ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THỊ HÒA
HIỆU LỰC CỦA THỎA THUẬN VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số: 60 38 01 03
Có thể bạn quan tâm!
- Hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - 2
- Thỏa Thuận Về Chế Độ Tài Sản Vợ Chồng Trước Khi Kết Hôn
- Hiệu Lực Của Thỏa Thuận Về Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Ở Một Số Nước Trên Thế Giới
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ
Hà Nội - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Lê Thị Hòa
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
MỞ ĐẦU 7
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 7
2. Mục tiêu nghiên cứu 8
2.1. Mục tiêu tổng quát 8
2.2. Mục tiêu cụ thể. 8
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
5. Tổng quan tài liệu 10
6. Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu 11
6.1. Nội dung nghiên cứu 11
6.2. Phương pháp nghiên cứu 11
6.3. Địa điểm nghiên cứu 11
7. Kết cấu luận văn 11
Chương 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU LỰC CỦA THỎA THUẬN VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG 14
1.1. Khái niệm thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng 14
1.1.1. Chế độ tài sản của vợ chồng 14
1.1.2. Các loại chế độ tài sản của vợ chồng 17
1.1.3. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng trước khi kết hôn 18
1.2. Khái niệm hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản cua vợ chồng 18
1.3. Điều kiện, thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng 21
1.4. Vai trò, ý nghĩa của hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ
chồng 23
1.5. Hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng ở một số nước trên thế giới 25
1.5.1. Pháp luật Hoa Kỳ 25
1.5.2. Pháp luật Pháp 26
1.5.3. Pháp luật Nhật Bản 27
1.5.4. Pháp luật Trung Quốc. 28
1.5.5. Pháp luật Úc. 29
Kết luận chương 1. 30
Chương 2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HIỆU LỰC CỦA THỎA THUẬN VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG 31
2.1. Hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng thời kỳ trước Luật HN&GĐ năm 2014 31
2.1.1. Hiệu lực của hỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật miền Nam trước năm 1975 33
2.1.2. Hiệu lực của hỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật HN&GĐ từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến Luật HN&GĐ năm 2000 33
2.2. Hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ trong theo Luật HN&GĐ năm 2014 36
2.2.1. Việc công nhận chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận 37
2.2.2. Sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng 39
2.2.3. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu 40
2.2.4. Hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng khi huỷ hôn nhân trái pháp luật 45
2.2.5. Hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng khi huỷ hôn nhân trái pháp luật khi vợ, chồng chết 46
2.2.6. Hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng khi huỷ hôn nhân trái pháp luật khi vợ chồng ly hôn. 49
Kết luận chương 2 52
Chương 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN VỀ CHẾ ĐỘ
TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG 53
3.1. Thực tiễn áp dụng thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng 53
3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về thỏa thuận về
chế độ tài sản của vợ chồng 60
3.2.1. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chế độ tài sản
của vợ chồng 60
3.2.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
về chế độ tài sản của vợ chồng 62
3.2.2.1. Phát huy vai trò của công tác tuyên truyền, phổ biến các
quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng 62
3.2.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng xét xử các vụ việc liên quan tới
chế độ tài sản của vợ chồng 63
3.2.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng công chứng của các tổ chức hành nghề công chứng 65
Kết luận chương 3. 67
KẾT LUẬN 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS Bộ luật Dân sự
HN&GĐ HN&GĐ
DLBK Bộ luật Dân sự Bắc kỳ năm 1931
BLTK Bộ luật Dân sự Trung kỳ năm 1936 DLGYNK Dân luật giản yếu Nam Kỳ năm 1883 TAND Tòa án nhân dân
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Gia đình là tế bào của xã hội. Khi cuộc sống gia đình hạnh phúc, ấm no sẽ tạo điều kiện cho xã hội ngày càng văn minh, phát triển. Với mục đích tạo lập và duy trì gia đình bền vững, pháp luật đã tham gia điều chỉnh quan hệ HN&GĐ, đặc biệt là quan hệ vợ chồng. Bên cạnh việc điều chỉnh quan hệ nhân thân, pháp luật cũng dành nhiều quy định điều chỉnh các quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. Các quy định pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng cũng thường xuyên được rà soát, sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Đặc biệt, pháp luật Việt Nam hiện hành tôn trọng thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng.
Vấn đề thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng lần đầu tiên được nhắc đến trong Bộ luật dân sự Bắc Kỳ năm 1931 (DLBK), Bộ luật dân sự Trung Kỳ năm 1936 (DLBK), sau đó được đưa vào các văn bản luật của miền Nam Việt Nam như Luật gia đình năm 1959, Sắc Luật 15/64 ngày 23/7/1964 và Bộ luật dân sự năm 1972. Gần đây nhất, chế định này được hoàn thiện hơn trong Luật HN& GĐ năm 2014. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng, đa dạng của đời sống kinh tế - xã hội đã và đang làm bộc lộ nhiều điểm bất cập của pháp luật. Trong đó, hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng nổi lên như là vấn đề bức thiết bởi những năm gần đây, các tranh chấp về tài sản vợ chồng, đặc biệt là về thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng xảy ra rất nhiều. Thêm nữa, những tranh chấp này thường là những tranh chấp phức tạp và kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình cảm giữa các thành viên trong gia đình và sự ổn định của xã hội.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên một phần là do tính chất đa dạng, phức tạp của các quan hệ tài sản của vợ chồng. Mặt khác, tình trạng gia tăng các tranh chấp về tài sản của vợ chồng cũng cho thấy những bất cập của pháp luật về vấn đề này. Các quy định này đã bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc gây khó
khăn, thậm chí lúng túng trong quá trình áp dụng pháp luật của các đương sự cũng như của Tòa án khi tiến hành giải quyết các vấn đề liên quan tới thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng.
Luật HN&GĐ năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2015) có một quy định mới đáng chú ý, đó là quy định về việc thỏa thuận tài sản vợ chồng trước khi kết hôn (nhiều người gọi là Hợp đồng hôn nhân hay Hôn ước). Cụ thể, trước khi đăng ký kết hôn, hai người có thể lập một văn bản thỏa thuận về tài sản nào của riêng vợ, tài sản nào của riêng chồng và tài sản nào sẽ là của chung hai vợ chồng. Bên cạnh đó, vợ chồng cũng có thể thỏa thuận bất cứ một nội dung nào khác có liên quan tới tài sản của hai người, chẳng hạn quyền và nghĩa vụ của mỗi người, điều kiện, nguyên tắc phân chia tài sản… Việc lập thỏa thuận tài sản vợ chồng trước khi kết hôn nhằm củng cố vững chắc quan hệ vợ chồng bởi vì nếu hiểu rõ ràng ý kiến của nhau về tiền bạc, tài sản sẽ giúp cuộc hôn nhân lâu bền hơn, việc thỏa thuận tài sản vợ chồng trước khi kết hôn còn bảo đảm cho một cam kết hôn nhân thực sự chứ không vì hôn nhân vụ lợi, góp phần làm giảm tranh chấp khi ly hôn. Tuy nhiên, trên thực tế rất ít trường hợp các cặp vợ chồng thỏa thuận về chế độ tài sản trước khi kết hôn vì người dân còn chưa nắm vững quy định pháp luật, quan niệm của người dân về hôn nhân nặng về tình cảm.
Thực trạng trên cho thấy, cần thiết thực hiện công trình nghiên cứu sâu về thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng để nhận dạng những điểm chưa hợp lý của pháp luật và đưa ra những giải pháp để hoàn thiện pháp luật. Với nhận thức như vậy, tôi đã lựa chọn vấn đề “Hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát