Thay Đổi Chất Lượng Hoạt Động Tư Vấn Xét Nghiệm Hiv

Tỷ lệ % Trước can thiệp Sau can thiệp

76,6

81,6

86,7

80,8

68,4

66,1

100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Tư vấn đúng trước xét nghiệm

Tư vấn đúng sau xét nghiệm

Tư vấn hỗ trợ

ít nhất 1 lần/tháng*


(*) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01


Biểu đồ 3.13. Thay đổi chất lượng hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV

Kết quả biểu đồ 3.13 cho thấy: sau 4 năm can thiệp, tỷ lệ người nhiễm được tư vấn đúng trước xét nghiệm tăng từ 68,4% lên 76,6% (CSHQ 12,0%); được tư vấn đúng sau xét nghiệm tăng từ 81,6% lên 86,7% (CSHQ 6,3%). Sự thay đổi của các chỉ số này chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tuy nhiên, tỷ lệ người được tư vấn hỗ trợ thường xuyên tăng từ 66,1% lên 80,8% (CSHQ: 22,2%), có ý ngĩa thống kê (p < 0,01).

Tỷ lệ % Trước can thiệp Sau can thiệp


88,3

83,2

83,3

66,1

100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0


Tự nguyệ n xé t nghiệ m


Bạn tình làm xé t nghiệ m*

(*) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01


Biểu đồ 3.14. Thay đổi nhu cầu tiếp cận dịch vụ tư vấn xét nghiệm và bạn tình làm xét nghiệm HIV

Phân tích biểu đồ 3.14 nhận thấy: tỷ lệ bạn tình người nhiễm HIV làm xét nghiệm HIV tăng cao, từ 66,1% lên 83,3% (CSHQ: 26,0%), có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Song tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS tự nguyện xét nghiệm HIV tăng ít từ 83,2% lên 88,3% (CSHQ: 6,1%).

3.2.2. Hiệu quả chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS


Tỷ lệ %

100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0


Ăn thức ăn

Trước can thiệp Sau can thiệp


41,2

34,5

86,1

93,8

77,9

37,7

89,0

85,5

Uống nước lã Uống nước đá Ăn rau sống

nấu hôm trước*


(*) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01


Biểu đồ 3.15. Thay đổi thói quen và ý thức vệ sinh dinh dưỡng

Kết quả biểu đồ 3.15 cho biết: đa số người nhiễm HIV/AIDS chưa quan tâm đầy đủ về các nội dung chăm sóc dinh dưỡng. Ngoài tỷ lệ người nhiễm ăn thức ăn nấu ngày hôm (không đun nóng lại) trước giảm rõ sau can thiệp (CSHQ: 51,6%, p<0,01) Các chỉ số khác (uống nước lã, uống nước đá và ăn rau sống) không giảm sau can thiệp.


Tỷ lệ % Trước can thiệp Sau can thiệp

4,5

3,6

2,7

1,3

10

9

8

7

6

5

4

3

2

1

0

Gia đình ruồng bỏ, xa lánh

Cộng đồng ruồng bỏ, xa lánh


Biểu đồ 3.16. Thay đổi thái độ của gia đình và cộng đồng

Quan sát biểu đồ 3.16 cho thấy, tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS bị gia đình và cộng đồng ruồng bỏ, xa lánh đã giảm sau 4 năm can thiệp, tương ứng từ 2,7% xuống 1,3% (CSHQ: 51,9%) và từ 4,5% xuống 3,6% (CSHQ: 20,0%). Song sự thay đổi của các chỉ số này chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).


Tỷ lệ % Trước can thiệ p Sau can thiệ p


100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0


82,2


91,4


35,7


66,9

Được chăm sóc, hỗ trợ của gia đình*

Được chăm s óc hỗ trợ của cộng đồng*

(*) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01

Biểu đồ 3.17. Thay đổi sự chăm sóc, hỗ trợ của gia đình và cộng đồng


Biểu đồ 3.17 cho thấy: tỷ lệ người nhiễm được gia đình chăm sóc, hỗ trợ tăng từ 82,2% lên 91,4% (CSHQ: 11,2%), có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Tỷ lệ người nhiễm nhận được chăm sóc, hỗ trợ của cộng đồng tăng từ 35,7% lên 66,9% (CSHQ: 87,4%), có ý nghĩa thống kê (p<0.01).

3.2.3. Hiệu quả về tiếp cận dịch vụ của người nhiễm HIV/AIDS


46,1

84,1

63,0

26,5

40,0

37,5

Tỷ lệ% Trước can thiệ p Sau can thiệp 100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Được điều trị ARV *

Được nhận thuốc NTCH*

Chụp XQ phổi phát hiện Lao*

(*): sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 (**): sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05


Biểu đồ 3.18. Thay đổi tiếp cận dịch vụ chăm sóc, điều trị của người nhiễm HIV


Các chỉ số đánh giá ở biểu đồ 3.18 cho thấy: người nhiễm HIV/AIDS tại các địa bàn triển khai can thiệp đã tiếp cận với các dịch vụ dễ dàng hơn. Tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS được điều trị ARV tăng rõ rệt từ 26,5% lên 84,1% (CSHQ: 217,4%), tỷ lệ nhận được thuốc NTCH tăng từ 40,0% lên 63,0% (CSHQ: 57,5%), tỷ lệ được chụp XQ phát hiện Lao tăng từ 34,7% lên 52,3% (CSHQ: 50,7%), có ý nghĩa thống kê (p< 0,01).

Bảng 3.17. Thay đổi tiếp cận dịch vụ giảm tác hại và thông tin truyền thông


Chỉ số nghiên cứu

Trước can thiệp (tỷ lệ %) (n= 333)

Sau can thiệp (tỷ lệ %) (n=308)

CSHQ (%)

Giá trị p

Nhận được BCS

62,8

72,4

15,3

0,009

Nhận được BKT

48,1

57,5

19,5

0,000

Được hỗ trợ từ đồng

đẳng

91,0

94,5

40,4

0,047

Được sinh hoạt câu lạc

bộ

16,8

24,0

42,9

0,000

Nhận được tờ rơi, tờ

83,5

73,1

-

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV - AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của Nghệ An, 2008 - 2012 - 11





bướm


Kết quả bảng 3.17 cho thấy: có sự thay đổi rõ rệt (p< 0,05) ở các chỉ số đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ giảm tác hại. Tỷ lệ người nhiễm nhận BCS tăng từ 62,8 lên 72,4 (CSHQ: 15,3%), nhận BKT tăng từ 48,7% lên 57,5% (CSHQ: 19,5%), được hỗ trợ từ đồng đẳng viên tăng từ 91,0% lên 94,5% (CSHQ: 40,4%). Về tiếp cận thông tin phòng chống AIDS, tỷ lệ được sinh hoạt câu lạc bộ của đối tượng tăng đáng kể từ 16,8% lên 24,0% (CSHQ: 42,9%) có ý nghĩ thống kê (p< 0,05). Tuy vậy tỷ lệ người nhiễm HIV nhận được tờ rơi, tờ bướm trong 6 tháng trước điều tra không tăng mà giảm so với trước can thiệp.


3.2.4. Thay đổi về hành vi nguy cơ lây truyền HIV của người nhiễm HIV/AIDS


Trước can thiệ p Sau can thiệ p

67,1

38,7

18,0

15,5

80


70


60


50


40


30


20


10


0

Còn TCMT tháng trước điều tra* Dùng chung BKT

(*): sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01


Biểu đồ 3.19. Thay đổi hành vi tiêm chích ma túy không an toàn

Kết quả biểu đồ 3.19 cho thấy: người nhiễm HIV/AIDS còn TCMT trong tháng trước điều tra giảm rõ rệt sau 4 năm can thiệp từ 67,1% xuống 38,7% (CSHQ 42,3%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Tuy vậy, tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS dùng chung BKT trong tháng trước điều tra giảm không đáng kể (từ 18,0% xuống 15,5%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Trước can thiệ p Sau can thiệ p

57,1

42,4

27,9

26,5

18,2

8,9

80


70


60


50


40


30


20


10


0

Có QHTD với GMD 12 tháng trước điều tra


Không dùng BCS lần QHTD gần nhất


Không thường xuyên dùng BCS 12 tháng trước


Biểu đồ 3.20. Thay đổi hành vi QHTD không an toàn của nam nhiễm với GMD


Phân tích biểu đồ 3.20 cho thấy: tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS có QHTD với GMD 12 tháng trước điều tra chỉ giảm nhẹ từ 27,9% xuống 26,5% (CSHQ 5,0%). Các tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS không dùng BCS trong lần QHTD gần nhất và không thường xuyên dùng BCS 12 tháng trước có giảm nhiều hơn, tương ứng từ 18,2% xuống 8,9% (CSHQ 51,1%) và từ 57,1% xuống 42,4% (CSHQ 25,7%). Tuy nhiên, sự thay đổi của các chỉ số này chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Bảng 3.18. Thay đổi về hành vi QHTD không an toàn của nam và nữ nhiễm với bạn tình thường xuyên

Chỉ số nghiên cứu

Trước can thiệp (tỷ lệ %)

Sau can thiệp (Tỷ lệ %)

CSHQ

(Tỷ lệ %)

Giá trị p

Nữ nhiễm HIV

(n= 29)

(n= 60)



- Không dùng BCS lần QHTD gần nhất


44,8


35,0


21,9


0,371

- Không thường xuyên dùng BCS 12 tháng

trước điều tra


62,1


50,0


19,5


0,284

Nam nhiễm HIV

(n= 156)

(n= 147)



- Không dùng BCS lần

QHTD gần nhất


14,7


15,7


-


-

trước điều tra


23,7


36,7


-


-

- Không thường xuyên dùng BCS 12 tháng


Số liệu ở bảng 3.18 cho thấy đã có sự chuyển biến về hành vi QHTD không an toàn của nữ nhiễm HIV với bạn tình thường xuyên: tỷ lệ không dùng BCS lần QHTD gần nhất giảm từ 44,8% xuống 35,0% (CSHQ: 21,9%), tỷ lệ không thường xuyên dùng BCS 12 tháng trước điều tra giảm từ 62,1% xuống 50,0% (CSHQ: 19,5%). Tuy nhiên, sự thay đổi của các chỉ số này chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chưa có sự cải thiện về hành vi tình dục không an toàn của nam nhiễm khi QHTD với bạn tình thường xuyên, các chỉ số chưa giảm sau can thiệp.

Bảng 3.19. Thay đổi về hành vi sinh con sau nhiễm HIV


Chỉ số nghiên cứu

Trước can thiệp (tỷ lệ %)

(n= 175)

Sau can thiệp (tỷ lệ %)

(n=247)

CSHQ

(Tỷ lệ %)

Giá trị p

Sinh con sau nhiễm HIV

20,0

15,7

21,5

0,262

Dự định sinh con thời gian tới

6,9

15,4

-

-

Phân tích bảng 3.19 cho thấy, sau 4 năm can thiệp, người nhiễm HIV/AIDS đã có sự thay đổi hành vi nguy cơ khi biết tình trạng bệnh của mình, tỷ lệ sinh con sau nhiễm khi biết nhiễm HIV đã giảm từ 20,0% xuống còn 15,7% (CSHQ: 21,5%), tuy nhiên sự thay đổi này chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Đặc biệt, tỷ lệ mong muốn sinh con trong thời gian tới không giảm sau can thiệp, tăng từ 6,9% lên 15,4%.

Chương 4


BÀN LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG TƯ VẤN, CHĂM SÓC, HỖ TRỢ NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS TẠI CỘNG ĐỒNG VÀ HÀNH VI NGUY CƠ TRƯỚC CAN THIỆP

4.1.1. Một số đặc điểm của người nhiễm HIV/AIDS


Kết quả nghiên cứu này cho thấy, tỷ lệ người nhiễm HIV ở nhóm 30-39 tuổi phát hiện hàng năm có xu hướng dịch chuyển tăng khi so sánh nhóm tuổi này trong nghiên cứu của chúng tôi (48,6%) với kết quả nghiên cứu của Quỹ toàn cầu tại Nghệ An năm 2006 (38,0%) [6] và nghiên cứu của Nguyễn Văn Định năm 2004 cũng tại Nghệ An (23,8%) [38]. Nghiên cứu của Vũ Công Thảo năm 2009 tại 3 PKNT của Nghệ An, Hà Nội và Hồ Chí Minh cũng cho thấy, nhóm tuổi 30-39 tuổi cũng chiếm cao nhất (54,5%) [75]. Với tỷ lệ 93,7% người nhiễm HIV/AIDS trong nhóm tuổi 20 - 39 tuổi tại nghiên cứu này cho thấy những tác động xấu về kinh tế và xã hội của đại dịch HIV/AIDS, bởi đối tượng phần lớn đang ở độ tuổi lao động, là trụ cột kinh tế của gia đình và đang có khả năng cống hiến cho xã hội.

Về giới tính, nam chiếm chủ yếu trong đối tượng nghiên cứu (82,4%). Tuy nhiên, nữ giới có xu hướng tăng so với những năm trước đây cũng tại Nghệ An (nghiên cứu cửu QTC năm 2006: 10,5% [6]; nghiên cứu tại Nghệ An năm 2004: 9,4% [38]). Nghiên cứu năm 2009 tại 3 PKNT của Nghệ An, Hà Nội và Hồ Chí Minh cũng cho kết quả nữ giới chiếm tới 27,2% [75]. Số liệu thống kê trên toàn quốc và các nghiên cứu cũng cho thấy: lây truyền HIV chủ yếu vẫn qua đường TCMT; lây nhiễm qua QHTD đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt tại các tỉnh miền Nam; tỷ lệ nam nhiễm HIV giảm dần và tỷ lệ nữ tăng dần tương ứng tại miền Trung và miền Nam [2], [4], [11], [33], [53]. [60], [101]. Điều này khác biệt với một số khu vực trên thế giới: tại vùng Cận Sahara, nữ giới chiếm phần lớn các trường hợp nhiễm và hình thái lây nhiễm chủ yếu tại đây qua con đường tình dục khác giới [132], [133].

Đối với trình độ học vấn, chiến 1/2 người nhiễm HIV/AIDS trong nghiên cứu này (50%) có trình độ học vấn thấp (từ THCS trở xuống). Kết quả này tương đương khi so sánh với kết quả nghiên cứu của QTC năm 2006 tại Nghệ An (53,6%), nhưng thấp hơn khu vực miền Bắc (60,9%) và khu vực miền Trung và miền Nam (83,4%) [6]. Các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy có mối liên quan giữa trình độ học vấn thấp và nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS [132], [133]. Trình độ học vấn thấp ảnh hưởng nhận thức đúng về HIV/AIDS và

hạn chế kỹ năng kiểm soát hành vi nguy cơ lây truyền HIV. Trình độ học vấn, do vậy, được xem là một trong những cơ sở cho việc thiết kế các thông điệp và kế hoạch can thiệp truyền thông phòng lây nhiễm và thay đổi hành vi cho đối tượng nguy cơ cao và nhiễm HIV/AIDS.

Mặt khác, về tình trạng hôn nhân, gia đình: 50,3% người nhiễm HIV/AIDS chưa lập gia đình (độc thân), 13,2% ly dị/góa/ly thân; Tỷ lệ độc thân tại nghiên cứu này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của QTC năm 2006 tại Nghệ An (63,7%) và tương đương khu vực miền Bắc (49,1%), nhưng cao hơn khu vực miền Trung và miền Nam (46,7%) [6]. Tại Việt Nam, người nhiễm HIV/AIDS chủ yếu nằm trong độ tuổi dưới 30 là đối tượng NCMT hoặc GMD. Những yếu tố đó làm họ chắc chắn gặp khó khăn trong việc kết hôn hoặc duy trì hạnh phúc gia đình. Người nhiễm HIV/AIDS chưa lập gia đình, không sống cùng gia đình (bố, mẹ, vợ/chồng) thường có nhận thức và hành vi tiêu cực hơn so với những người nhiễm đã có gia đình và sống cùng gia đình. Điều này cho thấy, cần tăng cường các nội dung tư vấn về an toàn tình dục, vấn đề hôn nhân, sinh con... cho người nhiễm HIV/AIDS trong các chương trình can thiệp.

Về nghề nghiệp: phần lớn người nhiễm HIV/AIDS trong nghiên cứu (59,4%) không có việc làm hoặc việc làm không ổn định và chiếm 30,9% là nông dân. Một số nghiên cứu trong thời gian qua [6], [28], [41], [49], [72] cũng đưa ra những nhận xét tương tự. Không có việc làm, nghề nghiệp không ổn định hoặc làm nghề nông với mức thu nhập thấp sẽ là cản trở không nhỏ đối với các hoạt động TVCSHT, do người nhiễm HIV/AIDS khó có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ.

4.1.2. Tư vấn xét nghiệm HIV

4.1.2.1. Một số đặc điểm tư vấn, xét nghiệm HIVcủa đối tượng nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy: có 47,8% đối tượng đã biết tình trạng nhiễm HIV của mình trong thời gian dưới 5 năm trước thời điểm điều tra. Kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Quỹ toàn cầu năm 2006 tại Nghệ An (62,7%), khu vực miền Bắc (71,7%), miền Trung và miền Nam (79,0%) [6]. Với tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS sống từ 5 năm trở lên chiếm trên 1/2 tổng số đối tượng điều tra cho thấy, đến năm 2008, các dịch vụ TVCSHT người nhiễm đã được cải thiện hơn và đã làm tăng tuổi thọ của người nhiễm HIV/AIDS so với những năm trước đây,

Về nhận thức lý do nhiễm HIV: 73,6% người nhiễm cho rằng lý do nhiễm HIV là do TCMT. Bên cạnh đó, lây truyền qua QHTD cũng được ghi nhận với tỷ lệ 24,6%. Kết quả

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2023