Kỹ Thuật Thu Thập Thông Tin Và Chỉ Số Nghiên Cứu

2.2.6. Kỹ thuật thu thập thông tin và chỉ số nghiên cứu


Số liệu được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp người nhiễm HIV/AIDS bằng bộ câu hỏi có cấu trúc. Căn cứ vào 32 chỉ số và mục tiêu của nghiên cứu, bộ câu hỏi phỏng phấn được xây dựng để phục vụ cho điều tra thu thập số liệu. Bộ phiếu phỏng vấn lần 1 được sử dụng lại để thu thập thông tin cho việc đánh giá lần 2. Để hoàn thành việc thu thập thông tin của một bộ phiếu phỏng vấn phải mất thời gian khoảng 40 phút (phụ lục 2).

Bộ chỉ số nghiên cứu gồm 4 phần, 32 chỉ số: Phần 1. Tư vấn xét nghiệm HIV (5 chỉ số)

Chỉ số 1 Tỷ lệ (%) người nhiễm HIV/AIDS tự nguyện xét nghiệm HIV. Chỉ số 2 Tỷ lệ (%) người nhiễm HIV được tư vấn đúng trước xét nghiệm.

(được tư vấn đầy đủ các nội dung theo yêu cầu tư vấn trước xét nghiệm) Chỉ số 3 Tỷ lệ (%) người nhiễm HIV/AIDS được tư vấn đúng sau xét nghiệm.

(được tư vấn đầy đủ các nội dung theo yêu cầu tư vấn trước xét nghiệm) Chỉ số 4 Tỷ lệ (%) người nhiễm HIV/AIDS được tư vấn hỗ trợ thường xuyên.

Chỉ số 5 Tỷ lệ (%) người nhiễm HIV/AIDS có bạn tình làm xét nghiệm. Phần 2. Chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS (8 chỉ số)

Chỉ số 6 Tỷ lệ (%) người nhiễm HIV/AIDS có thói quen uống nước lã. Chỉ số 7 Tỷ lệ (%) người nhiễm HIV/AIDS có thói quen uống nước đá. Chỉ số 8 Tỷ lệ (%) người nhiễm HIV/AIDS có thói quen ăn rau sống.

Chỉ số 9 Tỷ lệ (%) người nhiễm HIV/AIDS có thói quen ăn thức ăn của bữa trước không hâm nóng lại.

Chỉ số 10 Tỷ lệ (%) người nhiễm HIV/AIDS bị gia đình ruồng bỏ, xa lánh.

Chỉ số 11 Tỷ lệ (%) người nhiễm HIV/AIDS nhận được chăm sóc, hỗ trợ của gia đình.

Chỉ số 12 Tỷ lệ (%) người nhiễm HIV/AIDS bị cộng đồng ruồng bỏ, xa lánh

Chỉ số 13 Tỷ lệ (%) người nhiễm HIV/AIDS nhận được chăm sóc hỗ trợ của cộng đồng.

Phần 3. Tiếp cận dịch vụ chăm sóc, điều trị và can thiêp giảm hại của người nhiễm HIV/AIDS (8 chỉ số)

Chỉ số 14 Tỷ lệ (%) người nhiễm HIV/AIDS nhận thuốc điều trị NTCH 6 tháng qua.

Chỉ số 15 Tỷ lệ (%) người nhiễm HIV/AIDS đang được điều trị ARV.

Chỉ số 16 Tỷ lệ (%) người nhiễm HIV/AIDS được chụp X- Quang phổi phát hiện Lao.

Chỉ số 17 Tỷ lệ (%) người nhiễm HIV/AIDS nhận được BCS miễn phí. Chỉ số 18 Tỷ lệ (%) người nhiễm HIV/AIDS nhận được BKT miễn phí.

Chỉ số 19 Tỷ lệ (%) người nhiễm HIV/AIDS được hỗ trợ từ đồng đẳng viên. Chỉ số 20 Tỷ lệ (%) người nhiễm HIV/AIDS được sinh hoạt câu lạc bộ.

Chỉ số 21 Tỷ lệ (%) người nhiễm HIV/AIDS nhận được tờ rơi, tờ bướm.

Phần 4. Hành vi nguy cơ lây truyền HIV ở người nhiễm HIV/AIDS (9 chỉ số)

Chỉ số 22 Tỷ lệ (%) người nhiễm HIV/AIDS có TCMT còn tiêm chích ma túy trong tháng trước điều tra.

Chỉ số 23 Tỷ lệ (%) người nhiễm HIV/AIDS có TCMT dùng chung BKT.

Chỉ số 24 Tỷ lệ (%) nam nhiễm HIV/AIDS có QHTD với GMD 12 tháng trước điều tra.

Chỉ số 25 Tỷ lệ (%) nam nhiễm HIV/AIDS không sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất với GMD.

Chỉ số 26 Tỷ lệ (%) nam nhiễm HIV/AIDS không thường xuyên sử dụng BCS với GMD trong 12 tháng trước điều tra.

Chỉ số 27 Tỷ lệ (%) nam nhiễm HIV/AIDS không sử dụng BCS lần QHTD gần nhất với bạn tình thường xuyên.

Chỉ số 28 Tỷ lệ (%) nam nhiễm HIV/AIDS không thường xuyên sử dụng BCS với bạn tình thường xuyên 12 tháng trước điều tra.

Chỉ số 29 Tỷ lệ (%) nữ nhiễm HIV/AIDS không sử dụng BCS lần QHTD gần nhất với bạn tình thường xuyên.

Chỉ số 30 Tỷ lệ (%) nữ nhiễm HIV/AIDS không thường xuyên sử dụng BCS với bạn tình thường xuyên 12 tháng trước điều tra

Chỉ số 31 Tỷ lệ (%) người nhiễm HIV/AIDS vẫn sinh con sau nhiễm HIV.

Chỉ số 32 Tỷ lệ (%) người nhiễm HIV/AIDS dự định sinh con trong thời gian tới.


2.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu được nhập, sử dụng phần mềm EPI - Info bản 6.04 (WHO, 1998).


- Nhằm kiểm soát chất lượng, toàn bộ số liệu được nhập hai lần.


- Sử dụng phần mềm STATA 10 để phân tích.


+ Số liệu được làm sạch, mã hoá lại, được chỉnh lý đảm bảo tính chính xác, thống nhất và hoàn chỉnh.

+ Trước khi phân tích số liệu, sự phân bố của mỗi biến được phân tích mô tả. Các biến kết quả bao gồm: đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, đặc điểm về tư vấn xét nghiệm, chăm sóc hỗ trợ, tiếp cận dịch vụ và hành vi nguy cơ của đối tượng nghiên cứu.

+ Một số phép so sánh đơn biến, đa biến biến được thực hiện để tìm hiểu sự liên quan giữa các hành vi nguy cơ và các mức độ của yếu tố ảnh hưởng. Sử dụng kiểm định χ2, loại bỏ giả thuyết Ho với mức độ ý nghĩa 0,05.

+ Phép hồi quy Logistic được áp dụng để ước tính tỷ suất chênh cho kiến thức, thái độ, hành vi trong dự phòng lây nhiễm HIV và mỗi yếu tố nguy cơ.

+ Phân tích đa biến: mô hình hồi quy logistic được sử dụng để phân tích đa biến. Các biến lựa chọn vào mô hình logistic dựa trên hiểu biết trước và mức độ tỷ suất nguy cơ trong phân tích đơn biến.

- Để đánh giá hiệu quả trước và sau can thiệp trên các chỉ số nghiên cứu, chỉ số hiệu quả (CSHQ) được tính cho từng chỉ số :

| p1 - p2 |

CSHQ (%) = x 100

p1

Trong đó:

p1: tỷ lệ trước can thiệp p2: tỷ lệ sau can thiệp

2.4. Các biện pháp khống chế sai số:


- Cỡ mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu được thực hiện đúng theo qui cách và phù hợp với thiết kế, mục tiêu nghiên cứu để hạn chế các sai số ngẫu nhiên.

- Bộ câu hỏi được thiết kế rõ ràng, dễ hiểu, không ẩn ý, tránh sự hiểu nhầm. Trước khi điều tra tại thực địa đã được điều tra thử, chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện.

- Điều tra viên và giám sát viên được tập huấn thống nhất về phương pháp điều tra, được thử nghiệm bộ công cụ và thực hành kỹ năng điều tra.

- Quá trình điều tra được giám sát chặt chẽ thông qua hoạt động giám sát thực địa và kiểm tra chất lượng phiếu điều tra ngay tại cộng đồng, khi cần thiết điều tra viên có thể gặp lại đối tượng để bổ sung thông tin.

2.5. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu


- Nghiên cứu được Hội đồng khoa học và đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thông qua.

- Được sự đồng ý thống nhất của chính quyền và y tế tại các địa bàn triển khai nghiên cứu.


- Đối tượng nghiên cứu đã được thông báo về các thông tin có liên quan tới nghiên cứu, lấy ý kiến đồng ý tham gia và có quyền từ chối tham gia nghiên cứu.

- Đảm bảo các thông tin được giữ bí mật theo đúng quy định tại Luật số 64/2006/QH11 về phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).

- Kết quả nghiên cứu sẽ được phản hồi tới các cơ quan chức năng địa phương làm cơ sở để lập kế hoạch cho các hoạt động HIV/AIDS tại các địa phương.

- Trong quá trình nghiên cứu, lồng ghép tư vấn, giới thiệu cơ sở dịch vụ, chính sách quan tâm, hỗ trợ miễn phí đối với người nhiễm HIV/AIDS… cho đối tượng nghiên cứu, đặc biệt là đối tượng người dân tộc thiểu số. nhóm khó tiếp cận thông tin và dễ bị tổn thương.

2.6. Lực lượng tham gia và tổ chức thực hiện


- Điều tra viên là các cán bộ của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh và Trung tâm Y tế các huyện triển khai nghiên cứu. Các điều tra viên phải có đầy đủ các tiêu chuẩn: có kỹ năng và kinh nghiệm điều tra cộng đồng, có khả năng tiếp cận và khai thác thông tin từ người nhiễm HIV/AIDS; nhiệt tình, có trách nhiệm, trung thực và nghiêm túc trong nghiên cứu; Có thời gian và khả năng làm việc đối với các điều tra xã hội học nhất là các nội dung liên quan đến HIV/AIDS; tất cả điều tra viên được tập huấn kiến thức và kỹ năng điều tra trước khi tham gia nghiên cứu.

- Giám sát viên là các cán bộ của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, nghiên cứu sinh và các cán bộ có kinh nghiệm của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Nghệ An. Các

giám sát viên được tập huấn đầy đủ các nội dung và kỹ năng giám sát theo yêu cầu và trực tiếp tham gia đào tạo cho điều tra viên trước mỗi cuộc điều tra. Các nội dung tập huấn bao gồm: mục tiêu của cuộc điều tra, phương pháp chọn đối tượng nghiên cứu, các kỹ năng phỏng vấn, nội dung và ý nghĩa của từng câu hỏi; cách thu thập thông tin, cách kiểm tra phiếu điều tra và thực hành sử dụng bộ câu hỏi…

- Nghiên cứu sinh trên cương vị là Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, trực tiếp tham gia xây dựng kế hoạch nghiên cứu, bộ công cụ nghiên cứu và trực tiếp giám sát điều tra tại cộng đồng, kịp thời hỗ trợ giám sát viên, điều tra viên và giải quyết những khó khăn trong quá trình thu thập số liệu.

- Nơi thực hiện phỏng vấn: để đảm bảo tính riêng tư, không bị phân tán trong thời gian phỏng vấn và người phỏng vấn cảm thấy thoải mái, dễ chịu trong quá trình phỏng vấn, các cuộc phỏng vấn chủ yếu thực hiện tại nhà của đối tượng điều tra. Trường hợp đối tượng điều tra mà gia đình và cộng đồng chưa biết hoặc e ngại việc tiếp cận tại nhà, có thể hẹn và thực hiện phỏng vấn tại nhà ĐĐV, CTV hoặc các địa điểm tế nhị khác như quán cà phê, quán nước… nhưng phải đáp ứng các điều kiện trên và đảm bảo không có sự can thiệp của các cơ quan chức năng trong thời gian phỏng vấn.


Chương 3


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. THỰC TRẠNG TƯ VẤN, CHĂM SÓC, HỖ TRỢ NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS VÀ HÀNH VI NGUY CƠ TẠI THỜI ĐIỂM TRƯỚC CAN THIỆP (2008)

3.1.1. Một số đặc điểm người nhiễm HIV/AIDS


Bảng 3.1. Phân bố người nhiễm HIV/AIDS theo tuổi, giới tính và dân tộc (n=335)


Đặc điểm

Số lượng

Tỷ lệ %

Nhóm tuổi



≤ 19

4

1,2

20-29

151

45,1

30-39

163

48,6

≥ 40

17

5,1

Giới tính



- Nam

276

82,4

- Nữ

59

17,6

Dân tộc



- Kinh

333

99,4

- Khác

2

0,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV - AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của Nghệ An, 2008 - 2012 - 8

Kết quả bảng 3.1 (trước thời điểm tiến hành các hoạt động can thiệp cộng đồng năm 2008) cho thấy: nhóm tuổi của người nhiễm HIV/AIDS tham gia nghiên cứu có tỷ lệ cao nhất là 30-39 tuổi (48,6%), tiếp đến 20-29 tuổi (45,1%). Nam giới chiếm 82,4% và nữ giới (17,6%). Về dân tộc, hầu hết người nhiễm HIV là người kinh (99,4%), có 0,6% là người dân tộc Thái và Thổ.



CĐ/ĐH (2,1% )

Tiểu học (3,0% )



THCS (49,7% )


PTTH (45,2% )

Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn của người nhiễm HIV/AIDS (n=335)


Biểu đồ 3.1. cho thấy: đa số người nhiễm HIV/AIDS có trình độ THCS (49,7%), tiếp đến PTTH (45,2%), tiểu học 3,0% và có 2,1% là cao đẳng/đại học.


40,5

30,9

18,9

5,1

3,3

0,9

0,3

Tỷ lệ % 50


40


30


20


10


0

Thất nghiệp Nông dân Nghề không

ổn định


Lái xe Công nhân HS/SV Nhân viên

HC


Biểu đồ 3.2. Phân bố nghề nghiệp của người nhiễm HIV/AIDS (n=335)


Kết quả biểu đồ 3.2 cho thấy: đối tượng tham gia nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao là thất nghiệp (40,5%), tiếp đến là nông dân (30,9%), nghề không ổn định (18,9%), lái xe (5,1%), có 0,9% là học sinh/sinh viên và 0,3% là nhân viên hành chính.

Bảng 3.2. Phân bố theo tình trạng hôn nhân và người sống cùng (n=334)


Đặc điểm

Số lượng

Tỷ lệ %

Tình trạng hôn nhân



- Độc thân

168

50,3

- Có vợ/chồng

119

35,6

- Ly dị/góa/ly thân

44

13,2

- Sống chung không kết hôn

3

0,9

Người nhiễm sống cùng



- Bố mẹ

231

69,2

- Anh chị em

137

41,0

- Vợ/chồng/con cái

133

39,8

- Với họ hàng

47

14,1

- Với bạn bè/lang thang

49

14,7

9

2,7

- Sống một mình


Bảng 3.2 cho thấy: đa số người nhiễm HIV/AIDS là độc thân (50,3%), đang có vợ/chồng (35,6%), 13,2% là ly dị/goá/ly thân, sống chung không kết hôn (0,9%). Phần lớn người nhiễm HIV/AIDS sống cùng bố mẹ (69,2%), sống với anh chị em (41,0%), tiếp đến là vợ/chồng/con cái (39,8%), sống với bạn bè/lang thang (14,7%), có 14,1% sống cùng họ hàng và 2,7% người nhiễm HIV sống một mình.


3.1.2. Tư vấn xét nghiệm HIV


3.1.2.1. Một số đặc điểm tư vấn xét nghiệm HIVcủa đối tượng nghiên cứu


Bảng 3.3. Thời gian nhiễm HIV và nhận biết lý do nhiễm HIV (n=335)


Đặc điểm tư vấn xét nghiệm

Số lượng

Tỷ lệ %

Thời gian nhiễm HIV



< 1 năm

13

3,9

1 - 4 năm

147

43,9

5 - 9 năm

152

45,3

≥ 10 năm

23

6,9

Nhận biết lý do nhiễm HIV



- Tình dục đồng giới

1

0,3

- Tình dục với GMD

14

4,2

- Tình dục với bạn tình

10

3,0

- Tình dục với nhiều người (mại dâm)

8

2,4

- QHTD với vợ/chồng

49

14,6

- TCMT

247

73,7

- Không biết

6

1,8

Bảng 3.3 cho ta thấy: thời gian tính từ khi biết bị nhiễm HIV đến thời điểm điều tra, chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 5 - 9 năm (45,3%); từ 1 - 4 năm (43,9%), dưới 1 năm là 3,9% và có 6,9% đối tượng nghiên cứu sống chung với HIV từ 10 năm trở lên.

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 03/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí