khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.”
1.2. Đặc điểm
Công ty cổ phần là một tổ chức kinh tế do nhiều thành viên thoả thuận thành lập nên một cách tự nguyện, góp vốn tuỳ theo khả năng của mình để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, và nó mang những đặc điểm sau:
1.2.1. Về tư cách pháp nhân
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân, là một chủ thể kinh doanh hoàn toàn độc lập. Là loại hình công ty đối vốn, nên nó không đòi hỏi thân nhân của các cổ đông, chỉ đòi hỏi cổ phần. Sự tồn tại của công ty cổ phần không phụ thuộc vào sự biến động của số lượng cổ đông.
1.2.2. Quyền lợi và trách nhiệm của cổ đông
Công ty cổ phần loại trừ trách nhiệm của cổ đông đối với các chủ sự của công ty. Trong trường hợp thua lỗ, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm tài chính trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty (trách nhiệm hữu hạn). Nhờ đó, một người cùng một lúc có thể đầu tư vào nhiều công ty cổ phần khác nhau, đa dạng hoá danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro.
Cổ đông được giải phóng khỏi chức năng quản lý công ty, công việc quản lý được các nhà quản lý chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao đảm nhận. Cổ đông có thể giữ bí mật việc mình tham gia hay số vốn mình góp vào công ty.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức
Có thể bạn quan tâm!
- Hiệu quả của phương pháp cổ phần hóa trong cải tổ doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam - 1
- Hiệu quả của phương pháp cổ phần hóa trong cải tổ doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam - 2
- Tính Bao Trùm Quá Rộng Của Hệ Thống Các Dnnn Do Lịch Sử Để Lại
- Ưu Thế Của Phương Pháp Cổ Phần Hóa Trong Cải Tổ Doanh Nghiệp Nhà Nước So Với Các Phương Pháp Khác
- Phương Thức Quản Lý Đã Có Những Biến Chuyển Tích Cực
- Bộ Máy Quản Lý Nội Bộ Cũ Kỹ, Ít Thay Đổi So Với Trước Cổ Phần Hóa
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
Công ty cổ phần được tổ chức chặt chẽ. Trong cơ cấu tổ chức và điều lệ hoạt động có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban
giám đốc quản lý công ty, mỗi bộ phận đều có những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau.
1.2.4. Khả năng huy động vốn
Công ty cổ phần có khả năng huy động vốn nhàn rỗi tạm thời trong xã hội. Quy mô kinh doanh của công ty được mở rộng không hạn chế vì họ có nhiều vốn – có điều kiện tạo thời cơ và chớp thời cơ đầu tư vào những ngành có trình độ kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến, tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao.
Công ty cổ phần có thể phát hành chứng khoán động sản (trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu phổ thông), có thể mua bán chứng khoán tại các Sở giao dịch Chứng khoán, các Ngân hàng Thương mại hay các Công ty Tài chính.
1.2.5. Cơ cấu vốn hoạt động
Vốn hoạt động của công ty cổ phần gồm 3 nguồn:
Vốn cổ phần phổ thông: Vốn cổ phần tại một thời điểm thường gồm 3 loại: tổng giá trị danh nghĩa của số lượng cổ phiếu đã phát hành, tổng số tiền thu được do công ty phát hành cổ phiếu theo giá thị trường (thặng dư vốn cổ phần), thu nhập giữ lại.
Vốn cổ phần ưu đãi
Vốn nợ: bao gồm vốn vay ngắn hạn (dưới 1 năm), trung hạn (từ 2-3 năm), dài hạn (từ 5 năm trở lên) và các khoản nợ khác.
Vốn cổ phần giữ vai trò quan trọng nhất vì nó là khoản thường xuyên đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn nợ và thu nhập giữ lại mang tính chất bổ sung. Vốn cổ phần ưu đãi thường chiếm tỷ lệ thấp nhất ở hầu hết các ngành.
2. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
2.1. Định nghĩa
Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần. Đây là một hình thức sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, chuyển đổi những công ty Nhà nước mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Chương trình chuyển đổi sở hữu trong tiến trình cải cách DNNN trên thế giới đã diễn ra mạnh mẽ sôi động ngay từ đầu thập kỷ 80 với xuất phát điểm là nước Anh và sau đó lan rộng sang các nước khác.
Ở các nước Đông Âu, phong trào CPH và đa dạng hoá sở hữu DNNN được phát động ngay từ đầu thập niên 90 và hiện vẫn đang tiếp diễn khá sôi động. Mỗi quốc gia khi tiến hành CPH đều đặt ra những tham vọng riêng của mình cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Hầu hết các nước đều cho rằng, mục tiêu chính của chương trình CPH DNNN là nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Đồng thời giảm thiểu số DNNN làm ăn thua lỗ, tăng các đơn vị làm ăn có lãi và các khoản thu cho Ngân sách Nhà nước, tạo nguồn để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội khác. Ngoài ra, qua công tác CPH, hầu hết chính phủ các nước đều muốn chuyển một số lĩnh vực ngành nghề mà các khu vực kinh tế khác có thể đảm nhận, giảm bớt gánh nặng và thâm hụt cho ngân sách, cân đối khả năng thanh toán nợ nước ngoài; phát triển thị trường vốn trong nước.
2.2. Đặc thù của quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trước hết là một yêu cầu bức xúc từ thực tế, được hình thành và hoàn thiện từ thực tiễn thử nghiệm hơn là ứng dụng từ một mô hình lý thuyết sao chép của nước ngoài. Chính vì vậy, có thể nói, cổ phần hóa là một hiện tượng đặc thù ở Việt Nam với các đặc trưng sau đây:
Thứ nhất, cổ phần hóa không nhằm mục đích tư nhân hóa càng nhanh càng tốt các cơ sở kinh tế thuộc sở hữu nhà nước làm giảm gánh nặng tài chính cho ngân sách mà là nhằm mục tiêu huy động vốn cho doanh nghiệp, bởi vì bản thân tiền thu về do bán cổ phần vẫn được nhà nước tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước. Đặc điểm này có chút gì đó giống với “công ty hóa'' cúa Trung Quốc nhưng hoàn toàn khác với tư nhân hóa ở các nước tư bản cũng như Liên bang Nga và Đông Âu.
Thứ hai, mục đích của cổ phần hóa là nhằm cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước bằng cách du nhập hình thức công ty cổ phần hỗn hợp sở hữu nhà nước và tư nhân, góp phần giảm bớt vốn của nhà nước ở các lĩnh vực mà hình thức kinh tế tư bản nhà nước hoạt động hiệu quả hơn hình thức doanh nghiệp 100% sở hữu nhà nước, nhờ có sự kết hợp giữa với vai trò kiểm soát của nhà nước với yếu tố quản lý và lao động tích cực của cá nhân. Như vậy thành phần kinh tế nhà nước có thể mạnh hơn, kiểm soát được phạm vi rộng hơn mà không cần tăng vốn đầu tư của nhà nước. Rõ ràng với mục đích này, mặc dù có một phần tài sản chuyển từ sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân, song mục đích lại không hoàn toàn giống tư nhân hóa ở các nước TBCN.
Thứ ba, phương châm, hình thức cổ phần hóa cũng như chính sách ưu đãi đối với nguời lao động trong các doanh nghiệp cổ phần hóa cho thấy mục đích cổ phần hóa 1à tạo điều kiện cho người lao động làm chủ và doanh nghiệp sau cổ phần hóa hoạt động hiệu quả chứ không nhằm mục đích chuyển
giao doanh nghiệp nhà nước cho tư nhân. Chính vì vậy, nước ta không chủ trương giao bán càng nhanh doanh nghiệp nhà nước càng tốt mà kiên trì con đường cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Tính đặc thù của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam cho thấy xu hướng giữ vững bản chất XHCN trong các cải cách kinh tế của nhà nước, nhưng đồng thời tính đặc thù này cũng gây khó khăn ở chỗ chúng ta không tìm được kinh nghiệm từ các nước đi trước càng không tự vạch ra được một chương trình hoàn thiện ngay từ đầu nhằm đạt tới sự thống nhất trong cả quá trình cổ phần hóa. Xét về góc độ cung cấp hàng hóa cho thị trường chứng khoán, quá trình cổ phần hóa với quá nhiều sự thay đổi đã làm cho các doanh nghiệp sau cổ phần hóa và cổ phiếu của chúng khó thích hợp với yêu cầu chuẩn hóa của thị trường chứng khoán tập trung.
3. Mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một trong những biện pháp quan trọng nhằm cải tổ khu vực doanh nghiệp quốc doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững vai trò đầu tàu, dẫn dắt nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện không đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa, không biến thành tư nhân hóa, do đó, trong giai đoạn hiện nay, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cần hướng theo những mục tiêu sau:
Giảm bớt gánh nặng tài trợ mang tính bao cấp của ngân sách nhà nước đối với những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài, góp phần thu hồi một phần tài sản tập trung về ngân sách nhà nước tiến hành đầu tư vào các công trình trọng điểm mang tính chiến lược.
Hình thành những tiền đề vật chất cần thiết cho việc phát triển thị trường vốn, huy động nguồn vốn tiết kiện trong dân đưa vào sản xuất kinh
doanh và tạo những động lực kinh tế thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh, tác động đến nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
Cho phép người lao động có quyền quản lý sản xuất kinh doanh, thực hiện quyền làm chủ của mình, cải tiến kỹ thuật sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần điều chỉnh lại nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Trong nghị định 109/2007/NĐ-CP của thủ tướng chính phủ ra ngày 26/06/2007 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần cũng quy định rõ về mục tiêu của quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tại Việt Nam như sau:
Chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.
Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán.
(Điều 1 nghị định 109/2007/NĐ-CP)
4. Cổ phần hóa là một phương pháp hiệu quả trong cải tổ doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam hiện nay
4.1. Cổ phần hóa là phương pháp hiệu quả trong cải tổ doanh nghiệp nhà nước đã được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới
Có thể nói, qua một quá trình thực hiện chuyển đổi sở hữu DNNN, hầu hết các nước đều đạt được mục tiêu đã đề ra.
Ở Anh, từ 1979 đến 1988, Chính phủ đã bán ra 22,25 tỷ USD cổ phần nhà nước trong các nghành bưu chính viễn thông, hàng không, công nghiệp gang thép đóng tàu... Trong đó, thành công nhất là việc CPH Hãng hàng không Quốc gia Anh (Bristish Airways).
Trong các năm 1986-1991, Chính phủ Pháp cũng đã bán được 66 doanh nghiệp và ngân hàng với tổng trị giá tài sản 275 tỷ Frăng.
Cùng thời điểm, chính phủ các nước Caribe đã CPH được hơn 2.000 DNNN thuộc các ngành ngân hàng, hải cảng, hàng không. Trong đó, các nước đi đầu trong công tác này là Chilê (90%), Mexico (90%), tiếp sau là Achentina.
Ở Đông Âu, từ năm 1991-1996, CHLB Nga đã chuyển đổi sở hữu
122.000 DNNN. Trong đó, doanh nghiệp này có quy mô nhỏ chiếm 64,8%, còn lại là các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn. Các nước khác như: Bungary đã CPH và da dạng hoá sở hữu 20% tài sản nhà nước, Rumania là 16,5% giá trị tài sản và 44% DNNN, Ba Lan có1.886 DNNN được chuyển đổi chiếm 28%. Đặc biệt ở Hungary, quá trình chuyển đổi sở hữu đã tạo thêm 500 nghìn việc làm mới và thu hút khoảng 18 tỷ USD nguồn vốn đầu tư nước ngoài [15].
Những thành công rõ ràng trong việc áp dụng cổ phần hóa cải tổ doanh nghiệp nhà nước tại các nước trên thế giới chính là động lực để chúng ta mạnh dạn áp dụng mô hình này vào cải doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.
4.2. Cổ phần hóa cơ bản đã giải quyết được những vấn đề đặt ra trong cải tổ doanh nghiệp nhà nước
Cổ phần hóa là một biện pháp quan trọng để giảm sự tham gia trực tiếp của bộ máy hành chính nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tăng cường vai trò của nhà nước trong quản lý bằng chính sách pháp luật và các công cụ gián tiếp khác.
Cổ phần hóa cũng làm giảm đáng kể các cơ hội tham nhũng và lạm dụng tài sản nhà nước bởi các quan chức nhà nước và những người trực tiếp quản lý doanh nghiệp nhà nước.
Cổ phần hóa làm rõ quan hệ sở hữu tài sản của doanh nghiệp, để doanh nghiệp tự chịu lỗ lãi, nâng cao trách nhiệm của người lao động, tạo điều kiện cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh, tính tự chủ của doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển lâu dài, đẩy nhanh sự tách rời giữa chính quyền và doanh nghiệp.
4.3. Cổ phần hóa làm thay đổi căn bản trên ba mặt đối với doanh nghiệp nhà nước.
Thứ nhất: Chuyển hoá từ đơn sở hữu sang đa sở hữu doanh nghiệp, đảm bảo quyền làm chủ thực sự của những người góp vốn và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ hai: Thay đổi căn bản về tổ chức các quan hệ quản lý nội bộ doanh nghiệp, với cơ cấu tổ chức mới, có sự phân công, phân cấp và giám sát lẫn nhau chặt chẽ.
Thứ ba: Thay đổi căn bản về quan hệ quản lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Từ chỗ doanh nghiệp bị chi phối toàn diện trong quá trình sản xuất kinh doanh bởi Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu duy nhất, sang quyền tự chủ kinh doanh được mở rộng và tính chịu trách nhiệm được đề cao.