của thời đại ấy. Tiếng nói của cái tôi là những thay đổi trong tinh thần, là đổi mới về phương diện nội dung mà Thơ mớimang lại.
Sự giải phóng tinh thần trong Thơ mới đòi hỏi những cách thức biểu hiện phù hợp. Cùng với sự ra đời của cái tôi cá nhân, Thơ mới đồng thời đưa lại một quan niệm hoàn toàn mới về thơ; sáng tạo ra một hệ thống thi pháp mới cho phép thay thế hệ thống thi pháp thơ trung đại ngự trị hàng nghìn năm, trong đó Thơ mới đặc biệt đề cao quan điểm cá nhân, mang lại cho thơ một nhãn quan ngôn ngữ mới, cách thức thể hiện mới, và một hệ thống thể thơ mới. Trước hết, Thơ mới đã có công giải phóng thơ ra khỏi chức năng “tải đạo”, “ngôn chí” của quan niệm thơ ca truyền thống, đưa lại một quan niệm mới về thơ: thơ trước hết là của cái đẹp, của cảm xúc, thành thực và tự do. Ngay từ buổi đầu, trên nền tảng của chủ nghĩa lãng mạn, trong sáng tác và cả lí luận, Thế Lữ (Cây đàn muôn điệu), Xuân Diệu (Cảm xúc), Hoài Thanh (Quan niệm văn chương) đã tuyên ngôn cho quan điểm nghệ thuật mới lạ của Thơ mới. Nhìn chung, các nhà thơ mới tôn thờ cái đẹp thuần túy, một cái đẹp nếu thoạt nhìn có vẻ xa lạ với lí trí và lợi ích; họ đặt nghệ thuật cao hơn chính trị và cổ súy cho một nền nghệ thuật với mục đích tự thân, đặc biệt chú trọng đề cao rung cảm trong sáng tạo thơ ca. Cùng với quá trình tuyệt đối hóa cái tôi cá nhân, quan điểm về cái đẹp và quá trình sáng tạo nghệ thuật ngày càng được đẩy đến mức cao hơn ở nhóm nhà thơ thuộc “trường thơ loạn”, “thơ điên” (tiêu biểu là Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê) và đặc biệt về sau là nhóm Xuân thu nhã tập. Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng (một phần siêu thực) Tây Âu với các tên tuổi Edgar Poe, Baudelaire, chủ nghĩa thuần túy (Valéry),… trường thơ loạn chủ trương đẩy xa hiện thực ra khỏi thi ca, họ đi tìm cái đẹp ở những bến bờ xa lạ, kinh dị. Cái đẹp là cái thần bí và sáng tạo nghệ thuật là sáng tạo cái siêu hình, thần bí. Làm thơ với Hàn Mặc Tử “tức là điên”, còn Chế Lan Viên “làm thơ là làm sự phi thường”, Bích Khê luôn “khát khao, hoài vọng cái đẹp” đến mức “hồn phách tê liệt dại khờ”,… Họ dám công khai đối đầu với quan điểm cái đẹp phải gắn liền với cuộc sống, nghệ thuật phải gắn với đạo đức, chính trị, xã hội. Thái độ đối lập gay gắt này về sau được Chế Lan Viên đẩy đến mức cực đoan, từ chối việc phục vụ chính trị, phục vụ xã hội. Ông viết: “Nếu vẫn cứ quốc gia, đạo đức, xã hội, luân thường,... bốn phần tư nhân loại sẽ chết vì đau dạ dày, thế kỷ XX chưa khóa xong cánh cửa” (Vàng sao)… Đến Xuân thu nhã tập, chủ trương này càng được khẳng định quyết liệt hơn. Nhóm Xuân thu nhã tập “muốn phát triển mặt “bác học”, tính trí thức của
thơ, rất đề cao việc tìm tòi hình thức và muốn tiến tới một chủ nghĩa duy mĩ về mặt quan niệm” [27, 13]. Họ chủ trương một lối thơ “thuần túy”, trong trẻo hàm súc. “Thơ chỉ cần rung động, không cần hiểu và không nên giải thích thơ” [35, 461]. Họ đã làm một cuộc thể nghiệm và đi khá xa trong sự tìm tòi với những bài thơ kín mít, một thời bị đánh giá là lối thơ “hũ nút” (Buồn xưa - Nguyễn Xuân Sanh, Đường xuân - Phạm Văn Hạnh,…). Việc đề cao quá mức quan điểm thần bí hóa quá trình sáng tạo đã dần đưa thơ vào địa hạt siêu hình, bí hiểm, thậm chí còn khiến các nhà thơ mới nhiều khi dễ đánh đồng sự sáng tạo nghiêm túc, chân chính trong thơ với kiểu nghệ thuật thuần túy. Tuy nhiên, sự vận động trong quan niệm của các nhà thơ mới đồng thời cũng cho thấy ý thức cách tân, nỗ lực tìm tòi, đổi mới và không ngừng hoàn thiện trong sáng tạo thơ ca. Đương thời, những quan điểm như vậy rất có ý nghĩa trong việc đề cao một lối thơ gắn liền với xúc cảm trực tiếp của cái tôi cá nhân và giải phóng bản ngã, giải phóng cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Nó thôi thúc các nhà thơ mới tiến xa hơn trên con đường nghệ thuật vị nghệ thuật, khơi dậy niềm say mê tìm tòi và sáng tạo hình thức. Thơ Hàn Mặc Tử ngày một dấn bước vào cõi siêu thực một cách không tự giác, nó tạo cho thơ ông một vẻ huyền diệu, mới mẻ, tân kì và đầy sáng tạo. Thơ Bích Khê là miền tượng trưng đầy âm thanh, ánh sáng và hương hoa với ngôn từ “điêu ổ” công phu, tỉ mỉ. Những thể nghiệm của Xuân thu nhã tập chưa hẳn thành công nhưng những kết quả của họ đáng được ghi nhận như những tìm tòi không phải không giàu ý nghĩa,…
Cùng với quan niệm nghệ thuật, hệ thống thi pháp thơ cũng được thay mới. Biến đổi đầu tiên mang tính bao trùm, chi phối đến các đặc điểm thi pháp khác của Thơ mới là quan niệm nghệ thuật về con người, trong đó Thơ mới đặt quan điểm cá nhân ở vị thế trung tâm. Các nhà thơ mới đã dám coi cái tôi cá nhân như một quan điểm, một cách thế nhìn đời và nói chuyện với mọi người. Điều này tác động trực tiếp đến quá trình sáng tác nghệ thuật của các nhà thơ trên nhiều khía cạnh. Trước hết, sự thức tỉnh cá nhân đòi hỏi thơ lấy cái tôi, cái cá nhân làm đề tài, thậm chí làm “hệ quy chiếu” vạn vật. Nếu ở Tản Đà, mới chỉ thấy cái tôi cá nhân như một hiện tượng dị biệt, “ngông”, gần với sự “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ, thì với Thơ mới ở thành thông thường, phổ biến. Xuân Diệu kiêu hãnh để cái tôi của mình lên trên bình diện thứ nhất không cần che đậy, giấu giếm: Ta là Một, là Riêng, là thứ Nhất / Không có chi bè bạn nổi cùng ta, thậm chí còn mang những khát vọng ngông cuồng vượt thoát khỏi chính mình: Mái chèo đập mau, ta
thoát ngoài ta. Cái tôi tự do trong thơ Huy Thông cũng có những ước mơ khác thường. Nó muốn hóa thành một con chim để cùng gió bay vút lên bầu trời cao rộng, “muốn uống vào trong buồng phổi”, “tất cả ánh sáng dưới bầu trời lồng lộng”, “muốn có đôi cánh tay vô ngần to rộng, để ôm ghì cả vũ trụ vào lòng tôi”,v.v… Quyền lợi của con người cá nhân giờ đây không đồng nhất với một cặp phạm trù cộng đồng nữa mà đã được ý thức ở một cấp độ mới: một vấn đề xã hội, một triết lí nhân sinh. Bởi vậy, nếu thơ cổ quan tâm đến tình cảm ở dạng khái quát nhất, tạo thành khuôn chung mang tính đơn điệu, thì Thơ mới lại thiên về cái riêng, quan tâm đến tự do cảm xúc, tự do tư duy, tạo nên cả một nền thơ đa thanh. Bản thân con người giờ đây đã trở thành một đối tượng thẩm mỹ, khai thác không bao giờ cạn... Quan điểm cá nhân chi phối cái nhìn của con người về thế giới. Thế giới hiện lên trong thơ trung , vĩnh cửu, tĩnh tại, ước
lệ, đến Thơ mới đã khác, . Hiện thực trong Thơ mới trước hết được nhìn qua lăng kính củ ết sức sinh động, mới mẻ và luôn ở trong tư thế vận độ ất cứ nhà thơ mới nào cũng đề
cá thể hóa trong cách cảm thụ con người và thế giới. Xuân Diệu nhìn mặt đất như một thiên đường đầy hoa thơm trái ngọt. Thơ ông là sự thức nhận các giác quan trong niềm say mê ngoại giới và tình yêu lứa đôi. Đó là một thế giới không ngừng chuyển động, ngay cả những sự vận động sẽ sàng khó nắm bắt nhất - sự vận động của tâm hồn: Mây biếc về đâu bay gấp gấp / Con cò trên ruộng cánh phân vân. Trăng trong thơ xưa chung chung, vĩnh cửu: Trăng vẫn năm năm sông nước giãi (Trương Nhược Hư),… đến Thơ mới đã mang màu sắc cá nhân, riêng tư và được cá thể hóa cao độ: Trăng mờ thổn thức (Lưu Trọng Lư), Trăng vú mộng của muôn đời thi sĩ (Xuân Diệu), Bỗng hôm nay trước mặt bóng trăng quỳ / Úp mặt xuống uốn mình theo dáng liễu (Hàn Mặc Tử),… Quan điểm cá nhân trở thành nguyên tắc xây dựng hình tượng thơ. Để khẳng định bản ngã, cái tôi Thơ mới vừa là một hình tượng sống động trong thơ vừa là tiêu chuẩn làm thước đo cắt nghĩa và lí giải thế giới. Khác với hình thức khuyết chủ ngữ của thơ ca trung đại, câu thơ của Thơ mới mang tính chất định danh rõ rệt: “Tôi / Ta là…”, hoặc xưng danh xác định: Thế Lữ là một chàng kỳ khôi, Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm,… Thơ mới còn mang lại một nhãn quan mới về ngôn ngữ thơ. Câu thơ luật truyền thống mang tính độc lập cao, mỗi câu thơ là một tập hợp từ mang ý nghĩa hàm súc, “giảm thiểu đến mức tối đa các yếu tố ngữ điệu, giọng điệu, màu sắc, cảm xúc và các hư từ” [154, 110]. Mỗi bài
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ thống thể loại truyền thống trong Thơ Mới 1932 - 1945 - 1
- Hệ thống thể loại truyền thống trong Thơ Mới 1932 - 1945 - 2
- Hiện Tượng Thơ Mới 1932 - 1945 Trong Lịch Sử Thơ Ca Dân Tộc
- Vị Thế Của Các Thể Truyền Thống Trong “Bảng” Thể Thơ Của Thơ Mới
- Tỉ Lệ, Dung Lượ Ạng Thức Tồn Tại Của Các Thể Truyền Thống Trong Thơ Mới 1932 - 1945
- Khái Luận Về Chức Năng Và Nội Dung Của Các Thể Thơ
Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.
thơ tựa như một “bức tranh cổ tĩnh lặng, thảng hoặc mới có tiếng nói và giọng điệu con người” [158]. Trái lại, ngôn ngữ Thơ mới luôn gắn liền với “ngữ điệu nói”, với cảm xúc của con người cá nhân. Trần Đình sử khẳng định: “Thơ mới đã căn bản cải tạo lại câu thơ trữ tình tiếng Việt từ câu thơ “điệu ngâm” sang câu thơ “điệu nói”... Câu thơ mới đã được chủ thể hóa, cá thể hóa cao độ, nó lấy tiếng nói, giọng điệu, hơi thở con người làm vật liệu, tạo thành thế giới thơ điệu nói với bao nhiêu tiếng gọi, lời thưa, tiếng giãi bày, câu tâm sự” [154, 108-111]. Hình thức đó làm cho không gian câu thơ, bài thơ không còn đông cứng, cô đúc toàn khối như thơ luật mà tự do, vắt dòng, trùng điệp, nhảy vọt, không gò bó. Với nhãn quan ngôn ngữ đó hình thức thể thơ cũng thay đổi theo. Thơ mới đã làm một cuộc tổng duyệt đánh giá lại các thể thơ tiếng Việt, tiếp thu cái tốt đẹp trong thơ truyền thống đồng thời học tập một cách có sáng tạo thơ ca nước ngoài nhất là thơ Pháp, tìm những hình thức biểu hiện mới lạ, phong phú cho thơ.
Quan niệm nghệ thuật mới, quan niệm mới về con người, nhãn quan ngôn ngữ mới, cách thức thể hiện mới cùng một hệ thống thể thơ mới,… với chừng ấy đổi thay Thơ mới đã thực sự thuộc loại hình thơ hiện đại. Ngày nay, khi nhìn lại Thơ mới, có thể quả quyết chắc chắn đây là một sự kiện thiết yếu đồng thời đánh dấu bước đột khởi chưa từng có trong lịch sử thơ ca và văn học dân tộc. Công lao lớn nhất của nó cần ghi nhận là đã thực hiện thành công cuộc cách tân sâu sắc có ý nghĩa quyết định trong công cuộc hiện đại hóa thơ ca và văn học nước nhà, từ đó mở ra “một thời đại trong thi ca”, mở đầu cho một hành trình mới của thơ Việt Nam hiện đại.
2.1.1.3. Dĩ nhiên, cuộc “cách mạng” mà Thơ mới thực hiện không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc chuyển đổi, thay thế giữa hai loại hình thơ ca (trung đại và hiện đại) trong khuôn khổ nền văn học dân tộc tại thời điểm đương thời. Cốt lõi của Thơ mới là tính chất “mở”, “cá nhân” và “tự do”. Đây chính là nguyên tắc nền tảng cho thơ thời hiện đại, trở thành kim chỉ nam xuyên suốt hành trình sáng tạo của thơ Việt không chỉ hiện đại, mà còn của đương đại, thậm chí hậu hiện đại. này, có thể thấy, “Thơ mới còn tạ ột truyền thống mới cho thơ Việt” [157,11], có vai trò làm nền tảng và gợi mở ý hướng vận động, phát triển phù hợp cho thơ ca dân tộc từ Thơ mới và sau Thơ mới. Hiểu đúng bản chất, tầm vóc của cuộc cách mạng ấy mới nhận thức sâu sắc được ý nghĩa và tầm ảnh hưởng sâu rộng, lâu dài của nó. Không ngẫu nhiên khi nhiều nhà nghiên cứu đều nhận thấy thơ trữ tình Việt Nam kể từ Thơ mới, dù phát triển thế nào đều là sự phát triển sâu hơn,
nhiều vẻ hơn những khả năng nghệ thuật mới của thi ca đã mở đầu và định hình từ phong trào Thơ mới. Trần Đình Sử khẳng định đặc điểm quan trọng nhất của Thơ mới là “thể hiện chân lí cá nhân” và mang một “hệ thống thi pháp mở” [157, 18-22]. Thơ mới là thẩm mĩ, cảm xúc, tự do và thành thực, nó chống lại mọi ràng buộc, câu thúc và không đặt ra bất cứ một giới hạn nào cho thơ. Đây là cơ sở khơi gợi sự sáng tạo không ngừng cho thơ ca, là tiền đề thôi thúc sự phát triển cho thơ Việt ở những giai đoạn sau. Thơ Tố Hữu thời Từ ấy đã trực tiếp thoát thai từ Thơ mới. Các nhà thơ thuộc thế hệ tiền chiến như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Bính,… đều chuyển hóa từ thơ mới lãng mạn sang thơ mới cách mạng. Những “khuôn hình thức” do Thơ mới đề xuất vẫn tiếp tục sống trong các sáng tác thơ có định hướng ý thức hệ hoàn toàn khác Thơ mới. Nhiều bài thơ hay của thơ kháng chiến là thơ tự do, hoặc là những “hợp thể”, thơ văn xuôi, “thơ không vần” của Nguyễn Đình Thi,… Đặc biệt, ngày nay, khi “nền thơ đương đại đang diễn ra ngày càng phổ biến kiểu cảm quan hoài nghi chân lí chung, hoài nghi đại tự sự cùng cảm quan hư vô, lạc loài khiến người ta có xu hướng muốn rời bỏ Thơ mới như là tính hiện đại để đi về phía hậu hiện đại” [157, 21] thì tính “cá nhân” và “tự do” trong nguyên tắc của Thơ mới, có thể nói như Trần Đình Sử, vẫn “cho phép thơ phát triển, đổi thay đến vô hạn” [157, 21]. Nếu không có Thơ mới khó có thể nói đến bước phát triển của thơ hiện đại. Thơ mới không chỉ để lại dấu ấn sâu sắc đương thời mà còn mở ra một viễn cảnh phát triển lâu dài, vô hạn cho thơ Việt. Với những đổi mới của mình, Thơ mới 1932 - 1945 xứng đáng là cuộc cách tân thi ca vĩ đại nhất trong lịch sử văn học dân tộc.
2.1.2. Loại hình Thơ mới 1932 - 1945, nhìn từ góc độ thể thơ
2.1.2.1. Thơ mới 1932 - 1945, một cuộc cách tân về thể thơ
Nhìn Thơ mới trên hành trình hiện đại hóa của văn học dân tộc, nhà phê bình Hoài Thanh không kiệm lời khi nhận định: Thơ mới là một “cuộc cách mệnh về thi ca” [175, 19]. Tiếp nối Hoài Thanh, không ít tác giả, hễ định giá về phong trào Thơ mới lại dùng ngay khái niệm “cách mạng”: “Thơ mới, cuộc cách mạng về thi pháp và tư duy thơ” [36, 578], “cuộc cách mạng ấy trước hết là về tinh thần, tư tưởng” [48, 38], “cuộc cách mạng về thi ca ấy ngày nay đã yên lặng như mặt nước hồ thu” [81, 286],... Dùng từ “cách mạng” trong trường hợp này có nên không? Theo thiển nghĩ của chúng tôi, dùng từ “cách mạng” đối với hiện tượng Thơ mới như vừa phân tích một cách tổng quát ở trên, đành rằng không phải không có cơ sở, nhưng chúng
tôi vẫn cảm thấy có điều gì đó không thật ổn, nhất là khi nhìn nó trong dòng mạch còn có liên hệ với truyền thống. “Cách mệnh” (từ cũ) hay “cách mạng” (từ mới xuất hiện vào khoảng trước sau 1945) nhằm chỉ quá trình biến đổi theo hướng tiến bộ trong một lĩnh vực nào đó, cuộc biến đổi ấy phải thực hiện một cách triệt để, nghĩa là loại bỏ hoàn toàn cái cũ để thay thế bằng cái mới. Khái niệm “cách mạng” thường dùng để chỉ các sự kiện lịch sử lớn, các cuộc biến đổi chính trị xã hội mà trong đó chế độ xã hội lỗi thời bị lật đổ để ế độ xã hội mới tiến bộ (Cách mạng tư sản Pháp, Cách mạng xã hội chủ nghĩa, Cách mạng tháng Tám,...). Ngoài ra còn có Cách mạng khoa học kỹ thuật, Cách mạng tư tưởng... Phong trào Thơ mới cũng là một sự kiện lớn trong lịch sử văn học dân tộc, là cuộc biến đổi lớn lao về thi pháp và tư duy thơ, nhất là thể thơ. Nhưng cuộc biến đổi của Thơ mới không phải là một sự thay thế hoàn toàn cái “cũ” bằng cái “mới”. Thơ mới xuất hiện không giống như “chiếc nấm lạ trên cây gia hệ văn học dân tộc” [186, 11]. Những đổi mới của Thơ mới rõ ràng không thể không dựa trên cơ sở tiếp thu có sáng tạo những tinh hoa văn học truyền thống. Thơ mới đi vào quỹ đạo hiện đại mà không thoát li nguồn mạch dân tộc và văn chương nước nhà. Vì thế, chúng tôi muốn gọi Thơ mới là một cuộc cách tân về thể thơ. Gọi là “cách tân” bởi vì Thơ mới vừa mang nội dung đổi mới vừa bao hàm ý nghĩa kế thừa truyền thống.
Và quả thật, Thơ mới thực sự là một cuộc cách tân về thể thơ. Bước đầu của cuộc cách tân diễn ra khá rõ nét trong đời sống văn học 30 năm đầu thế kỷ XX. Trong khi chờ đợi một thế hệ trẻ được đào luyện trong các trường Pháp - Việt thực thi cuộc cách tân thể thơ, thế hệ các nhà thơ trong hai thập kỷ đầu có gắn bó với cái học cũ đã tích cực thể nghiệm các thể “thơ ta”, tức thơ truyền thống nhằm cách tân nền thơ ca nói chung. Trong giai đoạn văn học giao thời, các thể thơ cũ như là nơi thử nghiệm cho các nhà thơ. Một cuộc thăm dò, tìm kiếm và thể nghiệm ráo riết tất cả những gì sẵn có trong kho tàng văn học viết và văn học dân gian dường như để chọn lấy hay tạo ra những thể thơ tối ưu nhất phục vụ cho việc diễn đạt các cảm xúc của con người trong kỷ nguyên mới. Trong giai đoạn chuyển tiếp này, nổi lên dòng thơ ca của những người hoạt động cách mạng, của các nhà chí sĩ yêu nước, tiêu biểu như thơ ca của nhóm Đông kinh nghĩa thục, Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh và nổi bật nhất là Phan Bội Châu. Sáng tác của họ (thường được lưu hành bí mật hoặc nửa công khai) đã có nhiều biến đổi về nội dung tư tưởng, ý thức hệ. Nét nổi bật trong sáng tác của Phan Bội Châu là tinh thần yêu nước thiết
tha và sục sôi ý chí đấu tranh cách mạng, “con người đạo lý hy sinh vì dân vì nước thay thế con người đạo lý trung hiếu của Nho gia” [35, 447]. Với nội dung mới, chức năng và hình thức thể thơ cũng thay đổi. Thế hệ này nhìn ra trong thơ văn chân chính một khả năng to lớn, một chức năng quang vinh: giác ngộ nhân dân, tuyên truyền tư tưởng mới, tập hợp lực lượng dân tộc. Họ giải thoát thơ ca khỏi chức năng ngâm vịnh, cảm hoài và giao cho nó một trách nhiệm cao quý là phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước. Các thể thơ quen thuộc như thất ngôn ĐL, STLB, LB, phú, văn tế, ca trù vẫn được sử dụng nhưng câu chữ sáng rõ, dễ hiể , từ ngữ bớt phần uyên bác, gần với tiếng nói hàng ngày hơn để dễ đi vào quần chúng nhân dân... Mặc dù vậy, nhìn chung, thơ ca của các tác giả trên vẫn bị hạn chế nhiều về giá trị nghệ thuật. Câu thơ còn chưa được điêu luyện, hàm súc. Ngôn ngữ còn nhiều từ cổ, khuôn sáo. Nội dung, cảm hứng mới bị khuôn trong những hình thức thể
ất cập. Vai trò của Phan Bội Châu và những người cùng “chí hướng” sáng tạo như ông trong cuộc canh tân thơ ca đầu thế kỷ chủ yếu được ghi nhận ở tính chất tiến bộ của lí tưởng và lòng nhiệt tình cách mạng.
Một số hiện tượng thơ xuất hiện trên sách báo công khai từ đầu thế kỷ đến những năm 30 như Nguyễn Ngọc Ẩn, Tương Phố, Đông Hồ, Đoàn Như Khuê,... cũng có ý thức thoát li các khuôn sáo của thơ cũ bằng cách làm thơ trữ tình, đem những cảm xúc riêng tư, cá nhân gửi vào thơ. Thế hệ các nhà thơ này bước đầu thể nghiệm khả năng trữ tình trong việc phô diễn tâm tư vốn giàu nỗi niềm của con người cá nhân buổi giao thời ở các thể thơ dân tộc. Họ viết những bài thơ, bài ca, thể thức dân gian: sa mạc, bồng mạc, hát xẩm, hát điên, những bài LB hay STLB,… song song với những thể thơ CP hoặc luật Đường để thể hiện những nỗi buồn thê lương, dai dẳng, cái buồn có cớ và cả những cái buồn vô cớ - dấu hiệu của cái buồn thành thị lúc bấy giờ. Trong dàn hợp xướng đó vẳng lên tiếng của Đông Hồ khóc vợ, Tương Phố khóc chồng, Đoàn Như Khuê khóc đời,… Nhìn chung, nỗi buồn trong thơ thế hệ tiền lãng mạn này đã khác nỗi buồn trong thơ trước đây nhưng cũng chưa đến mức ảo não, da diết như các nhà thơ lãng mạn sau này. Về hình thức, thơ họ vẫn chưa thể tránh được cách diễn đạt có phần sáo cũ, ước lệ, gọt giũa, lờ
hơn ý, ngôn ngữ cổ, có phần bay bướm. Tuy vậy, xét đến cùng, “tác phẩm của họ đã góp một làn điệu quan trọng cho một nền Thơ mới lãng mạn lấy trời sầu bể thảm làm cái đẹp theo đuổi” [178, 596].
Đến Tản Đà và Trần Tuấn Khải, thơ ca đã đi một bước mới trong hành trình cải tiến các thể thơ dân tộc. Trong sáng tác của Tản Đà và Trần Tuấn Khải, các thể thơ dân tộc chứa đựng yếu tố mới mẻ trong nội dung xúc cảm cũng như trong hình thức thể hiện. Đặc biệt nhất là Tản Đà, nhà nho tài tử có tiếp thu văn hóa phương Tây, đã bộc lộ cái tôi cá nhân một cách mạnh mẽ. Cái tôi ngông nghênh đa tình của Tản Đà vừa là sự hiện diện của bản ngã cá nhân tài tử, kế tục tinh thần của các thế hệ như Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ,… vừa là biểu hiện của một tâm hồn mới và tâm lí thị dân. Tản Đà là nhà nho tài tử sống trong xã hội tư sản hóa - “xã hội quá độ diễn ra quá trình thay đổi các bảng giá trị” [193, 413]. Điều này đem ới cho sáng tác của Tản Đà đồng thời cũng đặt ra những giới hạn lịch sử, thời đại mà loại hình nhà nho của xã hội cũ không thể vượt qua. Chính trong lòng xã hội quá độ, cái tôi bản ngã tài tử có đất phát triển, đi vào thơ ca, lần đầu tiên đưa đến cho thi đàn một hương vị lạ, mang đủ mọi sắc thái “thành thật”: đa tình, sầu, buồn, ngông, mộng, say. Nó làm xao xuyến tâm hồn cả một thế hệ thanh niên lúc bấy giờ đang thẹn thùng, e ấp, khao khát yêu đương, khao khát được sống mạnh dạn với chính mình, sống hết mình. Cái tôi của Tản Đà là sự hiện diện và khẳng định của cá nhân - những nhu cầu của tinh thần con người thời hiện đại, chuẩn bị hành trang quan trọng cho sự ra đời của Thơ mới... Thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải cũng có nhiều đóng góp về hình thức, thể thơ. Công lớn nhất của Tản Đà là đã “chuyển các thể loại phi chính đạo vào trung tâm văn học, thị dân hóa các thể loại văn học truyền thống” [35, 487-488]. Tản Đà kế thừa tất cả thể thơ cổ điển và thơ ca dân gian dân tộc (từ thơ ĐL, hành, từ khúc, HN, LB, STLB đến phong dao, hát xẩm), sáng tạo nên những lối viết thơ luật riêng (lộng hoàn, ô thước kiều, thu thủy). Ngòi bút Tản Đà đã thoát khỏi sự gò bó của thơ ca cách luật, sử dụng chúng một cách phóng túng, tài hoa, khiến lời thơ trở nên hồn nhiên, biến hóa sinh động, như tiếng nói bật lên từ rung cảm đáy lòng. Trong thơ Tản Đà, những làn điệu từ khúc và làn điệu thơ ca dân tộc luôn có sự kết hợp linh hoạt uyển chuyển, cấu trúc của những câu ca dao truyền thống bị phá vỡ, câu thơ ngâm bị dịch chuyển sang câu thơ nói... Ngay như thơ thất ngôn vốn rất nghiêm trang cũng trở nên xộc xệch, buông thả, mất đi cái âm điệu khuôn thước, trở thành lời nói ngang ngang, khác lạ dưới ngòi bút của Tản Đà: Chơi lâu nhớ quê về thăm nhà/ Đường xa người vắng bóng chiều tà... (Thăm mả cũ bên đường). Cùng với Tản Đà, thơ Trần Tuấn Khải nghiêng về cảm hứng yêu nước thương nòi nên có những