Thứ ba, chế độ tài sản này có căn cứ xác lập và chấm dứt phụ thuộc vào sự kiện phát sinh và chất dứt của quan hệ hôn nhân. Có thể nói chế độ tài sản của vợ chồng chỉ tồn tại trong thời kỳ hôn nhân.
Cuối cùng, chế độ tài sản của vợ chồng cũng có những đặc thù riêng trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Đối với tài sản chung của vợ chồng, bắt buộc khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế, vợ chồng phải xuất phát từ lợi ích chung của gia đình. Đối với tài sản riêng (nếu có), nguyên tắc người có tài sản có quyền tự mình định đoạt không phụ thuộc vào ý chí của người khác. Tuy nhiên, quyền năng này có thể bị hạn chế trong một số trường hợp. Chế độ tài sản của vợ chồng là một chế định trong pháp luật HN&GĐ được nhà nước quy định dựa trên sự phát triển của điều kiện kinh tế - xã hội. Nó thể hiện được tính giai cấp, bản chất của chế độ chính trị - xã hội cụ thể. Nhìn vào chế độ tại sản của vợ chồng được quy định trong pháp luật của nhà nước, người ta có thể nhận biết được trình độ phát triển của điều kiện kinh tế - xã hội và ý chí Nhà nước thể hiện bản chất của chế độ xã hội đó.
Chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong pháp luật có ý nghĩa xác định các loại tài sản trong quan hệ giữa vợ chồng và gia đình. Khi hai bên nam nữ kết hôn với nhau trở thành vợ chồng, chế độ tài sản của vợ chồng được dự liệu với những thành phần tài sản của vợ chồng. Dù vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản ước định hay chế độ tài sản pháp định luôn được pháp luật quy định rõ ràng. Việc phân định các loại tài sản trong quan hệ giữa vợ và chồng của chế độ tào sản còn nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên vợ, chồng đối với các loại tài sản của vợ chồng.
Chế độ tài sản của vợ chồng được sử dụng với ý nghĩa là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng với nhau hoặc với những người khác trong thực tế. Điều này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng về tài sản cho các bên vợ chồng hoặc người thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng.
1.1.2. Các loại chế độ tài sản của vợ chồng
Tại mỗi quốc gia, các nhà làm luật đều lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng phù hợp với điều kiện kinh tế, truyền thống, tập quán và nguyện vọng của các cặp vợ chồng. Trong đó thể hiện rõ ý chí của nhà nước khi điều chỉnh các quan hệ tài sản giữa vợ và chồng bởi tổng hợp các quy phạm do nhà nước ban hành điều chỉnh chế độ tài sản của vợ chồng phản ánh điều kiện vật chất của xã hội đó, bảo đảm phù hợp với lợi ích, ý chí của giai cấp thống trị xã hội. Pháp luật các quốc gia trên thế giới đã quy định có hai loại chế độ tài sản của vợ chồng, đó là chế độ tài sản theo quy định của pháp luật (chế độ tài sản pháp định) và chế độ tài sản theo sự thỏa thuận của vợ chồng (chế độ tài sản ước định).
- Chế độ tài sản pháp định: Chế độ tài sản pháp định là chế độ tài sản mà ở đó pháp luật đã dự liệu từ trước về căn cứ, nguồn gốc thành phần các loại tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng (nếu có); quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với từng loại tài sản đó; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng; phương thức thanh toán liên quan đến các khoản nợ chung hay riêng của vợ chồng. Chế độ tài sản này đươc tất cả dự liệu trong hệ thống pháp luật của mình nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản của vợ chồng.
Chế độ tài sản ước định: Theo quan điểm thuần túy pháp lý của các nhà làm luật tư sản, hôn nhân thực chất là một hợp đồng, một khế ước do hai bên nam nữ thỏa thuận, xác lập trên nguyên tắc tự do, tự nguyện. Các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng được phát sinh và thực hiện trong thời kỳ hôn nhân cũng giống như các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng đó. Vì vậy, pháp luật cho phép trước khi kết hôn, hai bên được quyền tự do ký kết hôn ước (hay còn gọi là khế ước) miễn sao không trái với các quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.
1.1.3. Thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng trước khi kết hôn
Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng trước khi kết hôn là việc vợ chồng tự thỏa thuận với nhau về việc xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với tài sản của họ. Thông thường, thỏa thuận này được thể hiện dưới dạng văn bản với nhiều tên gọi khác nhau như hợp đồng tiên hôn nhân, hôn ước hay thỏa thuận trước hôn nhân. Khi không có thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng thì tài sản của họ mới theo sự điều chỉnh của pháp luật. Trên thực tế, việc quy định như vậy bảo đảm được quyền tự định đoạt của cá nhân đối với tài sản của mình. Đặc biệt, điều đó còn cho phép vợ chồng có thể tự bảo toàn được khối tài sản riêng mình; tránh hoặc giảm những xung đột về tài sản sau khi chia tay. Từ đó cũng góp phần làm giảm chi phí ly hôn và giúp Tòa án xác định được tài sản chung, riêng dễ dàng và nhanh chóng hơn. Xét về góc độ kinh tế thì vợ chồng tự do thỏa thuận về chế độ tài sản sẽ giúp giảm thiểu những rủi ro trong kinh doanh. Nhờ đó sẽ tránh được tình trạng bấp bênh khi cả hai vợ chồng cùng tham gia những hoạt động kinh doanh có rủi ro cao.
Có thể bạn quan tâm!
- Hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - 1
- Hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - 2
- Hiệu Lực Của Thỏa Thuận Về Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Ở Một Số Nước Trên Thế Giới
- Hiệu Lực Của Thỏa Thuận Về Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Thời Kỳ Trước Luật Hn&gđ Năm 2014
- Sửa Đổi, Bổ Sung Nội Dung Của Thỏa Thuận Về Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
1.2. Khái niệm hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
Hiệu lực của thỏa thuận cũng như hiệu lực của hợp đồng là vấn đề mang tính bản chất bởi suy cho cùng các bên thiết lập thỏa thuận là để ràng buộc quyền và nghĩa vụ với nhau. Khi thiết lập thỏa thuận, người ta luôn hướng đến việc tạo lập “sự ràng buộc pháp lý với nhau” và mong đợi bên kia thực hiện theo đúng thỏa thuận nhằm thỏa mãn lợi ích của các bên.
Hiệu lực của thỏa thuận đối với thỏa thuận có thể coi là “linh hồn” hay “hơi thở” đối với sự sống của con người. Một thỏa thuận không có hiệu lực đồng nghĩa với các bên không có thỏa thuận. Tuy nhận thức được tính quan trọng của hiệu lực thỏa thuận như vậy nhưng để đưa ra một định nghĩa chính xác về hiệu lực của thỏa thuận là điều không hề dễ dàng.
Hiện tại, trong các văn bản pháp luật Việt Nam chưa đưa ra một khái niệm chính thức về hiệu lực. Theo từ điển tiếng Việt hiệu lực là tác dụng thực
tế, giá trị thi hành. Hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng là giá trị thi thành của thỏa thuận cũng như tác động của thỏa thuận quan hệ tài sản của vợ chồng. Vì thế, trong trường hợp này hiệu lực có thể chia thành hiệu lực pháp lý và hiệu lực thực tế.
Trong hầu hết các quyển Từ điển Tiếng Việt và Từ điển chuyên ngành Luật ở Việt Nam hiện nay đều không có khái niệm “hiệu lực của thỏa thuận” mà chỉ có các khái niệm khác gần với nó như “hiệu lực của hợp đồng” trong quyển “Từ điển giải thích Luật học” của trường Đại học Luật Hà Nội, “hiệu lực của di chúc” hay “hiệu lực của văn bản pháp luật” [92, tr.289; 225, tr.203-4]. Theo các Từ điển này thì hiệu lực pháp luật (của văn bản pháp luật nói chung) “là tính bắt buộc thi hành của văn bản…”, “là giá trị pháp lý của văn bản…, hoặc (giá trị) áp dụng của văn bản đó,… thể hiện phạm vi tác động hoặc phạm vi điều chỉnh của văn bản về thời gian, không gian và về đối tượng áp dụng” [225, tr.202; 287, tr.357-58]. Trong Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học có giải thích khái niệm “hiệu lực của hợp đồng dân sự” là “giá trị bắt buộc thi hành đối các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng” [241, tr.65]. Tuy ngắn gọn, nhưng định nghĩa này cũng phản ánh được bản chất của khái niệm hiệu lực hợp đồng. Tuy vậy, nội hàm của định nghĩa này vẫn chưa đầy đủ và nếu giải thích rõ ra thì cũng có phần chưa chính xác. Bởi lẽ, hiệu lực của hợp đồng, hiểu theo đúng bản chất của nó, thì không chỉ là “giá trị bắt buộc thi hành” mà còn bao gồm cả việc sáng tạo ra các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể tham gia hợp đồng. Giá trị bắt buộc thi hành còn là đặc điểm chung của nhiều loại giao dịch pháp lý khác, chứ không phải là đặc trưng riêng có của hiệu lực hợp đồng.
Trong luật thực định, khái niệm hiệu lực hợp đồng cũng được quy định trong các văn bản pháp luật của một số quốc gia. Chẳng hạn, BLDS Pháp có quy định: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có giá trị là luật đối với các bên”, “chỉ có thể bị hủy bỏ trên cơ sở có thỏa thuận chung, hoặc theo những căn cứ do pháp luật quy định” và “phải được thực hiện một cách thiện chí” [19, Điều
1134]. Theo quy định này, hợp đồng có hiệu lực thì có giá trị là luật đối với các bên, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ, được các bên phải tuân thủ và thực hiện hợp đồng đó một cách nghiêm túc, có thiện chí. Các bên không thể hủy bỏ hợp đồng nếu không dựa trên ý chí tự nguyện của tất cả các bên hoặc các căn cứ do pháp luật quy định.
Trong luật thực định Việt Nam, quy định về “hiệu lực hợp đồng” cũng được tìm thấy trong một số BLDS ở Việt Nam trước đây. Theo Điều 673 DLB 1931 và Điều 713 DLT 1936-1939, “các hợp ước được kết lập theo pháp luật cũng có hiệu lực như luật pháp đối với các bên kết ước”. Điều 687 DLSG 1972 cũng có quy định về “hiệu lực của khế ước”, với nội dung cũng tương tự nhưĐiều 1134 BLDS Pháp.
BLDS 1995 từng có quy định về hiệu lực hợp đồng như sau: “1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực bắt buộc đối với các bên; 2- Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc huỷ bỏ, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định…” [16, Điều 404]. BLDS 2015 không quy định cụ thể về hiệu lực của hợp đồng, mà chỉ quy định khái quát là: “hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Có thể nói, quy định này không thểhiện được bản chất của khái niệm hiệu lực hợp đồng - đó là giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên, mà chủ yếu là để xác định thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng. Ngoài ra, BLDS 2015 cũng có quy định chung về hiệu lực của các cam kết dân sự cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng.
Tóm lại, qua nghiên cứu khía cạnh pháp lý và từ điển của khái niệm hiệu lực thỏa thuận, chúng ta thấy có hai dấu hiệu thể hiện bản chất của nó, đó là: (i) giá trị pháp lý của thỏa thuận giống như pháp luật; và (ii) hiệu lực ràng buộc mang tính cưỡng chế nhằm buộc các bên phải tôn trọng và thực thi đầy đủ các cam kết trong thỏa thuận. Giá trị pháp lý và hiệu lực ràng buộc các bên phải tôn
trọng và thực hiện đúng thỏa thuận là hai mặt không thể thiếu của hiệu lực thỏa thuận. Trên cơ sở nhận thức bản chất của “hiệu lực thỏa thuận”, tác giả xin đưa ra khái niệm hiệu lực thỏa thuận như sau:
Hiệu lực thỏa thuận là giá trị pháp lý của thỏa thuận làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia và giá trị pháp lý ràng buộc các bên tham gia thỏa thuận phải tôn trọng và phải thi hành nghiêm túc các quyền và nghĩa vụ đó.
Về phương diện lý luận, việc nhận thức đúng khái niệm hiệu lực thỏa thuận là cơ sở để tiếp cận các vấn đề khác có liên quan đến việc nghiên cứu quá trình tạo lập, xác nhận giá trị pháp lý và thực thi thỏa thuận. Khái niệm này cũng thể hiện rõ các yếu tố quan trọng mang tính bản chất của hiệu lực thỏa thuận, đó là sáng tạo ra, làm thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ giữa các bên; đồng thời tạo ra sự ràng buộc pháp lý nhằm bắt buộc các bên tôn trọng và nghiêm túc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó.
Khi bàn về hiệu lực của thỏa thuận, người ta thường nhìn nhận hiệu lực thỏa thuận ở nhiều khía cạnh: điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận, thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận, hiệu lực ràng buộc của thỏa thuận và hiệu lực tương đối của thỏa thuận.
1.3. Điều kiện, thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
Điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận là tổng hợp những yêu cầu pháp lý nhằm đảm bảo cho thỏa thuận được lập đúng bản chất đích thực của nó. Đây là những điều kiện cần và cũng là tiền đề pháp lý nhằm đảm bảo cho thỏa thuận được xác lập hợp pháp và có hiệu lực ràng buộc đối với các bên. Điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận cũng tương tự như điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Trước khi BLDS 2005 được ban hành, vấn đề điều kiện có hiệu lực của hợp đồngtrong pháp luật Việt Nam đã được nhiều tác giả nghiên cứu khá đầy đủ và toàn diện, trong đó có các đề tài nghiên cứu ở cấp độ luận án tiến sỹ luật học.
Mặt khác, vấn đề này hiện cũng đã được BLDS 2015 quy định tương đối hoàn thiện, trừ điều kiện về hình thức hợp đồng. Bởi vậy, mục 1 chương này chỉ trình bày khái quát các quy định chung nhất về các điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực. Mục 2 và mục 3 tập trung nghiên cứu các vấn đềlý luận, pháp lý vềhình thức hợp đồng.
Các điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực là những yêu cầu pháp lý phải được tuân thủ khi xác lập, giao kết hợp đồng mà nếu thiếu các điều kiện đó thì hợp đồng đương nhiên vô hiệu hoặc có thể bị vô hiệu. Tuy cách tiếp cận vấn đề còn nhiều điểm khác nhau, nhưng hầu hết các hệthống pháp luật trên thế giới đều xem các điều kiện về chủthể, nội dung và ý chí tự nguyện của các bên tham gia hợp đồng là những yêu cầu pháp lý bắt buộc phải tuân thủ khi xác lập hợp đồng.
Xuất phát từ bản chất của hợp đồng, pháp luật của Việt Nam quy định hợp đồn phải tuân thủ các điều kiện bắt buộc: chủ thể hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự; nội dung, mục đích của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; các bên hoàn toàn tự nguyện.
Theo quy định tại BLDS 2015, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác định là một trong ba thời điểm sau đây:
- Thời điểm giao kết hợp đồng
Về nguyên tắc, khi các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định khác thì hợp đồng mặc nhiên có hiệu lực vào thời điểm giao kết. Thời điểm giao kết hợp đồng thường là thời điểm các bên thỏa thuận xong nội của hợp đồng, hay khi bên đề nghị đã nhận được trảlời chấp nhận hợp lệ của bên được đề nghị. Như đã phân tích, pháp luật Việt Nam xác định thời điểm giao kết hợp đồng dựa trên nguyên tắc tuyên bố ý chí, tức dựa vào hình thức công bố ý chí thể hiện sự thỏa thuận.
- Thời điểm do các bên thỏa thuận
Về nguyên tắc, hợp đồng có hiệu lực tại thời điểm giao kết, nhưng các bên có thể thỏa thuận hợp đồng phát sinh hiệu lực tại một thời điểm khác. Quy định này dựa trên cơ sở nguyên tắc tự do hợp đồng. Vì các bên có quyền tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng, nên cũng có quyền tự do lựa chọn thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Tất nhiên, các bên có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với quyđịnh của pháp luật, nhưng không được trái pháp luật hoặc trái với bản chất của hợp đồng.
Trong thực tiễn, khi các bên đàm phán và soạn thảo hợp đồng, không ít trường hợp các bên thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là một thời điểm xác định, khác với thời điểm giao kết và thời điểm có hiệu do luật định.
- Thời điểm do pháp luật quy định
Nếu pháp luật quy định thời điểm hợp đồng có hiệu lực là thời điểm hợp đồng được lập theo đúng hình thức nhất định, thì chỉ khi các bên đã tuân theo hình thức đó, hợp đồng mới có hiệu lực. Trong những trường hợp đặc thù cần có sự kiểm soát chặt chẽ về thủ tục xác lập hợp đồng và để bảo vệ các bên thiếu kinh nghiệm trước những quyết định bất ngờ, nhà làm luật thường quy định hợp đồng phải được lập bằng các hình thức văn bản có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký.
1.4. Vai trò, ý nghĩa của hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
Pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, quản lý nền kinh tế. Vì vậy, bên cạnh việc ban hành pháp luật buộc tất cả mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành, Nhà nước bảo đảm pháp luật phải được thực thi và đi vào cuộc sống. Việc quy định chế độ tài sản của vợ chồng trong Luật HN&GĐ có những ý nghĩa quan trọng đối với xã hội:
- Chế độ tài sản của vợ chồng với ý nghĩa là một chế định trong pháp luật HN&GĐ được Nhà nước quy định dựa trên sự phát triển của các điều kiện kinh