Hai là, sở hữu nhà nước thuần túy làm cho cơ chế quản lý DNNN trở thành vấn đề phức tạp, rất khó để có thể thu lợi nhuận cao xuất phát từ khó khăn trong việc giải quyết mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng.
2.4. Tính bao trùm quá rộng của hệ thống các DNNN do lịch sử để lại
Hệ thống DNNN ở nước ta được xây dựng lâu dài và theo quan niệm cũ, là một hệ thống rộng khắp từ Trung ương xuống địa phương, quản lý một lượng lao động rất lớn, một nguồn vốn lớn và những điều kiện thuận lợi nhưng hiệu quả được coi là thấp (theo TS Nguyễn Văn Ân, Viện trưởng CIEM thì đến 31-12-2002 có 4722 DNNN 100% vốn của nhà nước, nếu tính cả số DN mà Nhà nước có cổ phần khống chế thì số DNNN là 5175).
Từ các tính chất trên của DNNN có thể kết luận: trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phải có mặt DNNN với vai trò then chốt. Nhưng vai trò then chốt của DNNN phải thể hiện ở mặt chất chứ không phải mặt lượng. Do đó, việc sắp xếp lại DNNN trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay là vấn đề bức xúc.
3. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân
DNNN có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân, vai trò của DNNN được thể hiện trên các mặt cụ thể sau:
Thứ nhất, DNNN đóng góp vào tăng trưởng đất nước (chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm trong nước - GDP), thu hút vốn, tạo việc làm và thực hiện các chính sách xã hội. Ngoài ra, trong nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN ở Việt Nam, các DNNN còn đảm bảo các điều kiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội ngày một tốt hơn; cung ứng hàng hoá, vật tư, năng lượng chủ yếu cho nền kinh tế quốc dân như điện, sắt thép, xi măng, phân bón, xăng dầu, giấy viết. Đồng thời, là lực lượng chủ lực thực hiện các chính sách xã hội thông qua các doanh nghiệp công ích. DNNN là động lực thúc đẩy phân bố lại
nguồn lực, nhất là nguồn vốn và nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hoá tạo tiền đề cho việc hình thành các trung tâm kinh tế, văn hoá, đô thị mới.
Có thể bạn quan tâm!
- Hiệu quả của phương pháp cổ phần hóa trong cải tổ doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam - 1
- Hiệu quả của phương pháp cổ phần hóa trong cải tổ doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam - 2
- Đặc Thù Của Quá Trình Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước Tại Việt Nam
- Ưu Thế Của Phương Pháp Cổ Phần Hóa Trong Cải Tổ Doanh Nghiệp Nhà Nước So Với Các Phương Pháp Khác
- Phương Thức Quản Lý Đã Có Những Biến Chuyển Tích Cực
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
Thứ hai, DNNN giữ vai trò quan trọng chi phối những ngành, lĩnh vực và sản phẩm then chốt của nền kinh tế. DNNN bảo đảm hầu hết yêu cầu sản phẩm và dịch vụ công ích, các điều kiện giao thông, điện, nước, thông tin, vật tư, hàng hóa cho xuất khẩu và thị trường trong nước.
Thứ ba, DNNN là lực lượng nòng cốt trong tăng trưởng, xuất khẩu, bảo đảm các sản phẩm quan trọng của nền kinh tế và đóng góp cho ngân sách nhà nước; góp phần quan trọng bảo đảm các cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩ mô.
Thứ tư, các DNNN là người cung cấp các sản phẩm chủ yếu (các hàng công nghiệp và tiêu dùng, tư liệu sản xuất và các dịch vụ... ) cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Thứ năm, các DNNN là điểm tựa và công cụ quan trọng của nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô, khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường.
DNNN là lực lượng xung kích để nhà nước bổ sung thị trường những hàng hoá và dịch vụ cần thiết. Nhà nước sử dụng và phát huy vai trò xung kích của DNNN khi nào là lúc cần thiết? Đó là khi, khu vực tư nhân không làm được hoặc không muốn làm, như đã phân tích ở trên. Chức năng này được các DNNN thực hiện thông qua việc cung cấp những hàng hoá và dịch vụ theo chủ trương, kế hoạch của nhà nước (cầu) để nhằm vào các khoảng trống của thị trường (cung).
Trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế nhà nước phải sử dụng các biện pháp vĩ mô như chính sách tài chính, chính sách thuế, chính sách tiền tệ. Mặt khác, nhà nước cũng phải dựa vào DNNN để khởi động, phục hồi kinh tế hoặc kìm hãm lạm phát. Thí dụ, khi kinh tế thị trường vật vờ, uể oải, nhà nước sẽ áp dụng các chính sách và biện pháp vĩ mô nhằm kích thích nhu cầu. Nhưng do lãi suất ít hoặc thu hồi vốn chậm, nói chung các doanh nghiệp
không muốn đầu tư. Do vậy, nhà nước phải dựa vào các DNNN để tăng nhu cầu đầu tư, từ đó thúc đẩy tăng nhu cầu.
Thứ sáu, DNNN là những cơ sở quan trọng nhất trong việc đầu tư, ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ; thực hiện hiện đại hoá đất nước. Điều đó thể hiện trước hết bởi sự cất cánh kinh tế của mỗi quốc gia không thể thiếu các ngành hạ tầng và không thể không xây dựng các công trình hạ tầng, mà việc xây dựng này thường đòi hỏi những khoản đầu tư lớn, rủi ro cao, thu hồi vốn chậm, hiệu quả xã hội rộng lớn. Do vậy, những doanh nghiệp bình thường không đủ sức làm và cũng không muốn làm. Thứ nữa là, trong sự phát triển kinh tế ngày nay khoa học – kỹ thuật đóng vai trò then chốt. Các DNNN mới có cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn lực để có khả năng chuyển hoá thành tựu khoa học – kỹ thuật thành lực lượng sản xuất hiện thực. Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, vai trò DNNN còn thể hiện ở việc định hướng, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác, giữ những vị trí then chốt, đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế – xã hội và chấp hành pháp luật.
4. Tính tất yếu phải cải tổ doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam
Trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng phải đối mặt với những thách thức lớn trước sức cạnh tranh từ các doanh nghiệp bên ngoài trong sân chơi chung thế giới, và mất dần các ưu thế bảo hộ từ phía nhà nước do Việt Nam phải tuân thủ luật chơi chung trên thương trường quốc tế. Do đó, việc cải tổ lại doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính là vấn đề sống còn, mang tính chiến lược đối với các doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế XHCN nói chung.
Tính tất yếu phải cải tổ doanh nghiệp nhà nước ở nước ta thể hiện rõ ràng qua những thực tế sau đây:
4.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh yếu kém của các doanh nghiệp nhà nước:
Trong những năm 80, đối với các nước có nền kinh tế phát triển cũng như đang phát triển, thì vai trò của doanh nghiệp nhà nước đã được khẳng định và giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Nhìn về tổng thể thì có những doanh nghiệp nhà nước hoạt động tốt, hiệu quả kinh tế cao, nhưng có không ít các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Nhà nước phải dùng chính sách kinh tế vĩ mô để bảo hộ, như: miễn giảm thuế, cấp vốn ưu đãi đầu tư, bù lỗ... Thông báo Hội nghị lần thứ III Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã nhận định: Doanh nghiệp nhà nước còn những mặt hạn chế, yếu kém, hiệu quả kinh doanh nhìn chung còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực đã có và sự trợ giúp của Nhà nước; công nợ còn nhiều, chậm đổi mới công nghệ, lao động còn dôi dư lớn, chưa thực sự tự chủ trong kinh doanh, trình độ quản lý còn yếu kém, cơ cấu doanh nghiệp nhà nước còn nhiều bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp nhà nước đều có năng suất lao động thấp, chỉ đạt khoảng 38% so với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, vòng quay vốn trung bình trong giai đoạn 1985-1991 chỉ đạt 60% so với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Tại Hội nghị toàn quốc về đổi mới doanh nghiệp tháng 3 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã chỉ rõ những yếu kém của khối doanh nghiệp nhà nước, trong đó thực trạng kinh doanh kém hiệu quả tại khu vực này doanh nghiệp đang là một thách thức lớn khi Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế. Thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ đạt 8000 tỷ đồng trong tổng số
87.000 tỷ đồng nộp ngân sách nhà nước (chiếm tỷ lệ 9,19%), trong khi đó tổng số nợ của khối này phải thu, phải trả lên tới khoảng 300.000 tỷ đồng. Một thực tế đáng lo ngại khác là sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước
rất yếu. Trong khối ASEAN, Việt Nam thuộc nhóm nước có sức cạnh tranh kém phát triển. Thủ tướng lấy ví dụ: Chi phí vận chuyển công ten nơ từ khu công nghiệp Bình Dương đến cảng Vũng Tàu còn cao hơn cả từ Vũng Tàu đi Singapore.
4.2. Nhà nước giảm dần sự bảo hộ đối với doanh nghiệp nhà nước.
Nền kinh tế các nước phương tây đã có những dao động giữa thời kỳ vững chãi của những thành công khu vực kinh tế nhà nước và sự phát triển của khu vực phi nhà nước cũng như việc mở rộng thị trường. Mặt khác, tỷ lệ lạm phát và nợ của Nhà nước ngày càng tăng đã làm cho nhiều chính phủ phải tự xem lại chính sách kinh tế của mình. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá về thị trường sản phẩm và thị trường vốn, hàng loạt các ngành công nghiệp đã trở nên càng ngày càng khó khăn hơn và không còn giải pháp nào khác là hợp tác quốc tế để giải quyết những khó khăn đó. Đồng thời, việc phát triển các ngành công nghiệp, phát triển sản xuất và những vấn đề liên quan đến sản xuất của các doanh nghiệp nhà nước đều do Nhà nước quyết định hoặc lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước quyết định đã phần nào gặp trở ngại trong môi trường mới đòi hỏi phải có các quyết định nhanh và kịp thời trong nền kinh tế thị trường.
Bên cạnh đó, áp lực phải cắt giảm bảo hộ khi Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO cũng khiến càng khiến cho quá trình này được thúc đẩy nhanh hơn. Mất đi những ưu thế bảo hộ, doanh nghiệp nhà nước càng cần có những thay đổi mạnh mẽ để tự mình có thể tồn tại trong cơ chế mới.
4.3. Nhà nước giảm dần chức năng làm kinh tế.
Nhà nước không có tham vọng hành chính hoá nền kinh tế, cũng như không thể thay thế được vai trò của thị trường và các doanh nghiệp. Tuy
nhiên, xét trên nhiều phương diện, sự quản lý, tác động của Nhà nước là điều kiện không thể thiếu được cho sự vận hành hiệu quả của nền kinh tế thị trường. Cho dù luật chơi của thị trường có hiệu quả đến đâu thì cũng không thể thả nổi hoàn toàn nền kinh tế cho quy luật tự điều chỉnh của thị trường. Sẽ là ảo tưởng nếu cho rằng thị trường tự nó sẽ tự điều chỉnh, tự nó có đủ cơ chế để vận hành hiệu quả.
Nhà nước điều tiết thị trường thông qua các quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách. Nhà nước cũng có thể can thiệp, điều tiết thị trường bằng việc thành lập các cơ quan được giao đặc trách việc điều tiết, quản lý kinh tế, với qui chế độc lập. Việc Nhà nước hạn chế, giảm thiểu các biện pháp can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế và làm thay các doanh nghiệp nhà nước dẫn đến hai thay đổi đáng kể: Thứ nhất, tăng cường vai trò quản lý của các cơ quan nhà nước thông qua việc ban hành các quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý chặt chẽ hơn cho sự vận hành của thị trường; thứ hai, tăng cường tính chủ động, trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh trước thị trường.
Nhà nước giảm dần chức năng kinh tế đồng nghĩa với việc nhà nước sở hữu một lượng vốn quá lớn trong các doanh nghiệp đã trở nên không cần thiết,. Vì vậy, việc cải tổ lại doanh nghiệp, cải tổ lại cơ cấu sở hữu, là điều kiện để nhà nước tiến hành tách rời hai chức năng quản lý kinh tế và quản lý hành chính.
4.4. Cải tổ doanh nghiệp nhà nước góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính cho ngân sách nhà nước
Hiện nay, các khoản nợ, việc chiếm dụng vốn giữa các doanh nghiệp với nhau rất lớn, Nhà nước lại phải đứng ra lo trả nợ để đảm bảo cho sự hoạt động bình thường mặc dù không thu về được vốn. Điều đó đã khiến các doanh nghiệp nhà nước đã trở thành gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Mức
độ tổn thất do khu vực doanh nghiệp nhà nước gây ra cho ngân sách nhà nước đã làm ảnh hưởng, gây thiếu lòng tin về khả năng, lợi ích của khu vực kinh tế này đối với sự phát triển cân đối của nền kinh tế, đồng thời để lại những hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội như: tệ tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, ỷ lại vào nhà nước, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng... Để giảm bớt những gánh nặng này, Nhà nước đã từng bước tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp của mình.
Tóm lại, trong bối cảnh này, vị trí, vai trò của các doanh nghiệp nhà nước cũng cần thay đổi cho phù hợp. Các doanh nghiệp nhà nước muốn giải quyết vấn đề này không thể tự mình quyết định mà phải qua nhiều thủ tục hành chính của các cấp có thẩm quyền để chớp lấy thời cơ hội nhập và hợp tác quốc tế. Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang các loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu là một giải pháp hữu hiệu.
II. CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CỔ PHẦN HÓA DNNN
1. Công ty cổ phần
1.1. Định nghĩa
1.1.1. Định nghĩa công ty cổ phần trên thế giới
Công ty cổ phần (CTCP): Là công ty thành lập theo vốn, trong đó các hội viên có tên gọi là cổ đông. Cổ đông góp vốn vào công ty bằng cách mua cổ phần. Vốn của công ty được chia thành từng phần bằng nhau gọi là cổ phiếu. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm và rủi ro trong số vốn đã góp và không chịu trách nhiệm nào khác bằng tài sản còn lại của mình về các nghĩa vụ của công ty.
Cổ phần: Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Cổ phiếu: Chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu là chứng từ có giá, có thể chuyển nhượng, mua bán, lưu thông trừ những trường hợp bị hạn chế do luật định.
Cổ đông: Là người sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ đông có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.
So sánh các loại hình công ty khác thì công ty cổ phần là công ty góp vốn điển hình, pháp luật các nước xem nó là pháp nhân độc lập. Nói một cách khác, công ty cổ phần là công ty được hình thành trên cơ sở huy động vốn cá nhân bằng cách phát hành và bán cổ phiếu, trái phiếu, mỗi chủ sở hữu chỉ hưởng quyền lợi và trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình. Lợi nhuận của công ty cổ phần được phân phối cho cổ đông theo giá trị ghi trên cổ phiếu và số lượng cổ phiếu mà họ sở hữu.
Vai trò của cổ đông không có ý nghĩa khi gia nhập công ty, vì bất kỳ người nào muốn bỏ vốn vào đều có thể trở thành cổ đông, không hạn chế tư cách, cổ đông trở thành người chủ sở hữu cổ phiếu đơn thuần, quyền lợi của họ chủ yếu thể hiện trên cổ phiếu, nó thay đổi tuỳ theo sự thay đổi của cổ phiếu.
1.1.2. Công ty cổ phần tại Việt Nam:
Tại Việt Nam, theo quy định tại điều 77, Luật doanh nghiệp 2005 , công ty cổ phần được định nghĩa như sau:
“Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại