Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Huy Động Của Các Nhtmcp Việt Nam Giai Đoạn 2013-2018


a. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Theo số liệu thu thập và tính toán từ báo cáo thường niên của 29 NHTMCP Việt Nam, nhiều ngân hàng có ROE cao hơn mức trung bình ngành và cao hơn tiêu chuẩn CAMEL. Thống kê giá trị ROE giai đoạn 2013 – 2018 như sau:

Bảng 2.2: ROE của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018

Đơn vị tính: %

Năm

Số lượng

ngân hàng

Giá trị

nhỏ nhất

Giá trị

lớn nhất

Giá trị

trung bình

Độ lệch

chuẩn

2013

29

0.27

15.80

6.21

4.722

2014

29

0.25

15.27

6.48

4.709

2015

29

0.20

21.40

6.04

5.292

2016

29

0.08

25.70

6.99

6.390

2017

29

0.68

27.50

9.49

7.217

2018

29

0.86

27.73

11.45

8.915

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 11

Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam Theo bảng 2.2, ROE của 29 NHTMCP Việt Nam có giá trị trung bình cao nhất 11,45% (2018) và thấp nhất là 6,04% (2015) trong giai đoạn 2013-2018. Trong 3 năm từ 2016-2018, ROE trung bình của 29 NHTMCP Việt Nam có xu hướng tăng so với 3 năm trước đó (2013 – 2015); đồng thời, có sự chênh lệch khá lớn về giá trị ROE giữa các ngân hàng. Trong 6 năm, NHTMCP có ROE thấp nhất là Vietcapitalbank với 0,08% (2016) và cao nhất là ACB với 27,73% (2018). ROE của

các NHTMCP có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2013-2018 (ngoại trừ 2015).

Thời kỳ 2013-2015, các NHTMCP Việt Nam gặp phải những khó khăn do ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan của nền kinh tế. Một số ngân hàng yếu kém đã thực hiện tái cấu trúc nội bộ và M&A, lợi nhuận sụt giảm, trong khi đó vốn chủ sở hữu tăng, tác động tổng hợp dẫn tới ROE giảm. Đặc biệt, năm 2015, khi một loạt các ngân hàng thực hiện sáp nhập cũng là điểm rơi của giá trị ROE trong 6 năm.

Giai đoạn sau khi tái cấu trúc ngân hàng (2016-2018), hoạt động của các NHTMCP Việt Nam dần ổn định. Lúc này, nền kinh tế bước vào chu kỳ tăng trưởng, các ngân hàng tập trung tăng thu nhập ngoài lãi nên lợi nhuận sau thuế tăng. Số liệu thu thập được cũng cho thấy ROE của các ngân hàng có quy mô lớn và vừa thường cao hơn của những ngân hàng có quy mô nhỏ. Đồng thời, ROE của các ngân hàng có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Theo thông tư 41 2016 TT-


NHNN về đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu các ngân hàng phải duy trì tỷ lệ CAR

≥ 8% và thực hiện từ ngày 1 1 2020, do đó các ngân hàng không ngừng tăng vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế giai đoạn này nhanh hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu nên ROE tăng.

Biểu đồ 2.3: ROE các NHTMCP Việt Nam năm 2018

Vietinbank Vietcombank

BIDV ACB

ABBank LienVietPostBank

Sacombank Techcombank

MB MSB SHB OCB VIB SCB

Vpbank Eximbank HDbank NamAbank

NCB

Kienlongbank Baovietbank Vietcapitalbank

BacAbank Pvcombank SeAbank TPBank Saigonbank

PGbank VietAbank

8.25

25.49

27.73

90

15.40

21.53

19.41

23.58

22.55

22.80

20.27

6.35

2.29

1.00

20.87

1.21

3.50

2.83

14.59

13.

1.87

6.30


10.78

1.10

4.53

15.11

1.12

10.07

0.86


6.81

Nguồn: Thống kê của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam

Xét riêng trong năm 2018, ACB có ROE cao nhất (27,73%) tiếp theo là Vietcombank (25,49%), OCB (23,58%). Một số ngân hàng có ROE thấp nhất trong hệ thống có thể kể đến như: Pvcombank, SCB, NCB, SGB, VietCapitalbank. Nếu xét theo tiêu chuẩn CAMEL - ngân hàng đạt chuẩn khi ROE ≥ 22% - thì năm 2018 chỉ có 5 29 NHTMCP Việt Nam đáp ứng yêu cầu là VPbank, VIB, OCB, ACB, Vietcombank. Xét theo tiêu chuẩn Việt Nam, có 12 29 ngân hàng có ROE được coi là tốt nằm trong khoảng 14%-17%. Đây là những ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Mặt khác, nếu so với ROE trung bình ngành ngân hàng năm 2018 là 9,06% thì có 14/29 NHTMCP có ROE thấp hơn trung bình ngành.

Ngoài ra, để phân tích đánh giá ROE của các ngân hàng, tác giả kết hợp sử dụng phương pháp Dupont. ROE theo mô hình Dupont được phân tách như sau:



Như vậy, ROE bị tác động bởi Tỷ lệ sinh lời hoạt động – NPM

(

), AU - Vòng quay tài sản () và EM - Hệ số

nhân vốn ().

Năm 2018, trong số 29 NHTMCP nghiên cứu, ACB là ngân hàng có ROE cao nhất (27,73%). Lý giải cho điều này chúng ta thấy đây là tác động tổng hợp của việc: NPM của ACB tăng từ 0,1846 (2017) lên 0,3661 (2018); Vòng quay tài sản tăng nhẹ từ 0,0443 (2017) lên 0,0457 (2018); Hệ số nhân vốn giảm từ 17,2126 (2017) xuống còn 16,5632 (2018). Kết quả dẫn tới ROE của ACB tăng từ 14,08% (2017) lên 27,73% (2018). Như vậy, để tăng ROE các ngân hàng cần phải duy trì mức tăng NPM, vòng quay tài sản và áp dụng các biện pháp làm tăng hệ số nhân vốn EM. Nghĩa là ROE chỉ được cải thiện khi các NHTMCP tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả khai thác tài sản và lựa chọn cơ cấu vốn hợp lý.

b. Hiệu quả sử dụng vốn huy động

Ngoài chỉ tiêu ROE, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn huy động cũng được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của NHTM.

Bảng 2.3: Hiệu quả sử dụng vốn huy động của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018

Đơn vị tính: %

Năm

Số lượng

ngân hàng

Giá trị nhỏ

nhất

Giá trị

lớn nhất

Giá trị

trung bình

Độ lệch

chuẩn

2013

29

0.03

2.29

0.83

0.593

2014

29

0.02

2.47

0.76

0.537

2015

29

0.02

1.57

0.58

0.443

2016

29

0.01

2.28

0.65

0.541

2017

29

0.04

4.07

0.90

0.904

2018

29

0.04

3.95

1.04

0.935

Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam

Theo thống kê, hiệu quả sử dụng vốn huy động của 29 NHTMCP Việt Nam trong 6 năm có sự chênh lệch khá lớn; đặc biệt là 2 năm 2017, 2018. Hiệu quả sử dụng vốn huy động trung bình giảm mạnh năm 2015 và tăng dần các năm sau đó. Năm 2015 là năm kết thúc giai đoạn 1 tái cấu trúc ngân hàng, các ngân hàng vừa trải qua giai đoạn khó khăn và đang dần hồi phục. Từ năm 2014, NHNN đã có những chính sách quyết liệt và linh hoạt để vừa ổn định vĩ mô, vừa phục hồi và tăng


trưởng kinh tế. Do đó hoạt động tín dụng có dấu hiệu tăng trưởng; thu nhập, lợi nhuận của ngân hàng tăng, vì vậy hiệu quả sử dụng vốn huy động có xu hướng tăng. Biểu đồ 2.4: Hiệu quả sử dụng vốn huy động của 29 NHTMCP Việt Nam 2018

Vietinbank Vietcombank

BIDV ACB

ABBank LienVietPostBank

Sacombank Techcombank

MB MSB SHB OCB VIB SCB

Vpbank Eximbank HDbank NamAbank

NCB

Kienlongbank Baovietbank Vietcapitalbank

BacAbank Pvcombank SeAbank TPBank Saigonbank

PGbank VietAbank

0.62

1.78

0.73

1.85

1.05

0.69

0.50

3.95

2.36

1.21

0.69

2.47

2.44

0.04

0.84

0.56

2.24

1.04

0.06

0.62

0.26

0.10

0.92

0.08

0.53

1.52

0.28

0.52

0.27

Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam

Tính riêng năm 2018, NHTMCP có hiệu quả sử dụng vốn huy động cao nhất là Techcombank 3,95%; tiếp theo là OCB 2,47%, VIB 2,44%, MB 2,36% và thấp nhất là SCB 0,04%, NCB 0,06%, PVcombank 0,08%. Kết quả cho thấy hiệu quả sử dụng vốn huy động của các NHTMCP Việt Nam có sự khác biệt khá lớn. Các ngân hàng có quy mô lớn và vừa thường có hiệu quả sử dụng vốn huy động cao hơn những ngân hàng có quy mô nhỏ. Hiệu quả sử dụng vốn cao chứng tỏ các ngân hàng này đã có chính sách huy động và sử dụng vốn tốt, quản lý tốt nguồn vốn huy động, đáp ứng nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế, sử dụng hợp lý vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn theo quy định của NHNN. Ngược lại, một số ngân hàng đã không thực hiện tốt chính sách huy động, sử dụng vốn, công tác quản trị vốn huy động, dẫn tới vốn huy động thừa (tỷ lệ Dư Nợ Vốn huy động của NCB là 63%; PVcombank 68%, SCB 72%). Ngoài ra, một số ngân hàng sử dụng vốn trung dài hạn cho vay ngắn hạn làm cho lợi nhuận trên một đồng vốn huy động giảm.


2.2.1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản

a. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Kết quả ROA của 29 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2013-2018 được thể hiện trong Bảng 2.4. Kết quả thống kê cho thấy ROA trung bình của 29 NHTMCP Việt Nam dao động từ 0,46% đến 0,89%; ROA lớn nhất là Techcombank (2,87%, 2018); thấp nhất là Vietcapital bank (0,01%, 2016). ROA toàn hệ thống có xu hướng tăng trong cả giai đoạn, ngoại trừ năm 2015 giảm mạnh (0,46%).

Bảng 2.4: ROA của 29 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018

Đơn vị tính: %

Năm

Số lượng ngân hàng

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

2013

29

0.02

1.61

0.65

0.471

2014

29

0.02

1.31

0.59

0.391

2015

29

0.02

1.30

0.46

0.344

2016

29

0.01

1.90

0.53

0.458

2017

29

0.03

2.50

0.68

0.571

2018

29

0.04

2.87

0.89

0.758

Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam

Cuối năm 2011, suy thoái kinh tế kết hợp với sự bùng nổ những rủi ro tích lũy của hệ thống ngân hàng khiến cho một số NHTMCP Việt Nam gặp khó khăn về thanh khoản, lợi nhuận giảm trong khi tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Trước tình hình đó, đề án tái cơ cấu TCTD giai đoạn 2011-2015 được Chính phủ ban hành nhằm khắc phục những yếu kém nội tại và củng cố năng lực hoạt động của hệ thống ngân hàng. Giai đoạn 2013 – 2015, nhiều ngân hàng có lợi nhuận ròng giảm hoặc có tăng nhưng tăng với tốc độ chậm (kể cả các ngân hàng lớn như Vietinbank, Techcombank). Trong khi đó, tốc độ tăng tài sản Có lại tăng nhanh hơn tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế, vì vậy ROA giai đoạn 2013 – 2015 của các NHTMCP Việt Nam có xu hướng giảm. Giai đoạn 2016-2018, nền kinh tế vĩ mô dần ổn định, công tác điều hành của nhiều ngân hàng được cải thiện. Lợi nhuận ròng của các NHTMCP tăng và có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng tài sản dẫn đến ROA tăng. Đây là dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ rằng khả năng tạo ra lợi nhuận từ tài sản của các

NHTMCP Việt Nam ngày càng tốt, hiệu quả kinh doanh của các ngày càng cao.


Biểu đồ 2.5: ROA của 29 NHTMCP Việt Nam năm 2018


2.87


2.40

1.91

1.83

1.58

1.67

1.67

1.39

1.39

0.94

1.00 1.10

0.72

0.43

0.58

0.55 0.69

0.37

0.44

0.46

0.60

0.48

0.17 0.20

0.07

0.08 0.15

0.05

0.04

Nguồn: Thống kê của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam Chỉ tiêu ROA có sự chênh lệch lớn giữa các NHTMCP trong năm 2018. Techcombank là ngân hàng có ROA cao nhất (2,87%) và thấp nhất là SCB (0,04%). Xét theo tiêu chuẩn CAMEL (ROA≥1,5%), năm 2018 có 8/29 NHTMCP Việt Nam đạt tiêu chuẩn, lần lượt là: Techcombank, Vpbank, OCB, MB, VIB, ACB, HDBank.

Ngoài ra, để phân tích ROA của các ngân hàng, tác giả kết hợp sử dụng phương pháp Dupont. ROA theo mô hình Dupont được phân tách như sau:

ROA =

hay ROA = Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM) x Vòng quay tài sản (AU)

Ứng dụng vào thực tế các NHTMCP Việt Nam, những ngân hàng có ROA cao như Techcombank, Vpbank,… là do NPM, vòng quay tài sản của các ngân hàng tăng cao. Tỷ lệ NPM cao xuất phát từ việc các ngân hàng đã thực hiện tốt công tác quản trị chi phí, tiết kiệm chi phí, có chính sách định giá dịch vụ hợp lý. Ngoài ra, các ngân hàng đã gia tăng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng, hoạt động dịch vụ bằng cách thực hiện tốt công tác marketing, nâng cao chất lượng dịch vụ nên vòng quay tài sản tăng. Tổ chức tài chính JP Morgan ghi nhận Techcombank là ngân hàng có ROA cao nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, là ngân hàng hiếm hoi trên toàn khu vực đang tạo lợi nhuận trên cả hai mặt của bảng cân đối và thu nhập từ phí. Theo tính toán của tác giả, năm 2018 Techcombank có chỉ tiêu NPM, vòng


quay tài sản cao nhất trong hệ thống (lần lượt là 0,4618; 0,0622) và cũng là ngân hàng có thu nhập ngoài lãi cao nhất trong hệ thống ngân hàng (7.223 tỷ đồng) - Tác động tổng hợp khiến ROA của Techcombank dẫn đầu trong các ngân hàng. Ngược lại, SCB, NCB, Pvcombank,… là nhóm các ngân hàng có ROA thấp nhất. ROA thấp là do NPM, vòng quay tổng tài sản thấp. Ví dụ: PVcombank năm 2018 có NPM là 0,0403; vòng quay tài sản là 0,00162 dẫn tới ROA là 0,07%. ROA của NCB năm 2018 là 0,05% do NPM giảm còn 0,0294; vòng quay tài sản là 0,0170.

b. Hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng của 29 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018 thể hiện trên Bảng 2.5.

Bảng 2.5: Hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng của 29 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018

Đơn vị tính: %

Năm

Số lượng ngân hàng

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

2013

29

(0.17)

11.45

0.93

2.054

2014

29

(0.18)

16.31

1.09

2.954

2015

29

(0.54)

1.18

0.47

0.336

2016

29

0.07

1.67

0.52

0.371

2017

29

(0.45)

2.75

0.63

0.595

2018

29

(0.08)

2.25

0.84

0.522

Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam Hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng trung bình của 29 NHTMCP Việt Nam cao nhất là 1,09% (2014) và thấp nhất là 0,47% (2015). Trong 2 năm 2013 và 2014, các ngân hàng có hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng cao nhưng độ lệch chuẩn cũng cao. Ngân hàng có hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng tài sản tạo nguồn thu nhập ngoài lãi là Saigonbank 16,31% (2014). Giai đoạn này các ngân hàng đã chú trọng phát triển các hoạt động dịch vụ, thu nhập ngoài lãi tăng mạnh, hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng tăng.

Đến năm 2015 các ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh về tài sản, trong khi đó thu nhập ngoài lãi có tốc độ tăng trưởng chậm hơn nên hiệu quả sử dụng tài sản cho hoạt động phi tín dụng sụt giảm mạnh. Chỉ tiêu này tăng dần trong 3 năm 2016,


2017, 2018 (0,52%; 0,63%; 0,84%). Điều này cho thấy các NHTMCP Việt Nam đã ngày càng chú trọng hơn tới việc phát triển hoạt động phi tín dụng.

Biểu đồ 2.6: Hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng của 29 NHTMCP Việt Nam năm 2018

2.25

1.97

1.58

1.32 1.37

1.17

1.11

0.90 0.92

0.95

0.97

1.01

0.81

0.83 0.82

0.91

0.70 0.66

0.71

0.73

0.52 0.53

0.34 0.31

0.34

0.37

0.10 0.12

-0.08

Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam

Trong số 29 NHTMCP Việt Nam trong mẫu nghiên cứu, Techcombank là ngân hàng có hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng cao nhất năm 2018 (2,25%); tiếp theo là VPbank (1,97%). Đây là kết quả của việc các ngân hàng này ngày càng chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển mạnh dịch vụ ngân hàng điện tử. Nhờ đó, thu nhập từ hoạt động dịch vụ ngày càng tăng với tốc độ cao hơn so tốc độ tăng tài sản, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng và nâng cao hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Ngược lại, VietAbank, NamAbank, LienVietpost bank là nhóm ngân hàng có hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng thấp nhất. Nguyên nhân là do các ngân hàng này có quy mô nhỏ, hoạt động dịch vụ ngân hàng trong đó có ngân hàng điện tử chưa được chú trọng, đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử chưa lớn, hoặc chi phí đầu tư ban đầu lớn nên thậm chí có ngân hàng thu nhập ngoài lãi âm, tốc độ tăng thu nhập phi tín dụng thấp hơn so với tốc độ tăng tài sản.

2.2.1.3 Hiệu quả sử dụng lao động

a. Lợi nhuận trước thuế trên mỗi CBNV

Xem tất cả 227 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí