Hệ Số Thu Nợ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Tmcp Quốc Dân Bắc Giang Giai Đoạn 2018-2020



2.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ

Ngoài các chỉ tiêu như doanh số cho vay, dư nợ cho vay, nợ quá hạn thì hệ số thu nợ cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng.

Bảng 2.8: Hệ số thu nợ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân Bắc Giang giai đoạn 2018-2020

ĐVT: tỷ đồng



Khoản mục


Năm 2018


Năm 2019


Năm 2020

So sánh

2019/2018

So sánh

2020/2019

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số lượng

Tỷ lệ

(%)

Doanh số thu nợ

131.014

152.351

254.250

21.337

16,2

101.899

66.88

Doanh số cho vay

161.659

217.211

327.542

55.552

34,36

110.331

50,79

Hệ số thu nợ (%)

0.81

0.70

0.77

-0.11

-

0.07

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân – Chi nhánh Bắc Giang - 8

(Nguồn: Phòng Khách hàng năm 2018, 2019, 2020 của ngân hàng Quốc Dân – chi nhánh Bắc Giang)

Hệ số thu nợ có xu hướng tăng dần qua các năm: năm 2018 là 0,81%, năm 2019 là 0,71%, năm 2020 là 0,77%; công tác thu nợ ngày càng được chú trọng hơn như: thẩm định khách hàng trước, trong và sau khi cho vay để đảm bảo số tiền vay thu hồi được. Sở dĩ hệ số thu nợ năm 2020 giảm so với 2019 là do trong năm 2020 chi nhanh đã mở rộng cho vay với nhiều loại sản phẩm đối với KHCN, trong đó có những món vay có thời hạn dài hơn nên trong năm 2020 nên trong năm 2020 tạm thời chưa thể thu hồi những khoản vay này

Nhưng nhìn chung hệ số thu nợ của tín dụng cá nhân có xu hướng tăng dần qua các năm và tương đối cao. Điều này cho thấy quy trình cấp tín dụng cũng như công tác thẩm định của các cán bộ công nhân viên ngày càng được thực hiện nghiêm túc, không bỏ qua bước nào trong quy trình cũng như việc xem xét cho vay đối với những khoản vay rủi ro cao để chạy theo thành tích. Bên cạnh đó công tác thu nợ, quản lý và xử lý nợ của ngân hàng ngày càng được chú trọng hơn thể hiện qua việc kiểm tra mục đích cũng như hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng,



đôn đốc thu hồi nợ và lãi vay khi đến hạn, thường xuyên phân loại nợ để đề ra các biện pháp thu hồi, xử lý khi khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc tạo các điều kiện thuận lợi giúp đỡ khách hàng giải quyết khó khăn về mặt tài chính nhằm giúp cho khách hàng có thể trả được nợ. Không chỉ có phòng tín dụng cá nhân của ngân hàng thực hiện nghiêm túc mà các cá nhân cũng đã có ý thức, nghiêm túc trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích đem lại hiệu quả kinh tế cao cũng như trong ý thức trả nợ của khách hàng. Chính điều đó đã giải thích vì sao hệ số thu nợ tín dụng cá nhân của ngân hàng ngày càng tăng lên qua các năm và chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng ngày càng cao.

2.2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá tài sản đảm bảo của các khoản cho vay đối với khách hàng cá nhân

- Cơ cấu dư nợ cho vay theo tài sản bảo đảm.


2020

86.000%

14.000%

2019

89.000%

11.000%

2018

93.000%

7.000%

75%

80%

85%

90%

95%

100%

Có TSĐB Không có TSĐB

Hình 1.3: Cơ cấu cho vay theo TSĐB tại NCB Bắc Giang giai đoạn 2018-2020 (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Phòng Quản lý nợ - Ngân hàng TMCP Quốc Dân Bắc Giang giai đoạn 2018-2020)

Qua bảng số liệu ta thấy cho vay theo hình thức TSĐB vẫn là ưu tiên của ngân hàng, có tỷ lệ doanh số cho vay cao và do đã được đảm bảo bằng tài sản nên công tác thu hồi nợ cũng không gặp nhiều khó khăn. Năm 2018 dư nợ cho vay có TSĐB



chiếm 93% dư nợ cho vay cả ngân hàng, đến năm 2020 tỷ lệ này giảm còn 86%. Nguyên nhân là từ năm 2019, Ngân hàng TMCP Quốc Dân Bắc Giang đẩy mạnh các sản phẩm cho vay tín chấp như: vay tiền mặt tiêu dùng, vay thấu chi, vay sửa nhà… để cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn.

Đối với khoản vay của cá nhân, do rủi ro nhiều nên ngân hàng thường yêu cầu khách hàng có tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo của khách hàng thường là: Quyền sử dụng đất, căn hộ, sổ lương, … Khách hàng muốn vay vốn của ngân hàng thường phải có tài sản đảm bảo khoản cho vay được thu hồi. Nhưng đối với những dự án, phương án sản xuất kinh doanh tốt, ngành nghề kinh doanh tốt thì ngân hàng vẫn có thể cho vay bằng đảm bảo của bên thứ ba. Tuy nhiên việc thu hồi nợ với khoản đảm bảo này thường khó khăn và rủi ro mất vốn cao, nên ngân hàng không khuyến khích nhiều.

Cho vay theo hình thức TSĐB sẽ là cách để ngân hàng kiểm soát được quá trình thực hiện dự án vay của khách hàng. Hiện nay vay theo hình thức TSĐB vẫn đang được ngân hàng nhận định là biện pháp tránh rủi ro cho vay. Khi các dự án có TSĐB thì khách hàng sẽ có thiện chí trả nợ hơn vì sự ràng buộc về tài sản thế chấp. TSĐB sẽ là nguồn thu cuối cùng của ngân hàng về khoản nợ của khách hàng khi họ không có khả năng trả nợ. Rủi ro xảy ra khi TSĐB khi phát mại tài sản vẫn không thể thu về các khoản nợ vay và có thể xảy ra tranh chấp tài sản. Xảy ra tranh chấp là điều mà ngân hàng không mong muốn, vì vậy dù là có TSĐB thì thiện chí trả nợ của khách hàng vẫn là yếu tố quyết định hoàn trả các khoản vay.



2.2.3.4. Chỉ tiêu đánh giá về mức độ rủi ro

a. Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay KHCN

Bảng 2.9: Dư nợ quá hạn phân theo lĩnh vực cho vay của Ngân hàng TMCP Quốc Dân Bắc Giang giai đoạn 2018-2020

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Cho vay sản xuất kinh doanh

3,59

4,25

8,14

Cho vay tiêu dùng

1,32

1,86

2,69

Tổng dư nợ quá hạn cho vay KHCN

4,91

6,11

10,83

Tổng dư nợ cho vay KHCN

150,7

200,8

305,5

Tỷ lệ nợ quá hạn

3,26%

3,04%

3,55%

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Phòng Quản lý nợ - Ngân hàng TMCP Quốc

Dân Bắc Giang năm 2018-2020)

- Tổng dư nợ quá hạn cho vay KHCN:

Nợ quá hạn năm 2018 là 4.91 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ năm 2019 chỉ là 3,04 % thấp hơn so với tỷ lệ này năm 2018 là 0,22%. Ngân hàng tăng dư nợ cho vay nhưng không những không tăng rủi ro mà còn giảm rủi ro xuống mức rất thấp. Đây là điểm đáng chú ý của hoạt động tín dụng của ngân hàng. Do ngân hàng kiểm soát tốt các khoản vay, đánh giá đúng năng lực trả nợ của khách hàng nên rủi ro đã giảm đi rất nhiều.

Năm 2020 nợ quá hạn là 10,83 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 0,23%. Nguyên nhân là do các khách hàng đã vay trước năm 2020 gặp phải nhiều khó khăn do biến động của thị trường nên việc trả nợ cũng bị chậm lại. Nguyên nhân trong năm 2020, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19 toàn cầu, dẫn đến nguồn cung cầu thị trường tạm thời bị đình trệ, ảnh hưởng nhiều đến đối tượng khách hàng vay sản xuất kinh doanh và tỷ lệ nhỏ khách hàng vay tiêu dùng. Qua đó, đối tượng khách hàng này chậm trả nợ, giảm khả năng trả nợ.



+ Năm 2018 dư nợ quá hạn của cho KHCN đạt 4,91 tỷ đồng đến năm 2020 thì con số này tăng lên 10,83 tỷ đồng. Vì tổng dư nợ cho vay KHCN tăng trưởng nhanh qua các năm vì thế tỷ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN không có thay đổi nhiều, tỷ lệ trong khoảng 3%.

Với phương châm cẩn trọng và bền vững thể hiện trong mọi chủ trương, chính sách, quy chế quyết định xử lý nghiệp vụ của các cấp quản lý điều hành, mỗi cán bộ trong toàn hệ thống luôn ý thức việc tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng. Chính điều đó đã chi phối mọi khâu trong quy trình tín dụng từ thẩm định, xét duyệt, ký hợp đồng, giải ngân cho đến thu nợ. Các chi nhánh, phòng giao dịch trong toàn hệ thống song song với việc tìm kiếm các khoản vay để tăng trưởng tín dụng thì chỉ tiêu chất lượng tín dụng được đặt lên hàng đầu.

- Tỷ lệ nợ quá hạn:

+ Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng có sự tăng giảm không ổn định, năm 2019 dự nợ quá hạn cho vay tiêu dùng đạt giảm 0,22% so với năm 2018 nhưng đến năm 2020 tỷ lệ này lại tăng lên đạt 0,51%, một phần do nguyên nhân diễn biến dịch bệnh Covid-19 làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó nợ quá hạn cho vay sản xuất kinh doanh tăng mạnh.

+ Trong bối cảnh nợ quá hạn tăng mạnh do ảnh hưởng của Covid-19, chi nhánh đã lập dự phòng rủi ro tín dụng; đồng thời, tái cơ cấu, đẩy mạnh cho vay, đưa ra một số chính sách hỗ trợ những KHCN như hộ kinh doanh nhỏ lẻ gặp khó khăn tạm thời trong một thời gian đầu phòng, chống dịch bệnh.

Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, nợ quá hạn phát sinh là không thể tránh khỏi, nhưng nếu nợ quá hạn ổn định trong những năm gần đây cho thấy chi nhánh thực hiện tốt công tác quản lý tín dụng trong khâu cho vay.



b. Tỷ lệ nợ xấu khách hàng cá nhân phân theo lĩnh vực cho vay

Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ xấu theo lĩnh vực cho vay của NCB Bắc Giang giai đoạn 2018-2020

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Cho vay sản xuất kinh doanh

3,17

2,98

3,37

Cho vay tiêu dùng

1,12

1,57

1,23

Tổng nợ xấu

4,29

4,55

4,6

Tổng dư nợ cho vay KHCN

150,7

200,8

305,5

Tỷ lệ nợ xấu

2,85%

2,27%

1,5%

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Phòng Quản lý nợ - NCB Bắc Giang năm 2018-2020)

- Tổng nợ xấu:

+ Tổng nợ xấu tăng theo từng năm, từ năm 2018 là 4,29 tỷ đến năm 2020 là 4,6 tỷ, tuy nhiên tổng dư nợ cho vay khách hàng KHCN tăng 154,8 tỷ từ năm 2018 đến năm 2020. Do đó, so với tổng dư nợ cho vay KHCN thì tỷ lệ nợ xấu giảm đều qua các năm, năm 2018 tỷ lệ nợ xấu đạt 2,85% thì đến năm 2020 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 1,5%. Đây là một tỷ lệ nhỏ, cho thấy chi nhánh đã thực hiện tốt việc theo dõi và kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay và khả năng tài chính của khách hàng, đôn đốc, thu nợ đầy đủ khi đến hạn. Điều này giúp hạn chế được tình trạng tồn động nợ, khách hàng xin khất nợ, không thu được nợ dẫn đến tăng rủi ro của nợ xấu.

Điều dễ nhận thấy là tỷ lệ nợ xấu vẫn nằm trong sự kiểm soát của ngân hàng và ngày càng có xu hướng giảm,

- Tỷ lệ nợ xấu:

+ Nếu xét theo cơ cấu ta thấy, tỷ lệ nợ xấu ở lĩnh vực sản xuất kinh doanh luôn cao hơn ở lĩnh vực tiêu dùng. Điều này thấy rằng ở lĩnh vực sản xuất kinh doanh cho vay càng có nguy cơ rủi ro cao, từ đó làm chất lượng tín dụng giảm xuống.



+ So với các ngân hàng khác bị ảnh hưởng trong thời kỳ dịch bệnh, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh giảm trong năm 2020 là nhờ việc xử lý tốt nợ xấu chưa xử lý của năm 2019; hỗ trợ tối đa khách hàng qua các giải pháp, tái cơ cấu nợ, giãn nợ. Với các khách hàng nợ xấu thật sự không có khả năng trả nợ, trây ì, tồn đọng đã lâu năm ngân hàng tiếp tục áp dụng Nghị quyết 42 để xử lý tài sản thu hồi nợ.

+ Nguyên nhân chủ yếu là sự gia tang về tổng dư nợ đã kéo theo tỷ lệ nợ xấu của toàn chi nhánh giảm xuống. Mặc dù nợ xấu đã tăng qua các năm từ 150,7 đến 305,5 tỷ đồng nhưng vì tổng dư nợ của khối KHCN cũng tăng nhanh nên kéo theo tỷ lệ nợ khó đòi giảm xuống. Đây cũng là dấu hiệu tích cực trong công tác quản lý nợ của ngân hàng.

Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu có xu hướng ngày càng giảm thể hiện sự quan tâm của ban quản trị cũng như sự tích cực của cán bộ tín dụng trong công tác đôn đốc thu nợ. Tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn hoặc bằng 3% là chấp nhận được theo tiêu chuẩn đánh giá của NHNN

2.2.3.4. nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập, sinh lời từ cho vay KHCN

Tương ứng với cơ cấu cho vay tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân Bắc Giang phần lớn là cho vay doanh nghiệp lớn, thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định trong tổng thu nhập hoạt động kinh doanh của chi nhánh.



Bảng 2.11: Thu nhập từ cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân Bắc Giang giai đoạn 2018-2020

Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

2018

Năm

2019

Năm

2020

Thu lãi từ hoạt động cho vay KHCN

24,6

30,43

40,6

Chi trả lãi

21,48

25,61

32,97

Thu lãi thuần từ hoạt động cho vay KHCN

3,12

4,82

7,63

Dư nợ cho vay KHCN trong hạn

141,5

190,14

290,07

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên trong cho vay KHCN

2,2%

2,53%

2,63%

Thu phí khác

0,04

0,17

0,24

Thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN

3,16

4,99

7,87

Dư nợ cho vay KHCN

150,7

200,8

305,5

Tổng thu nhập từ hoạt động cho vay

30,59

59,12

49,96

Tổng thu nhập của ngân hàng

57,8

91,76

103,6

Tỷ lệ thu nhập từ cho vay KHCN/Dư nợ cho vay

KHCN

2,1%

2,49%

2,58%

Tỷ lệ thu nhập từ cho vay KHCN/tổng thu nhập từ

hoạt động cho vay

10,33%

8,44%

15,75%

Tỷ lệ thu nhập từ cho vay KHCN/tổng thu nhập

5,47%

5,44%

7,6%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2018, 2019, 2020 của ngân hàng Quốc Dân –

chi nhánh Bắc Giang)

Nhìn bảng trên có thể thấy hiệu quả cho vay khách hàng KHCN về thu nhập của chi nhánh không ngừng tăng qua các năm. Điều này thể hiện ở các chỉ tiêu phải ánh thu nhập từ cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân Bắc Giang năm 2018-2020 đều tăng lên

Trong một vài năm trở lại đây, các chính sách hỗ trợ vốn vay của ngân hàng nhà nước với các mức lãi suất vay ưu đãi đã kích thích sự phát triển của khối KHCN, nhưng đồng thời khiến lợi nhuận biên về cho vay của các NHTM cũng

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 04/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí