Hỗ Trợ Nông Dân Giảm Chi Phí Vật Tư Nông Nghiệp


tạo cơ chế thuận lợi nhằm để huy động cao nhất các nguồn lực trong xã hội, kể cả huy

động vốn ODA và FDI để tự phát triển của các vùng còn nhiều tiềm năng.

- Có cơ chế đầu tư phù hợp. Tập trung đầu tư cho các ngành, hàng có lợi thế so sánh (thủy sản, cây công nghiệp…). Chuyển từ đầu tư tập trung cho trồng trọt sang đầu tư hợp lý cho cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp. Trong trồng trọt, chuyển từ tập trung cho lương thực sang phát triển rau quả, cây công nghiệp. Trong chăn nuôi, tập trung đầu tư quy mô lớn, tạo lợi thế cạnh tranh, phòng chống dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong thủy sản, chuyển từ đánh bắt sang nuôi trồng. Trong lâm nghiệp, thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế phát triển rừng sản xuất ở những nơi thích hợp. Trong tất cả các ngành, chuyển từ chỉ đầu tư cho lĩnh vực sản xuất (khuyến nông, thủy lợi…) sang đầu tư cho chế biến và sau thu hoạch, dịch vụ nông nghiệp.

- Phân bổ lại nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng KH - CN thích ứng với nền nông nghiệp thương phẩm chất lượng cao. Để nông nghiệp Việt Nam thực sự đủ sức cạnh tranh trong môi trường thế giới, chúng ta không thể duy trì sản xuất ra các nông phẩm giá trị gia tăng thấp như trước đây. Giai đoạn phát triển tới phải là giai đoạn nông nghiệp hiện đại, trên quy mô rộng lớn. Để thực hiện những bước chuyển như vậy, điều quyết định chính là khâu chế biến và thương phẩm hóa hiện đại. Do đó, cần xây dựng các tổ hợp liên kết nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất vật tư nông nghiệp, các cơ sở bán hàng, cơ sở cung cấp dịch vụ nghiên cứu, đào tạo, tư vấn… áp dụng công nghệ, tiêu chuẩn cao, khép kín xử lý chất thải và tái tạo năng lượng. Xung quanh các trung tâm này là các vùng cung cấp nguyên liệu đồng bộ, liên kết bằng hợp đồng với khu trung tâm. Các cụm kết nối phục vụ trực tiếp với thị trường trong và ngoài nước bằng hệ thống phân phối. Đây cũng có thể được xem là những yếu tố vật chất - kỹ thuật cấu trúc lại nông nghiệp, chuyển nền nông nghiệp hiện tại của Việt Nam thành nền nông nghiệp thương phẩm, công nghệ cao.

Thứ hai, thay đổi cung cách quản lý đầu tư công cho nông nghiệp:

- Phân cấp đầu tư rõ ràng và không trùng lắp giữa cấp vùng, cấp địa phương và cấp cơ sở. Cần có các cơ quan quản lý phát triển vùng, tập trung vào các vấn đề quy hoạch và điều hành các vấn đề về phát triển vùng nhưng không phải là cơ quan quản lý hành chính như chính quyền địa phương. Các cơ quan cấp vùng có vai trò quản lý và điều


hành thống nhất đối với hệ thống giao thông, thủy lợi, bảo vệ thực vật, thú y, kiểm lâm, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Phân cấp đầu tư công cho cộng đồng đối với các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cộng đồng, giúp giảm tải gánh nặng công việc cho chính quyền xã.

- Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động tối đa nguồn lực đầu tư xã hội từ các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước (bao gồm cả trong và ngoài nước) tham gia vào lĩnh vực này. Để thực hiện được điều đó, tiếp tục có chính sách ưu đãi, khuyến khích, tạo cơ chế, động lực thu hút các thành phần kinh tế đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đồng thời nhân rộng, phổ biến các mô hình xã hội hóa đầu tư, mô hình quản lý các công trình hạ tầng có hiệu quả, bền vững cho các vùng nông thôn. Nhà nước hỗ trợ một phần và có cơ chế huy động kinh phí để thực hiện duy tu, bảo dưỡng công trình nông nghiệp, nông thôn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA để tạo tiền đề thu hút FDI, dự án ODA giải quyết các khó khăn về cơ sở hạ tầng và những khó khăn sơ cấp nảy sinh trong quá trình sản xuất, qua đó giúp nhà đầu tư FDI hạn chế được các chi phí giao dịch và tập trung nguồn vốn cho đầu tư kinh doanh.

- Hoàn thiện khung khổ pháp lý về hợp tác công - tư (PPP) nhằm thu hút được nguồn lực tư nhân cùng với chính quyền vào đầu tư cơ sở hạ tầng cho xã hội. Khả năng hợp tác, hợp sức giữa Nhà nước và tư nhân để cùng đầu tư phát triển hạ tầng quốc gia nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng là rất có triển vọng. Trong điều kiện khả năng Nhà nước đầu tư cho lĩnh vực này chỉ đáp ứng được phần ít nhu cầu, phát triển hình thức PPP có thể xóa những điểm “nghẽn” trong phát triển hạ tầng. Chính sách về PPP của Việt Nam nên có cơ chế để khuyến khích phía tư nhân đề xuất và chuẩn bị dự án; cùng với đó sẽ công khai hóa chính sách/khung giá để giảm thời gian đàm phán cho các dự án PPP cụ thể; có các quy định đảm bảo cam kết ổn định môi trường đầu tư cho các dự án PPP, có quy định cụ thể trách nhiệm của Nhà nước trong dự án PPP, và quan trọng hơn là cơ chế giải quyết tranh chấp phải hết sức rõ ràng và minh bạch.

Hỗ trợ của nhà nước đối với nông dân Việt Nam sau gia nhập WTO - 19

4.2.1.5. Hỗ trợ nông dân giảm chi phí vật tư nông nghiệp

Hiện nay, nông dân đều mua vật tư nông nghiệp qua các kênh phân phối trung gian mà không trực tiếp mua được sản phẩm từ nhà sản xuất. Hơn nữa, doanh nghiệp


cũng đều bán hàng thông qua các đại lý. Theo đó, đại lý cấp 1 bán đến 90% sản lượng cho đại lý cấp 2, 3. Nông dân có quy mô đất đai dưới 1ha thường mua hàng của đại lý cấp 3. Giữa các đại lý, chênh lệch giá mua - giá bán từ 3.000 - 15.000đồng/sản phẩm, trong khi giá nông dân mua chênh lệch từ 20.000 - 40.000 đồng/sản phẩm. Với hệ thống phân phối như trên, giá vật tư nông nghiệp tăng cao, có thể đội lên gấp 3-4 lần khi tới tay nông dân. Để giúp nông dân giảm bớt chi phí nguyên liệu đầu vào, cần:

- Xây dựng điểm giao dịch cung ứng vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các điểm giao dịch này cung ứng một phần lớn nhu cầu giống lúa, phân bón của bà con nông dân trên địa bàn và vùng lân cận. Tổ chức hoạt động của các điểm giao dịch này là cán bộ khuyến nông viên cấp xã, họ sẽ tư vấn cho người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón có chất lượng tốt và các giống lúa phù hợp với cơ cấu bộ giống của ngành nông nghiệp. Thông qua hệ thống khuyến nông, các điểm giao dịch sẽ kết nối với các doanh nghiệp cung ứng vật tư tin cậy qua đó giúp người dân tiếp cận với nguồn vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng tốt, giá thành sản phẩm thấp hơn thị trường tự do.

- Giúp nông dân mua vật tư nông nghiệp theo phương thức trả chậm: Nhờ phương thức này, nông dân được sử dụng sản phẩm bảo đảm chất lượng, giá cả hợp lý, không phải lo kinh phí đầu tư vật tư nông nghiệp khi chưa có điều kiện chi trả. Được mua theo phương thức trả chậm, nông dân không phải lo tiền ngay mà vẫn có nguyên liệu để sản xuất kịp thời vụ. Với vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước với nông dân, các cấp Hội Nông dân sẽ đảm nhận triển khai nhiều hoạt động cung ứng phân bón trả chậm đến tận tay nông dân.

- Thực hiện kiểm soát chặt chẽ chất lượng vật tư nông nghiệp: Muốn có nông sản an toàn, chất lượng phụ thuộc lớn vào giống cây trồng, phân bón và thuốc trừ sâu. Tuy vậy, chất lượng các loại vật tư nông nghiệp này lại bị buông lỏng khi kiểm tra phát hiện hàng loạt sai phạm. Câu chuyện về giống lúa kém chất lượng hay phân bón giả đã và đang xảy ra khiến cho nông dân thiệt hại rất lớn đang là vấn đề nóng hổi. Việc kiểm soát chặt chẽ giá cả và chất lượng vật tư nông nghiệp đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi… là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng nông sản. Các địa phương thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, trong đó tập trung vào


nhóm có nguy cơ cao là phân bón, giống và thức ăn chăn nuôi. Ngoài việc kiểm tra định kỳ, các địa phương còn phải thực hiện tái kiểm tra, nếu cơ sở tiếp tục vi phạm phải có biện pháp xử lý mạnh tay và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân được biết.

- Chính phủ cần ban hành quy định phân bón và thuốc bảo vệ thực vật là mặt hàng sản xuất, kinh doanh có điều kiện, cần quản lý chặt chẽ và có các điều kiện ràng buộc nhằm đảm bảo lợi ích cho người sử dụng và bảo vệ môi trường. Bởi hiện nhiều doanh nghiệp “mang tiếng” nhà sản xuất phân bón, nhưng thực chất chỉ làm các khâu rất đơn giản là đi nhập hàng xá hoặc nguyên liệu từ nước ngoài về phối trộn lại rồi đóng bao sản phẩm đem bán ra thị trường trong nước.

4.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản và tiếp cận thị trường thuận lợi

4.2.2.1. Xây dựng các cơ sở chế biến nông sản

Nếu nông dân được trang bị phương tiện sơ chế và bảo quản nông sản trước khi đem tiêu thụ thì họ sẽ lợi hơn trong tham gia phân chia giá trị của ngành. Hơn nữa, làm chủ khâu sơ chế và bảo quản, nông dân sẽ hạn chế khâu thất thoát sau thu hoạch, khoản mất mát hiện lên tới 10% - 15% giá trị sản xuất của ngành, nhờ đó tăng thêm thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, nông dân nước ta gặp khó khăn về vốn đầu tư, về chuyển giao công nghệ thích hợp với chế biến nông sản đặc thù, về tổ chức quy mô sở chế có hiệu quả... Chính vì thế Nhà nước cần có chương trình hỗ trợ một cách hệ thống để các vùng nông thôn có khả năng sơ chế và bảo quản nông sản hiệu quả trước khi tiêu thụ. Chính sách hỗ trợ có thể hướng vào mục tiêu và giải pháp sau:

- Khuyến khích doanh nghiệp chế biến nông sản đặt cơ sở chế biến ở tại vùng chế biến để hỗ trợ nông dân vào mùa thu hoạch rộ. Muốn vậy Nhà nước cần tăng đầu tư cơ sở hạ tầng ở nông thôn, nhất là hệ thống cấp điện sản xuất, giao thông, liên lạc và cấp thoát nước. Đồng thời, Nhà nước cần có cơ chế điều tiết, hỗ trợ các cơ sở này thực hiện liên kết chặt chẽ với nông dân theo nguyên tắc cùng có lợi thông qua các hình thức gửi hàng, tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng hoặc cung cấp vật tư, bao tiêu nông sản. Ngoài hình thức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, chính quyền địa phương nên quan tâm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong các vấn đề tuyên truyền, chế tài để nông dân giữ kỷ luật hợp đồng, tuyên truyền kỹ thuật mới, bảo quản tài sản cho doanh


nghiệp cũng như giải quyết các tranh chấp khác. Đi đôi với hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến, chính quyền địa phương cần hỗ trợ nông dân buộc doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh trách nhiệm của họ, nhất là khi nông sản rớt giá.

- Khuyến khích nông dân hợp tác với nhau để mua sắm và sử dụng các dây chuyền sơ chế nông sản hiện đại, quy mô lớn vừa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa sau sơ chế, vừa nhanh chóng khấu hao, đổi mới thế hệ máy mới. Tốt nhất là tạo điều kiện thành lập các hình thức khác nhau của hợp tác xã trong đó nông dân tự liên kết về vốn, về tổ chức sơ chế, bảo quản máy móc và phân bổ dịch vụ hợp lý giữa các gia đình. Hiện nay nông dân có nhu cầu mua sắm phương tiện sản xuất nông sản và có khả năng hợp tác với nhau để quản lý, sử dụng phương tiện, nhưng họ thiếu vốn, thiếu tri thức công nghệ cần thiết và thiếu thông tin đầu ra cho nông sản sơ chế. Nhà nước có thể hỗ trợ nhóm nông dân hình thành hợp tác xã sơ chế nông sản thông qua tín dụng ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp sản xuất máy móc cho thuê tài sản, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sử dụng, khuyến khích doanh nghiệp chế biến và thương mại hỗ trợ nông dân về tri thức và tiêu thụ nông sản sơ chế. Đối với các phương tiện sơ chế đơn giản ở quy mô gia đình, khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp vật tư chậm trả kết hợp với bao tiêu nông sản cho nông dân.

- Đảm bảo cho đa số nông sản của nông dân sau thu hoạch đều được chế biến từ sơ chế đến tinh chế nhằm tăng giá trị của nông sản hàng hóa. Sự hỗ trợ này có tác động rất lớn, giúp nông dân yên tâm sản suất, ổn định vùng nguyên liệu cho doanh nghiệp. Muốn vậy, Nhà nước cần xây dựng kho chứa nông sản đáp ứng kịp thời nhu cầu bảo quản nông sản khi vào mùa vụ, nhất là ở ĐBSCL, nơi người nông dân khó lo được chỗ chứa thóc gạo sau khi thu hoạch. Về lâu dài, Nhà nước cần quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng sơ chế và bảo quản nông sản để cho nông dân thuê làm kho chứa tạm thời hoặc thuê địa điểm sơ chế. Các kho chứa cần phải được tranh bị các thiết bị cần thiết đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm quốc tế trong khi bảo quản. Hơn nữa, Nhà nước cần hỗ trợ nông dân thu mua nông sản vào lúc thời vụ thông qua hoạt động thu mua của Nhà nước, hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp thu mua, cung cấp tín dụng để nông dân có thể trữ nông sản chờ giá lên, tránh hiện tượng sụt giá khi thu hoạch rộ. Đầu tư của Nhà nước cần hướng đến đảm bảo đa số nông sản hàng hóa đều được sơ chế tại gia đình hoặc được các cơ sở sơ chế thu mua hết. Sợ hỗ trợ về kho chứa của Nhà nước


sẽ bảo hiểm một phần cho sản xuất nông nghiệp và kích thích sản xuất phát triển, làm gia tăng thu nhập cho nông dân.

4.2.2.2. Xây dựng thương hiệu cho nông sản xuất khẩu Việt Nam

Xây dựng thương hiệu là một quá trình chứ không phải một sớm một chiều là có thể làm ngay được. Việc nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý nông sản Việt Nam bị doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài (như trường hợp cà phê Buôn Mê Thuột, nước mắm Phan Thiết…), sẽ gây ra nhiều hậu quả bất lợi cho doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể là không thể tự do xuất khẩu sản phẩm nông sản của mình dưới nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý của mình (đã được đăng ký tại Việt Nam) ngay cả trường hợp trước đây việc xuất khẩu đó vẫn diễn ra bình thường; nguy cơ mất thị trường, mạng lưới phân phối, bạn hàng là hiện hữu. Mất thương hiệu là một điều rất đáng tiếc và việc lấy lại cũng không hề đơn giản. Đây là một cuộc đấu tranh về mặt pháp lý phức tạp và tốn kém. Khi chuyện đó xảy ra đối với một sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, chắc chắn niềm tin của người tiêu dùng đối với thương hiệu đó cũng bị giảm sút. Người nông dân tự đăng ký, khai thác thương hiệu là điều rất khó. Nó là tài sản của Nhà nước và Nhà nước cần phải quan tâm đến vấn đề này. Vì vậy, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Thiết lập và thực hiện ngay Chương trình Quốc gia xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam, nhất là mặt hàng gạo, cà phê và trái cây đặc sản. Bởi vì, chỉ khi có chương trình đủ tầm mới có thể đầu tư đúng mức, đưa ra được kế hoạch cụ thể. Khi đó các bên liên quan như Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, nhà khoa học, các doanh nghiệp và người nông dân mới có cách thức, tiêu chí thực hiện cũng như biết được mình phải làm gì để xây dựng thương hiệu. Để Chương trình này thực hiện được, Nhà nước cần phải là nhạc trưởng điều hành, phối hợp và hỗ trợ cho các bên liên quan.

Thống kê mới nhất của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), Việt Nam có 933 sản phẩm, dịch vụ đặc thù gắn với 721 địa danh trên cả nước, trong đó có 800 sản phẩm nổi tiếng. Nhưng trên thực tế, tỷ lệ số lượng chỉ dẫn địa lý được đăng ký bảo hộ rất nhỏ. Chỉ có 136 sản phẩm, trong đó 59 nhãn hiệu tập thể, 24 chỉ dẫn địa lý, 53 sản phẩm được hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nổi tiếng trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ. Như vậy, chúng ta đang ở giai đoạn đầu của việc xây dựng thương hiệu nông sản nổi tiếng, mới đặt cơ sở, nền móng, điều kiện ban đầu, đó là các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký bảo hộ.


Và con số 136/800 sản phẩm nông sản nổi tiếng của Việt Nam được đăng ký nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý quả là còn ít ỏi. Tuy nhiên, tất cả các sản phẩm được đăng ký bảo hộ trên chỉ có hiệu lực trong nước, nếu các doanh nghiệp nước ngoài ở bất kỳ quốc gia nào có nhu cầu “mượn tạm” hoặc lấy lại như trường hợp về thương hiệu cà phê Buôn Mê Thuột, vẫn bị mất một cách đơn giản.

Để nhằm hạn chế tình trạng mất thương hiệu nông sản thời gian tới cần thực hiện một cách bài bản quy trình khép kín từ ”chủ động tìm thị trường, phát triển thị trường và cuối cùng là đăng ký sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm, nhãn hiệu”. Thực tế cho thấy, cần phải đẩy mạnh các hoạt động quản lý và phát triển thương hiệu nông sản nổi tiếng, là các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, tiêu, điều, chè... đừng để đến khi “mất bò mới lo làm chuồng”.

- Xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh để có sản phẩm thuần nhất. Chỉ khi nào xây dựng được vùng nguyên liệu mới tạo ra khối lượng nông sản lớn, ổn định, có chất lượng đồng đều và đảm bảo được thời gian cung ứng trên thị trường. Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản phải kết hợp với các hợp tác xã hoặc chính quyền địa phương để xây dựng vùng nguyên liệu. Các hợp tác xã hoặc chính quyền địa phương cần quy hoạch vùng sản xuất cho từng loại giống cây trồng, vận động nông dân tham gia cánh đồng mẫu lớn. Doanh nghiệp hướng dẫn nông dân sản xuất và quản lý từ gieo hạt đến thu hoạch, tồn trữ cho đúng tiêu chuẩn nông sản xuất khẩu. Về phía Nhà nước, cần có chính sách khuyến khích nông dân, doanh nghiệp khi tham gia cánh đồng mẫu lớn và có chế tài xử lý thích đáng khi doanh nghiệp hoặc nông dân tự ý phá vỡ hợp đồng.

- Tạo mối liên kết khăng khít giữa các thành phần tham gia chương trình xây dựng thương hiệu cho nông sản xuất khẩu: Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, thương lái, nhà máy chế biến và doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Để mối liên kết này thực sự bền vững và phát triển, Nhà nước cần tạo ra một “cơ chế” vừa khuyến khích, tạo cơ sở và động lực cho các bên có thể phát huy tốt nhất vai trò và khả năng của mình, vừa tạo ra hành lang pháp lý buộc họ tuân thủ theo đúng pháp luật. Có như thế, mối liên kết này mới bền vững, lâu dài và hiệu quả. Ngoài ra, Nhà nước cần đẩy mạnh công tác quy hoạch, hình thành vùng sản xuất nông sản tập trung, chuyên canh, gắn sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến và thị trường; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các bên tham


gia chương trình. Về phía các nhà khoa học, cung cấp giống tốt, sạch bệnh và hướng dẫn nông dân gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản đúng cách để tạo ra nông sản chất lượng tốt. Về phía nông dân, sản xuất có định hướng và tuân thủ theo chỉ dẫn của nhà khoa học trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản và thực hiện theo đúng hợp đồng đã kí kết với các nhà máy chế biến. Về phía các nhà máy chế biến, phải thu mua nông sản hoặc cung cấp dịch vụ bảo quản sau thu hoạch cho nông dân. Về phía doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, đăng ký thương hiệu nông sản với các cơ quan quản lý trong nước và quốc tế, tích cực tuyên truyền thương hiệu và tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản thương hiệu, nhất là đối với thị trường các nước đòi hỏi nông sản chất lượng cao như châu Âu, châu Mỹ và Ảrập. Đồng thời, chú trọng vào khâu đóng gói bao bì và dịch vụ trước, trong và sau bán hàng…

- Hỗ trợ các hiệp hội ngành nghề sản xuất và tiêu thụ nông sản quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam dưới nhiều hình thức nhằm tạo thị trường cho các thương hiệu đó. Ví dụ, hỗ trợ hiệp hội tổ chức hội chợ theo chuyên đề, tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm trong hiệp hội, kết hợp với với hoạt động du lịch để quảng bá thương hiệu, hỗ trợ hội viên xây dựng hình ảnh quảng bá cho thương hiệu của họ... Nhà nước cũng cần cải cách hành chính nhằm cung cấp đa dạng, dể dàng các dịch vụ hỗ trợ nông dân thực thi các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng cường tính nghiêm minh của luật pháp trong xử lý các hành vi gian lận hoặc chiếm dụng thương hiệu của người khác.

4.2.2.3. Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại và cung cấp thông tin thị trường cho nông dân

Trong điều kiện toàn cầu hóa, thị trường tiêu thụ nông sản của nước ta có cơ hội mở rộng ra toàn thế giới. Nông sản nước ta cũng có lợi thế về chủng loại và chất lượng, dễ được các nước chấp nhận, nhất là các nước có chế độ khí hậu khác biệt với nước ta. Tuy nhiên, để người nước ngoài, thậm chí cả người trong nước chấp nhận mua nông sản, cần phải giới thiệu cho họ biết về sự có mặt cũng như chất lượng của sản phẩm. Với quy mô sản xuất nhỏ bé và tiềm lực tài chính hạn chế, nông dân nước ta không thể tự mình xúc tiến thương mại, càng không thể tự thu nhập và xử lý thông tin thị trường. Chính vì thế, hỗ trợ của Nhà nước về phương diện này vừa mang tính

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 25/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí