Biến giả Sở hữu nước ngoài (FOR) có hệ số tác động là 0.0252 với mức ý nghĩa thống kê P-value = 0.002 < 5%. Biến giả FOR được đưa vào mô hình để kiểm định ảnh hưởng của yếu tố cấu trúc sở hữu – cụ thể là Sở hữu nước ngoài đến hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng. Hệ số tác động là dương (+) cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng. Theo đó, tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài càng cao thì ngân hàng hoạt động càng hiệu quả. Kết quả này tương đồng với kỳ vọng của tác giả về mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu nước ngoài và hiệu quả HĐKD ngân hàng. Đồng thời, kết quả cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây đo lường mối quan hệ này. Biến Thị phần (MARKSHARE) có hệ số tác động là 0.0442 với mức ý nghĩa thống kê P-value = 0.032 < 5%. Biến MARKSHARE được đưa vào mô hình để phân tích tác động của thị phần cho vay đến hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng. Kết quả cho thấy tác động tích cực của thị phần cho vay đến hiệu quả HĐKD của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu trước đây của Nguyễn Việt Hùng (2008), Evgeni Genchev (2012); Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016) và dấu kỳ vọng của tác giả. Phần chia thị trường càng lớn, chi phí hoạt động của ngân hàng sẽ càng thấp và hiệu quả HĐKD được nâng
cao.
Biến Tỷ lệ nợ xấu (NPL) có hệ số tác động là -0.0387 với mức ý nghĩa thống kê P-value = 0.049 < 5%. Như vậy, Tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều đến hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng, cụ thể, khi NPL tăng 1 đơn vị thì TE giảm 0.0387 đơn vị. Kết quả này tương đồng với kỳ vọng về dấu (-) của tác giả và các nghiên cứu trước đây. Kết quả cũng chỉ ra được thực trạng tăng trưởng tín dụng nóng trong giai đoạn 2013 – 2018. Giai đoạn này, các ngân hàng tập trung tăng trưởng tín dụng nhanh trong khi năng lực quản trị rủi ro còn hạn chế. Đặc biệt, một số NHTMCP có quy mô nhỏ hoặc mới thực hiện M&A vì không kiểm soát được tình trạng tăng trưởng nóng đã khiến cho nợ xấu tăng cao, ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng. So với các biến độc lập khác, NPL là biến có ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả HĐKD của các ngân hàng. Như vậy, để nâng cao hiệu quả HĐKD, các
NHTMCP Việt Nam cần thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng như: thẩm định cho vay, kiểm tra giám sát, tuân thủ các quy định trong cho vay về giới hạn tín dụng, các chính sách tín dụng. Những biện pháp này sẽ góp phần giảm chi phí, tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả HĐKD cho ngân hàng.
Biến Tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có hệ số tác động là 0,0135 với mức ý nghĩa thống kê P-value = 0.003 < 5%. Như vậy, tỷ lệ tăng trưởng GDP có tác động cùng chiều đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Gull và cộng sự (2011); Bandaranayake và Jayasinghe (2013); Nguyễn Quang Minh (2015) và trùng hợp với dấu kỳ vọng của tác giả. Như vậy, có thể kết luận tốc độ tăng trưởng GDP năm trước sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của các NHTMCP trong năm sau hay HĐKD của hệ thống NHTMCP chịu ảnh hưởng bởi biến vĩ mô GDP với độ trễ nhất định. Kết quả cho thấy khi nền kinh tế tăng trưởng, số lượng doanh nghiệp tăng, đồng thời các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, kéo theo đó nhu cầu vốn cũng tăng lên, ảnh hưởng lớn đến quá trình tạo vốn và sử dụng vốn của ngân hàng.
Biến Tỷ lệ Dư nợ/Tổng tài sản (DNTTS) có hệ số tác động là -0,0037 với mức ý nghĩa thống kê P-value = 0.002 < 5%. Như vậy, tỷ lệ Dư nợ Tổng tài sản có tác động ngược chiều đến hiệu quả HĐKD của các ngân hàng. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008), Nguyễn Quang Minh (2015) và dấu kỳ vọng của tác giả (-). Trong khi đó, tác giả Đặng Thị Minh Nguyệt (2017) lại tìm thấy tương quan thuận chiều giữa tỷ lệ Dư nợ Tổng tài sản và hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ thực hiện trong trường hợp Vietinbank, do đó sự khác biệt là không thể tránh khỏi. Có thể kết luận rằng không phải ngân hàng nào cho vay càng nhiều thì hiệu quả sẽ càng cao. Càng mở rộng tín dụng, ngân hàng càng đối mặt với nhiều rủi ro. Trong trường hợp này, nếu ngân hàng không có quy trình kiểm soát tín dụng hiệu quả sẽ làm gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn, tăng chi phí xử lý các khoản nợ xấu, chi phí quản lý,... và hậu quả cuối cùng là sự sụt giảm trong hoạt động kinh doanh.
Biến Tỷ lệ Chi phí/Thu nhập (CPTN) có hệ số tác động là -0.0084 với mức ý nghĩa thống kê P-value = 0.000 < 5%. Kết quả thể hiện tác động tiêu cực của tỷ lệ Chi phí Thu nhập đến hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng. Cụ thể, khi biến CPTN tăng 1 đơn vị thì hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng sẽ giảm 0,0084 đơn vị và ngược lại. Như vậy, chi phí để tạo ra một đồng thu nhập sẽ có tác động ngược chiều với hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng và để tăng hiệu quả, các NHTMCP buộc phải tìm cách giảm chi phí hoặc nâng cao hiệu quả kiểm soát chi phí. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008) và dấu kỳ vọng của tác giả (-). Hơn nữa, thực tế hoạt động của các ngân hàng cũng cho thấy chi phí càng tăng thì lợi nhuận ngân hàng càng giảm và hiệu quả hoạt động càng giảm. Hiện nay, các ngân hàng thường tìm cách giảm chi phí hoạt động để tiết kiệm chi phí. Một cách làm khác các ngân hàng cũng có thể thử là tăng hiệu suất sử dụng mỗi đồng chi phí của ngân hàng. Nghĩa là thay vì giảm chi phí, ngân hàng có thể tăng đầu tư vào các sản phẩm, dịch vụ mang tính đột phá để tăng thu nhập.
Có thể bạn quan tâm!
- Tốc Độ Tăng Tài Sản Có Của 29 Nhtmcp Việt Nam 2013-2018
- Chi Phí Lãi, Chi Phí Hoạt Động Của Các Nhtmcp Việt Nam
- Kết Quả Tính Toán Hiệu Quả Hđkd Theo Mô Hình Sfa Của Các Nhtmcp Việt Nam Giai Đoạn 2013-2018
- Đánh Giá Chung Về Hiệu Quả Hđkd Của Các Nhtmcp Việt Nam
- Quan Điểm, Định Hướng Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Nhtmcp Việt Nam
- Xây Dựng Ngân Hàng Xanh Hướng Tới Phát Triển Bền Vững
Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.
Như vậy, kết quả ước lượng mô hình hồi quy Tobit về sự tác động của các nhân tố tới hiệu quả HĐKD của ngân hàng (TE) chỉ ra rằng có 5 nhân tố tác động cùng chiều là: QMTS, VCSHTS, FOR, MARKSHARE và GDP; 4 nhân tố có tác động ngược chiều là: STATE, NPL, DNTTS và CPTN.
2.3 Đánh giá chung về hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam
2.3.1 Thảo luận về các kết quả đo lường hiệu quả HĐKD
2.3.1.1 Kết quả đo lường hiệu quả HĐKD theo cách tiếp cận truyền thống Sau khi tính toán và phân tích các chỉ tiêu truyền thống, tác giả rút ra được kết luận về hiệu quả HĐKD của 29 NHTMCP Việt Nam trong mẫu nghiên cứu giai
đoạn 2013-2018 như sau:
Hiệu quả sử dụng vốn
Tác giả sử dụng 2 chỉ tiêu: hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (ROE) và hiệu quả sử dụng vốn huy động để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của các NHTMCP Việt Nam. Kết quả cho thấy một số các NHTMCP có hiệu quả sử dụng vốn tốt. Trong đó, các ngân hàng có quy mô lớn và vừa có hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn các
ngân hàng nhỏ. Năm 2015, do gặp phải những khó khăn ảnh hưởng bởi nền kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng giảm mạnh. Một loạt các ngân hàng thực hiện tái cấu trúc nội bộ, sáp nhập, hợp nhất vào giai đoạn 2013-2015 cũng khiến 2015 trở thành điểm rơi của chỉ tiêu ROE trong 6 năm. Giai đoạn 2016-2018, nền kinh tế phục hồi, hoạt động của các NHTMCP dần ổn định, lợi nhuận sau thuế tăng dần với tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu, vốn huy động. Điều này dẫn tới ROE, hiệu quả sử dụng vốn huy động của các NHTMCP trong mẫu nghiên cứu ở giai đoạn này tăng. Năm 2018, hiệu quả sử dụng vốn trung bình của các NHTMCP cao nhất trong cả giai đoạn, tuy nhiên, có đến 14 29 NHTMCP có hiệu quả thấp hơn so với trung bình ngành. Theo phân tích Dupont, kết quả này có thể do 3 yếu tố: tỷ lệ sinh lời hoạt động, vòng quay tài sản hoặc hệ số nhân vốn. Các NHTMCP cần có biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng hiệu quả khai thác tài sản và chọn cơ cấu vốn hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Hiệu quả sử dụng tài sản
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, tác giả sử dụng 2 chỉ tiêu: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng. Kết quả cho thấy ROA trung bình giai đoạn 2013-2015 có xu hướng giảm. Nguyên nhân đến từ ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và những rủi ro tích lũy của hệ thống ngân hàng khiến cho lợi nhuận ròng của các ngân hàng giảm hoặc có tăng nhưng tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản. Theo phân tích Dupont, ROA phụ thuộc vào 2 yếu tố: tỷ lệ sinh lời hoạt động NPM và vòng quay tài sản AU. Do đó, sự sụt giảm ROA của một số ngân hàng trong giai đoạn này có thể bắt nguồn từ 2 lý do: tỷ lệ sinh lời hoạt động giảm (chưa thực hiện tốt công tác quản trị chi phí, chính sách định giá dịch vụ chưa hợp lý); vòng quay tài sản AU giảm (chưa phát triển hiệu quả nguồn thu từ hoạt động phi tín dụng, hoạt động dịch vụ). Năm 2015 cũng chứng kiến sự sụt giảm của hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng của các ngân hàng. Theo kết quả thống kê, những NHTMCP có hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng thấp chủ yếu là các ngân hàng có quy mô nhỏ, chưa chú trọng phát triển đúng mức dịch vụ ngân hàng điện tử. Thậm chí,
với chi phí đầu tư ban đầu khá lớn, một số ngân hàng có thu nhập ngoài lãi âm. Giai đoạn 2016 – 2018, các ngân hàng tích cực cải thiện công tác quản trị, điều hành, chú ý tăng thu nhập ngoài lãi nên hiệu quả sử dụng tài sản tăng. Ngoài ra, việc tăng hiệu quả sử dụng tài sản còn do tác động tích cực của các giải pháp thúc đẩy hoạt động ngân hàng, phát triển kinh tế của Chính phủ và NHNN.
Hiệu quả sử dụng lao động
Tác giả sử dụng 2 chỉ tiêu: lợi nhuận trước thuế trên mỗi cán bộ nhân viên và thu nhập bình quân nhân viên ngân hàng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của các NHTMCP Việt Nam. Về thu nhập bình quân, ngân hàng vẫn là ngành có thu nhập ổn định và cao so với mặt bằng chung. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn khá cao cho thấy mức chênh lệch lương khá lớn giữa nhân viên các ngân hàng. Cụ thể, thu nhập của CBNV thuộc khối NHTMCP có vốn NN chi phối và NHTMCP quy mô lớn cao hơn so với nhóm nhân viên thuộc NHTMCP quy mô nhỏ. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên mỗi CBNV cũng có sự chênh lệch lớn giữa các ngân hàng trong cả giai đoạn. Nhìn chung, năng suất lao động của CBNV các ngân hàng lớn (Vietcombank, Vietinbank, BIDV,...) thường cao hơn các ngân hàng nhỏ (thể hiện ở chỉ tiêu LNTT CBNV cao hơn). Ngoài ra, giai đoạn này chứng kiến sự cải thiện đáng kể về hiệu quả sử dụng lao động của các ngân hàng như MSB, PG Bank, ACB,... và đặc biệt là Techcombank. Đây là kết quả của quá trình cải thiện về chất lượng nhân sự của các ngân hàng. Đặc biệt, năng suất lao động của CBNV được cải thiện nhiều nhất ở những ngân hàng có đóng góp từ nguồn thu dịch vụ lớn. Điều này cho thấy các ngân hàng có thể tận dụng hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện có để tăng thu từ dịch vụ mà không cần tăng quá nhiều nhân lực.
Hiệu quả kiểm soát chi phí
Để đánh giá hiệu quả kiểm soát chi phí, tác giả sử dụng 2 chỉ tiêu: hiệu quả chi phí hoạt động và tỷ lệ tổng chi phí tổng tài sản. Kết quả cho thấy giai đoạn 2013- 2014 hiệu quả kiểm soát chi phí của các ngân hàng tương đối thấp, thể hiện qua chỉ tiêu hiệu quả chi phí hoạt động thấp. Bên cạnh đó, tỷ lệ tổng chi phí tổng tài sản tuy có giảm nhưng không phải do chi phí giảm mà do tốc độ tăng tài sản của các
NHTMCP trong 2 năm 2013, 2014 tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi phí. Điểm rơi của hiệu quả kiểm soát chi phí là năm 2015 – thời điểm một số ngân hàng phải thực hiện tái cấu trúc, đẩy các loại chi phí tăng cao. Giai đoạn 2016-2018 đánh dấu sự cải thiện trong công tác quản trị chi phí của hệ thống NHTMCP. Lúc này, dưới tác động của chu kỳ tăng trưởng kinh tế, sự chủ động của các NHTMCP trong việc phát triển dịch vụ mới và nâng cao chất lượng dịch vụ, lợi nhuận sau thuế có sự cải thiện rõ rệt. Tốc độ tăng chi phí giai đoạn này vẫn cao (cao hơn tốc độ tăng tài sản), thể hiện sự đầu tư của ngân hàng nhằm phát triển các sản phẩm, dịch vụ; chi phí quản lý; chi phí hoạt động;... Tuy nhiên, tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế cao hơn so với tốc độ tăng chi phí cho thấy việc đầu tư của một số NHTMCP đã phần nào đạt được hiệu quả. Nhìn chung, giai đoạn 2013-2018 đánh dấu sự cải thiện về hiệu quả kiểm soát chi phí, tuy nhiên lại không đồng đều giữa các ngân hàng. Vẫn còn nhiều ngân hàng có hiệu quả kiểm soát chi phí chưa cao, cần cải thiện trong thời gian tới.
Hiệu quả phòng chống rủi ro
Tác giả đánh giá hiệu quả phòng chống rủi ro của các NHTMCP Việt Nam bằng cách sử dụng 2 chỉ tiêu: tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR). Kết quả cho thấy trong cả giai đoạn 2013-2018, các ngân hàng đã rất nỗ lực trong công tác thu nợ, xử lý nợ, giám sát khoản vay, vì vậy, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro trung bình có xu hướng giảm, đa số ngân hàng có tỷ lệ này <1,5% chứng tỏ chất lượng các khoản vay ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, vẫn có một số ngân hàng có tỷ lệ dự phòng RRTD ở mức khá cao và có nhiều khoản vay có vấn đề. Thực trạng này đòi hỏi các NHTMCP cần chú trọng đến công tác quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, 29 NHTMCP trong mẫu nghiên cứu đều có hệ số CAR> 9% và các NHTMCP có quy mô lớn có tỷ lệ CAR thấp hơn so với các ngân hàng có quy mô nhỏ. Thực tế, việc duy trì một tỷ lệ CAR ở mức vừa phải (13- 14%) là đủ để tạo nên lớp bảo vệ lành mạnh, phòng chống hiệu quả rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, một số NHTMCP duy trì tỷ lệ CAR khá cao trong giai đoạn này cũng là điều dễ hiểu. Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng có
tính đặc thù riêng, ưu tiên phát triển bền vững hơn là chạy theo lợi nhuận trước mắt. Do đó, trong giai đoạn tái cấu trúc và nền kinh tế đang đi lên sau suy thoái, việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn cao sẽ giúp nâng cao hiệu quả phòng chống rủi ro, đảm bảo ngân hàng có khả năng ứng biến với những kịch bản xấu nhất có thể xảy ra.
Hiệu quả quản trị, điều hành
Để đánh giá hiệu quả quản trị, điều hành của các ngân hàng, tác giả sử dụng các chỉ tiêu bao gồm: tốc độ tăng tổng tài sản Có, tốc độ tăng trưởng dư nợ và tốc độ tăng thu nhập thuần. Tốc độ tăng tổng tài sản Có của các NHTMCP không đồng đều trong cả giai đoạn. Năm 2015, dưới áp lực giảm tỷ lệ nợ xấu, tốc độ tăng tổng tài sản có bình quân hệ thống giảm mạnh. Thu nhập thuần của các NHTMCP tăng ổn định trong cả giai đoạn (2013-2018). Các NHTMCP Việt Nam ngày càng chú trọng tới phát triển dịch vụ nên thu nhập ngoài lãi ngày càng tăng. Từ đó, tổng thu nhập của ngân hàng có chiều hướng tăng, tốc độ tăng lớn làm tăng hiệu quả HĐKD. Tốc độ tăng dư nợ của các NHTMCP Việt Nam cũng ở mức hợp lý (10-20%). Tốc độ tăng dư nợ của các NHTMCP trong mẫu nghiên cứu giảm mạnh trong 2 năm 2014 và 2018. Đây là kết quả của sự can thiệp điều hành của NHNH, cụ thể: năm 2014 NHNN đã giảm lãi suất điều hành để khơi thông tín dụng, năm 2018 NHNN thực hiện siết chặt tín dụng đối với những khu vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhìn chung, công tác quản trị điều hành của một số NHTMCP Việt Nam cần được cải thiện, đặc biệt là công tác quản trị và kiểm soát chất lượng tín dụng.
Kết quả phân tích số liệu thu thập từ báo cáo thường niên của 29 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2013-2018 cho thấy hệ thống NHTMCP có kết quả hoạt động kinh doanh tốt với hệ số an toàn CAR > 9%; ROA, ROE đạt tỷ lệ khá cao, có tốc độ tăng trưởng tín dụng, thu nhập phù hợp và một số ngân hàng đã thực hiện tốt công tác quản trị chi phí, đảm bảo thu nhập tăng ổn định. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số ngân hàng hoạt động chưa hiệu quả, thu nhập giảm, tốc độ tăng trưởng tài sản, dư Nợ thấp, thậm chí còn giảm. Công tác quản trị chi phí của một số ngân hàng thực hiện không tốt nên hiệu quả chi phí thấp, lợi nhuận chưa cao, có xu hướng giảm. Đặc biệt, giai đoạn 2013 – 2015 chứng kiến sự sụt giảm các mặt hiệu quả của
ngân hàng như: hiệu quả sử dụng vốn, tài sản, lao động,... do các yếu tố chủ quan và khách quan. Đến giai đoạn 2016 – 2018, về cơ bản các mặt hiệu quả của các NHTMCP đã được cải thiện và tăng nhanh. Kết quả phân tích cũng cho thấy sự khác biệt về hiệu quả giữa các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu là khá lớn (độ lệch chuẩn của các chỉ tiêu đều rất cao).
2.3.1.2 Kết quả đo lường hiệu quả HĐKD theo cách tiếp cận hiện đại
Sau khi đánh giá hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam theo cách tiếp cận hiện đại bằng 2 phương pháp: phương pháp bao dữ liệu (DEA) và phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA), tác giả rút ra được những nhận xét sau:
Thứ nhất, nhóm ngân hàng có sở hữu Nhà nước chi phối có hiệu quả kỹ thuật cao hơn so với nhóm còn lại
Các ngân hàng có hiệu quả cao nhất trong số 29 NHTMCP trong mẫu nghiên cứu là: BacABank, BIDV, VietABank, Vietcombank, Vietinbank, VPBank. Những ngân hàng này có hiệu quả trung bình cả giai đoạn 2013 – 2018 đều lớn hơn 70% theo cả 2 phương pháp tiếp cận (DEA và SFA). Với hiệu quả kỹ thuật tính toán được, những ngân hàng trong nhóm này đã sử dụng hiệu quả 70% các yếu tố đầu vào để tạo ra đầu ra. Trong 6 ngân hàng này có 3 NHTMCP có sở hữu Nhà nước chi phối là Vietcombank, Vietinbank và BIDV. Trong mẫu nghiên cứu, các ngân hàng có hiệu quả HĐKD thấp nhất (hiệu quả kỹ thuật dưới 50%) có thể kể đến như: Sacombank, MSB, NCB,... và thấp nhất là Pvcombank. Tất cả những ngân hàng này đều không có cổ phần Nhà nước chi phối. Như vậy, nhóm ngân hàng có sở hữu Nhà nước chi phối có hiệu quả kỹ thuật cao hơn so với nhóm còn lại. Nguyên nhân có thể do các ngân hàng này có được lợi thế từ việc huy động vốn, quản trị rủi ro tốt hơn, mạng lưới giao dịch rộng và nhận được sự tín nhiệm cao từ khách hàng nhờ yếu tố sở hữu Nhà nước.
Thứ hai, quy mô và thời gian hoạt động tác động tích cực đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng
Nếu xét về quy mô hoạt động, nhóm những ngân hàng có hiệu quả cao được nhận thấy bao gồm những ngân hàng có quy mô lớn với tổng tài sản lớn và thời