HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỒ THANH THỦY
HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NÔNG DÂN VIỆT NAM
SAU GIA NHẬP WTO
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2014
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỒ THANH THỦY
HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NÔNG DÂN VIỆT NAM
SAU GIA NHẬP WTO
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 62 31 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1) GS, TS Nguyễn Đình Kháng
2) TS Mai Văn Bảo
HÀ NỘI – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
HỒ THANH THỦY
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN BHNN : Bảo hiểm nông nghiệp
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GAP : Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
HTX : Hợp tác xã
IPSARD : Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn KH - CN : Khoa học - công nghệ
NDT : Nhân dân tệ
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NSNN : Ngân sách nhà nước
USD : Đô la Mỹ
VFA : Hiệp hội Lương thực Việt Nam
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Tên bảng, hình | Trang | |
I. BẢNG | ||
Bảng 2.1: | Các loại hình hỗ trợ nông nghiệp trong nước theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO | 24 |
Bảng 3.1: | Hạn mức giao đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 | 57 |
Bảng 3.2: | Dân số nông thôn và bình quân đất nông nghiệp trên đầu người | 62 |
Bảng 3.3: | Những khó khăn khi nông dân tiếp cận với các nguồn vốn của các tổ chức tín dụng | 74 |
Bảng 3.4: | Số xã, thôn có điện chia theo vùng | 77 |
Bảng 3.5: | Giao thông nông thôn theo vùng | 78 |
Bảng 3.6: | Nhà văn hóa, hệ thống loa truyền thanh ở nông thôn phân theo vùng | 80 |
Bảng 3.7 | Vốn đầu tư trực tiếp ngoài trong nông nghiệp sau gia nhập WTO | 83 |
Bảng 3.8: | Danh sách các nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta từ 2006 - 2013 | 88 |
Bảng 3.9: | Tỷ trọng của giá trị nông sản xuất khẩu/tổng giá trị xuất khẩu | 95 |
Bảng 3.10: | Mức độ đáp ứng của một số chính sách hỗ trợ đối với nông dân | 107 |
II. HÌNH | ||
Hình 3.1: | Ý kiến của nông dân về nguyên nhân khiến chính sách thu hồi đất không thỏa đáng | 62 |
Hình 3.2: | Tỷ lệ xã có trường học phân theo vùng | 79 |
Hình 3.3: | Đánh giá tác động của hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân | 81 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hỗ trợ của nhà nước đối với nông dân Việt Nam sau gia nhập WTO - 2
- Những Công Trình Nghiên Cứu Về Sự Hỗ Trợ Của Nhà Nước Đối Với Nông Nghiệp, Nông Dân Trong Thực Hiện Cam Kết Gia Nhập Wto
- Những Vấn Đề Đặt Ra Cần Được Tiếp Tục Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.
Cơ cấu FDI phân theo ngành, giai đoạn 2008 - 2012 | 83 | |
Hình 3.5: | Giá trị của một số nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta từ 2006 - 2013 | 89 |
Hình 3.6: | Tác động của chính sách phát triển KH - CN đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân | 91 |
Hình 3.7: | Tăng trưởng tổng giá trị nông sản xuất khẩu và giá trị xuất khẩu chung | 96 |
Hình 3.8: | Nhận xét của cán bộ các cấp về cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn | 108 |
Hình 3.9: | Tỷ lệ cán bộ các cấp tự đánh giá mức độ hiểu biết về WTO | 114 |
MỤC LỤC | ||
Trang | ||
MỞ ĐẦU | 1 | |
Chương 1. | TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN HỖ | 6 |
TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NÔNG DÂN | ||
1.1. | Tình hình nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài | 6 |
1.2. | Tình hình nghiên cứu của một số tác giả trong nước | 7 |
1.3. | Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu | 17 |
Chương 2. | NHỮNG CĂN CỨ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ CỦA NHÀ | 20 |
NƯỚC ĐỐI VỚI NÔNG DÂN SAU GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG | ||
MẠI THẾ GIỚI | ||
2.1. | Hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân trong thực hiện các cam kết | 20 |
2.2. | gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới Căn cứ để Nhà nước thực hiện hỗ trợ đối với nông dân sau gia nhập | 35 |
2.3. | Tổ chức Thương mại thế giới Kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân và | 46 |
bài học có ý nghĩa đối với Việt Nam | ||
Chương 3. | THỰC TRẠNG HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI | 56 |
NÔNG DÂN TRONG THỰC HIỆN CAM KẾT GIA NHẬP TỔ | ||
CHƯC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI | ||
3.1. | Tình hình thực hiện hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân sau gia | 56 |
3.2. | nhập Tổ chức Thương mại thế giới Đánh giá chung về hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân gia nhập | 104 |
Tổ chức Thương mại thế giới | ||
Chương 4. | QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỖ TRỢ CỦA NHÀ | 117 |
NƯỚC ĐỐI VỚI NÔNG DÂN VIỆT NAM SAU GIA NHẬP TỔ CHỨC | ||
THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI | ||
4.1. | Quan điểm hoàn thiện hỗ trợ đối với nông dân Việt Nam sau gia nhập | 117 |
4.2. | Tổ chức Thương mại thế giới Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân Việt Nam trong | 121 |
thực hiện cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới | ||
KẾT LUẬN | 158 | |
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ | 160 | |
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO | 161 |
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tiễn lịch sử Việt Nam đã cho thấy nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn chiếm một vị trí trọng yếu trong quá trình xây dựng phát triển đất nước. Bởi vì, không có sự ổn định của đất nước khi nông thôn còn bất ổn; không có sự sung túc của quốc gia khi nông dân còn nghèo, đói; không có hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân khi nông nghiệp còn lạc hậu, kém phát triển. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là những vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước Việt Nam quan tâm trong suốt quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như trong công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước. Điều đó đã được khẳng định qua các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc cũng như trong các Nghị quyết của Đảng. Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khóa X) ngày 5/8/2008 thể hiện quyết tâm chính trị cao nhất của Đảng và Nhà nước về vai trò của nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đây cũng là Nghị quyết hợp với ý Đảng, lòng dân, đã thực sự tạo ra những động lực mới cho khu vực này. Nhờ đó đã khơi dậy tính tích cực, năng động, sáng tạo và sự nỗ lực phấn đấu vượt bậc của nông dân, làm cho nông nghiệp nước ta đạt được những bước tiến quan trọng về nhiều mặt, Việt Nam trở thành quốc gia có vị thế trên thị trường thế giới với một số mặt hàng nông sản chủ lực như lúa gạo, thủy sản, cà phê, tiêu, cao su… Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản luôn xuất siêu và ngày càng tăng, kể cả trong những giai đoạn khó khăn, góp phần cân đối cán cân thương mại của Việt Nam. Người nông dân Việt Nam có thể tự hào vì đã và đang làm tốt vai trò của mình trong việc xây dựng và phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, đảm bảo an ninh lương thực.
Tuy vậy, những tiến bộ và kết quả đã đạt được chưa tương xứng với tiềm năng,
lợi thế của nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta. Qua thực tế sau gần 30 năm đổi mới và 8 năm thực hiện cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho thấy: sản xuất nông nghiệp, đời sống nông dân, kinh tế nông thôn nước ta phát triển chưa bền vững, tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp có xu hướng giảm dần, năng lực cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt các nguồn lực. Khi phải tuân thủ các luật chơi chung của WTO
.....