Những Thành Công Và Bất Cập Về Thi Pháp Của Các Thể Truyền Thống Trong Thơ Mới 1932 - 1945 (Thay Cho Tiểu Kết)

Câu thơ của thể 8 chữ về cơ bản cũng tuân theo luật bằng trắc đó:

Đường trong làng (b) / hoa dại (t) / với mùi rơm (b)

Người cùng tôi (b) / đi dạo (t) / giữa đường thơm (b)

(Đi giữa đường thơm - Huy Cận)

Chen lá lục (t) / những búp lài (b) / mở nửa (t)

Hớp bóng trăng (b) / đầy miệng nhỏ (t) / xinh xinh (b)

(Hoa đêm - Xuân Diệu)

Song có nhiều trường hợp nhà thơ vận dụng sự phối âm của nhiều thanh bằng làm cho câu thơ có một âm hưởng riêng: Thu sang chơi! Vườn nghe có thu sang / Với cũ hoa phai, với cũ lá vàng / Ngày chừng buồn! Đêm chừng lên vội lắm / Cửa một lần - hơn ngàn phương phẳng lặng (Thu - Chế Lan Viên).

Câu thơ HN thường ngắt ba tiết tấu theo nhịp 3/2/3 hoặc 3/3/2 (3/5) (câu 8 chữ) và hai tiết tấu theo nhịp 3/4 (câu 7 chữ) làm cho ngữ điệu câu thơ gần với ngữ điệu văn nên HN vừa có thể đọc vừa có thể hát, vừa có thể tự sự vừa có tính giai điệu rất thích hợp phô diễn tâm tình con người cá nhân. Các nhà thơ mới vừa khai thác tính nhạc dồi dào sẵn có trong HN truyền thống vừa tìm cách đa dạng hóa nhịp điệu. Nhịp của thơ 8 chữ là nhịp lòng, nhịp của con tim. Ví dụ, bài Ngập ngừng - Hồ Dzếnh: 3/2/3: Em cứ hẹn/ nhưng em/ đừng đến nhé. 3/2/3:Để lòng buồn/ tôi dạo/ khắp trong sân. 3/2/3: Ngó trên tay/ thuốc lá/ cháy lụi dần. 3/1/4: Tôi nói khẽ:/ gớm,/ làm sao nhớ thế?! Hoặc Trưa đơn giản - Chế Lan Viên: 3/5: Trưa quanh vườn./ Và võng gió an lành. 3/5: Ngang phòng trưa/ ru hồn nhẹ cây xanh. 3/5: Trưa quanh gốc./ Và mộng hiền của bóng. 3/3/2: Bỗng rung theo/ ...lá... run theo/... nhịp võng. 3/3/2: Trưa lên trời/ và xanh thẳm/ bầu trời. 3/2/1/2: Bỗng mê ly/ nằm thấy/ trắng/ mây trôi... 1/3/4: Trưa/ một tí trưa,/ lạc vào lăng tẩm. 3/5: Nhập làm hồn/ những tượng xưa u thảm. Ngoài ra, thơ 8 chữ còn kế thừa cách ngắt nhịp 4/4 không mấy phổ biến ở HN truyền thống. So sánh HN của Chu Mạnh Trinh với câu thơ 8 chữ của Xuân Diệu cho thấy có những khuôn nhịp giống nhau: Này suối Giải Oan / này chùa Cửa Võng. Này hang Phật Tích / này động Tuyết Quynh (Hương Sơn phong cảnh - Chu Mạnh Trinh), Vừa xịch gối chăn / mộng vàng tan biến. Dung nhan xê động / sắc đẹp tan tành (Giục giã - Xuân Diệu). Hai tập Thơ thơ Gửi hương cho gió của Xuân Diệu có 963 câu 8 chữ thì có 59 câu ngắt nhịp theo điệu này, chiếm tỉ lệ khoảng 6%.

Thứ tư, giọng điệu và ngôn ngữ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

Hát nói (thơ ca trù), ngay tên gọi này đã cho thấy nét nổi trội độc đáo của nó là giọng điệu, đúng như nhận xét của Trần Đình Sử: “Thơ hát nói là thơ giọng điệu, không phải thơ hình ảnh. Cái hay của hát nói cũng hay ở giọng điệu, một giọng điệu nhất quán toàn bài, khác hẳn giọng điệu nhất quán trong thơ luật... Thể hát nói, đúng như tên gọi của nó, đánh dấu xu hướng mở rộng lĩnh vực của thơ sang địa hạt giọng điệu nói, không đóng khung trong địa hạt ý, hình và nhạc bằng trắc trừu tượng của thơ ca trung đại nói chung” [155, 191-193]. Ngữ điệu nói này rất thích hợp với lối “trò chuyện tâm tình” trực tiếp của Thơ mới, vì thế thơ HN đã ảnh hưởng lớn tới tiến trình đổi mới tiếng thơ Việt Nam, thể hiện rõ nhất trong thể 8 chữ. Theo Trần Đình Sử, vấn đề tiếp thu thi pháp thể loại ở thể 8 chữ với thể HN không chỉ đơn thuần là số chữ, mà còn ở “điệu nói, ngữ điệu nói, điệu kể” [155, 193]. Bởi điệu nói còn làm đổi mới cả những câu thơ có số chữ nhiều hơn hoặc ít hơn và tạo liên kết ngữ điệu toàn bài. Giọng điệu nhất quán của HN là giọng điệu khảng khái, ngang tàng, ngạo nghễ, khinh bạc, thách thức của tính cách cá nhân tài tử. Song, dù tính cách chủ thể đã hằn in lên câu chữ, khẩu khí và giọng điệu nhưng ở thơ HN vẫn thiếu vắng chủ thể trữ tình trực tiếp. Thơ mới 8 chữ đã phát triển cao hơn hình thức giọng điệu cá nhân trong HN. Ở đây xuất hiện giọng điệu trực tiếp của chủ thể trữ tình, bộc lộ rõ nét màu sắc cá nhân trong giọng điệu. Có thể bắt gặp trong Thơ mới 8 chữ vô vàn tiếng nói cá nhân: giọng nồng nàn, đắm say trong thơ Xuân Diệu; giọng sầu não trong thơ Huy Cận; giọng khát khao níu luyến trong thơ Hàn Mặc Tử; giọng thuần hậu, trong trẻo và dễ thương trong thơ Anh Thơ, v.v... Nguyên tắc của Thơ mới lãng mạn là lấy “tiếng nói người” làm nền tảng cho giọng điệu nên giọng điệu trong thơ 8 chữ đa dạng, phong phú hơn so với HN. Trong xã hội thành thị tư sản, tâm lí thị tài không còn là tâm lí cá biệt để phô trương như ở người tài tử trong HN nên giọng điệu “thị tài” không còn là giọng điệu chủ đạo và phổ biến, có chăng chỉ còn hồi quang ở hình ảnh con hổ trong vườn bách thú (Thế Lữ), con voi già (Phạm Huy Thông). Trước những biến động lịch sử, những cái tôi cá nhân tư sản đầy bất an phát triển theo khuynh hướng tự thị, ích kỉ, lạnh lùng; nó lưu vết vào văn học những âm hưởng vừa kiêu hãnh vừa buồn đau - âm hưởng phổ quát của thời đại. Cái tôi chủ ngữ không những xuất hiện trực tiếp mà còn rơi vào trạng thái tự mê, tự thích sự ngạo nghễ của mình: Trời hỡi trời! Hôm nay ta chán hết / Những sắc màu,

hình ảnh của trần gian (Chế Lan Viên), Ta là Một, là Riêng, là thứ Nhất / Không có chi bè bạn nổi cùng ta (Xuân Diệu).

Hệ thống thể loại truyền thống trong Thơ Mới 1932 - 1945 - 19

Mở rộng khuynh hướng văn xuôi hóa và để phù hợp với giọng điệu mới, thơ 8 chữ tiếp tục phát triển một số yếu tố ngôn ngữ của HN như: sử dụng hư từ, khẩu ngữ, liên từ; đặc biệt sử dụng với mật độ đậm đặc các thán từ đi kèm các hình thức câu cảm thán, câu hỏi nhằm biểu thị cảm xúc nhiều tầng bậc của thời đại: Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối / Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?/... Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu? (Nhớ rừng - Thế Lữ). Câu thơ mang hình thức nghị luận, phân tích trong HN rất phù hợp với lối tư duy suy luận phân tích tính của phương Tây mà các nhà thơ mới chịu ảnh hưởng nên được hưởng ứng rất nhiệt tình: Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua / Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già / Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất... (Vội vàng - Xuân Diệu).

ết chủ ngữ”. Thơ mới 8 chữ đã khác. Nguyên tắc xây dựng hình tượng của Thơ mới nói riêng và thơ lãng mạn nói chung là lấy cái tôi làm thước đo cắt nghĩa và lí giải thế giới. Cái tôi Thơ mới trở thành cái tôi chủ ngữ. Nó thể hiện tư thế trực tiếp, cách ứng xử với hiện thực của chủ thể trữ tình. Nó đứng ra phát ngôn và tự chịu trách nhiệm trước phát ngôn của mình. Mô hình “Tôi/Ta là...” trở nên phổ biến nhất trong loại thơ 8 chữ, 7 chữ: Tôi là con chim đến từ núi lạ, Tôi là người bộ hành phiêu lãng, Ta là Một là Riêng là thứ Nhất, Tôi là con nai bị chiều đánh lưới,... Như vậy, Thơ mới 8 chữ đã có nhiều điểm mới trong vận dụng ngôn ngữ so với thể HN, đặc biệt thành công trong việc đưa yếu tố văn xuôi vào thơ trữ tình.

Ngoài những thể tiêu biểu kể trên, Thơ mới còn có sự xuất hiện của một số thể dân tộc truyền thống khác. Vào những năm đầu của phong trào, khi phái Thơ mới hô hào đổi mới, Phan Khôi, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Thị Manh Manh,... mạnh mẽ đi đầu đưa vào thơ giọng điệu, hơi thở của tiếng nói đời sống, không hoàn toàn bị bó buộc bởi niêm luật thơ cổ. Nhưng với vốn kinh nghiệm chưa dày dặn, câu thơ mới lúc này vẫn còn nhiều lưu vết thơ truyền thống. Sự hồn nhiên, chân thành của cái tôi mới giải phóng lại đưa nó về gần với thơ ca dân gian. Nhiều nhà nghiên cứu dễ dàng nhận ra bóng dáng của các thể điệu dân gian, biền ngẫu trong lối thơ mới. Mã Giang Lân ngờ rằng Lưu Trọng Lư có mối quan hệ về giọng điệu giữa thơ ông (Lưu Trọng Lư) với bài ca dân gian: Rồi ngày lại ngày / Sắc màu: phai / Lá cành: rụng / Ba gian: trống /

Xuân đi / Chàng cũng đi / Năm nay xuân còn trở lại / Người xưa không thấy tới (Vắng khách thơ - Lưu Trọng Lư), Còn ba cái trứng nở ra ba con / Con - diều tha / Con - quạ bắt/ Con - cắt lôi / Chớ than phận khó ai ơi / Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây (Ca dao Bình Trị Thiên). Nguyễn Thị Manh Manh cũng tạo ra những câu thơ giọng điệu dân ca, giọng điệu đồng dao: Hai cô thiếu nữ đi ra đồng / (Một cô ở chợ, một cô ở đồng) / Hai cô thiếu nữ đi ra đồng / Một mảnh lụa hồng, một vốc vải đen (Hai cô thiếu nữ). Lối câu văn xuôi nhịp điệu, biền ngẫu cũng được sử dụng khá nhiều ở Tình già - Phan Khôi và Trên đường đời - Lưu Trọng Lư. Một vài bài thể 4 chữ trong Thơ mới mang ít nhiều dấu vết từ các bài vè, nói lối 4 từ trong văn học dân gian (Xoay hòn đất - Tú Mỡ,...). Riêng Tú Mỡ, không chỉ tìm về với HN, các làn điệu phong dao mà còn khai thác điệu hát xẩm (Ông Hàn) thuần dân tộc. Nhìn chung, các thể điệu cổ truyền này khi bước vào Thơ mới vẫn khư khư giữ nguyên khuôn hình quá cũ nên không còn khả dụng, số lượng ít và không phát triển.

4.3.4. Những thành công và bất cập về thi pháp của các thể truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945 (thay cho tiểu kết)

Cùng tham gia vào đời sống thơ ca lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945 với tư cách là những thể thơ cách luật truyền thống, nhưng sự vận động của các thể du nhập và thuần Việt hoàn toàn khác nhau. Trong tương quan giữa hai hệ thống thể thơ, tình hình vận động và phát triển của nhóm các thể du nhập chậm chạp, trầm lắng hơn. Ở nhóm này, hai thể hành CP và thất ngôn bát cú ĐL tỏ ra khả quan hơn cả. Thể hành CP đã tận dụng tối đa mọi ưu thế về câu thơ tự do, khuôn khổ không hạn định, âm hưởng hào hùng, phóng khoáng và không bị chi phối bởi niêm luật để tiến thân vào đời sống thơ ca hiện đại và in dấu bằng những câu thơ thuộc vào hàng hay bậc nhất Thơ mới. Nhưng, có lẽ với thể điệu quá cổ xưa, sự kén chọn thời đại và người sáng tác đã khiến thể hành không thể phát triển rộng rãi và dài lâu. Thể ĐL đã cố gắng nới lỏng các đặc điểm thi pháp “khuôn vàng thước ngọc” để hòa chung vào không khí “dân chủ” của thời đại và cũng đạt được thành công nhất định với những tác phẩm có giá trị, những gương mặt để lại phong cách, dấu ấn. Nhưng so với các thể truyền thống khác, có thể thấy những đổi thay của thể thơ này quả thực rất hạn chế. Những đặc điểm “bất khả kháng” về thi pháp đã trở thành bất cập lớn cản trở con đường dấn thân vào đời sống mới của thể thơ... Mặc dù, các thể CP và ĐL không mấy phát triển song loại hình câu thơ ngũ ngôn, thất ngôn của chúng,

với nhiều ưu điểm lại được Thơ mới rất ưa chuộng. Nó phát triển thành thể 5 chữ, 7 chữ với những dáng nét hoàn toàn hiện đại.

Đời sống của nhóm các thể truyền thống thuần Việt trong Thơ mới hết sức sôi động và có những đột phá lớn. Đặc sắc nhất phải kể đến LB và sự chuyển đổi từ HN sang thể 8 chữ. Thể LB với khả năng khơi gợi những cách xử lý năng động, uyển chuyển, phong phú, đa dạng đã khẳng định được vị thế của mình trên thi đàn với một bản sắc thi pháp riêng, đầy độc đáo và sáng tạo, trở thành cơ sở “ươm mầm” dòng LB hiện đại sau này với những khuôn mặt tài hoa như Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn,... Tuy nhiên, LB cũng không tránh khỏi những hạn chế. Là một thể thơ cách luật truyền thống có mô hình điển phạm, hơn nữa chất dân dã bình dân từ trong cốt tuỷ đã khiến cho hơi thơ LB trở nên quá đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam nên khó có thể xáo trộn, phá vỡ khuôn thơ để diễn đạt những diễn biến nội tâm phức tạp, nhiều xáo động. Đây cũng là lí do giải thích tại sao những hiện tượng thơ như Phan Huyền Thư, Vi Thuỳ Linh,... cảm thấy khó hoà nhập với LB hơn các thể tự do. Một số nhà thơ có sở trường về LB như Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn cố gắng mới hoá thể thơ nhưng chỉ bó hẹp trên một số phương diện, như tách dòng thơ, ngắt nhịp,... Song, suy cho cùng biện pháp tách dòng cũng chỉ là một cách ngắt nhịp thơ LB mà thôi. Sức ì quá lớn từ truyền thống của thể thơ là điều khó có thể phủ nhận. Còn thể STLB, thường hướng theo những chuẩn mực truyền thống nên ít có cơ hội xuất hiện. Mô hình thi pháp đã định hình của thể thơ trong các tác phẩm STLB cổ điển quá thắt chặt, quy củ, trở nên bó buộc, ngăn cản dòng cảm xúc tự do, phóng túng của con người thời đại mới. Cải phá những ước định chặt chẽ của thể thơ không phải là việc làm đơn giản. Đặc trưng thi pháp của STLB trong tương quan các thể thơ khác của Thơ mới nhìn chung không có gì đặc sắc. Sự thưa vắng của nó cũng không đáng lấy làm lạ... Khác với LB và STLB, thể HN có mô hình thi pháp tương đối “dễ thở”, đây là cơ sở để HN dễ in dấu ấn vào Thơ mới nhất. Một cái nhìn đối sánh về thi pháp giữa HN và thể 8 chữ Thơ mới đã cho thấy bước tiến vượt bậc của thể thơ này. Từ một thể truyền thống, các nhà thơ mới đã học tập, nâng cao, sáng tạo nên một thể thơ mới, hết sức độc đáo, đóng góp lớn cho khuôn mặt thơ hiện đại. Thơ 8 chữ không đơn thuần kế thừa mà còn phát huy mạnh mẽ thế mạnh thi pháp của HN, đặc biệt trên các phương diện số chữ, gieo vần và nhịp điệu; đồng thời làm mới ở một số đặc điểm thi luật như câu thơ, dòng thơ, mở rộng khả năng ngôn ngữ nhằm chuyển tải đắc lực những bộn bề tâm tư của

đời sống hiện đại. Nét nổi bật nhất bao trùm các đặc điểm thi luật thể thơ là tính chất văn xuôi hóa đậm đặc vốn có mầm mống từ HN. So với LB và STLB thì câu 8 chữ của HN là hướng mở về phía văn xuôi cùng với loại câu 9 chữ, 13 chữ, 23 chữ trong thể thơ này. Nhưng đến Thơ mới 8 chữ việc đưa yếu tố văn xuôi vào thơ trữ tình mới thực sự thành công. Song, chính việc đưa chất văn xuôi thâm nhập vào Thơ mới nhiều khi không khéo khiến cho lời thơ 8 chữ trở nên lủng củng, lắm lời. Đây là hạn chế chung của thể 8 chữ và các thể Thơ mới khác... Trong Thơ mới còn có sự xuất hiện một số thể truyền thống du nhập (phú ĐL, từ khúc, văn tế) và thuần Việt khác (dấu vết của các thể điệu ca dao, câu văn xuôi biền ngẫu, các bài vè, nói lối trong thơ một số tác giả thời kỳ đầu và trong thể 4 chữ Thơ mới, HN, hát

ủa các thể này quá ít và không mấy biến chuyển. Dù đã chạm chân vào làng thơ hiện đại nhưng với khuôn hình diện mạo cũ, chúng trở nên lỗi thời, không có khả năng sinh tồn trong môi trường mới.

Mở rộng quan sát đời sống của các thể thơ truyền thống từ sau Thơ mới, chúng tôi còn nhận thấy tiềm năng và sức sống của một số thể hãy còn, thậm chí là dồi dào. Trong số các thể truyền thống của Thơ mới, LB là thể thơ nhiều ưu điểm hơn cả. Thơ mới dễ thành công với LB bởi nó bắt nguồn từ hồn dân tộc và phù hợp với tâm lí tiếp nhận của số đông công chúng. Sau Thơ mới, LB vận động theo nhiều hướng tìm tòi, làm mới. Xu hướng của trường thơ Bút tre, xu hướng cách mạng của LB Tố Hữu, xu hướng tìm về truyền thống, “làng quê, chân quê” từ Nguyễn Bính ngày càng có nhiều tài thơ theo bước (Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn), xu hướng “nổi loạn” với những câu thơ “ngô nghê, lạ lùng” nhưng đầy sức quyến rũ của Bùi Giáng, xu hướng hiện đại, tân kỳ của Nguyễn Thế Hoàng Linh, v.v... Xu hướng nào cũng cho thấy sức sống mãnh liệt của LB. Vấn đề đặt ra là tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ trong khai thác tiềm năng chưa phải đã cạn kiệt của thể thơ này... Còn STLB, bước sang thời hiện đại, không còn môi sinh, đất sống như thờ ữa. Trong công cuộc “định giá lại các khuôn phép xưa” của phong trào Thơ mới, STLB chưa được thực hiện thành công như một số thể truyền thống khác, thiếu những tác phẩm để đời. Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh - Hoài Chân không lựa chọn được tác phẩm xuất sắc nào. Song, không vì thế mà cho rằng STLB cũng như một số thể thơ truyền thống đã đến hồi cáo chung, hết vai trò lịch sử, không đáp ứng được nhu cầu thẩm mĩ của con người hiện đại. Trong Thơ mới, STLB phần nào vẫn chứng tỏ được những khả năng nhất định trong nhận thức

và biểu hiện. Sau Thơ mới, vẫn xuất hiện những tác phẩm STLB có tiếng vang (Hành phương Nam - Nguyễn Bính, Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu, Trường ca kể chuyện Bác Hồ - Sóng Hồng,...). Về HN, đáng chú ý là sau 1945, lại thấy xuất hiện bài Hội nghị Đà Lạt của Hoàng Xuân Hãn. Trong Thơ mới, HN vắng bóng nhưng lại thịnh hành thể 8 chữ hiện đại. Không thể không thấy rằng, từ thơ HN truyền thống đến Thơ mới 8 chữ là cả một quá trình vận động, kế thừa và phát triển liên tục của thơ ca dân tộc. Thể ĐL vẫn tồn tại âm . Nhìn chung, ĐL ít chuyển biến kể từ thời Thơ mới... Riêng thể hành, sau 1945, có xuất hiện chút dư âm qua một số bài thơ của Đynh Trầm Ca (Rượu cuối năm bên bờ kinh phương Nam), Hoàng Lộc (Rượu mùa đông, Vô tình khúc), Quang Dũng (Tây Tiến). Sự trở lại dù chỉ trên âm hưởng đã cho thấy sức hấp dẫn khó cưỡng từ vẻ đẹp đặc biệt của thể hành, nhưng đồng những hạn chế của một thể thơ đã quá cổ xưa này... Diễn trình những thành công và bất cập của các thể thơ truyền thống từ và sau Thơ mới (trên cả ba phương diện: chức năng, nội dung và thi pháp) đã cho thấy một thực tế va đập sôi động giữa các yếu tố, giá trị truyền thống phương Đông với văn hóa phương Tây cũng như khả năng thích ứng của chúng trong đời sống văn hóa hiện đại. Mỗi một thể thơ đều mang trong mình những bất biến và khả biến. Chúng tồn tại trong “ký ức” của cộng đồng về “thể loại” với tất cả tính chất tinh túy cổ điển và tính bảo thủ văn hóa của nó khiến cho nó có mặt hoặc chi phối hiện tại nhiều khi theo cách rất “vô thức tập thể”. “Ký ức thể loại”, vì vậy, là một trong những yếu tố cốt lõi duy trì sức sống của những thể truyền thống như LB, đồng thời là nguyên nhân lí giải sức bền của một số thể truyền thống khác như ĐL, STLB,... dù thời kì rực rỡ của chúng đã một đi không trở lại. Với nhãn quan ấy, bản thân những bất cập của các thể thơ, ở đây, không đồng nghĩa với những hạn chế. Khi không còn khả năng chuyển tải được những tư tưởng mới, các thể truyền thống hoặc sẽ tự suy thoái, hoặc phải tự tân tạo mình, hoặc những thể mới sau nó sẽ thích ứng và nhanh chóng chớp lấy tính truyền thống trong những thể thơ cũ tạo nên những giá trị mới phù hợp với thời đại. Dĩ nhiên những giá trị xuất sắc mà các thể truyền thống hôm nay đạt được không có nghĩa thay thế hay tiêu diệt những giá trị cũ trong quá khứ. Đấy là quy luật tất yếu của sự vận động, đổi mới và không ngừng khẳng định giá trị của các thể

KẾT LUẬN

1. Thể loại văn học là phạm trù có vai trò quan trọng hàng đầu trong nghiên cứu văn học. Nghiên cứu văn học theo hướng loại hình - thể loại đang là một hướng nghiên cứu đầy triển vọng. Nghiên cứu các thể thơ truyền thống trong Thơ mới là vấn đề . Qua nó, không chỉ nhận thấy bản chất và sự vận động của các thể thơ truyền thống trong thời hiện đại mà còn thấy được diện mạo đặc sắc của thơ Việt Nam hiện đại qua Thơ mới khi có sự tham gia của các thể thơ truyền thống. Rõ ràng, trong hệ thống thể thơ của Thơ mới, các thể truyền thống vẫn giữ một tỉ lệ và vai trò, vị trí quan trọng. Điều không thể phủ nhận là các thể truyền thống trong Thơ mới, đặc biệt là LB, đã để lại những tác phẩm thực sự có ý nghĩa, đạt giá trị cổ điển, chắc chắn sẽ neo đậu bền lâu trong lòng người đọc. Con đường đi đến hiện đại của thơ ca nói riêng và văn học dân tộc nói chung không thể cắt đứt với truyền thống mà vẫn luôn có sự tiếp nối, kế thừa.

2. Tất cả các thể thơ đều có quyền bình đẳng trong nhận thức và phản ánh mọi hiện tượng đời sống. Tuy nhiên, mỗi thể thơ đều có chức năng và nội dung riêng, có sở trường sở đoản riêng. Không thể cho rằng các thể thơ truyền thống trong sự cạnh tranh để tồn tại với các thể thơ hiện đại đã hết vai trò lịch sử, hoặc tỏ ra trì trệ, bảo thủ, không còn phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ của con người hiện đại. Trên phương diện chức năng và nội dung, các nhà thơ mớ

ể thơ đặc thù này. Ở nhóm các thể du nhập, thể hành CP với âm điệu trữ tình bi tráng vẫn rất phù hợp với thời đại mới vốn nhiều biến động phức tạp. Qua biểu hiện của những cái tôi cá nhân lãng mạn, câu thơ hành vừa khảng khái gân guốc hơi thơ cổ, vừa bay bổng, khoáng đạt, trẻ trung. Thể ị thế Thơ mới

g nhiều. Thể ĐL, nhất là thấ

- hiện đạ

khả ể hiện trực tiế , cả

Thơ mới

Ở nhóm các thể thuần Việt, với ưu thế tự sự và trữ tình vốn có, LB vẫn rất phù hợp với dòng cảm xúc, tư tưởng, tâm trạng của cái tôi cá nhân Thơ mới

Xem tất cả 183 trang.

Ngày đăng: 04/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí