Dịch Vụ Giới Thiệu Việc Làm, Kết Nối Nguồn Lực

chúng tôi vài nơi tuyển dụng lao động cho xong, như thế sao có hiệu quả được”. Ngoài ra, một số NKT cảm thấy hài lòng, tạm hài lòng thì cho rằng sau khi học nghề xong, họ được cơ sở đào tạo giới thiệu việc làm, có người thì tìm được việc phù hợp, có người thì xin nghỉ sau thời gian thử việc vì không phù hợp.

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ việc làm cho NKT không quy định chế tài buộc các cơ sở kinh doanh phải nhận NKT vào làm. Đây là những yếu tố khiến cơ sở cung cấp dịch vụ khó kết nối NKT với nhà tuyển dụng. Soeur L. T.

K. P. (cán bộ quản lý cơ sở) chia sẻ: “Chúng tôi đã từng tổ chức ngày hội việc làm cho NKT tại trung tâm và mời các doanh nghiệp tham dự, nhưng kết quả vẫn không khả thi sau đó vì mức tuyển dụng không tăng được bao nhiêu. Còn nói về chính sách của Nhà nước thì có rồi, nhưng quy định thực thi thế nào để NKT có được việc làm mới là quan trọng”.

100%

80%

60%

40%

20%

0%

Giới thiệu việc làm Kết nối với nhà Kết nối với dịch vụ phù hợp tuyển dụng khác


Tốt Tạm được Không tốt

Biểu đồ 2.10. Dịch vụ giới thiệu việc làm, kết nối nguồn lực








22.6%



45.2%


61.3%










67.7%




40.3%


29%











14.5%

9.7%

9.7%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật từ thực tiễn Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh - 8


(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tháng 12/2018)

Ngoài ra, vì cách hỗ trợ của CBNV còn thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu những hỗ trợ cần thiết khi chuyển gửi NKT sang cơ sở khác nên NKT cho rằng không tốt khi cung cấp dịch vụ cho họ. Chị N. T. N. (NKT) chia sẻ: “NKT chúng tôi rất hoang mang khi được giới thiệu từ cơ sở này sang cơ sở khác để được hỗ trợ việc làm, vì thế chúng tôi cần sự quan tâm và hỗ trợ từ CBNV rất nhiều để vượt qua khó khăn, nếu không chúng tôi sẽ bỏ cuộc vì không đủ sức tự làm một mình”. Như vậy, phương pháp, kỹ năng về kết nối dịch vụ rất cần thiết cho CBNV khi làm việc với NKT và các cơ sở, doanh nghiệp cung ứng việc làm.

Trong số 38 NKT không nhận được sự hỗ trợ giới thiệu việc làm, kết nối nguồn lực, 76,3% trong số họ cho rằng vì bản thân tự tạo việc làm nên không cần hỗ trợ và 23,7% thừa nhận vì bị khuyết tật không đi tìm việc làm nên không cần giới thiệu, kết nối nguồn lực. Đây là điều mà các nhà quản lý cần quan tâm hỗ trợ vì khi tự tạo việc làm, bản thân NKT cũng cần được kết nối với các nguồn lực khác để bảo vệ quyền lợi của họ như đào tạo nâng cao tay nghề, hỗ trợ pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh.

Như vậy, hoạt động giới thiệu việc làm, kết nối nguồn lực ở quận Thủ Đức chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của NKT. Khi không nhận được dịch vụ giới thiệu việc làm sẽ mất đi cơ hội có việc làm của NKT. Trong hoạt động giới thiệu việc làm, ngoài việc kết nối NKT với nhà tuyển dụng, nhân viên xã hội còn phải QLTH, đánh giá khả năng của NKT có phù hợp với yêu cầu nhà tuyển dụng hay không. Điều này chỉ được thực hiện tốt khi đội ngũ nhân viên tại cơ sở cung cấp dịch vụ đủ năng lực chuyên môn.

2.3.1.5. Dịch vụ quản lý trường hợp

QLTH trong hỗ trợ việc làm cho NKT là quy trình cùng họ xác định nhu cầu cần trợ giúp, cùng xây dựng và thực hiện kế hoạch trợ giúp với họ cũng như điều phối các hoạt động cung cấp DVVL để hỗ trợ họ có việc làm, ổn định cuộc sống và hòa nhập xã hội. Kết quả cho thấy trong số 100 NKT được hỏi có 77% cho rằng chưa được QLTH và 23% được QLTH. Dịch vụ QLTH trong hỗ trợ việc làm gồm các nội dung: Tham gia đánh giá nhu cầu việc làm, cùng xây dựng kế hoạch hỗ trợ việc làm và cùng đánh giá kế hoạch sau thực hiện.

Theo kết quả khảo sát, chỉ có 23% số NKT nhận được dịch vụ QLTH; trong đó, chỉ có nội dung tham gia đánh giá nhu cầu việc làm là nhận được những nhận xét tích cực nhất, với 34,8% đánh giá tốt, số còn lại đánh giá tạm được, với 65,2%. Việc cùng xây dựng kế hoạch hỗ trợ việc làm cũng như cùng đánh giá kế hoạch sau thực hiện nhận được những phản hồi tiêu cực, với 100% số NKT đánh giá chưa tốt cho cả hai nội dung (Biểu đồ 2.11). Nguyên nhân vì các cơ sở cung cấp dịch vụ chỉ dừng lại ở việc lập hồ sơ theo dõi theo quy định tại thông tư 01 năm 2015 về QLTH của Bộ LĐTBXH ban hành mà không thực

hiện các bước tiếp theo. Anh H. V. D. (NKT) chia sẻ: “Theo tôi hoạt động QLTH với NKT khi tìm việc chưa tốt, vì thực tế khi đến cơ sở xin hỗ trợ tìm việc thì cũng chỉ được hỏi vài câu sơ sài, nhu cầu muốn làm việc thế nào, rồi họ ghi lại thông tin và hẹn sẽ liên lạc khi có nơi tuyển dụng. Nếu làm như vậy thì tôi thấy không hiệu quả chút nào”. Tuy nhiên, cũng có cơ sở cung cấp dịch vụ muốn thực hiện tốt hơn điều này, nhưng do cơ sở chưa có nhân viên được đào tạo, được tập huấn về QLTH nên việc thực hiện tiến trình trợ giúp NKT không mang lại kết quả cao. Chị N. T. T. (nhân viên cơ sở) chia sẻ: “Hiện tại cơ sở không có CBNV học về CTXH. Vì thế khi QLTH hội viên có nhu cầu tìm việc thì chỉ ghi lại nguyện vọng của họ mà thôi. Sau đó biết chỗ nào có tuyển dụng thì giới thiệu, chứ không làm bài bản đâu. Hy vọng đợt tới có một em tốt nghiệp CTXH vào làm thì thực hiện cái này tốt hơn”.

100%

80%

60%

40%

20%

0%

Tham gia đánh giá Cùng xây dựng kế Cùng đánh giá kế nhu cầu việc làm hoạch hỗ trợ việc hoạch sau thực hiện

làm


Tốt Tạm được Không tốt

Biểu đồ 2.11. Dịch vụ quản lý trường hợp











65.2%









100%


100%










34.8%







(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tháng 12/2018)

Bên cạnh những NKT nhận được sự hỗ trợ về QLTH, số đông còn lại (77%) chưa nhận được dịch vụ hỗ trợ này, trong đó 72,7% NKT cho rằng vì bản thân họ không nghe CBNV cơ sở nói điều này, 15,6% cho biết vì bản thân tự tạo việc làm nên không cần QLTH và 11,7% thừa nhận vì bản thân bị khuyết tật không muốn làm việc nên không cần QLTH. Đây là điều mà các nhà quản lý cần quan tâm, vì số đông NKT chưa được biết đến QLTH trong khi Bộ LĐTBXH đã triển khai thông tư 01 về QLTH từ năm 2015.

2.3.1.6. Dịch vụ hỗ trợ sinh kế

Theo như luật quy định, NKT trên địa bàn quận Thủ Đức nếu có nhu cầu vay vốn làm ăn đều có thể tiếp cận với các nguồn vay ưu đãi từ quỹ giải quyết việc làm của ngân hàng chính sách xã hội hay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm. Nhưng thực tế, việc tiếp cận các nguồn vốn này của NKT còn nhiều khó khăn. Nghiên cứu cho thấy trong số 100 NKT được hỏi có 85% chưa từng nhận được hỗ trợ sinh kế và 15% được hỗ trợ sinh kế. Dịch vụ hỗ trợ sinh kế bao gồm: Hỗ trợ vay vốn ưu đãi; hỗ trợ kỹ thuật, cách thức làm ăn và hỗ trợ trang thiết bị làm ăn. Đây là ba nội dung được tìm hiểu thông qua đánh giá của những NKT.

Trong số 15 NKT nhận trợ giúp từ dịch vụ hỗ trợ sinh kế, chỉ 26,7% đánh giá việc hỗ trợ vay vốn ưu đãi ở mức tốt, số phần trăm còn lại (73,3%) đánh giá dịch vụ này ở mức tạm được. Hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ trang thiết bị làm ăn là hai nội dung nhận được những đánh giá không mấy tích cực từ phía những NKT, với hơn 2/3 số NKT đánh giá ở mức không tốt cho cả hai dịch vụ này, lần lượt là 73,3% và 80% (Biểu đồ 2.12). Như vậy, NKT khi tiếp cận dịch vụ hỗ trợ sinh kế còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những khó khăn về mặt thủ tục. Anh N. P. L. (NKT) chia sẻ: “Cán bộ cơ sở cần liên kết với nhau thì mới có thể giúp chúng tôi vay vốn được. Vì thủ tục vay vốn chính sách khá phức tạp, đòi là thành viên của tổ tín dụng với được vay, cá nhân không được vay. Mà tổ tín dụng thì nằm trong hội đoàn của địa phương, khuyết tật như tôi đi lại khó khăn thì sao tham gia. Hơn nữa mức cho vay còn quá thấp không đủ để chúng tôi có thể mua trang thiết bị làm ăn thì sao có thể kinh doanh được”.

Một ý kiến khác từ chị N. T. N. (NKT): “Nhiều khi tôi cũng muốn vay vốn ưu đãi để làm ăn, nhưng vì không biết làm cái gì và sợ ăn hết vốn nên thôi. Tôi nghĩ nếu chúng tôi vay vốn thì cơ sở cung cấp dịch vụ cần tư vấn cho chúng tôi cách thức làm ăn, cần hỗ trợ về kỹ thuật nữa, như thế mới có hiệu quả được”. Có thể nói rằng, cho vay vốn ưu đãi là chưa đủ, NKT cũng cần hỗ trợ kỹ thuật, cách thức làm ăn từ các cơ sở cung cấp DVVL để sử dụng đồng vốn vay cho có hiệu quả và tạo được việc làm ổn định sau vay vốn.

Soeur L. T. K. P. (cán bộ quản lý cơ sở) chia sẻ: “Khi các em có nhu cầu tự tạo việc làm sau đào tạo thì cơ sở chúng tôi sẽ hỗ trợ các em về trang thiết bị

làm ăn. Vì không phải em nào cũng vay được vốn ưu đãi từ chính sách. Thêm nữa, đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ sinh kế cho NKT là cần thiết khi mà doanh nghiệp không muốn tuyển dụng NKT, vì đây là cách giúp NKT có được việc làm và có thể nuôi sống bản thân”. Như vậy, khi tự tạo việc làm, NKT cần được hỗ trợ thêm trang thiết bị làm ăn, vì có thể số tiền vay được không đủ để họ mua sắm trang thiết bị hoặc có thể họ không vay được số tiền từ quỹ ưu đãi. Đây là điều mà các nhà quản lý cần quan tâm khi cung cấp dịch vụ hỗ trợ việc làm cho NKT.

100%

80%

60%

40%

20%

0%

Hỗ trợ vay vốn ưu Hỗ trợ kỹ thuật, Hỗ trợ trang thiết bị đãi cách thức làm ăn làm ăn


Tốt Tạm được Không tốt

Biểu đồ 2.12. Dịch vụ hỗ trợ sinh kế












73.3%



73.3%









80%












26.7%


26.7%


20%



(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tháng 12/2018)

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, trong 85% không được hỗ trợ sinh kế thì 51,7% cho rằng vì bản thân họ vay vốn không biết làm gì cả, 41,2% thừa nhận bản thân họ không có nhu cầu vay vốn và 7,1% cho biết vì bị khuyết tật không làm việc nên không cần vay vốn. Kết quả này hợp lý vì hầu hết NKT cho rằng họ không biết làm gì với số tiền vay được nếu không có sự tư vấn cách thức làm ăn, hỗ trợ kỹ thuật và trang thiết bị từ các cơ sở cung cấp DVVL.

Như vậy, khi tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, NKT thường gặp khó khăn về thủ tục quy định cho vay vốn, không được tư vấn về kỹ thuật, cách thức làm ăn, không được hỗ trợ về trang thiết bị làm ăn, những điều này khiến NKT không đủ tự tin để vay vốn ưu đãi dành riêng cho họ. Hơn nữa, việc đa dạng hóa hình thức sinh kế cho NKT cần thiết khi mà rất ít doanh nghiệp tuyển dụng NKT vào làm việc, nhận thức của gia đình, cộng đồng về khả năng làm việc của NKT còn thấp, cơ chế chính sách chưa phù hợp với thực tế để giải quyết việc làm cho họ.

2.3.1.7. Dịch vụ hỗ trợ chính sách, pháp lý

NKT và gia đình họ thường gặp rất nhiều khó khăn, rào cản về mặt pháp lý để có thể tiếp cận được các nguồn lực cần thiết, trong đó có khó khăn về việc tiếp cận với các chính sách hỗ trợ, ưu đãi NKT học nghề và làm việc. Trong số 100 NKT được hỏi có 77% NKT chưa nhận được hỗ trợ chính sách, pháp lý và chỉ 23% được nhận sự hỗ trợ chính sách, pháp lý. Dịch vụ hỗ trợ chính sách và pháp lý bao gồm: Thông tin về chế độ, chính sách; tư vấn về chế độ, chính sách và được kết nối với cơ sở hỗ trợ chính sách.

Biểu đồ 2.13 cho thấy đánh giá của NKT về những yếu tố trong dịch vụ hỗ trợ chính sách pháp lý. Không có ý kiến tích cực nào cho cả ba khía cạnh được khảo sát. Số NKT đánh giá chỉ ở mức tạm được và thậm chí là không tốt chiếm phần lớn trong những nhận xét. Về việc NKT được thông tin về chế độ, chính sách được hưởng, khoảng 2/3 số người trả lời đánh giá tạm được và phần còn lại đánh giá không tốt. Tương tự, việc được tư vấn về chế độ, chính sách cũng nhận được nhiều đánh giá không tốt 43,5%, đặc biệt việc NKT được kết nối với cơ sở hỗ trợ chính sách nhận được nhiều ý kiến phản ánh không tốt 65,2%.

100%


80%


60%


40%


20%


0%

Được thông tin về Được tư vấn về chế Được kết nối với cơ chế độ, chính sách độ, chính sách sở hỗ trợ chính sách


Tốt Tạm được Không tốt

Biểu đồ 2.13. Dịch vụ hỗ trợ chính sách, pháp lý











39.1%


43.5%


65.2%










60.9%


56.5%










34.8%



(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tháng 12/2018)

Như vậy có thể thấy hoạt động trợ giúp pháp lý của các cơ sở cung cấp dịch vụ chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của NKT trên địa bàn quận Thủ Đức. Việc hỗ trợ về chính sách, pháp lý cho NKT của các cơ sở chỉ mới dừng lại ở việc cung cấp thông tin chế độ, chính sách khi NKT cần đến. Cơ sở chưa chủ

động tư vấn, tham vấn nhằm giúp NKT hiểu hơn về chế độ, chính sách cũng như chưa kết nối NKT với các cơ sở hỗ trợ chính sách khi họ có nhu cầu tư vấn chuyên sâu và được rà soát về các chế độ được hưởng khi làm việc. Anh H. V. D. (NKT) chia sẻ: “Ngoài việc chúng tôi được thông tin về chính sách việc làm, chúng tôi cần được tư vấn về các chế độ được hưởng, được hỗ trợ để rà soát các chế độ còn thiếu cũng như được kết nối với cơ sở hỗ trợ chính sách có thẩm quyền để trình bày tâm tư, nguyện vọng của chúng tôi về những bất cập của chính sách để họ có ý kiến giải quyết cho chúng tôi. Nhưng điều này tôi cảm thấy cơ sở xã hội chưa thực hiện tốt vì quyền lợi của NKT chúng tôi”.

Đối với 77% NKT chưa nhận được sự hỗ trợ chính sách, pháp lý thì 77,9% trong số họ cho rằng vì họ không nghe CBNV nói điều này khi tìm việc, 11,7% cho rằng bản thân họ không làm việc khi bị khuyết tật nên không có nhu cầu và 10,4% cho biết vì họ tự tạo việc làm nên không cần hỗ trợ chính sách, pháp lý. Điều này phù hợp với những phân tích trong phần dịch vụ tư vấn, tham vấn việc làm. Vì vậy, các nhà quản lý cơ sở cung cấp dịch vụ cần tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho NKT vì phần đông NKT cho rằng họ không nghe nói đến nội dung này khi họ được hỗ trợ việc làm.

2.3.2. Thực trạng hệ thống các cơ quan cung cấp dịch vụ công tác xã hội hỗ trợ việc làm với người khuyết tật

2.3.2.1. Thực trạng các cơ sở cung cấp dịch vụ việc làm với người khuyết tật tại Thành phố Hồ Chí Minh

Mạng lưới cơ sở cung cấp DVCTXH hỗ trợ việc làm cho NKT tại TPHCM hiện nay khá nhiều. Một số cơ quan cung cấp dịch vụ thuộc hệ thống công lập và ngoài công lập có thể kể tên như:

- Mạng lưới cơ quan cung cấp DVVL cho NKT thuộc công lập

Sở LĐTBXH TPHCM: Có các phòng ban, các cơ sở cung cấp DVCTXH hỗ trợ việc làm cho NKT như: Phòng bảo trợ xã hội, phòng dạy nghề, phòng việc làm, Trường Cao đẳng nghề Thành phố, Trung tâm DVVL Thành phố, Trường Nghiệp vụ nhà hàng Thành phố, Trung tâm Bảo trợ dạy nghề và Tạo việc làm cho Người tàn tật TPHCM. Các dịch vụ mà cơ quan này cung cấp cho NKT gồm

tư vấn, tham vấn các chế độ, chính sách, hỗ trợ vay vốn, giới thiệu việc làm, đào tạo văn hóa, đào tạo nghề, tập huấn nâng cao năng lực cho NKT.

Ngoài ra, một số sở ngành khác cũng tham gia vào việc cung cấp DVVL cho NKT như: (1) Sở Giáo dục cung cấp dịch vụ học văn hóa, học nghề cho NKT như miễn giảm học phí, cấp học bổng, phổ cập giáo dục, nâng cao trình độ văn hóa, trình độ tay nghề cũng như tham vấn, tư vấn các chế độ, chính sách liên quan đến việc học văn hóa, học nghề cho NKT và gia đình của họ. (2) Sở Thông tin truyền thông cung cấp dịch vụ truyền thông về việc làm cho NKT, gia đình NKT và cộng đồng về những kiến thức liên quan đến chế độ, chính sách ưu đãi việc làm cho NKT nhằm nâng cao nhận thức cho NKT, cho gia đình họ và cộng đồng. (3) Sở tư pháp cung cấp dịch vụ tư vấn, tham vấn pháp lý cho NKT về những chế độ được hưởng từ chính sách khi tiếp cận việc làm, tuyên truyền nâng cao kiến thức, ý thức thực hiện các chính sách hỗ trợ việc làm cho NKT theo quy định tại các cơ sở kinh doanh và cộng đồng có NKT sinh sống, làm việc.

- Mạng lưới cơ quan cung cấp DVVL cho NKT ngoài công lập

Cơ sở khiếm thị Thiên Ân: Cung cấp dịch vụ tư vấn, tham vấn hướng nghiệp, đào tạo nghề, đào tạo kỹ năng xã hội, kết nối với nhà tuyển dụng sau đào tạo cho những người khiếm thị hiện đang sinh sống trên địa bàn thành phố.

Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển (DRD): Cung cấp dịch vụ tư vấn, tham vấn hướng nghiệp, hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ chi phí đi lại, đào tạo, tập huấn kỹ năng xã hội cho NKT nói chung và kết nối NKT với nhà tuyển dụng khi tìm việc làm.

Trường nuôi dạy Thanh thiếu niên khiếm thị và khuyết tật Chùa Kỳ Quang 2: Cung cấp dịch vụ đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm cho người khiếm thị trên địa bàn thành phố và trong cà nước.

Ủy ban Bác ái xã hội - Caritas Tổng giáo phận TPHCM: Cung cấp dịch vụ tư vấn, tham vấn tâm lý, hỗ trợ học bổng cho NKT và hỗ trợ sinh kế để NKT hòa nhập cộng đồng.

Hội Người mù TPHCM: Cung cấp dịch vụ đào tạo văn hóa, nghề cho người khiếm thị trên địa bàn thành phố thông qua sự giới thiệu của các chi hội ở

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí