+ Trường hợp vắng mặt nguyên đơn:
Trong vụ án HN&GĐ thường nguyên đơn chỉ có 01 người (vợ hoặc chồng) nếu nguyên đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vắng mặt (trừ có lý do chính đáng, sự kiện bất khả kháng) thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm e khoản 1Điều 192 BLTTDS
+ Trường hợp vắng mặt bị đơn:
Trong trường hợp bị đơn vắng mặt mà đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn có tình vắng mặt thì Tòa án ra lập biên bản về việc không hòa giải được và đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung.
+ Trong trường hợp vắng mặt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
Theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 61 BLTTDS quy định: "người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc bên bị đơn" [25], mặc dù chưa có quy định cụ thể về việc vắng mặt người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan thì Tòa án sẽ xử lý như thế nào nhưng trong trương hợp này Tòa án sẽ tiến hành hòa giải theo quy định tại khoản 3 Điều 184 BLTTDS:
Trong vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hòa giải và việc hòa giải đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành hòa giải giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải. Thẩm phán thông báo việc hoãn phiên hòa giải và việc mở lại phiên hòa giải cho đương sự biết [25].
Vấn đề đặt ra ở đây là thế nào là không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 17 của Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP: Nếu trong vụ án có nhiều quan hệ pháp luật mà quan hệ pháp luật này liên quan đến đương sự này, quan hệ pháp luật kia liên
quan đến đương sự khác và việc giải quyết quan hệ pháp luật đó chỉ liên quan đến các đương sự có mặt, không liên quan đến các đương sự vắng mặt, thì Thẩm phán tiến hành hòa giải những vấn đề có liên quan đến các đương sự có mặt.
Trường hợp nêu trên mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt, thì thỏa thuận này chỉ có giá trị nếu đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản.
Có thể bạn quan tâm!
- Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình - 5
- Tôn Trọng Sự Tự Nguyện Thỏa Thuận Của Các Đương Sự, Không Được Dùng Vũ Lực Hoặc Đe Dọa Dùng Vũ Lực, Bắt Buộc Các Đương Sự Phải Thỏa Thuận
- Những Vụ Án Không Tiến Hành Hòa Giải Được
- Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình - 9
- Thực Tiễn Áp Dụng Và Thực Thi Pháp Pháp Luật Trong Hòa Giải Vụ Án Hôn Nhân Và Gia Đình Và Một Số Kiến Nghị
- Về Việc Ra Quyết Định Công Nhận Sự Thỏa Thuận
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Trường hợp trước khi tiến hành hòa giải đương sự vắng mặt đã có ý kiến bằng văn bản nhưng sau khi kết thúc phiên hòa giải, nội dung hòa giải của các đương sự có mặt khác với nội dung văn bản thể hiện ý chí của đương sự vắng mặt, thì Tòa án phải lấy ý kiến bằng văn bản của đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải về thỏa thuận của các đương sự tại phiên hòa giải. Thủ tục và thời hạn lấy ý kiến bằng văn bản của đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật TTDS. Trường hợp đương sự đồng ý với kết quả hòa giải thì ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải được xác định là ngày các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án.
Tuy vậy trên thực tế khi giải quyết các vụ án ly hôn thường xuất hiện trường hợp không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của đương sự vắng mặt nhưng liên quan đến việc quyền giao nghĩa vụ thì cần sự đồng ý của của người có quyền. Ví dụ: A xin ly hôn với B. trong quá trình giải quyết ly hôn C đòi nợ A và B 40 triệu đồng. Khi tiến hành hòa giải không có mặt C. A, B thỏa thuận A trả cho C 20 triệu, B trả cho C 20 triệu. Như vậy việc thỏa thuận này không ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của C vì yêu cầu của C đã được thỏa mãn. Nhưng theo pháp luật dân sự thì đây là nghĩa vụ chung của
A,B với C nếu tách ra sẽ trở thành chuyển nghĩa vụ mà chuyển nghĩa vụ thì phải được sự đồng ý của người có quyền.
2.3.2. Tổ chức phiên hòa giải
- Thành phần phiên hòa giải:
Thành phần phiên hòa giải có ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết đối với quá trình giải quyết vụ án. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2011 đã ghi nhận các vấn đề còn thiếu sót và tồn tại của thực tiễn hòa giải vụ án dân sự tại Tòa án và có sửa đổi, bổ sung Điều 184 BLTTDS theo đó thành phần phiên hòa giải bao gồm:
+ Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải: Việc hòa giải là nhằm giúp cho các bên đương sự thực hiện quyền tự định đoạt của mình và làm cho việc giải quyết vụ án đạt hiệu quả cao mà không phải xét xử. Vì vậy BLTTDS quy định người tiến hành hòa giải phải là thẩm phán được phân công giải quyết vụ án. Một điều đáng chú ý trong khi tiến hành hòa giải vụ án HN&GĐ thì việc lựa chọn Thẩm phán tiến hành hòa giải là một vấn đề quan trọng. Theo chúng tôi, không nên giao cho một Thẩm phán chưa có gia đình tiến hành hòa giải vụ án ly hôn. Mặc dù Thẩm phán đó có thể có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhưng lại chưa có kinh nghiệm trong quan hệ hôn nhân, bởi muốn hòa giải thành thì hơn ai hết người tiến hành hòa giải phải là người từng trải, am hiểu về lĩnh vực cần hòa giải. Do đó, đối với vụ án HN&GĐ khi lựa chọn người tiến hành hòa giải nên quy định đó là Thẩm phán đã lập gia đình.
+ Thư ký ghi biên bản phiên hòa giải: Thư ký ghi biên bản phiên hòa giải là người trợ giúp cho Thẩm phán khi tiến hành hòa giải.
+ Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự: Điều 184 BLTTDS đã được sửa đổi không quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia phiên hòa giải. Trong khi đó, khoản 3 Điều 64 BLTTDS đã quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền "tham gia phiên hòa giải". Do vậy, trên thực tế đa số Tòa án quan
niệm rằng người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không phải là chủ thể tham gia phiên hòa giải mà chỉ có mặt tại phiên hòa giải để trợ giúp cho thân chủ mình về mặt pháp lý. Trong biên bản hòa giải có thể ghi thành phần hòa giải bao gồm cả người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy nhiên, có Tòa đã áp dụng một cách máy móc và không cho phép người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia phiên hòa giải vì Điều 184 BLTTDS không quy định. Đã có một số ý kiến cho rằng "thật vô lý khi luật sư là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nhưng chỉ được tham gia tại phiên tòa mà không có mặt ở khâu hòa giải" [51] Như vậy là Tòa án đã hạn chế quyền bảo vệ của luật sư đối với đương sự của họ trong quá trình tham gia tố tụng. Có luật sư ở phiên hòa giải sẽ giúp cho quá trình giải quyết vụ án nhanh hơn vì họ chính là người sẽ phân tích, tác động giúp các đương sự tự thỏa thuận với nhau. Cần có quy định cụ thể về thành phần tham gia phiên hòa giải bao gồm cả người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
+ Người phiên dịch, nếu đương sự không biết tiếng Việt: Đây là quy định mới được bổ sung. Sở dĩ phải quy định về thành phần hòa giải gồm có người phiên dịch vì có những vụ án mà đương sự không biết tiếng Việt nên việc tiến hành hòa giải là không đạt được. Quy định này nhằm đảm bảo nguyên tắc tiếng nói và chữ viết trong TTDS: "người tham gia tố tụng dân sự có quyền dung tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này phải có người phiên dịch" [27].
- Nội dung hòa giải.
Khi tiến hành hòa giải, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
Nội dung hòa giải chính là những công việc mà Thẩm phán sẽ tiến hành trong phiên hòa giải, nó sẽ quyết định thành phần tham gia phiên hòa giải bao gồm những ai. Nội dung hòa giải bao gồm hai phần:
Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền và nghĩa vụ của mình. Các quy định pháp luật mà thẩm phán phổ biến bao gồm các quy định của luật nội dung liên quan đến việc giải quyết nội dung yêu cầu của các đương sự hay nói cách khác là những quy định nhằm giải quyết quan hệ pháp luật đang tranh chấp. Ví dụ trong vụ án chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Thẩm phán phải giải thích cho các đương sự biết những quy định của Luật dân sự, Luật HN&GĐ quy định cụ thể về tài sản chung của vợ chồng, cách xác định và nguyên tắc chia...Ngoài ra Thẩm phán còn phải phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật TTDS để họ hiểu biết trình tự, thủ tục tố tụng, quyền và nghĩa vụ của mình.
Thẩm phán phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Hậu quả pháp lý mà Thẩm phán giải thích cho các bên tham gia hòa giải đó là những lợi ích của việc hòa giải thành cũng như hiệu lực pháp lý khi họ hò giải thành. Trong hòa giải vấn đề án phí cũng sẽ được các bên đương sự bàn bạc.
Tòa án xem xét các yêu cầu cụ thể của đương sự trong vụ án phải giải quyết để tiến hành hòa giải từng yêu cầu theo thứ tự hợp lý.
Đối với hòa giải vụ án ly hôn thì mục đích cuối cùng mà người tiến hành hòa giải mong muốn đạt được là vợ chồng đoàn tụ, do vậy khi tiến hành hòa giải vụ án ly hôn có cả tranh chấp về nuôi con, chia tài sản thì Thẩm phán cần hòa giải về quan hệ hôn nhân trước, nếu hòa giải đoàn tụ không thành thì tiếp tục tiến hành hòa giải việc nuôi con và sau đó hòa giải việc chia tài sản.
- Trình tự hòa giải.
Bộ luật TTDS năm 2004 chưa có quy định về trình tự hòa giải nên thực tiễn áp dụng tại Tòa không thống nhất. Để khắc phục tình trạng này, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS 2011 đã bổ sung một điều luật mới quy định về trình tự tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 185a và tại
Điều 19 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn cụ thể về trình tự tiến hành hòa giải như sau:
Trước khi tiến hành hòa giải, Thư ký Tòa án báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên hòa giải đã được Tòa án thông báo. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia phiên hòa giải.
Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải tuyên bố khai mạc phiên hòa giải,
Ví dụ: Hôm nay, ngày... tháng... năm..., TAND... tiến hành tổ chức hòa giải vụ án về tranh chấp... giữa các đương sự..., tôi tuyên bố khai mạc phiên hòa giải.
Sau khi nghe Thư ký Tòa án báo cáo có đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải, Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải xem xét, quyết định việc hoãn phiên hòa giải theo quy định tại khoản 3 Điều 184 của BLTTDS.
Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải tiến hành kiểm tra căn cước của đương sự có mặt tại phiên hòa giải như sau:
+ Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hỏi để các đương sự khai về họ, tên, ngày tháng năm sinh; nơi cư trú (nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; nơi cư trú); nghề nghiệp (nếu đương sự là cá nhân); tên, địa chỉ trụ sở chính (nếu đương sự là cơ quan, tổ chức). Đối với người đại diện hợp pháp của đương sự phải hỏi họ để họ khai về: họ, tên, tuổi; nghề nghiệp; chức vụ; nơi cư trú; quan hệ với đương sự.
+ Trong trường hợp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án cũng như lời khai của các đương sự về căn cước có sự khác nhau, thì cần phải xác minh chính xác về căn cước của họ.
Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải phải phổ biến đầy đủ quyền, nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng khác quy định tại điều luật tương ứng của BLTTDS.
Ví dụ: Đối với nguyên đơn phải giải thích đầy đủ quyền, nghĩa vụ của họ quy định tại Điều 58 và Điều 59 của BLTTDS… Đối với người phiên dịch,
người giám định chủ tọa phiên tòa yêu cầu họ phải cam đoan làm tròn nhiệm vụ; đối với người làm chứng là người thành niên, thì yêu cầu họ cam đoan khai báo trung thực.
Đối với trường hợp Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải quyết định hoãn phiên hòa giải, thì phải thông báo thời gian mở lại phiên hòa giải. Nếu Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải quyết định hoãn phiên hòa giải mà trong thời gian chuẩn bị mở phiên hòa giải, có sự thay đổi, phân công lại người tiến hành tố tụng, thì Tòa án thông báo cho những người quy định tại Điều 184 của BLTTDS biết.
Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải theo nội dung hòa giải quy định tại Điều 185 của BLTTDS.
Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự trình bày ý kiến của mình về những nội dung tranh chấp và đề xuất những vấn đề cần hòa giải.
Thẩm phán trủ trì phiên hòa giải xác định những vấn đề các bên đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất và yêu cầu các bên đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất. Trước khi kết thúc phiên hòa giải, Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải cần hỏi đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án hay không; nếu có thì hỏi họ có hoàn toàn tự nguyện hay không, có bị ép buộc hay không và xem xét thỏa thuận đó có trái pháp luật, đạo đức xã hội hay không và thông báo cho họ biết hậu quả của việc Tòa án ra quyết định công nhận thỏa thuận đó, thì các đương sự không được kháng cáo, Viện kiểm sát không được kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; quyết định của Tòa án công nhận sự thỏa thuận của đương sự về việc giải quyết vụ án có hiệu lực pháp luật.
Phiên hòa giải phải được ghi biên bản theo quy định tại Điều 186 của BLTTDS, trước khi kết thúc phiên hòa giải Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải xem xét có nội dung nào đương sự đã thỏa thuận mà trái pháp luật hoặc đạo
đức xã hội hay không; nếu có thì cần phải giải thích để họ thỏa thuận lại và Thẩm phán cũng cần phải thông báo cho họ biết về thỏa thuận đó không có hiệu lực công nhận và thi hành.
- Biên bản hòa giải:
Biên bản hòa giải là một văn bản tố tụng làm cơ sở pháp lý cho Tòa án ra các quyết định tố tụng tiếp theo. Yêu cầu đối với các biên bản hòa giải là các diễn biến tại phiên hòa giải được ghi vào biên bản hòa giải. Điều luật này quy định cụ thể, chặt chẽ hình thức, nội dung của biên bản hòa giải bao gồm:
a) Ngày, tháng, năm tiến hành phiên hòa giải;
b) Địa điểm tiến hành phiên hòa giải;
c) Thành phần tham gia phiên hòa giải;
d) ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;
đ) Những nội dung đã được các đương sự thỏa thuận, không thỏa thuận.
Biên bản hòa giải phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt trong phiên hòa giải, chữ ký của Thư ký Tòa án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải.
Được coi là hòa giải thành và Tòa án lập biên bản hòa giải thành khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về tất cả các vấn đề tranh chấp của vụ án, và thỏa thuận đó không trái đạo đức xã hội, pháp luật.
Đối với các đương sự vắng mặt mà việc hòa giải thành thì Tòa án phải gửi ngay biên bản hòa giải thành cho các đương sự vắng mặt theo quy định tại khoản 3 Điều 184 của BLTTDS:
Trong một vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt trong phiên hòa giải, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hòa giải và việc hòa giải đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành hòa giải giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên