Tình Hình Tư Vấn, Chăm Sóc, Hỗ Trợ Người Nhiễm Hiv/aids Tại Địa Bàn Triển Khai Nghiên Cứu.

5


Tuy nhiên, do mức độ hạn hẹp của nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, sự phân bố có chừng mực về nguồn lực và phạm vi, nội dung triển khai hoạt động của các chương trình, dự án và đặc biệt là cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhân lực còn quá mỏng của hệ thống phòng chống HIV/AIDS các cấp nên hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại Nghệ An vẫn còn một số tồn tại, như: Độ bao phủ của các chương trình dự án chưa cao, nhiều huyện vùng xa, miền núi cao chưa được triển khai các dự án, việc tiếp cận với các dịch vụ của người nhiễm HIV/AIDS ở các địa phương này còn nhiều khó khăn, bất cập [82].

1.4.3.2. Tình hình tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại địa bàn triển khai nghiên cứu.

Nghiên cứu được triển khai tại 5 huyện/thành/thị, gồm: thành phố Vinh, các huyện Đô Lương, Hưng nguyên, Nghi Lộc và thị xã Thái Hòa.

Địa bàn nghiên cứu bao phủ 122 xã/phường (chiếm 25,4% xã/phường toàn tỉnh). Trong đó, 6/10 phường/xã có người dân tộc thiểu số (dân tộc Thanh, Thái, Thổ) tại thị xã Thái Hòa. Dân số của toàn địa bàn nghiên cứu 844.357 người (chiếm 27,6% tổng dân số toàn tỉnh), trong đó có 5.751 người là người dân tộc thiểu số. Tổng số người nhiễm HIV/AIDS còn sống (tại thời điểm 6/2008) của 5 huyện nghiên cứu là 1.377 người, chiếm 53,7% số nhiễm HIV/AIDS còn sống của toàn tỉnh.

Về tình hình triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại các huyện nghiên cứu: cũng giống như tình trạng chung của toàn tỉnh, từ năm 2008 trở về trước, các hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại các địa bàn nghiên cứu còn gặp rất nhiều khó khăn. Sự hỗ trợ của các chương trình dự án giai đoạn này còn hạn chế, nguồn lực của chương trình mục tiêu quốc cũng rất hạn hẹp nên việc triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS nói chung và hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. Các dịch vụ về chăm sóc, điều trị triển khai còn ít và hiệu quả hoạt động chưa cao.

Tình hình triển khai các hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại thời điểm tháng 6/2008 ở các địa bàn triển khai nghiên cứu [82]:

Tại thành phố Vinh, với sự hỗ trợ của dự án LIFE - GAP các hoạt động được triển khai bao gồm: một PKNT đặt tại khoa Lây - bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh đảm nhận việc điều trị cho bệnh nhân toàn tỉnh, PKNT này là tuyến cuối, cao nhất của hệ thống khám và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS toàn tỉnh; một phòng TVXNTN đặt tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, tiếp nhận tư vấn cho khách hàng trên địa bàn thành phố Vinh, các huyện trong toàn tỉnh và cả khách hành đến từ tỉnh Hà Tĩnh (với số lượng khách hàng từ 100 - 120/tháng); 2 nhóm tiếp cận cộng đồng (1 nhóm TCMT và 1 nhóm PNMD), với số lượng 12 nhân viên mỗi nhóm, hoạt động bán thời gian để tiếp cận, truyền thông thay đổi hành vi cho cho các đối tượng nguy cơ cao. Dự án Phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam do ngân hàng Thế giới tài trợ (dự án WB) tổ chức 2 nhóm GDVĐĐ triển khai hoạt động can thiệp giảm tác hại cho người NCMT và PNMD, các nhóm này gắn với địa bàn phường/xã nơi GDVĐĐ sinh sống và hoạt động không trùng lắp với các nhóm của dự án LIFE - GAP về địa bàn và nội dung. Ngoài ra, trên địa bàn Vinh còn có các CTV và chuyên trách phòng chống HIV/AIDS của xã/phường do chương trình mục tiêu (CTMT) quốc gia triển khai, tuy nhiên hoạt động của chương trình này còn mỏng và hiệu quả chưa cao do nguồn kinh phí hạn hẹp và phụ cấp chi trả cho người tham gia thấp. Như vậy, trên địa bàn thành phố Vinh, mặc dù đã có khá nhiều các hoạt động phòng chống HIV/AIDS được triển khai, nhưng nội dung tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng chưa được triển khai và việc triển khai can thiệp nội dung này là đòi hỏi cấp thiết.

Tại huyện Đô Lương: Đô Lương là huyện miền núi nằm ở Tây Nam của tỉnh và là huyện có số người nhiễm HIV cao (đứng thứ 4 toàn tỉnh), nhưng tại đây mới chỉ có CTMT quốc gia triển khai các hoạt động của CTV và chuyên trách tại tuyến xã và chủ yếu tập trung

ở 7 xã trọng điểm. Từ thực tế đó, việc triển khai can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở huyện Đô Lương là vấn đề cấp thiết.

Tại huyện Hưng Nguyên: Hưng Nguyên là huyện đồng bằng nằm giáp thành phố Vinh về phía Tây Nam, là vùng đệm của thành phố và vì vậy, có các nhóm nguy cơ về TCMT và cả PNMD. Tuy vậy, tại huyện này cũng chỉ có CTMT quốc gia triển khai các hoạt động và cơ bản dựa vào CTV và chuyên trách tại tuyến xã, tập trung chủ yếu ở 6 xã trọng điểm. Như vậy, việc triển khai can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở huyện Hưng Nguyên là ưu tiên cần được quan tâm, phù hợp với thực tế đòi hỏi.

Tại huyện Nghi Lộc: Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển nằm giáp thành phố Vinh về phía Bắc và Đông Bắc, là vùng đang có xu hướng mở rộng của TP. Vinh nên các khu công nghiệp phát triển mạnh, các bãi tắm và khu du lịch nhỏ ven biển cũng khá phát triển. Vì lẽ đó, Nghi Lộc cũng là điểm nóng có các nhóm nguy cơ cao cả về TCMT và cả về PNMD. Tuy nhiên, hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại đây cũng chỉ dựa vào CTMT quốc gia với hệ thống chuyên trách và CTV tuyến xã và chủ yếu tập trung tại 6 xã trọng điểm. Vì vậy, việc triển khai can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng ở huyện Nghi Lộc là vấn đề đòi hỏi cấp thiết.

Tại thị xã Thái Hòa: Thái Hòa là thị xã miền núi nằm ở phía tây bắc của tỉnh, là thị xã mới được thành lập từ đầu năm 2008. Thị xã Thái Hòa có 6/10 xã/phường có người dân tộc sinh sống (dân tộc Thanh, Thái, Thổ), đời sống dân cư còn rất khó khăn, do nghề nghiệp chính là nông nghiệp và lâm nghiệp, thu nhập thấp, trình độ dân trí thấp và còn nhiều tập tục. Vì vậy, việc tiếp cận với các dịch vụ về HIV/AIDS, đặc biệt là dịch vụ chăm sóc, điều trị còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại Thái Hòa cũng chủ yếu tập trung tại 6 xã trọng điểm và chỉ dựa vào CTMT quốc gia triển khai. Các hoạt động và dịch vụ về phòng chống HIV/AIDS tại Thái Hòa còn hết sức ít ỏi và việc triển khai can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ tại cộng là vấn đề cấp thiết đặt ra, đặc biệt là địa bàn có đối tượng cần sự quan tâm về các chính sách xã hội đó là người dân tộc thiểu số.

Như vậy, việc triển khai can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở các huyện can thiệp đáp ứng được đòi hỏi về tính mới, tính cấp thiết của nghiên cứu đó là: các hoạt động của can thiệp chỉ triển khai tại các huyện này mà không có huyện nào khác được triển khai hoạt động tương tự; hoạt động được triển khai tại vùng trọng điểm nhất tỉnh đó là thành phố Vinh và can thiệp vào nhóm đồng bào dân tộc miền núi

của Nghệ An, đây cũng là hoạt động đầu tiên về lĩnh vực này được triển khai tại các huyện miền núi và đáp ứng được nhu cầu thực tế, mong mỏi của người dân tại các địa bàn can thiệp, đặc biệt là địa bàn có người dân tộc sinh sống tại thị xã Thái Hòa. Vì lẽ đó, can thiệp sẽ đóng góp không những cho chương trình phòng chống HIV/AIDS, mà còn có ý nghĩa thiết thực trong việc thực hiện các chính sách xã hội đối với các vùng, miền và đối tượng khó khăn mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ ta đề ra. Hơn nữa, từ trước đến nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện về đánh giá hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở Nghệ An.

1.5. HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, CHĂM SÓC, HỖ TRỢ NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

1.5.1. Khái niệm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng


Hoạt động TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng là biện pháp chăm sóc, hỗ trợ, điều trị và dự phòng toàn diện dựa vào cộng đồng mới được tiến hành tại Việt Nam trong những năm gần đây. TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng được phát triển từ chương trình quản lý, chăm sóc, tư vấn người nhiễm HIV/AIDS với 2 nội dung chính: tư vấn và chăm sóc, hỗ trợ. Ngoài ra, nó còn gắn kết nhiều chương trình khác sẵn có. Những nội dung này được thực hiện tại cộng đồng và dựa vào cộng đồng.

TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng được quy định là các hoạt động từ tuyến quận/huyện tới xã/phường, là việc tiếp cận tại chính cộng đồng nơi người nhiễm đang sinh sống, sử dụng lực lượng và sức mạnh của chính cộng đồng đó nhằm tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ cho họ. TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng không hoàn toàn thay thế chức năng bác sỹ chuyên khoa hay chuyên gia tư vấn. Khi người bệnh cần điều trị trong bệnh viện hoặc cần xét nghiệm và tư vấn chuyên sâu thì được đưa vào viện hoặc tới cơ sở TVXNTN cấp tỉnh/thành phố [52], [93].

Trong TVCSHT người ta đề cập đến 2 thành tố chính là hệ thống cung cấp các dịch vụ và những người được hưởng các dịch vụ đó. Hệ thống cung cấp dịch vụ là mạng lưới cơ sở y tế, các tổ chức xã hội, đoàn thể, cộng đồng và gia đình người nhiễm (thậm chí chính người nhiễm HIV cũng chính là nguồn cung cấp), trong đó các cơ sở y tế đóng vai trò là nòng cốt trong việc hướng dẫn tư vấn và chăm sóc. Người được hưởng các dịch vụ là người nhiễm và những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Người nhiễm được xác định là tâm điểm của dịch vụ TVCSHT [7], [12].

Hiện nay trên thế giới, chăm sóc, hỗ trợ dựa vào gia đình và cộng đồng được tiến hành rộng rãi, nó thể hiện tính sáng tạo và bền vững trong việc đem lại niềm an ủi và hy vọng cho những người nhiễm HIV/AIDS. Phần lớn người nhiễm HIV/AIDS ở các nước có thu nhập thấp và trung bình được chăm sóc tại nhà, do các dịch vụ chăm sóc sức khỏe vượt xa tầm với của họ. Có nhiều hình thức chăm sóc tại gia đình và cộng đồng nhưng thông thường nó được tiến hành bởi người nhà, bạn bè, đồng đẳng viên hoặc các tình nguyện viên và với sự hỗ trợ ít nhiều của nhân viên y tế, mà thông thường là các y tá [95].

1.5.2. Cơ sở hình thành Chiến lược tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng

1.5.2.1. Đặc điểm của nhiễm HIV/AIDS


- Nhiễm HIV/AIDS là một bệnh mãn tính, người mắc bệnh thậm chí không biết tình trạng bệnh của mình, nên đòi hỏi sự TVCSHT suốt đời.

- Nhiễm HIV/AIDS liên quan đến các hành vi nguy cơ và nhiều khía cạnh của cộng đồng như vấn đề tệ nạn xã hội, phong tục, dân trí…

- Mặc dù chưa có thuốc điều trị khỏi bệnh và vắc xin dự phòng hữu hiệu nhưng vẫn có thể phòng tránh lây nhiễm khi thực hiện thường xuyên các hành vi an toàn, vẫn có thể kéo dài cuộc sống thông qua việc tuân thủ nghiêm quy trình điều trị ARV tại cộng đồng…[43], [86], [88].

1.5.2.2. Tâm lý người nhiễm và nhu cầu chăm sóc toàn diện


Người bị nhiễm HIV/AIDS luôn có tình trạng khủng hoảng về tâm lý, sợ bị phân biệt đối xử hoặc có các phản ứng tiêu cực làm lây nhiễm HIV cho người khác. Người nhiễm HIV/AIDS cũng như những người mắc các bệnh mạn tính khác cần được chăm sóc toàn diện về các vấn đề:

- Tư vấn, chăm sóc các rối loạn tâm lý;

- Hỗ trợ kinh tế (dinh dưỡng và các nhu cầu thiết yếu);

- Bảo vệ các quyền con người được luật pháp quy định;

- Chăm sóc trẻ em/con cái của họ;

- Chăm sóc y tế, điều trị thuốc khi bệnh nặng;


Ngoài ra, người nhiễm và gia đình họ cũng cần được tư vấn, cung cấp kiến thức và kỹ năng chăm sóc, tự chăm sóc tại nhà. Như vậy, ở giai đoạn cuối của bệnh, người nhiễm

HIV/AIDS mới cần nhiều sự chăm sóc y tế và điều trị tại bệnh viện. Trong giai đoạn nhiễm HIV, nhu cầu lớn nhất của họ là các hỗ trợ tâm lý và xã hội tại cộng đồng [8], [52], [62].

1.5.2.3. Môi trường xã hội


- Do sợ bị lây nhiễm nên trong nhận thức của mọi người xuất hiện tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử. Việc tiến hành các hoạt động TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng sẽ giúp người dân có cách nhìn đúng hơn về căn bệnh, làm giảm tình trạng này.

- Thực tế hiện nay, TVCSHT cho người nhiễm HIV/AIDS đang gặp nhiều khó khăn. Sự tham gia nhiều hơn của các ban ngành và cộng đồng sẽ tăng hiệu quả công tác phòng chống HIV/AIDS nói chung và TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng nói riêng [8], [52], [62].

1.5.2.4. Hệ thống y tế


- Hệ thống y tế luôn quá tải ngay cả khi chưa có hoạt động chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS. Do vậy, không thể đáp ứng được nhu cầu người nhiễm và xã hội nếu chỉ một mình ngành y tế đảm đương công việc này.

- Thuốc ARV rất đắt tiền, ngân sách nhà nước không thể đảm nhiệm hoàn toàn, đòi hỏi sự quan tâm, hỗ trợ của cộng đồng cũng như việc xã hội hóa công tác TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS [8], [30], [52].

- So với triển khai ở cộng đồng, hoạt động TVCSHT tại cơ sở y tế có một vài ưu điểm song gặp nhiều hạn chế, khó khăn hơn.

1.5.2.5. Lợi ích của tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm dựa vào cộng đồng


- Việc chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng sẽ giúp cho họ tránh được các nhiễm trùng bệnh viện, điều mà có thể là mối nguy hại thường trực đối với những người có hệ miễn dịch đã suy giảm.

- Chăm sóc tại cộng đồng làm giảm mặc cảm của người nhiễm, giúp họ vượt qua được sự kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng.

- Gia đình và người nhiễm cảm thấy tự tin, thoải mái hơn khi họ có khả năng chăm sóc thành viên trong gia đình và bản thân một cách hiệu quả.

- Chăm sóc tại cộng đồng giảm bớt tốn kém cho gia đình do không phải trả tiền viện phí, không mất thời gian thăm nuôi cũng như chi phí đi lại; giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện và giảm chi phí cho hệ thống y tế [8].

Bảng 1.3. Ưu điểm và hạn chế của tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng so với dựa vào cơ sở y tế


STT

Nội dung

TVCSHT dựa vào cơ sở y tế

TVCSHT dựa vào cộng đồng

1

Vai trò hướng dẫn TVCSHT

Nòng cốt, chỉ đạo

Hỗ trợ, thực hiện

2

Cung cấp dịch vụ TVCSHT chuyên

sâu

Tốt, thực hiện được

Hạn chế, không

thực hiện được

3

Tuyến cung cấp dịch vụ

Bệnh viện/cơ sở

TVXNTN tuyến tỉnh, trung ương

Cộng đồng

(quận/huyện, xã/phường)

4

Mức độ thực hiện dịch vụ

Quá tải

Có thể đáp ứng

5

Mức độ đáp ứng

Cho ít người

Cho nhiều người

6

Khả năng tiếp cận dịch vụ

Hạn chế

Thuận lợi hơn

7

Chăm sóc bệnh nhân AIDS giai

đoạn cuối, trẻ nhiễm HIV bị bỏ rơi

Không thích hợp

Thích hợp

8

Kỳ thị, phân biết đối xử

Nhiều

Ít

9

Giá thành

Đắt

Chấp nhận được

10

Mức độ huy động ban ngành tham

gia

Hạn chế

Tốt hơn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV - AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của Nghệ An, 2008 - 2012 - 5

1.5.3. Nguyên tắc tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng

- TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS là quá trình lâu dài, toàn diện, liên tục.

- Người nhiễm HIV/AIDS có quyền được TVCSHT toàn diện và phù hợp như những người khác trong cộng đồng, không phân biệt đối xử.

- Đáp ứng dịch vụ chăm sóc phù hợp cho người nhiễm HIV/AIDS trên nguyên tắc bí mật, quản lý tốt hồ sơ bệnh án, tư vấn trước khi thông báo.

- Người nhiễm HIV/AIDS có quyền tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện các chương trình chăm sóc và điều trị.

- Cơ sở cho việc chăm sóc và điều trị những người nhiễm HIV/AIDS là can thiệp sớm, theo dõi chặt chẽ và hỗ trợ tăng cường sức khỏe.

- Khuyến khích và hỗ trợ các dịch vụ TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng, lồng ghép với mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu.

- Xác định chăm sóc, điều trị HIV/AIDS cũng giống bệnh truyền nhiễm, BLTQĐTD và các bệnh mạn tính nguy hiểm khác. Thực hiện đầy đủ quy trình an toàn khi chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS [8], [19].

1.5.4. Nội dung tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng


Người nhiễm HIV/AIDS phải đối mặt với nhiều khó khăn về thể chất, kinh tế, tâm lý, xã hội và vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử. Vì vậy, TVCSHT cho họ tại cộng đồng rất đa dạng, bao gồm các nội dung sau:

- Tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện: được coi là đầu vào của mọi hoạt động dự phòng và chăm sóc. TVXNTN giúp khách hàng tiếp cận các dịch vụ, thúc đẩy thực hiện hành vi an toàn cũng như hỗ trợ người nhiễm vượt qua khủng hoảng tâm lý, sẵn sàng tiếp cận với các dịch vụ y tế, xã hội. TVXNTN có 3 cấp độ: tư vấn trước xét nghiệm, tư vấn sau xét nghiệm và tư vấn hỗ trợ thường xuyên [1], [23], [24], [107].

- Chăm sóc/quản lý lâm sàng: bao gồm điều trị dự phòng, chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng cơ hội (kể cả bệnh Lao), quản lý và hỗ trợ tuân thủ điều trị ARV, điều trị triệu chứng và giảm đau trong chăm sóc giảm nhẹ.

- Hỗ trợ tâm lý và kinh tế - xã hội: bao gồm hỗ trợ đồng đẳng; hỗ trợ việc làm; hỗ trợ kinh tế (dinh dưỡng và các nhu cầu thiết yếu); cung cấp các dịch vụ y tế giá rẻ; giảm kỳ thị và phân biệt đối xử; hỗ trợ cuối đời; bảo vệ các quyền của người nhiễm, miễn học phí cho các đối tượng trẻ em bị nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Dự phòng lây nhiễm HIV: bao gồm khuyến khích tình dục an toàn, các biện pháp giảm tác hại trong nhóm nguy cơ cao, dự phòng lây truyền từ mẹ sang con, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, dự phòng phổ cập.

- Phối hợp với các dịch vụ sức khỏe và huy động cộng đồng: bao gồm các chương trình lồng ghép dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và huy động sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể (kể cả người nhiễm HIV/AIDS) vào hoạt động TVCSHT [8].


Tư vấn và xét nghiệm HIV

Chăm sóc lâm sàng


Phòng lây nhiễm HIV

Hỗ trợ tâm lý và kinh tế - xã hội

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 03/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí