Những Vụ Án Không Tiến Hành Hòa Giải Được

có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến loại tài sản này, Tòa án không được hòa giải để các bên đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

- Trường hợp tài sản của Nhà nước được Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước, góp vốn trong các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư của các chủ sở hữu khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư mà doanh nghiệp được quyền tự chủ chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản và chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với tài sản đó trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thì khi có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản đó, Tòa án tiến hành hòa giải để các bên đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo thủ tục chung

Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản của Nhà nước là trường hợp tài sản của Nhà nước bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật, do hợp đồng vô hiệu, do vi phạm nghĩa vụ dân sự... gây ra và người được giao chủ sở hữu đối với tài sản Nhà nước có yêu cầu đòi bồi thường.

Tuy nhiên khi áp dụng quy định này vào hòa giải vụ án HN&GĐ thì nhận thấy các tranh chấp trong vụ án HN&GĐ không có trường hợp nào tranh chấp liên quan đến yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước. Xuất phát từ mối quan hệ HN&GĐ, những tranh chấp liên quan đến tài sản trong quan hệ vợ chồng là khối tài sản chung của vợ chồng tạo lập được trong quá trình hôn nhân. Theo quy định tại Điều 27 Luật HN&GĐ quy định: "Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, khinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân" [24]. Như vậy, tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ và chồng không phải là tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước. Do đó những tranh chấp về tài sản chung của vợ không khi ly hôn hay phân chia trong thời kỳ hôn nhân thì không thuộc loại tranh chấp không được tiến hành hòa giải. Điều luật này quy định như vậy, nếu áp dụng trong quá trình giải quyết án HN&GĐ là không có sự tương thích.

Những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Khoản 2 Điều 15 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 quy định:

Tòa án không được hòa giải vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật (giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật) hoặc trái đạo đức xã hội, nếu việc hòa giải nhằm mục đích để các bên tiếp tục thực hiện các giao dịch đó. Trường hợp các bên chỉ có tranh chấp về việc giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu do trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội, thì Tòa án vẫn phải tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu đó [44].

Pháp luật cho phép các chủ thể được tự do xác lập về thực hiện giao dịch dân sự. Nhưng quyền tự do đó phải trong khuôn khổ của pháp luật và đạo đức xã hội. Những giao dịch dân sự trái pháp luật và trái đạo đức xã hội (mang thai hộ, kết hôn với người đồng tính…) là những giao dịch vô hiệu tuyệt đối được quy định tại Điều 128 BLDS năm 2005. Về bản chất những giao dịch vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ ngay từ thời điểm xác lập. Do vậy pháp luật quy định không tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của họ trong giao dịch vô hiệu này. Bởi nếu tiến hành hòa giải thì có nghĩa là khuyến khích các bên tiếp tục vi phạm pháp luật.

Theo quy định tại Điều 9, Sắc lệnh số 85/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 quy định thì việc hòa giải không được tiến hành đối với những tranh về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha mẹ. Nhưng theo BLTTDS hiện hành thì những tranh chấp này vẫn phải tiến hành hòa giải vì pháp luật quy định hòa giải là một thủ tục bắt buộc đối với các vụ án dân sự hơn nữa Điều 181 không quy định đây là trường hợp không được tiến hành hòa giải. Việc bắt buộc phải tiến hành hòa giải đối với loại tranh chấp này theo pháp

luật hiện hành là không phù hợp vì xét về bản chất việc xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha mẹ là hành vi xác lập một sự pháp lý. Đây là những vấn đề liên quan đến thân phận con người nên không thể là đối tượng của việc điều đình. Do vậy BLTTDS cần sửa đổi và bổ sung trường hợp này không được tiến hành hòa giải.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

2.2.2. Những vụ án không tiến hành hòa giải được

Việc hòa giải có thể không tiến hành được vì nhiều lý do. Trong một số trường hợp không vì thế mà quá trình giải quyết vụ án dân sự chấm dứt. Có những vụ án Tòa án không thể tiến hành hòa giải được vì các lý do khác nhau. Đó là các trường hợp được quy định tại Điều 182 BLTTDS:

Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình - 7

- Bị đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

Chỉ được coi là bị đơn vắng mặt khi Tòa án đã triệu tập hợp lệ và bị đơn cố tình không đến chứ không phải vì lý do khách quan hay tình huống bất khả kháng khác. Trong trường hợp bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì Tòa án lập biên bản về việc không tiến hành hòa giải được do bị đơn vắng mặt và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung. Trong trường hợp tại phiên tòa bị đơn có yêu cầu Tòa án hoãn phiên tòa để tiến hành hòa giải, thì Tòa án không chấp nhận nhưng cần tạo điều kiện cho các bên với nhau về việc giải quyết vụ án.

Tuy nhiên pháp luật hiện hành chưa có một quy định nào hướng dẫn về việc thế nào là "cố tình vắng mặt" nên trong thực tế khi tiến hành giải quyết vụ án nhiều toàn án còn lúng túng khi áp dụng quy định này hoặc áp dụng một cách tràn lan chỉ cần triệu tập đến lần thứ hai mà bị đơn không đến thì không tiến hành hòa giải. Bên cạnh đó việc quy định: "triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai" nhưng luật không quy định cụ thể "lần thứ hai" là hai lần liên tiếp trong cùng một nội dung triệu tập hay trong suốt quá trình vụ án. Hơn nữa quy định về triệu tập đương sự giữa Khoản 1 Điều 182 BLTTDS và khoản 2

Điều 199 BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung không thống nhất với nhau. Theo khoản 2 Điều 199 BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung thì Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, bị đơn phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ. Điều đó có nghĩa là đối với tất cả các vụ án dân sự Tòa án chỉ tiến hành triệu tập hai lần, trừ trường hợp đương sự vắng mặt vì lý do bất khả kháng. Quy định này nhằm hạn chế việc hoãn phiên tòa là một bước cải tiến lớn trong khi cải cách thủ tục TTDS. Do đó, khoản 1 Điều 182 BLTTDS cần sửa đổi cho phù hợp với quy định của Điều 199 BLTTDS.

- Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì lý do chính đáng. Theo quy định tại điểm c Điều 14 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 thì lý do chính đáng được hiểu là các sự kiện xảy ra một cách khách quan, không lường trước được. Khi đương sự không đến tham gia hòa giải được vì lý do chính đáng thì Tòa án lập biên bản không hòa giải được và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử tuy nhiên việc phân biệt thế nào là "lý do chính đáng" theo hướng dẫn của nghị quyết thì còn chung chung. Do đó trong quá trình giải quyết vụ án việc áp dụng thế nào là lý do chính đáng phụ thuộc rất nhiều vào ý chí chủ quan của người tiến hành tố tụng.

Bằng cách liệt kê và chưa có quy định hướng dẫn cụ thể về việc thế nào là "lý do chính đáng" nên trong thực tế khi giải quyết án HN&GĐ có những trường hợp người tiến hành tố tụng rất lung túng không biết có tiến hành thủ tục hòa giải đối với trường hợp một bên xin ly hôn với người bị mất tích, vắng mặt tại nơi cư trú, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam hay không. Hay trong trường hợp tranh chấp về cấp dưỡng thì bị đơn lại bỏ đi vắng mặt tại nơi cư trú... Trong khi đó khoản 2 Điều 89 Luật HN&GĐ quy định: "Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn" [24]

và thủ tục cho ly hôn được tiến hành theo quy định của BLTTDS. Trên thực tế đây là những trường hợp không tiến hành hòa giải được vì không có chủ thể tham gia hòa giải, hoặc có chủ thể nhưng không thể tham gia hòa giải được. Một mặt pháp luật hiện hành không có quy định riêng khi tiến hành giải quyết những trường cụ thể này, trong khi đó Điều 182 BLTTDS lại không quy định trường hợp này là không tiến hành hòa giải được nên có nhiều quan điểm không thống nhất khi giải quyết.

Ví dụ vụ án xin ly hôn: Nguyên đơn là anh Mã Văn Dương (sinh năm 1976), bị đơn là chị Mã Thị Dịu (sinh năm 1980) đều trú quán tại xóm Bằng Ca, xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. Năm 1991 Anh Dương và chị Dịu tổ chức cưới theo phong tục tập quán địa phương, đến tháng 6/2001 đã tiến hành đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã. Thời gian đầu vợ chồng sống thuận hòa, hạnh phúc và đã tạo dựng được 01 căn nhà cấp 4, bốn gian cùng một số tài sản khác. Năm 2009 vợ chồng phát sinh mâu thuẫn nguyên nhân do sống chung với nhau nhiều năm nhưng không có con chung, vợ chồng không còn tình cảm, không quan tâm đến nhau. Đến tháng 8/2010 chị Dịu tự ý bỏ nhà đi không để lại địa chỉ, anh Dương cùng gia đình đã đi tìm nhiều nơi nhưng không có tin tức gì. Đến ngày 30/5/2013, anh Dương có đơn yêu cầu tuyên bố mất tích đối với chị Dịu và gửi kèm đơn yêu cầu là các tài liệu, chứng cứ chứng minh thời gian chị Dịu đã biệt tích khỏi nơi cư trú cuối cùng hơn 2 năm. Việc giải quyết yêu cầu của anh Dương được TAND huyện Hạ Lang thực hiện như sau:

Ngày 05/3/2014, TAND huyện đã mở phiên họp và ra quyết định chấp nhận yêu cầu của anh Dương về việc tuyên bố mất tích đối với chị Dịu.

Tiếp đó ngày 21/4/2014, TAND huyện thụ lý vụ án dân sự sơ thẩm số 09/2014/TLST-HNGĐ về việc xin ly hôn theo đơn khởi kiện của anh Dương.

Trong quá trình thụ lý giải quyết vụ án, TAND huyện Hạ Lang xác định từ khi anh Dương có đơn khởi kiện, do chị Dịu không có mặt tại nơi cư

trú nên không gửi thông báo thụ lý vụ án, không tiến hành hòa giải và tiến hành các trình tự tố tụng theo quy định của pháp luật. Sự vắng mặt của chị Dịu đã được Ủy ban nhân dân xã Lý Quốc xác nhận và khi có quyết định tuyên bố mất tích của TAND Hạ Lang, Ủy ban nhân dân xã Lý Quốc đã tiến hành niêm yết quyết định tại trụ sở nhưng không có tin tức gì của chị Dịu nên ngày 06/5/2014 TAND huyện Hạ Lang đã tiến hành xét xử theo thủ tục chung [15].

Sau khi TAND huyện Hạ Lang xét xử chấp nhận đơn khởi kiện của anh Dương, dưới góc độ công tác kiểm sát các quyết định, bản án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm, hiện tại có hai quan điểm bàn luận về thủ tục tố tụng khi giải quyết vụ

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Tòa án huyện Hạ Lang đã vi phạm thủ tục tố tụng vì không tiến hành cấp tống đạt cho đương sự bị mất tích, không tiến hành phiên hòa giải theo trình tự thủ tục chung.

Quan điểm thứ hai cho rằng: TAND huyện Hạ Lang đã giải quyết đúng vì một bên bị mất tích thì việc cấp, tống đạt các văn bản tố tụng và việc tiên hành phiên hòa giải là không có ý nghĩa vì đương sự bị mất tích không thể nào biết được, họ không thể có mặt tại phiên hòa giải. Do vậy để có cách giải quyết vụ án một cách thống nhất thì BLTTDS nên có quy định riêng cho trường hợp ly hôn đối với người bị mất tích.

- Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

Trường hợp này thường chỉ giới hạn trong phạm vi các vụ án ly hôn. Mục đích của quy định này là nhằm bảo vệ một bên - bên bị mất năng lực hành vi dân sự trong việc ly hôn và phân chia tài sản.

Theo quy định tại Điều 22 BLDS quy định:

Khi một người do bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Tòa án ra

quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định [26].

Như vậy theo quy định này của BLDS thì chúng ta có thể hiểu rằng khi giải quyết một vụ án ly hôn với một bên bị mắc bệnh tâm thần mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan yêu cầu Tòa án tuyên bố bên mắc bệnh tâm thần mất năng lực hành vi dân sự rồi tiến hành làm thủ tục ly hôn và đối với trường hợp này không tiến hành hòa giải. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 3 Điều 73 BLTTDS quy định: "…đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng" [25]. Theo quy định này thì đối với việc ly hôn thì các bên đương sự không được phép ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng. Nhưng đối với người bị mắc bệnh tâm thần không nhận thức được thì bản thân họ cùng không biết được thế nào là ủy quyền, thế nào là ly hôn trong khi đó thực tế cuộc sống xảy ra các trường hợp: Một bên vợ (chồng) của người bị bệnh tâm thần yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Bên người bị bệnh tâm thần cần phải giải quyết ly hôn vì lúc này người bị bệnh tâm thần cuộc sống của họ phải nhờ vào người khác (mà một bên vợ hoặc chồng không có trách nhiệm) do đó họ cần được chia tài sản chung để đảm bảo cho cuộc sống của họ. BLTTDS cũng như Luật HN&GĐ hiện hành không quy định Tòa án được giải quyết ly hôn đối với người bị bệnh tâm thần trong khi đó thực tế đang đòi hỏi cần có những quy định cụ thể để giải quyết trong trường hợp này. Do đó BLTTDS cần sửa đổi, bổ sung làm rõ những quy định đối với trường hợp ly hôn với một bên bị mắc bệnh tâm thần và quy định rõ trong trường hợp này không tiến hành hòa giải.

Đối với những vụ án mà Tòa án không tiến hành hòa giải được có nghĩa là trong quá trình giải quyết vụ án không thể có quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Tuy nhiên, trong trường hợp các đương sự tự hòa giải hoặc rút đơn kiện mà qua việc kiểm tra thấy hoàn toàn tự nguyện và

phù hợp với những quy định của pháp luật, Tòa án có thể ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Trong tất cả những trường hợp không hòa giải được, Tòa án phải lập biên bản không hòa giải được và nêu rõ lý do để lưu vào hồ sơ vụ án, sau đó đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa.

Các trường hợp không tiến hành hòa giải được thì trong hồ sơ vụ án phải chứng minh đầy đủ lý do cho từng trường hợp mà Tòa án không thể tiến hành hòa giải được.

Ví dụ: Đối với bị đơn đã triệu tập hợp lệ đến hai lần để hòa giải mà vẫn cố tình vắng mặt thì tại hồ sơ phải có tài liệu thể hiện đã triệu tập hợp lệ hai lần (thủ tục triệu tập hợp lệ theo các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng tại chương X BLTTDS) và phải lập biên bản hòa giải không được; đối với trường hợp có lý do chính đáng thì trong hồ sơ cũng phải có những tài liệu thể hiện lý do đó…

2.3. THỦ TỤC HÒA GIẢI VỤ ÁN HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

2.3.1. Triệu tập đương sự

Theo quy định tại Điều 183 BLTTDS, trước khi tiến hành hòa giải Tòa án phải thông báo về phiên hòa giải cho các đương sự nhằm mục đích công khai việc hòa giải của Tòa án và tạo điều kiện cho phiên hòa giải được tiến hành đúng thời gian, đạt hiệu quả. Thông báo về phiên hòa giải phải được tống đạt hợp lệ cho các đương sự.

Hòa giải là sự thỏa thuận của các đương sự nên các đương sự phải có mặt để hòa giải với nhau. Nếu có đương sự vắng mặt thì Tòa án xử lý trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên tòa như sau:

Đối với trường hợp vắng mặt lần thứ nhất dù có lý do hay không hoặc vắng mặt lần thứ hai có lý do chính đáng thì Tòa án sẽ ra quyết định hoãn phiên tòa.

Đối với trường hợp đương sự vắng mặt khi được Tòa án triệu tập lần thứ hai thì:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2023