phong tục, tập quán, quan điểm về tôn giáo, sắc tộc; (3) Trình độ học vấn, nhận thức xã hội, kỳ vọng cuộc sống, thói quen tiêu dùng. Yếu tố văn hóa – xã hội chịu sự tác động của những yếu tố kinh tế vĩ mô khác, do vậy, sự thay đổi về văn hóa – xã hội thường xảy ra chậm hơn. Tuy nhiên, tác động của yếu tố này lại mang tính lâu dài, cố hữu, khó thay đổi, đồng thời có phạm vi tác động rất rộng. Vì vậy, các NHTM cần nắm bắt, nghiên cứu những đặc trưng văn hóa xã hội của từng vùng, miền mà ngân hàng đó có trụ sở hoạt động. Ngoài ra, yếu tố dân số bao gồm số dân, độ tuổi, giới tính, mức sống, sự phân phối thu nhập, sự phân bố dân cư, tuổi thọ,… đều tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Những thông tin này giúp các nhà quản trị NHTM hoạch định các chiến lược về sản phẩm, thị trường, tiếp thị, quảng cáo,…nhằm gia tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả HĐKD.
e. Yếu tố kỹ thuật công nghệ
Ứng dụng các tiến bộ khoa học về kỹ thuật công nghệ trong lĩnh vực tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng đang ngày càng phổ biến, đặc biệt khi mức độ lan tỏa của cuộc CMCN 4.0 ngày càng lớn trên phạm vi toàn cầu. Cuộc CMCN lần thứ tư với 3 trụ cột chính là kỹ thuật số, công nghệ sinh học và vật lý đã mang lại những đột phá không có tiền lệ trong lịch sử, xóa nhòa khoảng cách giữa thế giới thực và ảo và kết nối vạn vật với nhau. Mức độ ảnh hưởng của cuộc cách mạng này được dự báo sẽ làm thay đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị trên toàn thế giới. Bên cạnh cơ hội phát triển, sự bùng nổ về công nghệ đặt các NHTM vào một môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt, buộc các ngân hàng phải có những chiến lược ứng phó phù hợp. Đồng thời, trong thời đại số hóa, mối đe dọa cạnh tranh không chỉ đến từ các tổ chức tài chính quốc tế mà còn xuất phát từ những công ty công nghệ tài chính (Fintechs) hay những nhà điều hành mạng di động (MNOs) – những tổ chức đang tận dụng sự phát triển của công nghệ để chiếm lĩnh thị phần của các ngân hàng truyền thống. Theo đó, nếu biết tận dụng sự phát triển của công nghệ và có những chiến lược phù hợp, hiệu quả HĐKD của NHTM sẽ được nâng cao và ngược lại.
f. Yếu tố môi trường
Yếu tố môi trường được nhắc đến ở đây là môi trường tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên, không khí, tình hình dịch bệnh. Các nhân tố này gián tiếp ảnh hưởng đến HĐKD của NHTM thông qua việc tác động đến nhóm khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực như nông nghiệp, du lịch, công nghiệp khai khoáng. Yếu tố môi trường thường mang tính mùa vụ và có chu kỳ, tuy nhiên, khi những yếu tố này không ổn định sẽ gây ra những rủi ro cho các doanh nghiệp kinh doanh ở những lĩnh vực liên quan và tác động xấu đến kết quả HĐKD của các NHTM có quan hệ tín dụng, đầu tư với các doanh nghiệp này.
Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung đang chứng kiến sự xuống cấp nghiêm trọng về môi trường như sự ô nhiễm không khí đang ở mức báo động, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trước tình hình đó, khắp mọi nơi trên thế giới đang kêu gọi bảo vệ môi trường nhằm hướng đến phát triển bền vững. Yếu tố môi trường được đặt lên hàng đầu trong mọi mặt hoạt động nói chung, trong đó có ngành ngân hàng. Những nhà quản trị ngân hàng hiện đại tin vào sự cần thiết của việc gắn vấn đề môi trường vào HĐKD của mình. Một số NHTM đã và đang lồng ghép các tiêu chí môi trường khi ra các quyết định tín dụng hoặc trong các hoạt động nội bộ. Trong tương lai gần, sự quan tâm đến các yếu tố về môi trường sẽ giúp các ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động nhờ tăng cường uy tín, kh ng định giá trị thương hiệu, tăng khả năng gắn kết giữa các bên liên quan (khách hàng, cổ đông, cơ quan quản lý,…); từ đó mang lại lợi ích cho cả cộng đồng. Tuy nhiên, để gắn kết giữa HĐKD và yếu tố môi trường, các NHTM phải đối mặt với nhiều rào cản như: khung pháp lý chưa hoàn thiện, thiếu thốn nguồn lực, chưa có hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội,… đòi hỏi mỗi ngân hàng cần có những chiến lược kinh doanh thích hợp.
1.3 Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM Sau khi ước lượng được hiệu quả, mô hình hồi quy Tobit được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM. Mô hình hồi quy Tobit được Tobin giới thiệu vào năm 1958 và được sử dụng để phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả HĐKD của NHTM với biến phụ thuộc nhận giá trị trong
khoảng (0,1). Đây được coi là mô hình phù hợp nhất khi đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM sau khi đã xác định được hiệu quả của từng ngân hàng hoặc của một ngân hàng theo chuỗi thời gian (Tobin, 1958).
Về mặt lý thuyết, Mô hình Tobit chuẩn với một mẫu gồm i ngân hàng có dạng như sau:
nếu > 0, và
nếu≤ 0
Trong đó: xi là biến giải thích β là tham số chưa biết
là biến bị cắt cụt hay biến ngầm
Yi là biến phụ thuộc thể hiện độ đo hiệu quả của ngân hàng thứ i; nằm trong khoảng giới hạn (0,1)
Trong thực nghiệm, mô hình hồi quy Tobit có thể viết lại như sau:
∑∑
Trong đó:
là hiệu quả kỹ thuật (TE) của ngân hàng i vào năm t được ước lượng bằng phương pháp DEA hoặc SFA
là biến giả (ví dụ: loại hình ngân hàng)
là các biến độc lập phản ánh: quy mô, loại hình sở hữu, phần chia thị trường,...
Mô hình Tobit (mô hình hồi quy kiểm duyệt) được xây dựng để ước lượng
mối quan hệ tuyến tính giữa các biến giải thích khi biến phụ thuộc bị kiểm duyệt. Cụ thể, sau khi ước lượng các độ đo hiệu quả, mô hình Tobit sẽ được sử dụng để phân tích các nhân tố tác động đến độ đo hiệu quả này. Các biến giải thích (biến độc lập) được lựa chọn dựa trên yêu cầu của các cơ quan quản lý, các nhà quản trị ngân hàng trong phân tích tài chính nói chung và phân tích hiệu quả HĐKD của NHTM nói riêng.
Bảng 1.2: Các biến độc lập trong mô hình Tobit và kỳ vọng tương quan với biến phụ thuộc
Biến độc lập | Kỳ vọng tương quan | Cách tính | Mã hóa | |
Nhóm các nhân tố về năng lực tài chính của ngân hàng | ||||
Nguyễn Việt Hùng (2008) Gull và cộng sự (2011) Nguyễn Thị Thu Thương (2017) | Quy mô tổng tài sản | + | Giá trị tổng tài sản | TTS |
Husni Ali Khrawish (2011) Nguyễn Quang Minh (2015) | Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản | + | Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản | VCSHTS |
Nhóm các nhân tố về cấu trúc sở hữu | ||||
Berger và cộng sự (2007) Nguyễn Việt Hùng (2008) Phạm Mạnh Hùng (2018) | Sở hữu Nhà nước | + | Biến giả | STATE |
Lin và Zhang (2009) Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016) Phạm Mạnh Hùng (2018) | Sở hữu nước ngoài | + | Biến giả | FOR |
Nhân tố về thị phần của ngân hàng | ||||
Nguyễn Việt Hùng (2008) Evgeni Genchev (2012) Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016) | Thị phần (Thị phần cho vay) | + | DNCV của từng ngân hàng Tổng DNCV của các ngân hàng | MARKS HARE |
Nhóm các nhân tố về năng lực quản trị rủi ro | ||||
Nguyễn Việt Hùng (2008) Nguyễn Thu Nga (2017) Nguyễn Thị Thu Thương (2017) | Tỷ lệ nợ xấu | - | Nợ xấu Tổng dư nợ tín dụng | NPL |
Nguyễn Việt Hùng (2008) Nguyễn Quang Minh (2015) Đặng Thị Minh Nguyệt (2017) | Tỷ lệ Dư nợ Tổng tài sản | - | Dư nợ Tổng tài sản | DNTTS |
Nhân tố về năng lực kiểm soát chi phí | ||||
Nguyễn Việt Hùng (2008) Đặng Thị Minh Nguyệt (2017) | Tỷ lệ Chi phí Thu nhập | - | Chi phí hoạt động Thu nhập | CPTN |
Nhân tố khách quan về kinh tế vĩ mô | ||||
Gull và cộng sự (2011) Bandaranayake và Jayasinghe (2013) Nguyễn Quang Minh (2015) | Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội | + | Tốc độ tăng trưởng GDP năm trước | GDP |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Phương Pháp Đo Lường Hiệu Quả Hđkd Của Nhtm
- Các Cách Tiếp Cận Lựa Chọn Biến Đầu Vào Và Biến Đầu Ra Để Xây Dựng Đường Biên Hiệu Quả
- Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 9
- Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Huy Động Của Các Nhtmcp Việt Nam Giai Đoạn 2013-2018
- Thu Nhập Bình Quân Nhân Viên Ngân Hàng Của 29 Nhtmcp Việt Nam 2013-2018
- Tốc Độ Tăng Tài Sản Có Của 29 Nhtmcp Việt Nam 2013-2018
Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa vào các nghiên cứu trước đây
Dựa trên một số nghiên cứu đã được thực hiện trong và ngoài nước, tác giả xây dựng mô hình khảo sát với biến phụ thuộc là hiệu quả kỹ thuật ước lượng bằng phương pháp DEA (TEVRS). Các biến độc lập được tổng hợp trong bảng 1.3.
Trong số các biến độc lập trên, tác giả sử dụng 2 biến giả là STATE và FOR
để đo lường ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu (sở hữu Nhà nước và sở hữu Nước ngoài) đến hiệu quả HĐKD của NHTM. Cụ thể, biến giả STATE nhận giá trị bằng 1 khi ngân hàng có sự tham gia góp vốn của Nhà nước với tỷ lệ chi phối (trên 50%) và bằng 0 trong các trường hợp còn lại. Với biến giả FOR, các ngân hàng có tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài sẽ nhận giá trị bằng 1 và các ngân hàng không có sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài nhận giá trị bằng 0.
Bảng 1.3: Tổng hợp các biến của mô hình nghiên cứu đã được mã hóa
Tên biến | Mã hóa | |
Biến độc lập | Quy mô tổng tài sản | TTS |
Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản | VCSHTS | |
Sở hữu Nhà nước | STATE | |
Sở hữu nước ngoài | FOR | |
Thị phần (Thị phần cho vay) | MARKSHARE | |
Tỷ lệ nợ xấu | NPL | |
Tỷ lệ Dư nợ Tổng tài sản | DNTTS | |
Tỷ lệ Chi phí Thu nhập | CPTN | |
Tốc độ tăng trưởng GDP | GDP | |
Biến phụ thuộc | Hiệu quả kỹ thuật thay đổi theo quy mô | TEVRC |
Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận án đã làm rõ khung lý thuyết về NHTM và hoạt động kinh doanh của NHTM; phân tích những vấn đề về hiệu quả HĐKD của NHTM bao gồm: khái niệm, sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả HĐKD, các phương pháp đo lường và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM. Ngoài ra, tác giả cũng khái quát lý thuyết về mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của các NHTM.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
2.1 Khái quát về hệ thống NHTMCP Việt Nam
Từ năm 1990, do nhu cầu chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh doanh xã hội chủ nghĩa sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, ngày 23 5 1990, Hội đồng Nhà nước đã ban hành pháp lệnh về NHNN và pháp lệnh về các tổ chức tín dụng. Sự ra đời của hai pháp lệnh này đánh dấu sự chuyển đổi cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ hệ thống một cấp sang hệ thống hai cấp. Tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng đã góp phần đa dạng hóa các loại hình ngân hàng về mặt hình thức sở hữu, đồng thời gia tăng số lượng ngân hàng, đặc biệt là NHTMCP.
2.1.1 Số lượng ngân hàng
Trong giai đoạn 1991-1993, số lượng các NHTMCP đã tăng vượt bậc từ 4 lên 41 ngân hàng và đạt đỉnh điểm là 51 ngân hàng vào năm 1997. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, một số NHTMCP kinh doanh không hiệu quả đã bị phá sản hoặc thu hồi giấy phép hoạt động. Giai đoạn 2000 – 2007, số lượng các NHTMCP tiếp tục giảm do NHNN đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu toàn diện hệ thống ngân hàng. Giai đoạn tiếp theo từ năm 2011 – 2013 là giai đoạn đầu trong tiến trình tái cơ cấu các TCTD theo Quyết định số 254 QĐ-TTg ngày 1/3 2012 của Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy, giai đoạn này các NHTMCP nói riêng và toàn hệ thống các TCTD nói chung đẩy mạnh sáp nhập, hợp nhất nhằm củng cố và phát triển theo hướng tăng cường năng lực quản lý về tài chính.
Biểu đồ 2.1: Số lượng NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018
Đơn vị tính: ngân hàng
35
33
33
30
31
31
31
28
25
2013
2014
2015
2016
2017
2018
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Trong giai đoạn 2013 – 2018, có sự biến động nhỏ về số lượng các NHTMCP (giảm từ 33 xuống còn 31 NHTMCP) do tác động của các thương vụ M&A. Năm 2016, 3 NHTMNN là Vietcombank, Vietinbank và BIDV chuyển sang nhóm NHTMCP (thông tư 36 2015 TT-NHNN), đưa số lượng NHTMCP lên 31 ngân hàng. Số lượng này duy trì trong giai đoạn 2016 – 2018.
2.1.2 Quy mô vốn
Vốn chủ sở hữu, trong đó bao gồm vốn điều lệ là yếu tố quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng. Do đó, trong quá trình hoạt động, các NHTM luôn nỗ lực tăng vốn điều lệ để tăng quy mô hoạt động, năng lực cạnh tranh, đồng thời đáp ứng các yêu cầu về mặt pháp lý. Nghị định số 141 2006 NĐ-CP ngày 22 11 2006 của Chính phủ quy định đến năm 2010, các NHTM phải đạt mức vốn điều lệ tối thiểu
3.000 tỷ đồng. Đến nay, các NHTMCP Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu này.
Bảng 2.1: Quy mô vốn điều lệ của các NHTMCP Việt Nam 2016 - 2018
Vốn điều lệ (tỷ đồng) | Tốc độ tăng trưởng (%) | |
2016 | 308.250 | - |
2017 | 322.184 | 4,52% |
2018 | 374.623 | 16,27% |
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Năm 2018, hệ thống NHTMCP có vốn điều lệ đạt 374.623 tỷ đồng, tăng 16,27% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng này cũng cao hơn so với năm 2017. Nhờ đảm bảo được giới hạn vốn hợp lý mà các NHTMCP Việt Nam HĐKD ngày càng hiệu quả, năng lực cạnh tranh ngày càng tăng. Tuy nhiên, quy mô vốn của các NHTMCP Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với khu vực và trên thế giới. Cụ thể, theo tiêu chuẩn CAMEL – vốn chủ sở hữu của ngân hàng phải đạt trên 20.000 tỷ đồng. Như vậy trong số các NHTMCP Việt Nam thì chỉ nhóm các NHTMCP lớn như: Vietinbank, BIDV, Vietcombank là nằm trong giới hạn an toàn. Nhóm các
NHTMCP vừa và nhỏ hiện đang có số vốn điều lệ khá khiêm tốn.
2.1.3 Mạng lưới hoạt động
Giai đoạn 2013 – 2018, các NHTMCP Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực trong việc mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch nhằm cạnh tranh và thu hút khách
hàng. Đến cuối năm 2018, hệ thống NHTMCP Việt Nam có hơn 8.000 điểm giao dịch, trong đó nhiều ngân hàng có những điểm giao dịch tại nước ngoài.
Biểu đồ 2.2: Mạng lưới hoạt động của các NHTMCP Việt Nam năm 2018
Đơn vị tính: điểm giao dịch
Vietinbank
BIDV
Sacombank Vietcombank
SHB
LienvietPostBank
ACB
Techcombank
HDBank MBBank Maritime Bank
SCB
VPBank Eximbank ABBank
VIB
SeAbank Kienlongbank
OCB
Bac A Bank PVCombank VietAbank
NCB
Saigonbank PGBank TPBank Nam A Bank
Baoviet Bank Vietcapital Bank
1119
1070
566
537
525
388
358
314
295
280
270
239
222
208
165
163
162
134
129
127
116
91
91
88
80
75
68
50
48
Nguồn: Tổng hợp từ BCTN của các NHTM
Những ngân hàng có nhiều điểm giao dịch nhất là: Vietinbank (1.119 chi nhánh và phòng giao dịch), BIDV (hơn 1.000 chi nhánh và phòng giao dịch). Không chỉ chú trọng vào cung cấp dịch vụ trong nước, nhiều ngân hàng còn mở rộng mạng lưới các điểm giao dịch sang các nước trong khu vực và trên thế giới. Điển hình như chi nhánh tại Đức của Vietinbank, chi nhánh BIDV tại Myanmar, ngân hàng con tại Lào của Sacombank và SHB,... Mặc dù phát triển mạng lưới rộng khắp nhưng số lượng các điểm giao dịch giữa các NHTMCP vẫn chênh lệch khá lớn. Một số các ngân hàng nhỏ như: NCB, PGBank, Nam A Bank, Vietcapital Bank,... có số lượng điểm giao dịch còn hạn chế (dưới 100 điểm giao dịch).
2.2 Thực trạng hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam
2.2.1 Đo lường hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam theo cách tiếp cận truyền thống
2.2.1.1 Hiệu quả sử dụng vốn