Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hòa Giải Vụ Án Hôn Nhân Và Gia Đình

cảm thiêng liêng như tình vợ chồng, tình phụ tử, tình thương yêu giữa các thành viên trong gia đình. Các chủ thể của quan hệ này thường có quan hệ huyết thống với nhau. Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết các tranh chấp một cách ổn thỏa theo quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Trong điều kiện quan hệ HN&GĐ đang bị tác động mạnh mẽ bởi quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, thủ tục hòa giải sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với công tác duy trì trật tự xã hội, công tác an sinh xã hội. Bởi gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có ổn định và phát triển thì xã hội mới phát triển, khi hòa giải thành vụ án HN&GĐ, bên cạnh việc chấm dứt được các tranh chấp thì hòa giải thành còn củng cố, đoàn kết mối quan hệ tình cảm giữa các bên đương sự, đảm bảo được quyền lợi của trẻ em và người già đó là những đối tượng mà xã hội rất quan tâm, chăm sóc.

1.2.2. Cơ sở thực tiễn

Đối với dân tộc Việt Nam, hòa giải gắn liền với truyền thống hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vi phạm pháp luật cũng như mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ nhân dân, góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Quan niệm có từ thời rất xa xưa trong lịch sử cha ông ta có câu "lấy hòa làm trọng" "dĩ hòa vi quý". Những quan niệm này ăn sâu trong đời sống nhân dân đã tác động không nhỏ đến cách đối nhân xử thế trong nội bộ gia đình. Hòa giải được chọn là giải pháp quan trọng hàng đầu khi có mâu thuẫn xảy ra trong gia đình mâu thuẫn giữa mối quan hệ vợ chồng, mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, cũng như những mối quan hệ về tài sản… các bên tham gia hòa giải không phải là nhằm mục đích thắng hay thua trong tranh chấp mà giúp các thành viên trong quan hệ hôn nhân gia đình giải quyết được mâu thuẫn một cách êm đẹp, duy trì được cuộc sống gia đình hạnh phúc và

bền vững.

Tại báo cáo tổng kết của ngành Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) cho thấy, số vụ việc về HN&GĐ ngày càng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất so với các loại án khác (năm 2008- 66.347 vụ; năm 2009- 89.609 vụ’ năm 2010- 97.627 vụ; năm 2011- 115.331 vụ; năm 2012- 130. 860vụ; năm 2013-

145.719 vụ). Cũng theo số liệu thống kê thì số vụ án được hòa giải thành chiếm tỷ lệ rất cao (hơn 50% số vụ việc được giải quyết), điều đó chứng minh thủ tục hòa giải vụ án HN&GĐ tại Tòa án phát huy tác dụng hiệu quả và là một yêu cầu tất yếu trong việc giải quyết các vụ án HN&GĐ.

1.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG HÒA GIẢI VỤ ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Một là, tính thống nhất giữa pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung;

tính thống nhất giữa nội dung của các điều luật trong pháp luật tố tụng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Đây là một trong những yếu tố có sự ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hòa giải vụ án HN&GĐ của Tòa án. Pháp luật TTDS được áp dụng chung để thực hiện giải quyết đối với các vụ việc dân sự theo nghĩa rộng. Tuy nhiên, pháp luật TTDS chỉ quy định về trình tự và thủ tục thực hiện, còn việc giải quyết như thế nào, quyết định ra sao lại thuộc về những quy định của pháp luật nội dung (như BLDS; Bộ luật lao động; Luật thương mại; Luật HN&GĐ). Do BLTTDS mang quy định chung, tổng quát, trong khi những quy định của pháp luật nội dung lại có tính chất đặc thù chuyên biệt nên khi xây dựng pháp luật nội dung cần phải có sự tương thích với quy định của pháp luật tố tụng. Nếu như pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung mâu thuẫn nhau thì sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án. Trường hợp không có hướng dẫn cụ thể, thẩm phán được phân công giải quyết công việc không biết phải giải quyết vụ việc như thế nào; ví dụ, Điều 90 Luật HN&GĐ quy định:" Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành …" [24]; trong khi đó Điều 180 BLTTDS quy định: "Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án,

Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau" [25]. Hiện nay theo BLTTDS không quy định cụ thể về thủ tục hòa giải đối với việc dân sự, do đó có nhiều nhận thức khác nhau về pháp luật khi tiến hành giải quyết việc dân sự có tiến hành hòa giải hay không?

Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình - 4

Mặt khác, khoản 3 Điều 73 BLTTDS quy định "đối với vụ án ly hôn đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng" [25]. Vậy, để bảo vệ quyền lợi cho người mất năng lực hành vi trong cuộc hôn nhân không hạnh phúc thì cha, mẹ của người mất năng lực hành vi có quyền khởi kiện xin ly hôn thay con hay không? Có quyền tham gia phiên hòa giải hay không? Đây vẫn còn là vấn đề còn nhiều quan điểm khác nhau. Rõ ràng sự không tương thích giữa pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng không chỉ không đảm bảo được quyền lợi của các bên đương sự mà còn làm cho thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc lúng túng, e ngại, chất lượng giải quyết các vụ án không được đảm bảo.

Bên cạnh việc phải đảm bảo tính thống nhất giữa pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng, thì việc bảo đảm tính thống nhất giữa nội dung các Điều luật trong pháp luật TTDS luôn là vấn đề hàng đầu khi xây dựng các văn bản pháp luật. Pháp luật tố tụng quy định về trình tự thủ tục giải quyết vụ án, trình tự thủ tục tiến hành hòa giải, vì vậy các điều luật phải thống nhất với nhau thì người tiến hành hòa giải không phải lúng túng vì pháp luật quy định không rõ, không đồng nhất. Hiện nay Bộ luật LTTDS của nước ta vẫn còn quy định nhiều điều không thống nhất. Ví dụ: Tại Điều 184 BLTTDS quy định về thành phần tham gia phiên hòa giải thì không quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia hòa giải. Trong khi đó Điều 64 BLTTDS lại quy định về quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền dự việc hòa giải. Do vậy, khi tiến hành hòa giải các vụ án HN&GĐ có nhiều quan điểm khác nhau, không thống nhất về việc có cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham dự

hòa giải hay không?

Hai là, về điều kiện kinh tế xã hội, truyền thống văn hóa.

Mặc dù chỉ là yếu tố có sự ảnh hưởng, tác động một cách gián tiếp song nó lại có những ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng xét xử của Tòa án. Sự tác động này thể hiện ở việc khi kinh tế phát triển, quá trình đô thị hóa nhanh, đời sống được nâng cao, con người có xu hướng hưởng thụ nhiều hơn, các mối quan hệ cũng được mở rộng và phức tạp hơn; sự thay đổi trong lối sống, sinh hoạt văn hóa làm cho cuộc sống vợ chồng khó dung hòa, họ không tìm được tiếng nói chung nên yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn như một sự giải thoát. Bên cạnh việc giải quyết quan hệ hôn nhân, vấn đề tài sản chung của vợ chồng cũng phức tạp đặc biệt là những tài sản là bất động sản có giá trị lớn. Khi có tranh chấp xảy ra, các bên tranh chấp thường căng thẳng và quyết liệt nhằm thu được lợi nhiều hơn về phía mình nên việc hòa giải của Tòa án cũng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến quan hệ HN&GĐ thì các đương sự thường có tâm lý e ngại khi phải thổ lộ cho người thứ ba biết về những mâu thuẫn thực sự đang tồn tại bên trong nhưng tranh chấp đó bởi nó liên quan đến vấn đề tình cảm của các bên, tác động trực tiếp đến danh dự của mỗi người nên các đương sự thường có xu hướng dấu kín các nguyên nhân mâu thuẫn không muốn nói ra. Chính tâm lý này làm cho người tiến hành hòa giải khó có thể gỡ rối được những tranh chấp khi không biết được tường tận nội dung của sự việc.

Ba là, trình độ hiểu biết pháp luật của đương sự.

Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hòa giải vụ án hôn nhân gia đình tại Tòa án.

Khi tiến hành hòa giải vụ án HN&GĐ thì các Thẩm phán phải giải thích cho các đương sự những pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng quy định như thế nào về vấn đề mà các bên đang tranh chấp, đồng thời phổ biến quyền và nghĩa vụ của họ khi tham gia hòa giải. Tuy nhiên, không phải ai

cũng hiểu được nội dung mà các Điều luật quy định. Đặc biệt đối với vụ án ly hôn, tranh chấp về tài sản chung thì thường người vợ nghĩ rằng họ bị chồng bỏ là một trong nhưng hổ thẹn với xã hội, đôi khi họ nghĩa rằng mình đã cống hiến cả tuổi trẻ cho chồng, cho con, cho gia đình nên khi ly hôn thì họ là người thiệt thòi nhất, họ yêu cầu phía bên kia phải bồi thường cho họ tổn thất về danh dự do việc ly hôn gây ra. Nhưng pháp luật không quy định về quyền yêu cầu này đối với các bên đương sự vì xuất phát từ việc nam nữ bình đẳng và tự nguyện kết hôn. Mặc dù nước ta đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến từng người dân nhưng, trình độ hiểu biết pháp luật còn rất hạn chế. Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của đương sự mà còn là sự cản trở cho các Thẩm phán tiến hành hòa giải.

Bốn là, trình độ năng lực, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán.

Khi tiến hành hòa giải đòi hỏi người Thẩm phán không những có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định mà còn đòi hỏi người Thẩm phán có lòng yêu nghề. Bởi hòa giải vụ án HN&GĐ có những yếu tố đặc thù riêng. Không phải chỉ tiến hành hòa giải để giúp các bên thỏa thuận được với nhau những vấn đề đang tranh chấp mà còn giúp họ đoàn tụ. Thực tiễn giải quyết án HN&GĐ cho thấy không ít vụ án ly hôn giả tạo để nhằm trốn tránh các nghĩa vụ về tài sản của vợ và chồng, nếu người thẩm phán không tìm hiểu kỹ nội dung vụ việc thì dù hòa giải thành những tranh chấp đó, ghi nhận sự thỏa thuận của họ thì về mặt pháp lý thỏa thuận đó là trái pháp luật và không được công nhận. Hay trong trường hợp Thẩm phán tiến hành hòa giải vụ án ly hôn, mặc dù hai bên đồng thuận xin ly hôn việc ly hôn của họ là tự nguyện nhưng khi yêu cầu trình bày về nguyên nhân mâu thuẫn thì họ lại không trình bày được. Xét về mặt pháp luật thì khi hai bên tự nguyện ly hôn thì Tòa án lập biên bản ghi nhận thỏa thuận đó, nhưng đối với vụ án ly hôn thì mục đích cuối cùng là hòa giải đoàn tụ nên đòi hỏi người thẩm phán phải kiên trì hòa giải, đôi khi trong quá trình tiến hành hòa giải người Thẩm phán phải như một

người bạn để tâm sự với các đương sự. Như vậy đương sự mới bộc bạch những nguyên nhân không đáng để họ phải ly hôn như một trong hai bên vợ hoặc chồng không có khả năng sinh con, một trong hai người mặc bệnh hiểm nghèo…từ đó Thẩm phán phân tích, động viên và khuyên nhủ họ đoàn tụ. Như vậy kết quả của hoạt động hòa giải mới có hiệu quả.

Ngoài ra chất lượng hòa giải vụ án hôn nhân gia đình còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác như hiệu quả hoạt động của các cơ quan tổ chức xã hội: Hội phụ nữ, các cơ quan quản lý gia đình và trẻ em, các cơ quan nơi mà các đương sự trực tiếp công tác. Chính những tác động từ hoạt động hòa giải của những cơ quan, tổ chức này đã giúp các đương sự chấm dứt được những tranh chấp trong gia đình, hàn gắn được mối quan hệ tình cảm giữa họ mà nhiều khi Tòa án lại không thể hòa giải thành. Chất lượng hòa giải vụ án HN&GĐ chịu sự ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau, nhưng về cơ bản để đảm bảo được hiệu quả đòi hỏi sự nỗ lực, kiên trì, cố gắng rất nhiều về trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở cán bộ Tòa án đặc biệt là thẩm phán; ý thức, nhận thức pháp luật của người dân.

1.4. SƠ LƯỢC SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM vỀ HÒA GIẢI VỤ ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Các quan hệ pháp luật về hôn nhân gia đình là một dạng của quan hệ

pháp luật dân sự theo nghĩa rộng nói chung. Bởi vậy, hoạt động hòa giải vụ án hôn nhân gia đình được thực hiện theo thủ tục hòa giải các vụ án dân sự do pháp luật TTDS điều chỉnh bằng các chế định quy phạm pháp luật của nó.

Do vậy nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển hòa giải trong vụ án hôn nhân gia đình là đồng thời nghiên cứu đến lịch sử hình thành và phát triển của hòa giải trong TTDS, nhưng đi sâu tìm hiểu sự hình thành phát triển của hòa giải trong ngành luật chuyên ngành là luật HN&GĐ Việt Nam.

1.4.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1989

Việt Nam là một nước phong kiến, chịu ách đô hộ trong suốt thời gian

dài của thực dân Pháp. Sau khi giành được độc lập, nước ta là một nhà nước còn non trẻ, sự nghiệp đấu tranh bảo vệ gìn giữ nền độc lập dân tộc còn dài và nhiều gian khổ. Nên trong thời kì này, Chúng ta chưa thể xây dựng ngay được các văn bản pháp luật mới và đầy đủ. Sắc lệnh ngày 10/10/1945 quy định: "Cho đến khi xây dựng được bộ luật mới thì những luật lệ cũ vẫn tạm thời được sử dụng nếu không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể cộng hòa". Như vậy, trong giai đoạn này, vấn đề hòa giải vẫn áp dụng theo các quy định của chế độ cũ.

Văn bản pháp luật đầu tiên quy định về hòa giải là Sắc lệnh số 13 ngày 21/1/1946 về tổ chức Tòa án, trong đó quy định: "Ban tư pháp xã có quyền hòa giải tất cả các việc dân sự và thương mại. Nếu hòa giải được Ban tư pháp xã có thể lập biên bản hòa giải có các ủy viên và những đương sự ký".

Điều 4 Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 quy định rằng: "biên bản hòa giải thành chỉ có hiệu lực tư chứng thư". Tại Điều 12 Sắc lệnh số 51/SL quy định "những việc kiện dân sự và thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án đệ nhị cấp đều phải giao trước về ông Thẩm phán sơ cấp thử hòa giải".

Điều 9 Sắc lệnh 85/SL ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng quy định "Tòa án nhân dân hòa giải tất cả các vụ kiện về dân sự và thương mại kể cả việc xin ly dị trừ những vụ kiện mà theo luật pháp đương sự không có quyền điều đình…". Theo đó những vụ kiện về HN&GĐ không được hòa giải bảo gồm:

a) Việc ly hôn khi bị đơn là người mất trí…

b) Việc kiện về HN&GĐ xét thấy phải xử lý bằng biện pháp tiêu hôn…

c) Các tranh chấp về thân phận con người, như về sinh đẻ, chết, kết hôn, xác định một người là con của ai, một người là cha hoặc mẹ của ai…

Sắc lệnh số 159- Sl ngày 17/11/1950 của chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa quy định về thủ tục ly hôn "Khi xử việc ly hôn, tòa án áp dụng thủ tục tố tụng thường như xử các việc hộ khác". Theo Sắc lệnh này, thủ tục hòa giải việc ly hôn được áp dụng theo thủ tục như các việc hộ khác, có nghĩa

là không có thủ tục hòa giải riêng.

Như vậy, với các văn bản pháp luật quy định về hòa giải vụ án HN&GĐ trong giai đoạn này chúng ta thấy nổi bật một số vấn đề sau:

- Về thẩm quyền hòa giải:

Cơ quan có thẩm quyền hòa giải là Ban tư pháp xã và TAND cấp huyện. Các vụ án phải hòa giải là tất cả các vụ án về dân sự, thương mại và ly hôn, trừ những việc không được hòa giải.

- Hiệu lực của hòa giải:

Biên bản hòa giải thành do Ban tư pháp xã lập có hiệu lực tư chứng thư. Nên bản hòa giải thành do Tòa án lập có hiệu lực là một công chứng thư, có thể đem ra thi hành ngay.

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được biên bản hòa giải thành, phòng Biện lý có quyền kháng cáo yêu cầu Tòa án sửa đổi hoặc bác bỏ những điều hai bên đã thỏa thuận, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền kháng cáo.

Đặc trưng của pháp luật về hòa giải trong giai đoạn này là Tòa án không ra quyết định mà chỉ lập biên bản hòa giải thành, đồng thời chỉ có phòng Biện lý và người có liên quan có quyền kháng cáo còn nguyên đơn và bị đơn không có quyền này. Đặc biệt các quy định pháp luật thời kỳ này lại quy định rất rõ những vụ án HN&GĐ nào không được hòa giải.

Tiếp theo Thông tư số 03-NCPL ngày 3/3/1966 của TANDTC về trình tự giải quyết việc ly hôn:

…Thái độ của thẩm phán và những người tham gia hòa giải là tế nhị, không thành kiến đối với bất cứ bên nào, không đả kích người có nhiều lỗi và coi họ là nạn nhân của các loại tư tưởng xấu do xã hội cũ để lại, nhưng phải giúp đỡ họ thấy những việc làm sai trái hoặc phạm pháp luật của họ để họ tự sửa chữa… [31].

Theo thông tư này thì Thẩm phán tiến hành hòa giải trong vụ việc ly hôn phải tôn trọng các bên đương sự khi tham gia hòa giải. Đây là một phần của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2023