND.

- Ý nghĩa về mặt kinh tế.

Quá trình giải quyết một vụ án HN&GĐ có thể bị kéo dài phải xử đi,

xử lại nhiều lần. Nếu hòa giải không thành, Tòa án phải đưa vụ án ra xét xử, Những chi phí cho việc tổ chức một phiên tòa là rất lớn. Hoạt động giải quyết các vụ án cần một khoản chi phí nhất định, bao gồm chi phí duy trì hoạt động của bộ máy tư pháp và các chi phí phát sinh do yêu cầu của việc giải quyết vụ việc như: chi phí cho việc giám định; chi phí cho việc xem xét thẩm định tại chỗ; chi phí định giá tài sản; thù lao cho người làm chứng; phiên dịch; luật sư... Như vậy có thể coi chi phí TTDS là tổng hao tổn về vật chất và công sức của xã hội trong giải quyết các vụ việc dân sự. Song về phía các đương sự, thì chi phí tố tụng được hiểu là số tiền họ phải chi trả để được giải quyết vụ án. Chi phí tố tụng mà các đương sự phải gánh chịu bao gồm án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm, hoặc lệ phí giải quyết các việc dân sự và các chi phí tố tụng khác nếu phát sinh, gồm chi phí về giám định, phiên dịch, định giá...Như vậy để giải quyết được một vụ án hôn nhân gia đình nói riêng thì chi phí cho một vụ án là rất lớn, nhưng nếu chúng ta tiến hành hòa giải thành thì sẽ giảm bớt được rất nhiều các chi phí. Ví dụ: A và B ly hôn và tranh chấp với nhau về một khối tài sản khi ly hôn. Nếu A và B không hòa giải thành thì ngoài việc các đương sự này phải nộp tiền án phí thì họ còn phải nộp các chi phí tố tụng khác nếu phát sinh, bên cạnh đó việc mở một phiên tòa sẽ mất rất nhiều thời gian, họ phải bỏ ra một khoảng thời gian dài để theo đuổi vụ án làm ảnh hưởng đến công việc của họ, kèm theo là các khoản chi phí cho việc đi lại... Nhưng nếu vụ án được hòa giải thành thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí do luật quy định và không phải chi trả cho các chi phí tố tụng khác.(Theo pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án năm 2009).

- Ý nghĩa về mặt xã hội, tâm lý.

Hòa giải thành một vụ án ly hôn loại án phổ biến nhất trong các vụ án HN&GĐ có hai trường hợp được đặt ra. Nếu họ đoàn tụ và rút đơn khởi kiện thì việc hòa giải đã giúp các bên tiếp tục duy trì, củng cố mối quan hệ HN&GĐ ngày càng bền chặt và gắn bó hơn. Một xã hội ổn định là một xã hội

có tỷ lệ ly hôn thấp, bởi "gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt" [13]. Thực tế xét xử án hình sự trong những năm gần đây còn cho thấy số bị cáo phạm tội ngày càng có độ tuổi trẻ và hầu hết trong số đó có hoàn cảnh gia đình không tốt như bố mẹ ly hôn, bố mẹ ngoại tình... Năm 2009, Công ty Luật Mishcon de Reya (Anh) khảo sát

2.000 người có cha mẹ ly hôn. Kết quả không hề đưa ra bất cứ dấu hiệu khả quan nào. Trong số các đối tượng được phỏng vấn có tới 42% chứng kiến những trận cãi vã, 49% phải chịu trách nhiệm an ủi cha/mẹ, 24% chỉ được chọn sống với hoặc bố hoặc mẹ, 10% quay sang con đường phạm tội, và 8% từng tìm tới cái chết như một sự giải thoát [9]. Gia đình tan vỡ kéo theo rất nhiều hệ lụy cho con cái điều này làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của một xã hội, một quốc gia. Trường hợp thứ hai hòa giải thành các tranh chấp về HN&GĐ khi ly hôn. Hòa giải thành trong trường hợp này mặc dù họ không đoàn tụ được nhưng nó cũng củng cố và phát triển quan hệ vốn có giữa các bên tranh chấp, giảm bớt mâu thuẫn đang diễn ra căng thẳng trong lòng họ. Làm cho mối quan hệ nhân thân và quan hệ và tài sản được phát triển lành mạnh, hạn chế đến mức tối đa của sự can thiệp quyền lực công vào quan hệ đó.

1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HÒA GIẢI VỤ ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

1.2.1 Cơ sở lý luận

Các tranh chấp về HN&GĐ là một dạng của tranh chấp dân sự, do vậy các quy định về giải quyết nội dung tranh chấp này và những quy định về trình tự thủ tục giải quyết phải được xây dựng trên cơ sở tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của các đương sự, mặc dù vậy những tranh chấp về HN&GĐ có đặc điểm rất khác với các tranh chấp dân sự thuần túy như: hợp đồng, bảo hiểm… bởi những tranh chấp này bị chi phối bởi các yếu tố tình

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2023